Chủ nợ có đảm bảo là gì

Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi thế nào là chủ nợ đảm bảo, chủ nợ không đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo 1 phần ạ ? Người lao động có được coi là chủ nợ đối với doanh nghiệp phá sản không? Tôi xin cảm ơn !

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như quy định tại các khoản 3,4,5 Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định về chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần như sau:

“4. Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.

5. Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.

6. Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Khi doanh nghiệp bị phá sản, tức là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp này, mà chậm trả lương sau 3 tháng kể từ khi đến hạn phải thanh toán lương thì những người lao động đó cũng là chủ nợ của doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– So sánh giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Khi đến kì hạn, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng vay.

Khái niệm chủ nợ cùng hợp đồng vay tài sản là một trong những khái niệm pháp lí ra đời sớm nhất trước khi xuất hiện đồng tiền. Pháp luật dân sự La Mã đã có những điểm rất chỉ tiết về hợp đồng vay, chủ nợ. Trong dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ trước đây, những quy định pháp lí về chủ nợ được quy định từ Điều 730 đến Điều 861. Trong Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật được duyệt y vào ngày 24.4.1936, những quy định pháp lí về chủ nợ được quy định từ Điều 811 đến Điều 878.

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì chủ nợ [người cho vay] là người có quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản. Trong hợp đồng này, chủ nợ là bên cho vay, là người có tiền hoặc tài sản chuyển cho bên kia vay làm sở hữu. Khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả cho mình số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã cho vay. Ngoài ra, nếu các bên có thoả thuận về lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như thoả thuận. Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hãn thì bên cho vay có quyền xử lí tài sản để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ như thoả thuận hoặc yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại như thoả thuận cho bên vay. Nếu bên cho vay lừa dối bên vay, chuyển giao tài sản không đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại cho bên vay thì phải bồi thường.

2. Các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về vấn đề vay nợ

2.1 Khái niệm về hợp đồng vay tài sản

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành [cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015] định nghĩa về hợp đồng vay tài sản, cụ thể như sau: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".

[Khái niệm này được quy định cụ thể tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015].

2.2 Nghĩa vụ của bên cho vay tài sản [bên chủ nợ]

Trong quá trình hợp đồng vay [bên chủ nợ cho các bên khác vay tài sản của mình] thì bên chủ nợ có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 465 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

"Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác".

3. Bảo vệ quyền của chủ nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1 Khái niệm nợ của doanh nghiệp

Theo Từ điển Investopedia, nợ là khoản tiền vay của một bên từ một bên khác. Vay nợ là hình thức được nhiều công ty và cá nhân sử dụng để giao dịch. Khoản vay được thu xếp cho bên vay với điều kiện phải hoàn trả sau đó cùng với lãi suất. Trên thực tế, quan hệ vay nợ phát sinh khi một bên có nhu cầu huy động vốn, một bên có nhu cầu cho vay hoặc bán chịu hàng hóa.

Dưới góc độ kinh tế, nợ phát sinh trong quan hệ tín dụng - quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Trong quan hệ này, chủ nợ cho vay nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế từ khoản lãi suất hoặc duy trì quan hệ kinh doanh, còn chủ thể vay nhằm mục đích đầu tư kinh doanh.

Dưới góc độ pháp lý, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng vay, theo đó bên vay có quyền sử dụng vốn trong một thời hạn thỏa thuận, còn bên cho vay có quyền được hoàn trả gốc và lãi theo cam kết.

Ở Việt Nam, quy định về nợ của doanh nghiệp liên quan đến chế định về hợp đồng vay trong Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán. Cụ thể là doanh nghiệp khi tham gia quan hệ tín dụng có nghĩa vụ hoàn trả khoản vay hoặc khoản nợ do mua chịu hàng hóa. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ hạch toán khoản nợ trên tài khoản kế toán theo Luật Kế toán, hoặc khoản nợ được chi trả theo trình tự thanh toán nợ trong xử lý phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản…

Như vậy, thông thường, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khoản nợ phát sinh dựa trên các giao dịch của doanh nghiệp trong vay vốn, mua chịu hàng hóa. Về bản chất, nó là trái vụ doanh nghiệp hình thành dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng và chủ nợ có quyền yêu cầu hoàn trả và thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.

3.2 Bảo vệ chủ nợ bằng tài sản của doanh nghiệp

Triết lý bảo vệ chủ nợ bằng tài sản của doanh nghiệp bắt nguồn từ quan hệ tín dụng. Khoản vốn vay được sử dụng nhằm tạo lợi ích cho chủ sở hữu. Do trong công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH] và công ty cổ phần [CTCP] người góp vốn hoặc cổ đông với tư cách là chủ sở hữu nhưng chỉ chịu TNHH trong phần vốn góp, nên chủ nợ chỉ có quyền đòi nợ công ty và công ty có nghĩa vụ trả nợ bằng chính tài sản của mình. Đây là quan điểm phổ biến theo Luật Công ty của các nước, trong đó có Việt Nam.

Ở Anh, Mỹ, theo truyền thông, nguyên tắc vốn pháp định có vị trí quan trọng trong bảo vệ chủ nợ. Nguyên tắc này bao trùm lên việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ, đồng thời quy định duy trì vốn của công ty bằng quy định buộc công ty hạn chế chuyển nhượng tài sản của công ty cho cổ đông. Ở Nhật Bản, khoản bảo đảm chi trả cho trái chủ chỉ là tài sản của công ty. Còn ở Việt Nam thì theo Khoản 1 Điều 50 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH có hai thành viên trở lên:"Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này", cổ đông là người sở hữu cổ phần của công ty được phân chia cổ tức và cũng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của CTCP trong phạm vi vốn đã góp.

Chế độ trách nhiệm hữu hạn tạo ra lợi thế cho thành viên công ty và cổ đông với tư cách là người góp vốn - chủ sở hữu công ty, nhưng cũng chính chế độ trách nhiệm này ảnh hưởng đến hoạt động của công ty do phải điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa chủ nợ và chủ sở hữu để duy trì cùng một lúc cả nguồn vốn góp và vốn vay sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Thông thường, khoản vốn vay nhằm thực hiện dự án đầu tư để tạo lập nên tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để bổ sung vốn cho hoạt động. Lợi nhuận của doanh nghiệp hình thành từ việc sử dụng tài sản tạo lập từ cả vốn của chủ sở hữu và vốn vay. Khi sử dụng khoản vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay, khoản lãi này cấu thành chi phí của doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp chỉ có lãi sau khi hạch toán các chi phí trong đó có chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng ít, do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc sử dụng khoản vốn vay hợp lý nhằm bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp, tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản gây thiệt hại cho cả chủ nợ và cả chủ sở hữu.

3.3 Quyền lợi ưu tiên của chủ nợ sở với chủ sở hữu

Lợi ích của chủ nợ đối với khoản vay thực chất được bảo đảm bằng giá trị sinh lời của tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Xét mối quan hệ giữa chủ sở hữu và chủ nợ, hai chủ thể này đều có quyền lợi phát sinh từ công ty. Tuy nhiên, chủ sở hữu có quyền lợi theo quan hệ góp vốn, còn chủ nợ có quyền lợi theo quan hệ tín dụng. Hai nhóm quan hệ này song hành tồn tại với doanh nghiệp, các quan hệ này là độc lập nhưng trong một số trường hợp vị trí chủ thể này có thể được hoán đổi.

Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hành vi góp vốn của người góp vốn có thể là thành viên công ty hoặc cổ đông. Khoản nợ do doanh nghiệp vay về mặt kế toán, được quản lý tách bạch với vốn chủ sở hữu. Khoản nợ hình thành trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và người cho vay là khoản nợ phải được hoàn trả dựa trên nguyên tắc tín dụng. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp sau khi được giải ngân vốn vay phải có kế hoạch thu xếp nguồn tiền để trả khoản nợ khi đến hạn bằng chính tài sản của doanh nghiệp hoặc bằng các nguồn vốn hợp pháp khác.

Do kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt mục đích như mong muốn, vốn chỉ được thu hồi sau một thời hạn nhất định, có thể nhiều năm sau khi đầu tư. Bởi vậy, quyền đòi nợ của chủ nợ được bảo đảm từ khối tài sản của doanh nghiệp bằng những bằng chứng pháp lý theo thỏa thuận khi thiết lập quan hệ tín dụng, theo đó chủ nợ có quyền ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.

Như vậy, chủ nợ có quyền lợi ưu tiên so với chủ sở hữu trong quan hệ với khối tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được quyền này, chủ nợ phải biết hoặc phải được biết thông tin về tài chính doanh nghiệp để có thể thực hiện quyền hoặc yêu cầu bảo vệ quyền của mình.

3.4 Chủ nợ áp dụng các biện pháp bảo vệ

Chủ nợ có thể áp dụng biện pháp tự bảo vệ hoặc yêu cầu được bảo vệ. Biện pháp tự bảo vệ dựa trên nguyên tắc thỏa thuận thống nhất ý chí giữa chủ nợ và doanh nghiệp vay hoặc mua chịu hàng hóa. Đối với trường hợp thỏa thuận trong vay nợ và mua bán chịu hàng hóa, bên cho vay và người bán chịu hàng hóa phải thỏa thuận với doanh nghiệp để bảo đảm thu hồi khoản cho vay hoặc khoản mua bán chịu. Theo đó, doanh nghiệp vay hoặc mua chịu hàng hóa phải thực hiện theo cam kết thỏa thuận trong hợp đồng vay hoặc hợp đồng bán chịu.

Bộ luật Dân sự quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và biện pháp này cũng được cụ thể hóa trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng [TCTD]. Theo đó, khi cho vay hoặc khi bán chịu hàng hóa, chủ nợ phải nhận biết rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu để thế chấp hoặc cầm cố cho khoản vay hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng mua bán. Theo đó, chủ nợ có quyền ưu tiên thanh toán khi nhận thế chấp, cầm cố theo trình tự, thủ tục luật định.

Đối với biện pháp yêu cầu được bảo vệ, việc áp dụng biện pháp thuộc về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ chủ nợ. Bộ luật Dân sự ghi nhận quyền khởi kiện khi một bên vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại. Theo đó, các chủ nợ có quyền đòi nợ phát sinh từ các giao dịch vay nợ, bán chịu hàng hóa đều có thể thực hiện quyền này. Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu, người mua trái phiếu được bảo vệ bằng quy định của pháp luật về điều kiện đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Còn đối với trường hợp lâm vào tình trạng phá sản, Luật Phá sản cũng là cơ sở pháp lý để chủ nợ có quyền yêu cầu tòa án xử lý phá sản doanh nghiệp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đối với trường hợp phá sản doanh nghiệp, chủ nợ được chi trả theo thứ tự ưu tiên, nên tài sản của doanh nghiệp được bán có thể không thể thanh toán hết các khoản nợ theo yêu cầu của chủ nợ.

Như vậy, căn cứ vào đặc thù của khoản vay, bên cho vay phải nhận biết quyền lợi của mình trong giao dịch và các rủi ro phát sinh khi thiết lập quan hệ vay nợ đối với doanh nghiệp và cân nhắc các biện pháp bảo vệ phù hợp. Hiện nay, tình trạng vay nợ đầu tư thường gắn với lợi ích của nhóm công ty, và tình trạng nợ xấu của các TCTD, đặc biệt của các ngân hàng thương mại [NHTM] cũng liên quan đến hoạt động đầu tư này. Bởi vậy, trong xử lý nợ của các doanh nghiệp và của các NHTM, ngoài biện pháp nêu trên, cần thiết có sự hỗ trợ của các tổ chức đặc biệt.

Chủ nợ không có bảo đảm là gì?

Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.

Các khoản nợ có bảo đảm là gì?

Các khoản nợ có bảo đảm thông thường các khoản vay thế chấp và vay mua xe. Khi một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nhận được khoản vay thế chấp, tài sản được đề cập sẽ được sử dụng làm tài sản bảo đảm. Nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp không thể hoàn trả khoản thế chấp theo thoả thuận, ngân hàng quyền tịch thu tài sản.

Chủ nợ có nghĩa là gì?

Chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Khi đến kì trả, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể hợp đồng cho vay.

Phá sản có nghĩa là gì?

1. Phá sản là gì? Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Chủ Đề