Chủ nhà malayxia tổ chức bao nhiêu kỳ seagame năm 2024

SEA Games không đơn thuần chỉ là một đại hội thể thao diễn ra trong vài tuần, mà nó còn là cơ hội để quốc gia đăng cai quảng bá văn hoá, bản sắc, tinh thần dân tộc. SEA Games có tên đầy đủ là Southeast Asian Games, hay còn được dịch theo tiếng Việt là Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á. Vào năm 1958, Liên đoàn Thể Thao bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games Federation) được thành lập với mục đích tạo nên một môi trường thi đấu thể thao, cạnh tranh lành mạnh giữa các nước trong khu vực. Thái Lan chính là quốc gia tiên phong cho sự ra đời mang tính lịch sử này, cái tên SEAP Games được đặt bởi ông Luang Sukhum Nayaoradit, người sau này là phó chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan.Và đến năm 1959, kỳ đại hội đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Bangkok, Thái Lan với tên gọi là SEAP Games kéo dài từ ngày 12 đến 17.12.Theo thỏa thuận ban đầu, tên các quốc gia sẽ được đăng cai dựa theo ký tự bảng chữ cái. Kỳ SEAP Games thứ 2 đã diễn ra tại Burma tức Myanmar ngày nay. Tuy nhiên ở kỳ SEAP Games lần thứ 3, nếu đúng theo quy định thì Campuchia sẽ là quốc gia đăng cai, nhưng nước này đã không đáp ứng đủ điều kiện và đành phải nhường cho nước tiếp theo là Lào. Nhưng rồi Lào cũng đành phải rút lui do thiếu hụt tài chính. Hơn nữa Campuchia và Thái Lan cũng đang xảy ra những xung đột chính trị, vì thế kỳ SEAP Games 1963 đã chính thức bị huỷ bỏ và chờ đến năm 1965. Đó cũng là lần đầu tiên Malaysia được đăng cai đại hội.Mọi thứ diễn ra theo đúng quy trình cho đến năm 1975, tình hình chính trị căng thẳng ở Đông Nam Á đã biến kỳ đại hội lần thứ 8 trong lịch sử chỉ quy tụ được vỏn vẹn 4 quốc gia, bao gồm chủ nhà Thái Lan, Singapore, Burma (Miến Điện) và Malaysia. Trước tình hình này, liên đoàn thể thao bán đảo Đông Nam Á đã đưa một thay đổi mang tính lịch sử, đó là kết nạp thêm 3 thành viên trong khu vực, bao gồm Indonesia, Philippines và Brunei. Và cũng kể từ năm 1977, cái tên SEA Games chính thức ra đời, thay thế cho SEAP Games. Tuy nhiên trong kỳ đại hội được tổ chức ở Malaysia, chỉ có 7 quốc gia tham gia tranh tài, Việt Nam thì đã vắng mặt.Tiếp tục những cải cách mang tính lịch sử, kỳ SEA Games 15 vào năm 1989 lần đầu tiên có tổ chức cầm đuốc, tương tự như kỳ Olympic được tổ chức vào năm 1984 tại Los Angeles. Đây cũng là kỳ đại hội đánh dấu sự trở lại của Việt Nam và Lào sau 16 năm vắng bóng.Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đang là nước có số lần đăng cai nhiều nhất với 7 lần, Malaysia xếp ngay sau với 6 lần, Singapore, Indonesia và Philippines có cùng 4 lần đăng cai. Việt Nam mới chỉ có 2 lần được quyền đăng cai vào năm 2003 và kỳ đại hội lần thứ 31 được diễn ra năm 2022, ban đầu đại hội lẽ ra được tổ chức trong năm 2021 nhưng do ảnh hưởng của đại dịch nên được lùi sang 2022. Những quốc gia chưa đăng cai lần nào bao gồm: Campuchia và Timor Leste. Dự kiến kỳ SEA Games tiếp theo, Campuchia sẽ là nước chủ nhà. Timor Leste là quốc gia tham gia SEA Games muộn nhất, đó là kỳ đại hội năm 2003 tại Việt Nam.Vào tháng 5.2022, kỳ SEA Games lần thứ 31 sẽ được diễn ra tại Việt Nam với sự góp mặt của toàn bộ 11 quốc gia trong khu vực. Thực tế sau kỳ SEA Games 30 được tổ chức tại Philippines, nếu theo quy tắc bảng chữ cái tiếng Anh thì Singapore phải là nước chủ nhà tiếp theo. Nhưng nước này vừa mới tổ chức kỳ đại hội lần thứ 28 vào năm 2015, sau khi bỏ lỡ 2 cơ hội đăng cai vào năm 2007 và năm 2013 với nguyên nhân là xây dựng SVĐ quốc gia mới. Nên Việt Nam nhận quyền tổ chức thay cho Singapore. SEA Games 31 là kỳ đại hội đầu tiên được tổ chức trong năm chẵn. Trong kỳ đại hội lần này, ngọn đuốc SEA Games sẽ được thắp lên bởi VĐV bắn súng của đội tuyển Việt Nam, Hoàng Xuân Vinh, dù đại hội này anh không thi đấu mà dồn sức tập trung chuẩn bị cho Olympic 2024.Kỳ đại hội lần thứ 31 này cũng sẽ là nơi quy tụ của hơn 5000 VĐV đến từ tất cả 11 quốc gia trong khu vực, đồng thời cũng sẽ có tới 526 bộ huy chương được trao cho 40 môn thể thao. Linh vật của kỳ đại hội được công bố là tác phẩm “Chú Sao La” của hoạ sĩ Ngô Xuân Khôi. Ca khúc chính thức được công bố vào lúc 20h, 18.4 có tên là Hãy Tỏa Sáng (Let’s Shine) do nhạc sĩ Huy Tuấn sáng tác, qua phần trình bày của các ca sĩ Tùng Dương, Văn Mai Hương, Hồ Ngọc Hà, Isaac và rapper Đen Vâu. Ngọn đuốc SEA Games sẽ được thắp lên trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình vào ngày 12.5.2022. Bên cạnh thủ đô Hà Nội là điểm tổ chức chính với 25 môn thể thao, các tỉnh thành lân cận gồm Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh cũng sẽ đồng hành để mang đến một kỳ đại hội thành công với nhiều môn thể thao được đưa vào thi đấu.

Ngày 22/5/1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ III ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á nhất trí thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation). Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ tổ chức một đại hội thể thao khu vực 2 năm một lần vào năm lẻ nhằm mục đích:

1. Tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN.

2. Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.

Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam và Campuchia (Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 09/5/1965) là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6/1959 tại Bangkok, Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Parahát Saruxatiara, Chủ tịch Uỷ ban Olympic Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.

Chủ nhà malayxia tổ chức bao nhiêu kỳ seagame năm 2024

Hình ảnh những kỳ SEA Games đầu tiên

SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ ngày 12 đến 17/12/1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao.

Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation - SEA Games Federation), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games). Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Timor Leste được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.

Chủ nhà malayxia tổ chức bao nhiêu kỳ seagame năm 2024

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 3 tại Kuala Lumpur, Malaysia

Tính đến thời điểm này, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất với 6 lần. Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai với 4 lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Myanmar xếp thứ ba với 3 lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Những quốc gia có 1 lần tổ chức bao gồm: Việt Nam, Brunei, Lào và Campuchia.