Công văn 315 của tòa án nhân dân tối cao năm 2024

Công văn số 315/TANDTC-PC của TAND Tối cao ban hành ngày 11/12/2015 hướng dẫn về việc thực hiện Thông tư Liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư Liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP.

Công văn số 315/TANDTC-PC của TAND Tối cao ban hành ngày 11/12/2015 hướng dẫn về việc thực hiện Thông tư Liên tịch (TTLT) sửa đổi, bổ sung một số điểm của TTLT số 17.

Ngày 14-11-2015, lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 08/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007 ngày 24-12-2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999.

Công văn 315 của tòa án nhân dân tối cao năm 2024

Để đảm bải việc thực hiện TTLT sửa đổi, bổ sung một số điểm của TTLT số 17 đạt hiệu quả, TAND Tối cao đã có công văn số 315/TANDTC-PC hướng dẫn với nội dung như sau:

  1. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 TTLT số 08 thì ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy tại các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d. Nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật.

Theo nội dung công văn số 315/TANDTC-PC. Để xác định đúng trọng lượng chất ma túy làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy. Tòa án căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, điều 159, khoản 5 Điều 215 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 TTLT số 08 quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại để xác định hàm lượng chất ma túy, tiền chất làm căn cứ xác định đúng trọng lượng chất ma túy, tiền chất nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Những vụ án ma túy mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức án từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình;
  1. Những vụ án mà trong giai đoạn xét xử, Tòa án xét thấy có đủ căn cứ để xác định người thực hiện hành vi phạm tội đã pha trộn các chất không phải là chất ma túy, tiền chất vào chất ma túy, tiền chất.
  1. Cũng theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 TTLT số 08. Khi thụ lý, giải quyết các vụ án không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất hoặc đối với trường hợp qua đấu tranh, khai thác người phạm tội đã khai nhận về hành vi phạm tội trước đó mà không có vật chứng thì không đặt ra yêu cầu phải giám định hàm lượng chất ma túy trong những trường hợp này mà Tòa án căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kết luận của Cơ quan điều tra, quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử, kết án các bị cáo theo các tội danh và điều khoản tương ứng.
  1. Công văn số 315/TANDTC-PC chỉ rõ khi áp dụng TTLT số 08 cần lưu ý hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này.
  1. Ngày 27 -11 – 2015, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật hình sự mới thay thế Bộ luật hình sự hiện hành trong đó có nhiều sửa đổi, bổ sung về các tội phạm về ma túy. Do đó, để việc xét xử các vụ án về ma túy bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cùng với việc phổ biến, quán triệt TTLT số 08, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp cần chuẩn bị tốt các

Công văn 315/TANDTC-KHTC của Tòa án nhân dân tối cao về việc đôn đốc công tác nhập số liệu về tài sản trên Phần mềm Quản lý tài sản của Tòa án nhân dân tối cao

Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhậtSố hiệu:315/TANDTC-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhậtLoại văn bản:Công vănNgười ký:Lương Văn ViệtNgày ban hành:28/10/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhậtÁp dụng:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!