Chỉ số xét nghiệm creatinin là gì

Cơ thể sản xuất creatinine với tốc độ ổn định và có thể kiểm tra nồng độ này bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.

Do bệnh thận mãn tính có rất ít dấu hiệu rõ ràng, vì vậy việc theo dõi nồng độ creatinine là rất quan trọng. Đo nồng độ creatinine là một phương pháp đơn giản để xác định độ lọc cầu thận [GFR], là một chỉ số về chức năng tổng thể của thận.

Trước khi xét nghiệm cần chuẩn bị gì?

Trước khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể hỏi các vấn đề liên quan như:

  • Chế độ ăn;
  • Hoạt động thể chất;
  • Các chất bổ sung;
  • Các loại thuốc đang sử dụng hiện tại.

Nên thảo luận về các vấn đề sức khỏe nào và tiền sử gia đình mắc bệnh thận nếu có. Không cần phải nhịn ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm máu.

Kết quả thấp hay cao nghĩa là gì?

Thận có chức năng giữ mức creatinine trong máu ở mức bình thường.

Phạm vi tham chiếu điển hình cho creatinine huyết thanh là 60 đến 110 micromole trên lít [μmol/L] [0,7 đến 1,2 miligam trên decilit [mg/dL]] đối với nam giới và 45 đến 90 μmol/L [0,5 đến 1,0 mg/dL] đối với phụ nữ.

Nguyên nhân cho mức độ creatinine cao

Một số nguyên nhân gây ra mức creatinine cao là:

Bệnh thận mãn tính

Khi thận bị tổn thương gây khó khăn trong việc loại bỏ creatinine khỏi máu và khiến nồng độ chất này tăng lên. Kết quả của xét nghiệm creatinine máu có thể dùng để tính GFR, đây là một chỉ số cụ thể hơn có thể giúp đánh giá bệnh thận mãn tính.

GFR từ 60 trở lên là bình thường, GFR dưới 60 có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Mức độ từ 15 trở xuống có thể được xem là suy thận.

Tắc nghẽn ống thận

Sự tắc nghẽn trong dòng chảy của nước tiểu, chẳng hạn như phì đại tiền liệt tuyến hoặc sỏi thận có thể gây tắc nghẽn ống thận. Sự tắc nghẽn này có thể làm suy giảm khả năng hoạt động bình thường của thận gây tăng mức creatinine.

Mất nước

Mất nước nghiêm trọng là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận, điều này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ creatinin.

Tăng hấp thụ protein

Thức ăn có thể có tác động đáng kể đến mức creatinine. Ví dụ, protein và thịt nấu chín có chứa creatinine, vì vậy ăn nhiều hơn lượng thịt chứa lượng protein mà cơ thể cần thiết hay bổ sung quá mức lượng protein có thể gây ra tình trạng tăng mức creatinine.

Thử tìm hiểu: Protein – Bao nhiêu là nhiều?

Vận động cường độ cao

Creatine có trong cơ bắp và giúp chúng tạo ra năng lượng. Tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng nồng độ creatinine bằng cách tăng sự phá hủy cơ.

Tác dụng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chẹn H2 có thể làm tăng tạm thời mức creatinine huyết thanh đo được.

Nguyên nhân cho mức thấp

Mức creatinine có thể thấp hơn bình thường vì những lý do sau:

Khối lượng cơ thấp

Bởi vì sự phân hủy cơ tạo ra creatinin, khối lượng cơ thấp có thể dẫn đến mức creatinin thấp.

Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc phải tình trạng này hơn khi khối lượng cơ giảm dần theo tuổi tác. Suy dinh dưỡng cũng có thể gây ra khối lượng cơ thấp và mức creatinine thấp.

Các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như bệnh nhược cơ hoặc chứng loạn dưỡng cơ, có thể dẫn đến mức creatinine thấp.

Thai kỳ

Mang thai làm tăng lưu lượng máu đến thận dẫn đến tăng sản xuất nước tiểu và đào thải creatinine nhanh hơn, dẫn đến lượng creatinine thấp hơn.

Giảm cân không khoa học

Giảm cân quá mức hay không khoa học có thể dẫn đến giảm khối lượng cơ, dẫn đến lượng creatinin thấp.

Có thể bạn muốn tìn hiểu: Sụt cân mất kiểm soát

Tóm tắt

Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh nồng độ creatinin trong máu. Tốt nhất nên giữ mức dung nạp protein trong phạm vi khuyến nghị cho độ tuổi và phù hợp với mức độ hoạt động.

Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị. Nếu mức độ creatinine trong máu ở mức độ cao trong thời gian dài có nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu. Việc điều trị sớm mức creatinin cao là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh thận nặng hơn.

Đánh giá mức độ suy thận thông qua creatinin là phương pháp hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ việc xét nghiệm chỉ số này mà các bác sĩ có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác tình trạng bệnh mà chúng ta đang mắc phải.

Thông thường trong xét nghiệm máu tổng quát sẽ có một danh mục là creatinin. Vậy chính xác creatinin là gì? Creatinin là chất có trong máu, được tổng hợp từ arginin và methionine, nó được chia thành 2 loại: creatinin nội sinh và creatinin ngoại sinh.

  • Creatinin nội sinh: được tổng hợp từ các cơ quan trong cơ thể như thận, gan, tủy. Trong các cơ vân, phần lớn lượng creatinin được duy trì ổn định.
  • Creatinin ngoại sinh: cơ thể hấp thụ qua việc ăn uống hàng ngày.

Creatinin là gì?

Nhiệm vụ của thận là đào thải creatinin ra ngoài cơ thể. Do vậy, để đánh giá tình trạng hoạt động của thận thì xét nghiệm chỉ số creatinin là thước đo mang tính chính xác cao.

Lượng creatinin thay đổi bất thường khi cơ thể bị mất nước hoặc khi thận đang gặp các vấn đề như: tắc đường nước tiểu, viêm cầu thận, viêm bể thận… Creatinin thay đổi lên xuống trong ngày. Sau khi ăn, đặc biệt khi cơ thể bạn được cung cấp một lượng lớn protein, creatinin sẽ tăng lên rõ rệt. Thông thường creatinin thấp nhất vào buổi sáng và buổi tối sẽ đạt mức cao nhất.

Để đánh giá tình trạng của thận cần xét nghiệm chỉ số creatinin

Creatinin là chỉ số thể hiện rõ ràng việc thận của bạn có đang hoạt động bình thường hay không, khi chất này thay đổi đồng nghĩa thận đang gặp vấn đề. 

Các trường hợp chỉ định làm xét nghiệm creatinin

Bên cạnh “creatinin là gì” thì khi nào làm xét nghiệm creatinin cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh nhân gặp các dấu hiệu suy thận hoặc mắc các bệnh lý cấp tính khác sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm tốc độ lọc của thận và độ thanh thải creatinin.

  • Huyết áp tăng cao.
  • Cơ thể rệu rã mệt mỏi, khó tập trung, hoa mắt chóng mặt, kém ăn ngủ.
  • Một số bộ phận trên cơ thể có dấu hiệu tích nước sưng phù: chân tay, mắt, bụng…
  • Nước tiểu có màu đậm, có thể lẫn máu, nhiều bọt…
  • Giảm lượng nước tiểu ban ngày hơn so với bình thường, nhưng lại tăng tiểu nhiều về đêm, tiểu buốt và tiểu rắt.
  • Đau hai bên sườn và bụng dưới.

Khi có dấu hiệu phù trên cơ thể cần đi khám và xét nghiệm creatinin

Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh khác có liên quan đến thận cũng cần xét nghiệm creatinin định kỳ.

  • Người mắc bệnh tiểu đường nên xét nghiệm creatinin ít nhất 1 lần/năm.
  • Người mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận.
  • Người thường sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau.

Nguyên nhân gây thay đổi nồng độ Creatinin là gì?

Nồng độ creatinin bị thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên hãy lưu ý khi chỉ số creatinin tăng cao hơn so với mức bình thường thì khả năng cao bạn đang mắc các bệnh có liên quan đến thận.

  • Suy thận có nguồn gốc trước thận: cơ thể bị suy tim dẫn tới tình trạng mất nước, khối lượng tuần hoàn giảm gây xuất huyết, hẹp động mạch thận.
  • Suy thận có nguồn gốc tại thận: Người bệnh có tiền sử lupus ban đỏ, đái tháo đường, huyết áp cao…gây tổn thương đến cầu thận.
  • Tổn thương tại ống thận: Sỏi thận, đau xương tủy, canxi máu tăng, acid uric tăng, viêm bể thận…
  • Suy thận có gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang, tử cung…

Người mắc sỏi thận có nồng độ creatinin cao hơn mức bình thường 

Một số nguyên nhân khiến chỉ số creatinin giảm thấp hơn so với mức bình thường:

  • Máu loãng
  • Phụ nữ mang thai
  • Cơ thể suy dinh dưỡng nặng
  • Chấn thương cơ khiến hồng cầu vỡ, tăng giải phóng creatinin vào máu

Các bước xét nghiệm Creatinin

Để thực hiện xét nghiệm creatinin, bệnh nhân không cần kiêng ăn uống trước khi kiểm tra, tuy nhiên có thể phải ngưng sử dụng một số loại thuốc để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm creatinin: 

Xét nghiệm Creatinin máu: đây là loại xét nghiệm được sử dụng thường xuyên, đặc biệt với những người mắc bệnh lý cấp tính và tổn thương thận. Nồng độ creatinin trong máu tăng cao do chấn thương cơ hoặc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến huyết áp, gây độc cho thận. Các bước lấy máu làm xét nghiệm creatinin như sau:

  • Sử dụng thun y tế quấn quanh cánh tay để tìm tĩnh mạch.
  • Xác định vị trí lấy máu và sát khuẩn bằng cồn.
  • Nhẹ nhàng đưa kim vào trong tĩnh mạch.
  • Gắn ống vào kim để chứa máu.
  • Tháo thun y tế sau khi lấy đủ lượng máu.
  • Đặt bông lên vị trí kim, rút kim ra và sử dụng băng gạc để băng lại. 

Xét nghiệm creatinin máu 

Xét nghiệm Creatinin niệu: khi chức năng thận được xác định gặp vấn đề, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này.

  • Quá trình lấy mẫu được bắt đầu vào buổi sáng, bệnh nhân sau khi ngủ dậy cần đi tiểu để làm trống bàng quang, thời gian này sẽ được ghi lại
  • Trong 24 giờ kể từ thời điểm được đánh dấu, tất cả lượng nước tiểu trong ngày sẽ được thu lại bằng cách đi tiểu vào vật dụng đựng nhỏ, sau đó đổ vào vật dụng đựng lớn hơn chứa sẵn chất bảo quản và được cất trong tủ lạnh. Mẫu nước tiểu cần đảm bảo sạch sẽ, không lẫn các tạp chất.

Lấy mẫu creatinin niệu

Sau khi lấy các mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị máy móc để đo lượng creatinin rồi đưa ra kết luận.

Cách đọc kết quả và ý nghĩa của nồng độ creatinin

Nồng độ creatinin là một yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đánh giá thận hoạt động của thận. Creatinin bình thường ở phụ nữ và nam giới không giống nhau, tuổi tác và trọng lượng cơ thể cũng vậy. Thông thường các bác sĩ sẽ tính như sau: 

Creatinin máu:

  • Đối với nữ giới: 44-97 mcmol /L hoặc 0,5-1,1mg /dL.
  • Đối với nam giới: nồng độ creatinin trong mức 0,6-1,2 miligam/decilitre [mg/dL] hoặc tính theo đơn vị lít [mcmol/L] là l53-06 mcmol/lít.
  • Ở thanh thiếu niên: 0,5-1,0 mg/dL.
  • Ở trẻ em: 0,3-0,7 mg/dL.

Creatinin nước tiểu:

  • Đối với nam giới [40 tuổi]: 87-107 mL/phút hoặc 1,5-1.8 mL/giây.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc trả lời chính xác được câu hỏi “creatinin là gì?”, làm rõ các thắc mắc xoay quanh chỉ số creatinin có trong máu và nước tiểu. Nếu như khách hàng cần tư vấn, vui lòng liên hệ ngay theo số hotline 19001806 của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chủ Đề