Cuộc cải cách của vua rama 5 đã làm gì

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Cuộc cải cách của vua Rama V đã”kết hợp với những kiến thức mở rộng về Cuộc cải cách của vua Rama Vlà tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Trắc nghiệm: Cuộc cải cách của vua Rama V đã:

A. Gúp Xiêm trở thành một nước tư bản hùng mạnh ở Đông Nam Á.

B. Giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc.

C. Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến ở Xiêm.

D. Thiết lập chế độ cộng hòa ở Xiêm.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc.

Cuộc cải cách của vua Rama Vđã giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc.

Kiến thức mở rộng về Cuộc cải cách của vua Rama V

Rama V, cũng được gọi là Chulalongkorn Đại đế [tên hoàng gia: Phra Chula Chomklao Chaoyuhua; tiếng Thái:พระบาทสมเด็จพระจุลจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว] [20 tháng 9 năm 1853 - 23 tháng 10 năm 1910] là vị vua thứ năm của vương triều Chakri trong lịch sử Thái Lan. Ông được xem là một trong những ông vua kiệt xuất của Thái Lan và cũng được thần dân gọi là “Đại vương thành kính”.

1. Lịch sử về vua Rama V

Chulalongkorn sinh ngày 20 tháng 9 năm 1853 tại kinh đô Bangkok, là con trai trưởng của vua Mongkut [Rama IV] và vương hậu Debsirinda. Ông được vua cha cho học rộng, bao gồm cả học vấn từ những gia sư người châu Âu như Anna Leonowens.

Chulalongkorn kế vị cha mình ngày 1 tháng 10 năm 1868, nhưng thừa tướng Chao Praya Si Suriyawongse làm nhiếp chính vương trong 4 năm do Chulalongkorn vẫn còn quá trẻ để cai trị đất nước. Trong thời gian này, ông đã đi qua các thuộc địa phương tây, bao gồm Singapore, Java và Ấn Độ, để học chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây. Sau này trong thời gian trị vì, ông cũng đi thăm châu Âu hai lần vào năm 1897 và 1907, là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu.

Ngày 16 tháng 11 năm 1873, ông đã lên ngôi lần thứ hai. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hóa đất nước mình. Với sự giúp đỡ của một người Bỉ tên là Gustave Rolin-Jaequemyns, ông đã có thể giữ độc lập cho đất nước mình dù Pháp và Anh đang thuộc địa hóa phần lớn các nước Đông Nam Á và đế quốc Anh lúc đó đã tiếp tục chính sách đối nghịch và gây hấn trong quan hệ đối với Xiêm. Ông cũng đã phải nhượng một số lãnh thổ cho hai cường quốc thực dân này, đáng chú ý là các tuyên bố chủ quyền ở nhiều khu vực ngày nay là Lào, Campuchia và một số khu vực phía bắc của Malaysia.

Rama V [trên bên trái] với các vua chúa đương đại

Chulalongkorn đã hiện đại hóa triều đình Xiêm thông qua việc du nhập một chế độ Nội các và hệ thống hành chính tỉnh bán phong kiến được đổi qua thành tỉnh [changwat] và huyện [amphoe] như ngày nay vẫn áp dụng. Ông đã tuyên bố ân xá cho tất cả tù nhân chính trị và dần bỏ chế độ nô lệ.

Sự giải phóng nô lệ này thường bị hiểu sai nhưng chủ ý của ông là giảm quyền lực của Bunnag, một gia đình quý tộc kiểm soát chặt chẽ triều Chakri vào lúc đó. Ngoài ra, động thái này cũng làm yếu đi các thủ hiến địa phương và trung lập hóa đất nước.

Tuyến đường sắt đầu tiên của Thái Lan đã được khai trương năm 1896 nối Bangkok với Ayutthaya. Trong thời kỳ trị vì của ông, lịch phương Tây đã thay thế âm lịch. Năm 1896, nhà ngoại giao người Anh là Alfred Mitchell-Innes đã được bổ nhiệm làm Cố vấn tài chính cho nhà vua trong 3 năm và ông này đã du nhập hệ thống giấy bạc cho Xiêm. Chulalongkorn cũng tuyên bố tự do tôn giáo, cho phép Ki-tô giáo và Hồi giáo được hành đạo trong vương quốc Phật giáo này.

2. Xiêm giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

* Bối cảnh lịch sử

- Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm.

- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV [Môngkút ở ngôi từ 1851-1868] đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước.

- Ra-ma V [Chulalongcon ở ngôi từ 1868 - 1910] đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

Người ta thường hiểu nhầm rằng vua Chulalongkorn đã ban hành sắc lệnh năm 1909 trong thời kỳ trị vì của ông, bắt buộc một số lượng dân số người Thái gốc Hoa trên thực tế đồng hóa dân tộc khác vào xã hội Xiêm La và làm giảm căng thẳng dân tộc và tội phạm bạo động. Sắc lệnh này yêu cầu tất cả dân thường trú phải dùng họ Thái. Tuy nhiên, trên thực tế thì Đạo luật Họ được con trai ông là vua Rama VI ban hành năm 1913.

Vua Chulalongkorn có 4 vương hậu [พระมเหสี], Vương hậu Saovabha Bhongsi, Vương hậu Savang Vadhana, Vương hậu Sunandha Kumariratana và Vương hậu Sukumalmarsri và 92 phi tần khác. Ông có ít nhất 77 người con, trong đó 33 con trai. Con trai thứ hai của ông, Vajiravudh, đã kế vị ông làm vua Rama VI. Ngày qua đời của ông, 23 tháng 10 năm 1910, được làm ngày nghỉ lễ trong năm của dân Thái Lan.

* Nội dung cải cách

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.

+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng

- Chính trị:

+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây .

+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.

+ Giúp việc có hội đồng nhà nước [nghị viện] .

+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.

+ Quân đội, tòa án, trường họcđược cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

+ Về xã hội:Xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.

- Đối ngoại:

+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

+ Lợi dụng vị trí nước đệm .

+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

3. Ý nghĩa của cuộc cải cách

-Xóa bỏ được chế độ nô lệ, giải phóng sức lao động, góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa.

- Trong nông nghiệp, hình thái kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp đã bị loại bỏ và thay bằng nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

- Xiêm trở thành nước xuất khẩu gạo, gỗ, đường và nhiều mặt hàng quan trọng khác có uy tín trên thế giới.

- Công nghiệp khai khoáng và xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống đường sắt, đường bộ phát triển mạnh.

- Hệ thống giáo dục Xiêm được chuẩn hóa và hiện đại hóa, tầng lớp tri thức ngày càng được trọng dụng và đề cao.

- Các tôn giáo ổn định, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức tốt trong nhân dân.

- Nhờ chính sách đối ngoại mềm dẻo nên bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền.

- Tuy đã có những thành công nhất định nhưng Xiêm vẫn còn phải phụ thuộc nhiều đến các nước Phương Tây.

Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là

Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách [1861 – 1910] ở Xiêm?

Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là

Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách [1861 – 1910] ở Xiêm?

Cải cách của vua Rama V mang lại cho Xiêm kết quả to lớn: Tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa; Cải thiện đời sống nhân dân, người lao động được tự do sinh sống.

Trong đó, kết quả lớn nhất là: giúp Xiêm thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, giữ được độc lập chủ quyền, mặc dù phải chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.

=> Giữ vững độc lập chủ quyền luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một quốc gia.

Đáp án cần chọn là: B

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á [Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX]

- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV [Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868] đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.

- Ra-ma V [Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910] đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

* Nội dung cải cách

- Kinh tế

     + Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.

     + Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng

- Chính trị

     + Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây.

     + Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.

     + Giúp việc có hội đồng nhà nước [nghị viện].

     + Chính phủ có 12 bộ trưởng.

- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.

- Đối ngoại:

     + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

     + Lợi dụng vị trí nước đệm .

     + Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

[Nguồn: trang 25 sgk Lịch Sử 11:]

Video liên quan

Chủ Đề