Chiếu khán di dân là gì năm 2024

Hoa Kỳ dự kiến sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt từ 37,800 đến 124,000 bác sĩ vào năm 2034. Tổng nguồn cung y tá được cấp phép giảm hơn 100,000 từ năm 2020 đến năm 2021.

Trong khi đó, ngành giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giáo sư và các chuyên gia khác chất lượng hàng đầu, và đại dịch gần đây đã làm tăng nhu cầu đó.

Sự thiếu hụt có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024 và xa hơn nữa, trừ khi Quốc hội có hành động cải cách chiếu khán làm việc để có nhiều nhân viên lao động nước ngoài có thể đến Hoa Kỳ hơn.

Cuộc bầu cử năm 2024 - Cuộc bầu cử năm 2024 cũng có thể có tác động đến chính sách di trú của Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ sẽ tham gia cuộc bầu cử với sự kiểm soát ở Thượng viện Hoa Kỳ, trong khi Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Hạ viện.

Bất kể kết quả của cuộc bầu cử như thế nào, khó có khả năng các cải tổ di trú quan trọng sẽ được thông qua ở cả hai viện quốc hội, và được Tổng thống ký thành luật, vì tình hình chính trị hiện tại.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách di trú, rất có thể nó sẽ đến từ Nhà Trắng vào năm 2025. Tổng thống có quyền thay đổi chính sách mà không cần sự chấp thuận của quốc hội bằng cách ban hành các mệnh lệnh hành pháp, các luật cuối và thông qua các chính sách duyệt xét khác.

Lịch cấp Chiếu Khán Di Dân, Đoàn Tụ, Đầu Tư và Lao Động Tháng 2, 2024

Diện F2A, bảo lãnh vợ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi, tăng 3 tháng so với tháng 1, 2024. Xét đến ngày 08 tháng 2, 2020.

Diện lao động tăng 1 tháng, xét đến ngày ưu tiên nộp đơn xin chứng chỉ lao động (LC), xét đến ngày 01 tháng 9, 2022 có kỹ năng, và 01 tháng 9, 2020 không kỹ năng.

Diện EB4, tu sĩ tôn giáo xét đến ngày 15 tháng 5, 2019.

Diện đầu tư EB-5 trực tiếp và gián tiếp qua trung tâm vùng có hiệu lực ngay sau khi hồ sơ được chấp thuận.

Các diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình khác không thay đổi so với tháng Giêng.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: [email protected] Hoặc www.facebook.com/rmiodp

Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú RobInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

TÌM HIỂU CHIẾU KHÁN DI DÂN VÀ KHÔNG DI DÂN, NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

Chúng ta thường được nghe nói về chiếu khán di dân ( Immigrant Visas ) và chiếu khán không di dân ( Non-Immigrant Visas ). Thế nào là chiếu khán di dân và không di dân " Đây là hai danh từ pháp lý có ý nghĩa đặc trưng riêng biệt. Chiêu khán không di dân:

Bất cứ người nào nộp đơn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ cũng được xem như là có ý định di dân. Do đó, trong trường hợp xin chiếu khán không di dân, chính người nộp đơn xin nhập cảnh có trách nhiệm chứng minh là mình đến Hoa Kỳ chỉ có tính cách tạm thời, chớ không muốn di dân. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người nộp đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ, vì giới chức lãnh sự có toàn quyền bác khước nếu họ nhận thấy không chắc là người xin nhập cảnh sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi hết thời hạn cho lưu trú. Tóm lại nếu một người nộp đơn xin nhập cảnh không di dân vào Hoa Kỳ mà đương sự bị xem như có ý định di dân thì chắc chắn là đơn sẽ bị bác.

Chiếu khán không di dân chỉ cho phép người ngoại quốc đến Hoa Kỳ trong một thời gian nhất định và để thực hiện một mục đích nhất định. Mục đích ở đây có thể là theo học chương trình Đại học hoặc hậu đại học, hay là đi làm việc cho một công ty hay cơ quan tại Hoa Kỳ. Chiếu khán không di dân được đánh dấu bằng những chữ như B2, F1, H1B, vân ..vân.., mổi chữ chỉ một loại không di dân khác nhau. Chiếu khán di dân:

Chiếu khán di dân ( immigrant visa ) là loại chiếu khán cấp cho người ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ để ở luôn tại đây với tư cách thường trú nhân.

Do đó thay vì chứng minh với giới chức lãnh sự là mình chỉ có ý định lưu trú một thời gian giới hạn như người không di dân, thì người xin chiếu khán di dân phải chứng minh là mình có đủ điều kiện của diện liên hệ gia đình và mình không có ở trong diện bị cấm nhập cảnh. Diện bị cấm nhập cảnh gồm có những người có án hình sự, có bệnh truyền nhiểm và có liên hệ đến hoạt động khủng bố.

Khi một người đến Hoa Kỳ theo theo chiếu khán di dân thì được xem như thường trú nhân và được cấp một cái Thẻ Thường Trú (Alien Registration Card) nhưng thường được gọi là Thẻ Xanh ( Green Card ). Gọi là Thẻ Xanh vì nguyên thủy thẻ này màu xanh. Mặc dù hiện nay thẻ mới không mang màu xanh mà màu hồng hồng, nhưng do thói quen nó vẩn được gọi là Thẻ Xanh.

Thường trú nhân được quyền đi làm để sinh sống, được tự do xuất ngoại, và được theo quy chế thường trú vô hạn định. Tuy nhiên thường trú nhân cũng có thể mất quy chế thường trú và không được hưởng một số quyền lợi của một công dân hoa Kỳ. Do đó nhiều thường trú nhân xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ. Phải có quy chế thường trú nhân trước rồi mới có thể xin nhập tịch được. NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu) IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 07-1996 (tăng 12 tháng)

C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 05-1997

D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 08 tháng 12-1993

E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 08-1996

F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 01 tháng 07-1990

G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC: Câu hỏi 1: Tôi có bằng BA về Arts đồng thời cũng có bằng Associate về Kỷ Thuật Cơ Khí (Engineering Technology) nhưng chưa có BS. Xin cho biết là tôi có thể xin chiếu khán không di dân loại H-1 để sang làm việc tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có thể xin một công ty Hoa Kỳ bảo lãnh sang làm việc với tư cách chuyên gia (professional worker) hay không "

Đáp 1: Chiếu khán không di dân loại H-1B là loại chiếu khán thông thường nhất để cấp cho những người đến Hoa Kỳ làm việc theo diện chuyên gia (professionals). Điểm chính yếu của diện này là anh phải có học lực và kinh nghiệm tương đương với bằng BS trở lên về khoa học vi tính ( computer science ). Bạn phải nhờ một cơ quan chuyên môn có uy tín để xin đánh giá trị tương đương về bằng cấp và kinh nghiệm của anh so với cấp bằng đại học của Hoa Kỳ. Bạn có thể đạt tiêu chuẩn nếu bạn có thêm bằng BS về khoa học vi tính (computer science). Có lẻ bạn chỉ cần học thêm một năm nữa ở Đại học là bạn có bằng này và phần bạn đã học về Associate degree cộng với thời gian kinh nghiệm có thể đủ để bù vào một năm đại học còn thiếu.

Câu hỏi 2: Anh rể tôi đang du học ở Hoa Kỳ theo chiếu khán F-1 và cũng vừa tốt nghiệp trường College ở đây. Anh ấy đang tìm việc làm nhưng chưa tìm được. Anh ấy có giấy phép làm việc nhưng là loại làm việc thuộc chương trình huấn luyện thực tập. Xin cho biết là anh ấy có thể đi làm chổ nào cũng được hay là anh ấy phải đi làm những việc thuộc lãnh vực chuyên môn của mình vì anh ấy có bằng BS về Thảo Chương Vi tính ( Computer Programming ). Ngoài ra anh anh ấy có thể xin giấy phép đi làm việc thông thường (Work Permit) hay không "

Đáp 2: Mục đích của Thẻ làm việc là để đi làm lấy kinh nghiệm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Không thấy Sở Di Trú thắc mắc về vấn đề loại việc làm gì khi cấp Thẻ làm việc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện thời của người anh rể của bạn thì tốt hơn hết là anh ấy nên tìm việc làm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Khi đã chọn huấn luyện thực tập, thì đương sự phải trở về nước để xin chiếu khán công việc tại tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.