Chứng chỉ kiểm toán viên có thời hạn không

Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu?

1. Chứng chỉ hành nghề kế toán [CPA] là gì?

Chứng chỉ hành nghề kế toán [CPA] là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp khi đã trả qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán phải đạt tối đa 5 điểm đối với các môn sau:

  • Thuế và quản lý thuế nâng cao.
  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
  • Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút.

2. Điều kiện để dự thi chứng chỉ kiểm toán viên [CPA]

  1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật
  2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình [hoặc tiết học] các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình [hoặc tiết học] cả khóa học; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017.
  3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học [hoặc sau đại học] đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
  4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định.
  5. Không thuộc các đối tượng sau:
  • Người chưa thành niên;
  • Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

Thông thường, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm [60 tháng] nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, ở một số trường hợp quy định tại Điều 9 Thông tư 296/2016/TT-BTC, Giấy chứng nhận được cấp sẽ hết hiệu lực hoặc không còn giá trị:

– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn.

– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bị thu hồi.

– Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

– Trong thời gian kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

– Kế toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

– Kế toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.

– Kế toán viên hành nghề bị chết, mất tích.

– Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.

– Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán; người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Câu hỏi thường gặp

Những người không được đăng ký hành nghề kế toán viên?

Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích; Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm. Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

Thi tuyển viên chức vị trí kế toán có cần chứng chỉ kế toán viên không?

– Trường hợp đã được tuyển dụng vào viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập, để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp kế toán viên thì ôngThọ phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch kế toán viên theo quy định tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC, trong đó có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch/chức danh nghề nghiệp kế toán viên. – Trường hợp thi tuyển dụng viên chức vào vị trí việc làm kế toán viên thì phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về việc tuyển dụng viên chức theo quy định

Tôi thiếu 2 tháng để thi kiểm toán viên nhưng thời gian công tác thực tế của tôi tại Công ty kiểm toán có thời gian hơn 36 tháng thì tôi có được tham gia kỳ thi kiểm toán viên năm 2019 hay không?

Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ Tài chính về điều kiện dự thi : “3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học [hoặc sau đại học] đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước”.

Chủ Đề