Chứng minh clo có tính oxi hóa mạnh hơn iot năm 2024

Bài 1 [trang 118 SGK Hóa 10 - Video giải tại 16:59]: Dãy aixt nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứu tự tính axit giảm dần:

  1. HCl, HBr, HI, HF.
  1. HBr, HI, HF, HCl.
  1. HI, HBr, HCl, HF.
  1. HF, HCl, HBr, HI.

Lời giải:

C đúng.

Bài 2 [trang 118 SGK Hóa 10 - Video giải tại 18:03]: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng:

  1. NaF.
  1. NaCl.
  1. NaBr.
  1. NaI.

Lời giải:

  1. NaF không phản ứng.

Bài 3 [trang 118 SGK Hóa 10 - Video giải tại 18:42]: Brom đóng vai trò gì trong phản ứng sau:

SO2 + Br2+ 2H2O → H2SO4 + 2HBr.

  1. Chất khử.
  1. Chất oxi hóa.
  1. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
  1. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

B : chất oxi hóa.

Bài 4 [trang 118 SGK Hóa 10 - Video giải tại 20:19]: Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom, iot:

  1. Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước.
  1. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.
  1. Brom có tính oxi hóa mạnh, nhưng yếu hơn flo và clo, nó cũng oxi hóa được nước.
  1. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng cũng oxi hóa được nước.

Lời giải:

A đúng.

Bài 5 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 22:42]: Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.

  1. Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tử.
  1. Tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa học này.
  1. Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
  1. So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với 2 nguyên tử halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng hóa học để minh họa.

Lời giải:

  1. Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5, cấu hình electron đầy đủ là : 1s22s22p63s23p33d104s24p5.
  1. Tên nguyên tố là brom, kí hiệu là Br, công thức phân tử là Br2.
  1. Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này là tính oxi hóa.

- Brom phản ứng với nhiều kim loại.

3Br2 + 2Al → 2AlBr3

- Brom tác dụng với nước tương tự clo nhưng khó khăn hơn.

Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.

- Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl

- Brom có thể occi hóa muối iotua thành iot

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

  1. So sánh tính chất hóa học của brom với clo và iot.

Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot nên:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.

Bài 6 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 28:54]: Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl.

  1. Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?
  1. Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?

Hãy trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở của các phương trình phản ứng.

Lời giải:

  1. Giả sử lấy lượng mỗi chất là a gam

Ta có:

Lượng Cl2 điều chế được từ pt [2] nhiều nhất.

Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn.

  1. Nếu lấy số mol các chất bằng a mol

Theo [1] nCl2[1] = nMnO2 = a mol

Theo [2] nCl2[2] = . nKMnO4 = 2,5a mol

Theo [3] nCl2[3] = 3. nK2Cr2O7 = 3a mol

Ta có: 3a > 2,5a > a.

⇒ lượng Cl2 điều chế được từ pt [3] nhiều nhất.

Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều Cl2 hơn.

Bài 7 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 40:48]: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.

Lời giải:

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

nI2 = \= 0,05 mol.

Theo pt: nCl2 = nI2 = 0,05 mol.

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

nHCl = 4. nCl2 = 4. 0,05 = 0,2 mol.

Khối lượng HCl cần dùng là: mHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3g.

Bài 8 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 44:54]: Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot

Lời giải:

Clo oxi hóa dễ dàng ion Br— trong dung dịch muối bromua và I- trong dung dịch muối iotua:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Bài 9 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 46:22]: Để điều chế flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong hidro florua lỏng đã loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?

Lời giải:

Khi điện phân hỗn hợp KF trong HF lỏng khan [đã được loại bỏ hết nước]. Sở dĩ phải tránh sự có mặt của nước vì flo tác dụng với nước cho thoát ra O2.

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Phản ứng thật ra rất phức tạp : đầu tiên có phản ứng hóa học:

F2 + H2O → 2HF + O

Một số nguyên tử oxi kết hợp với flo cho OF2. Như vậy ta điều chế không được flo nguyên chất.

Bài 10 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 48:27]: Trong một dung dịch có hòa tan 2 muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dụng dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của 2 muối trong dung dịch biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Biết nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch bằng nhau và khối lượng dung dịch là 50g, do đó khối lượng NaCl bằng khối lượng NaBr.

Gọi nNaBr = x, nNaCl = y.

Theo pt: nNaBr = nAgNO3; nNaCl = nAgNO3

⇒ nNaBr + nNaCl = nAgNO3

Ta có hệ phương trình đại số:

Giải ra, ta có x ≈ 0,009 mol

→ mNaBr = mNaCl = 103 x 0,009 = 0,927g

Bài 11 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 58:08]: Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.

  1. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
  1. Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể

Lời giải:

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Theo pt: nAgNO3 pư = nAgCl = nNaCl = 0,1 mol

  1. Vdd = 300 + 200 = 500 ml

nAgNO3 dư = 0,2 – 0, 1 = 0,1 mol; nNaNO3 = nNaCl = 0,1 mol

CM[NaNO3] = CM[AgNO3] = \= 0,2 mol/l.

Bài 12 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 1:03:57]: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M [ở nhiệt độ thường].

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
  1. Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể

Lời giải:

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

  1. Theo pt [1]: nCl2 = nMnCl2 = nMnO2 = 0,8 mol

Theo pt [2]: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol

nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6 mol

⇒ nNaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol

Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng:

CM [NaCl] = CM [NaClO] = CM[MnCl2] = \= 1,6 mol/ lit

CM [NaOH]dư = \= 0,8 mol/ lit

Bài 13 [trang 119 SGK Hóa 10 - Video giải tại 1:10:37]: Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.

Lời giải:

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH, khi clo tác dụng với dung dịch NaOH, ta thu được khí O2.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Xem thêm các bài Giải bài tập Hóa học 10 [có video] hay khác:

  • Bài 25: Flo - Brom - Iot
  • Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
  • Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
  • Bài 29: Oxi - Ozon
  • Bài 30: Lưu huỳnh

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • [mới] Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tại sao nước clo có tính oxi hóa mạnh?

Trả lời: Clo là phi kim có tính oxi hoá mạnh vì: Clo có độ âm điện lớn chỉ sau flo và oxi. Clo có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 e để đạt cấu hình của khí hiếm.

Clo O thế gì?

Clo là một nguyên tố hóa học thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, ký hiệu là Cl. Clo trong tự nhiên thường tồn tại dưới dạng nguyên tử ion clorua [Cl-]. Nó khá phổ biến trong đời sống khi kết hợp với các nguyên tố khác tạo thành muối NaCl, hoặc các hợp chất khác.

Clo trong hóa học là gì?

Chlor [hay clo, danh pháp IUPAC là chlorine] là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17, thường tồn tại ở phân tử dạng 2 nguyên tử [Cl2].

Clo tác dụng với oxi ra gì?

Tuy không tác dụng trực tiếp với oxi nhưng clo tạo ra một loạt oxit được điều chế bằng con đường gián tiếp. Thí dụ Cl2O,Cl2O7,... Clo cũng tạo ra các axit có oxi: HClO : Axit hipoclorơ.

Chủ Đề