Chuyên gia đánh giá về chiến trưởng malaysia

U23 Việt Nam toàn thắng ở vòng bảng, nhưng những chiến thắng trước U23 Lào [4-1], U23 Philippines [1-0] chưa thực sự thuyết phục, thậm chí còn để lại một vài hình ảnh không đẹp.

Theo chuyên gia Phan Anh Tú, các cầu thủ trẻ có tâm lý thiếu ổn định và đang trong quá trình hoàn thiện mình. Điều quan trọng là HLV trưởng và BHL phải có sự điều chỉnh phù hợp về cả chuyên môn lẫn tâm lý để học trò tiến bộ.

"Chúng ta phải chia sẻ và thông cảm với U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023. Đội bóng giới thiệu được nhiều gương mặt trẻ, nên không thể đòi hỏi cao được. Một đội bóng có sự kết hợp giữa cầu thủ kinh nghiệm và những cầu thủ lần đầu tiên thi đấu ở đấu trường lớn sẽ có sự bỡ ngỡ.

Các cầu thủ trẻ U23 Việt Nam trưởng thành sau từng trận đấu

Nhưng U23 Việt Nam thể hiện được sự nỗ lực, nhiệt tình. Đó là điểm đáng khen. Về chiến thuật, cá nhân tôi đánh giá U23 Việt Nam làm tương đối tốt, chỉ có điều các cầu thủ thiếu kinh nghiệm nên khả năng xử lý vẫn còn gặp vấn đề", chuyên gia Phan Anh Tú chia sẻ.

Ở hai trận đấu vừa qua, HLV Hoàng Anh Tuấn giữ đúng lời hứa khi mạnh dạn tạo cơ hội thi đấu cho các cầu thủ trẻ và tin tưởng học trò của mình. Những cầu thủ mới 17 tuổi như Lê Đình Long Vũ cũng được ra sân trong trận gặp U23 Philippines.

"Một số nhân tố mới bộc lộ tại giải này cũng rất đáng ghi nhận, trong đó có Đăng Dương hay Long Vũ. Tôi xin nhấn mạnh lại rằng chúng ta không nên đòi hỏi điều gì ghê gớm cả bởi các cầu thủ còn trẻ, đang được trao cơ hội cọ xát để trưởng thành", chuyên gia Phan Anh Tú nói.

HLV Hoàng Anh Tuấn trao cơ hội cho nhiều cầu thủ trẻ được ra sân

Đánh giá về trận gặp Malaysia, chuyên gia Phan Anh Tú cho biết: “Khi vào bán kết các đội bóng đều mạnh như nhau. Trình độ ở Đông Nam Á không có sự chênh lệch.

Hơn nữa, các đội tham dự giải lần này với cùng ý đồ là trao cơ hội cho cầu thủ trẻ, có những thử nghiệm đội hình, nhân sự nhằm phát hiện nhân tố mới. Tính hấp dẫn và căng thẳng ở trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia là có, nhưng không thể nói đội nào mạnh hơn".

Trận bán kết U23 Việt Nam và U23 Malaysia diễn ra vào lúc 16h ngày 24/8. Trận bán kết còn lại giữa Thái Lan vs Indonesia diễn ra vào lúc 20h00.

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Ngày 12/5, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã có cuộc phỏng vấn CEO của Trung tâm Nghiên cứu Thị trường [CME] nhằm đánh giá về tăng trưởng Tổng sản phẩm Quốc nội Malaysia [GDP] trong năm 2023.

CEO của Trung tâm Nghiên cứu Thị trường [CME], tiến sĩ Carmelo Ferlito cho biết ông không dự đoán về GDP vì theo ông GDP chưa phản ánh một cách toàn diện về thực trạng kinh tế của một đất nước.

Tiến sĩ Ferlito cho rằng cần phải xem xét các nền tảng kinh tế vi mô bên cạnh các hoạt động vĩ mô. Ông đưa ra ví dụ, nếu một nền kinh tế có mức độ tăng trưởng tốt, song chủ yếu do chi tiêu công của chính phủ bằng số tiền đi vay thì đây là một nền kinh tế đang bước trên con đường rất nguy hiểm.

Do đó, để nền kinh tế phát triển bền vững và tích cực thì cần giảm chi tiêu công của chính phủ. Nếu nhìn vào dữ liệu tăng trưởng GDP của Malaysia trong quý I, mặc dù có thể nhận thấy rằng nền kinh tế Malaysia đang có dấu hiệu phục hồi, song điều này lại được thúc đẩy chủ yếu bởi hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất là nhờ tiêu dùng cá nhân, nguồn vốn đầu tư tư nhân đóng vai trò hạn chế hơn so với đầu tư công của chính phủ. Thứ hai là các ngành sản xuất tăng trưởng chậm hơn so với ngành dịch vụ. Đây là hai yếu tố quan trọng để chính phủ đánh giá và có chiến lược thúc đẩy hơn nữa đầu tư và sản xuất trong thời gian tới. Tiến sĩ Ferlito đánh giá rằng một nền kinh tế chỉ dựa trên tiêu dùng thì không phải là nền kinh tế bền vững. Trước đó, Tổ chức Tholos có trụ sở tại Mỹ đã công bố nghiên cứu về chỉ số Rào cản Thương mại Quốc tế [TBI] 2023 tại Hội thảo về Đổi mới Sáng tạo năm 2023 do CME tổ chức ngày 10/5 tại đại học Kinh doanh châu Á ở Kuala Lumpur. Báo cáo đánh giá Malaysia hiện xếp thứ 45 trong số 88 quốc gia trên thế giới.

Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 88 quốc gia trên thế giới, trong đó các quốc gia này chiếm 76% dân số và 96% tổng GDP trên toàn cầu. TBI chấm theo thang điểm từ 1-10 [điểm càng cao thì cho thấy quốc gia đó sử dụng nhiều rào cản thương mại] với 4 yếu tố chính là thuế quan, hàng rào phi thuế quan, chỉ số hạn chế và thuận lợi để hoạt động thương mại diễn ra.

Theo chỉ số này, Malaysia đạt 3,88 điểm cao hơn mức trung bình toàn cầu là 3,95, trong khi đó số điểm của Singapore là 2,57.

Theo Tiến sĩ Carmelo Ferlito, mặc dù ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia xếp thứ 2 [sau Singapore] về chỉ số rào cản thương mại trên thế giới, song khoảng cách giữa hai nước lại rất lớn. Trên toàn thế giới, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Indonesia lần lượt ở vị trí 77, 81, 85 và 86, điều này báo hiệu rằng ASEAN cần phải cải thiện hơn nữa các điều kiện thương mại ở khu vực.

Chủ Đề