Công văn đôn đốc nhắc nhở sinh viên thi thố năm 2024

[ABO] Thực hiện Công điện 19 ngày 8-3-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long; theo nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đài Khí tượng Thủy văn Tiền Giang tình hình diễn biến và nhận định xâm nhập mặn sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất các địa phương phía Tây, gây tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân ở các địa phương phía Đông; để chủ động ứng phó với xâm nhập mặn, nhằm kịp thời triển khai các giải pháp thực hiện phòng, chống hạn, xâm nhập mặn đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong suốt mùa khô năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. UBND huyện Cái Bè, Cai Lậy, TX. Cai Lậy

- Triển khai các phương án, giải pháp ngăn mặn, tổ chức gia cố các đập, đê bao, bờ bao, cửa cống để thực hiện trữ nước tưới không để mặn xâm nhập vào vườn cây ăn trái gây thiệt hại trên địa bàn quản lý.

- UBND huyện Cai Lậy khẩn trương lập kế hoạch và chủ động khai thác, tổ chức vận hành 17 giếng khoan dự phòng [xã Tân Phong: 8 giếng, xã Ngũ Hiệp: 7 giếng, xã Tam Bình: 2 giếng] để phục vụ công tác phòng, chống hạn mặn đúng quy định.

- Theo dự báo, nước mặn tăng nhanh đột biến trong những ngày đỉnh triều lên cao [đối với triển khai giải pháp đắp đập thép tạm phải kéo dài thời gian, thường trên 20 ngày] để chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn qua các rạch: Trà Tân, Ba Rài, Phú An... giao Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy, Cái Bè và TX. Cai Lậy chỉ đạo UBND cấp xã trong khu vực kiểm tra, rà soát từng ô bao nội vùng có các kinh, rạch còn hở kịp thời chủ động đắp đập ngăn mặn, tích trữ nước; sửa chữa các cửa cống, nâng cấp các đê bao, bờ bao còn thấp đảm bảo ngăn mặn cho từng tiểu vùng.

- Thực hiện trục vớt lục bình, chướng ngại vật nhằm thông thoáng lòng sông, kinh, rạch trên địa bàn quản lý; thông báo kịp thời diễn biến mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết chủ động tích trữ nước.

- Tuyên truyền người dân chủ động gia cố bờ bao, cống đập, tích trữ nước và thực hiện tưới tiết kiệm nước, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới cho vườn cây ăn trái trong thời gian mặn diễn ra.

2. Công ty TNHH MTV cấp nước Tiền Giang

- Tăng cường công tác kiểm tra việc vận hành của các nhà máy nước, các trạm cấp nước, đảm bảo không để xảy ra sự cố gián đoạn trong việc cung cấp nước cho người dân.

- Tiếp tục mở các vòi nước công cộng theo kế hoạch để cho người dân thuộc các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sông phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí.

- Chủ động bơm bổ cấp nguồn nước tích trữ vào các ao chứa để xử lý cung cấp cho người dân; đồng thời thường xuyên vệ sinh ao chứa để không làm ô nhiễm nguồn nước.

- Xây dựng phương án đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho các địa phương phía Đông trong suốt mùa khô năm 2024; đánh giá nhu cầu dùng nước của người dân, hiện trạng cấp nước, khả năng đáp ứng của Công ty và đề ra các giải pháp cấp nước cho từng huyện, thị, thành, bao gồm phương án vận chuyển nước thô bổ cấp vào các ao chứa nước trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

- Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

3. Công ty TNHH MTV cấp nước, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi: Thực hiện nghiêm yêu cầu, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về các nội dung có liên quan ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh tại Công văn 449/UBND- KT ngày 23-1-2024, Phương án 447/PA- UBND ngày 30-10-2023, Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 30-10-2023, Công văn 8179/UBND-KT ngày 8-12-2023...

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và theo dõi sát tình hình triển khai thực hiện nội dung Công văn này; kịp thời để xuất, tham mưu UBND tỉnh để chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, nỗi vất vả mưu sinh kiếm sống, trách nhiệm chăm sóc con cái, gia đình cũng đang đè lên vai, hằn lên những cảm xúc đan xen của thầy cô khi đến lớp. Giáo dục con người chưa bao giờ là công việc dễ dàng.

Thầy cô cũng có cảm xúc, suy nghĩ riêng, có nhiều tâm trạng khi đối diện với phản ứng gay gắt của học trò, dễ khiến thầy cô thiếu kiềm chế. Hoặc để giúp trò giải tỏa tâm lý, thầy cô ngồi nghe câu chuyện của các em, thầy cô gánh luôn những "năng lượng tiêu cực", mà có khi không biết tìm chỗ nào để trút bỏ. Nếu không thể cân bằng được cảm xúc, thì áp lực tâm lý đó thầy cô phải hứng chịu. Trong những lúc như thế, ai sẽ là người giúp thầy cô gỡ bỏ áp lực?

Con cái ở nhà đâu phải lúc nào cũng thuận theo ý cha mẹ. Lắm khi cha mẹ phải cau có, la rầy. Không thiếu những cô cậu học trò có thái độ ngỗ nghịch, thiếu tôn trọng khi được thầy cô nhắc nhở. Những điều cha mẹ gửi gắm nhờ thầy cô lưu tâm nhắc nhở, có khi lại bị học sinh cho là can thiệp vào chuyện cá nhân của các em, là "mồi lửa" cho các phản ứng nổi loạn của tuổi dậy thì. Các em không thích bị quấy rầy, muốn sống trong không gian riêng tư, và hay đưa ra yêu sách với cha mẹ, kể cả với thầy cô. Cuộc sống hiện đại cho các em quá nhiều sự chọn lựa để vui chơi, giải trí nhưng vẫn làm các em cảm thấy cô đơn, có lúc bế tắc, mất phương hướng bởi sự ích kỷ, không muốn bị quấy rầy!

Sự quan tâm của giáo viên giúp trẻ tiến bộ nhanh nhất Ảnh: TẤN THẠNH

Ông bà ta vẫn thường nói "Thương cho roi cho vọt". Thầy cô có quan tâm mới bỏ thời giờ, bỏ công sức để nhắc nhở, động viên. Chẳng có thầy cô nào rảnh rỗi để đi lo chuyện học trò lớp khác. Những công việc không tên, không được trả lương, xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Khi đã chọn cái nghiệp dạy học, một khi đã muốn giúp học trò, thì thầy cô cũng ít nhiều lường trước những khó khăn sẽ phải đương đầu.

Thầy cô đừng ngại quấy rầy học trò, đừng sợ bị mang tiếng "khó ưa" mà thiếu sự quan tâm. Cũng đừng cho rằng đây không phải là việc chuyên môn, mà thầy cô đành nhắm mắt làm ngơ trước học trò, là những đứa trẻ tội nghiệp, đáng thương cần được giúp đỡ. Bởi vì thầy cô không đơn độc. Bên cạnh thầy cô còn rất nhiều đồng nghiệp, rất nhiều phụ huynh và xã hội ủng hộ.

Những gì trong khả năng có thể làm được thì thầy cô làm. Những gì vượt quá tầm tay thì thầy cô nên báo cáo cấp trên, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để có sự hỗ trợ kịp thời. Phối hợp với gia đình để giáo dục là điều cần thiết. Thầy cô cần giải thích đầy đủ với phụ huynh để tìm được giải pháp, hơn là chỉ thông báo về các lỗi vi phạm của học sinh hoặc tranh biện.

Tìm cách gỡ bỏ áp lực

Nhận thức sẽ thay đổi nhưng không phải trong một sớm một chiều. Hôm nay, thấy đúng đó nhưng ngày mai có thể khác. Ranh giới giữa cái đúng, cái sai đôi khi rất mong manh. Chúng ta không ai hoàn hảo và thầy cô cũng thế. Do vậy, đừng sa đà vào việc tranh cãi rồi dẫn tới "giận quá mất khôn". Chính thầy cô mới là người gỡ bỏ áp lực của bản thân. Người thầy chinh phục học trò bằng trình độ học thức, bằng sự gương mẫu, tận tụy, để học trò không cảm thấy tự ti vì thầy quá hoàn hảo, nhưng người học trò còn đủ niềm tin sau những lần va vấp. Trò giỏi hơn thầy là niềm hạnh phúc của người thầy.

Một thói quen khó bỏ của nhiều thầy cô giáo, cứ bước vào lớp là… khảo bài cũ. Thầy cô càng khảo bài nhiều càng khiến học sinh khiếp sợ, ngán ngẩm, chán nản với môn học, nhất là với các môn xã hội, bởi nó tạo nên một áp lực học tập vô cùng lớn cho học trò. Tôi không phê phán việc này nhưng cần nhìn nhận một cách thấu đáo. Ít khi thầy cô hỏi nguyên nhân vì sao học trò chưa thuộc bài. Thầy cô mặc định học sinh không thuộc bài là học sinh lười học!

Nhưng có thể đằng sau việc chưa thuộc đó là câu chuyện buồn trong gia đình vào buổi tối trước đó, hay là do khả năng ghi nhớ môn học bị hạn chế, hoặc chỉ đơn giản là cảm giác sợ bị "lên dĩa", bị ghi tên vào sổ đầu bài nếu không thuộc bài. Có em khi lên bảng nhìn thấy thầy, thấy cô là chữ chạy hết trơn. Đó chỉ là một tình huống trong vô vàn vấn đề mà thầy cô cần quan tâm để tìm cách giúp đỡ, gỡ bỏ áp lực cho học sinh.

Thay đổi phương pháp

Giáo viên cần thay đổi phương pháp đánh giá, có cái nhìn mới, không áp đặt chủ quan lên học sinh nhưng là nhìn nhận sự tiến bộ của các em, nhìn thấy sự phản biện là động lực của sự phát triển. Người thầy cũng học lại từ chính học trò mình. Đừng ngại thừa nhận hạn chế của mình, vì sự cầu thị của người thầy sẽ làm thầy sáng hơn trong mắt trò. Người thầy không đơn thuần chỉ là người cung cấp kiến thức, mà là người khơi dậy ngọn lửa trong tâm hồn mỗi học sinh. Khi có sự cảm thông giữa thầy và trò thì chẳng còn áp lực gì nữa. Tôn trọng học sinh chính là chìa khóa cho mọi biện pháp giáo dục của thầy cô.

Chủ Đề