Chuỗi giá trị nông nghiệp xanh là gì năm 2024

Các tham luận tại hội thảo đã chia sẻ về tầm nhìn chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; khai thác các nền tảng kỹ thuật số để giám sát và theo dõi "dấu chân carbon" trong lĩnh vực xuất khẩu các nông sản chủ lực… đồng thời thúc đẩy chuỗi cung ứng phát thải carbon thấp, thân thiện môi trường cho các sản phẩm, cũng như triển khai các hệ thống kỹ thuật số để tăng cường quản lý sản xuất lúa.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào số hóa dữ liệu để phục vụ việc ứng dụng số hóa trong ngành NNPTNT trong thời gian tới.

Hiện nay, tỉ lệ nông dân Việt Nam sử dụng internet hằng ngày khá cao. Đây là một trong những thuận lợi giúp nông dân ứng dụng số hóa vào trong sản xuất. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản của nông dân đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà chuyển đổi số còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh đến việc thiết lập kiến trúc dữ liệu nền tảng số của ngành nông nghiệp, cũng như tăng cường sự phối hợp giữa địa phương với Trung ương trong bảo vệ các hoạt động nông nghiệp xanh và bền vững.

Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, theo "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ và ngành NNPTNT.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của các bên liên quan, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ NN&PTNT với UNDP, các tổ chức quốc tế và các địa phương sẽ góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Patrick Haveman, Phó trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng, hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon được số hóa đối với 2 mặt hàng xuất khẩu, gồm thanh long và tôm của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng hướng đến "nền kinh tế xanh".

"Việc tuân thủ các chuẩn mực 'xanh' và tiêu chuẩn 'xanh' là yêu cầu như một xu hướng mới. Bằng việc sử dụng công nghệ để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thông minh thích ứng với khí hậu và tạo sinh kế bền vững của nông dân địa phương, chúng ta đang cùng nhau mở đường cho một tương lai xanh hơn, thịnh vượng hơn cho nền nông nghiệp Việt Nam", ông Patrick Haveman chia sẻ.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do [FTA]. Đây cơ hội lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các FTA thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU [EVFTA] đòi hỏi người dân và doanh nghiệp tự nâng cao năng lực, áp dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao không chỉ đối với chất lượng sản phẩm, mà còn cả về mẫu mã và các tiêu chuẩn về môi trường.

Trong mọi giai đoạn, nông nghiệp Việt Nam luôn được coi là bệ đỡ của nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhấn mạnh yếu tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là việc tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Tại hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược. Chẳng hạn như ở Tứ Kỳ, Hải Dương, nông dân sản xuất lúa - rươi - cáy, ba tầng giá trị. Nông dân thu nhập bán rươi nhiều hơn bán lúa, nhưng không có lúa thì sẽ không có hai sản phẩm kia.

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY ĐỔI TƯ DUY

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chúng ta phải tư duy lại, trồng lúa không chỉ bán lúa mà bán các sản phẩm khác từ tro, trấu, rơm rạ... Nông dân và các hợp tác xã cũng phải tư duy lại và gia tăng chế biến, tận dụng các phụ phẩm của lúa để làm các sản phẩm khác nhằm tăng thu nhập cho người trồng lúa.

“Trong bối cảnh giá vật tư đầu vào tăng, những mô hình trên sẽ giúp nông dân giảm chi phí. Khi giá sản phẩm không tăng, nhưng chi phí giảm thì lợi nhuận của nông dân vẫn tăng. Do đó, ngành nông nghiệp cũng cần lan tỏa những mô hình như vậy, đó là xu hướng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái thuận theo tự nhiên. Mọi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng nếu không thay đổi sẽ khó khăn hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

"Chỉ tiếc rằng vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa khai thác được thương hiệu gạo kèm với con tôm. Đó là điều chúng ta cần thay đổi tư duy để có thể tận dụng hết những lợi thế của ngành nông nghiệp".

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lấy Đồng bằng sông Cửu Long làm ví dụ điển hình, Bộ trưởng cho biết nơi đây có lợi thế, có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, như mô hình tôm ôm lúa, lúa - cá ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, đã lan tới Bến Tre, Trà Vinh. Đây chính là nông nghiệp tuần hoàn.

Phát triển nông nghiệp sinh thái cũng là giải pháp để thích ứng với những quy định mới tại thị trường EU, trong đó có Quy định chống mất rừng [EUDR] và Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon [CBAM] của Liên minh Châu Âu. Để chuẩn bị tốt nhất cho việc thực thi quy định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng Hiệp hội cà phê ký chương trình hành động cụ thể, trợ giúp và đồng hành cùng nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên hiểu để đáp ứng đúng quy định này, để chuyển đổi canh tác cà phê bền vững, giảm phát thải, không gây mất rừng.

Thông tin thêm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết chúng ta đang trong quá trình đàm phán với EU và chúng ta vẫn còn thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thế thích ứng với những điều kiện ngày càng khắt khe của châu Âu không chỉ với cà phê mà với nhiều loại nông sản khác.

NÔNG DÂN CẦN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT XANH

Liên quan đến câu hỏi của một số nông dân về việc Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ như thế nào đối với nông dân, hợp tác xã tham gia sản xuất xanh, giảm phát thải, tiến tới được cấp phát tín chỉ xanh, Bộ trưởng Bộ Lê Minh Hoan cho biết Chính phủ đã phê duyệt “Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Hiện, Bộ đang hỗ trợ và xây dựng mô hình sản xuất lúa bán tín chỉ carbon tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó sẽ nhân rộng ra nhiều tỉnh khác.

“Nông nghiệp là ngành vừa phát thải, vừa hấp thu. Hấp thu thì có rừng, phát thải có trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng các chuyên gia đo lường phát thải trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, từ đó xây dựng lại cấu trúc phát thải của tất cả các ngành liên quan”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin.

Bộ trưởng cũng cho biết giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp bền vững là đưa doanh nghiệp đến với nông dân cùng xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị. Để hiện thực hóa được khát vọng nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái, cần nhìn nhận đúng, nâng cao và phát huy được vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp, doanh nhân đối với ngành nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng, nông nghiệp vốn là ngành rủi ro nhiều, sinh lời ít, thu hồi vốn chậm, nhưng chúng ta cũng đã nhìn thấy những doanh nghiệp rất tâm huyết với nông nghiệp. Họ đầu tư không chỉ để làm giàu cho doanh nghiệp mình, mà còn chung khát vọng tạo cú hích, đưa ngành nông nghiệp Việt Nam vươn xa.

Những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đạt tầm cỡ khu vực, toàn cầu minh chứng cho tài năng, trí tuệ của một cộng đồng doanh nghiệp luôn năng động, đầy tâm huyết, giàu khát vọng, từng bước chinh phục những điều tưởng rằng như không thể.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc dẫn dắt tái cơ cấu ngành nông nghiệp là kiên trì khơi gợi, tạo cảm hứng, đồng hành với bà con, phải tạo ra được hệ sinh thái, tạo ra giá trị để giúp người nông dân cùng đi với mình xa hơn, khăng khít hơn.

"Nếu chỉ chạy theo lợi ích đơn thuần có thể làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học thì sẽ không bền vững. Nếu phân chia lợi ích kinh tế chỉ cho một nhóm thiểu số, cộng đồng người nông dân thấy rằng họ bị tổn thương thì sẽ tạo ra khoảng cách", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 02-2024 phát hành ngày 08-1-2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

Chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là gì?

Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [sau đây gọi tắt là liên kết theo chuỗi giá trị].

Nền nông nghiệp xanh là gì ví dụ?

Nền nông nghiệp xanh có thể được hiểu là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chuỗi giá trị nông sản là gì?

❖ Chuỗi giá trị nông sản? Là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Các bên tham gia [tác nhân] chính: nông dân, HTX, thương lái, DN…..

Hàng nông sản Việt Nam là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nông sản được quy định là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp [nghề làm muối]. Cụ thể: - Nông sản ngành nông nghiệp: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,…

Chủ Đề