Chỉ số chứng khoán dow jones là gì năm 2024

Chỉ số Dow Jones là một trong những chỉ số chứng khoán quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Chỉ số này được sử dụng để theo dõi biến động giá của 30 cổ phiếu công nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán New York [NYSE] và Nasdaq.

1. Định nghĩa chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones [DJIA], còn được gọi là Dow 30, là một chỉ số trên thị trường chứng khoán để theo dõi 30 công ty đại chúng vốn hóa lớn đang giao dịch trên sàn giao dịch New York và NASDAQ.

Chỉ số Dow Jones được thành lập bởi Charles H. Dow và Edward D. Jones vào năm 1896. Ban đầu, chỉ số này chỉ bao gồm 12 cổ phiếu, nhưng đã được mở rộng lên 30 cổ phiếu vào năm 1928.

2. Thành phần của chỉ số Dow Jones

30 cổ phiếu thành phần của chỉ số Dow Jones được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

  • Khả năng thanh khoản cao
  • Vốn hóa thị trường lớn
  • Lịch sử hoạt động kinh doanh tích cực
  • Danh sách các cổ phiếu thành phần của chỉ số Dow Jones được cập nhật hàng năm.

3. Ý nghĩa của chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones là một chỉ số quan trọng và được theo dõi rộng rãi. Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế Mỹ và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

Là một người hoạt động trong thị trường tài chính, ắt hẳn ít nhất một lần bạn đã từng nghe qua về Dow Jones -- một chỉ số không những phản ánh được sức khoẻ của các công ty lớn tại Mỹ mà nó còn được các nhà kinh tế sử dụng nhiều trong việc tham chiếu để đưa ra các quyết định quan trọng. Vậy chỉ số Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số bình quân công nghiệp như thế nào. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chỉ số Dow Jones là gì? Hướng dẫn tính chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones

Khi nhắc đến thị trường chứng khoán Mỹ, chúng ta không thể nào bỏ qua chỉ số Dow Jones, một trong những chỉ số quan trọng bật nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Thông qua chỉ số Dow Jones, chúng ta có thể phần nào đo lường sơ bộ tình hình chung của thị trường chứng khoán cũng như sức khỏe kinh tế Mỹ, thứ vốn có thể ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến nền kinh tế chung của thế giới.

Chỉ số Dow Jones được đặt theo tên của Charles Dow và Edward Jones, hai người sáng lập ra The Wall Street Journal.

Trở lại những năm 1883 và 1884, hầu hết những nhà đầu tư đều chỉ quan tâm đến giá của cổ phiếu mà họ nắm giữ và bỏ qua những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá. Lý do rất đơn giản, bởi trên thị trường có đến hàng nghìn cổ phiếu và không có một thực thể nào có thể đại diện chung cho nền kinh tế. Ngoài ra, một yếu tố nữa giúp thúc đẩy sự ra đời của chỉ số Dow Jones đó chính là việc rất khó để nhà đầu tư đánh giá được thị trường đang tăng hay giảm nếu chỉ nhìn vào biểu đồ của một vài cổ phiếu.

Chính vì thế, Charles Dow đã đề xuất khái niệm về một chỉ số mà khi nhìn vào nó, nhà đầu tư có thể thấy được sự tăng giảm của một nền công nghiệp.

Và vào ngày 03/07/1884, chỉ số Dow Jones lần đầu được tính dựa trên giá đóng cửa của 12 cổ phiếu thuộc các công ty lớn trong nhóm ngành công nghiệp. Kết quả của chỉ số Dow Jones lần đầu tiên được đăng tải trên The Wall Street Journal với mức giá 40.94 USD. Chỉ số Dow Jones được theo dõi rộng rãi và thường được coi là một thước đo quan trọng để đánh giá xu hướng và biến động của thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ số này chỉ tập trung vào một phần nhỏ các công ty lớn, nên không phản ánh toàn bộ thị trường chứng khoán và có thể không thể hiện rõ hình ảnh chính xác về mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Những phân loại của chỉ số Dow Jones

Hiện nay, đối với đại đa số người dùng, khi nhắc đến chỉ số Dow Jones, người ta chỉ nghĩ đến chỉ số quân bình công nghiệp Dow Jones Industrial Average [viết tắt là: DJIA]. Và để phản ánh những khía cạnh lớn của nền kinh tế thì cần nhiều hơn là chỉ một chỉ số. Nên Dow Jones còn có những chỉ số khác, được tính với cùng một công thức nhưng khác ngành và khác loại cổ phiếu được sử dụng.

  • Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng [DJUA]: chỉ số này được tính dựa trên giá cổ phiếu của 15 công ty lớn nhất trong lĩnh vực điện và khí đốt của Mỹ.
  • Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones [DJIA]: chỉ số này được tính dựa trên giá cổ phiếu của 30 công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất trong nền công nghiệp Mỹ.
  • Chỉ số Dow Jones vận tải [DJTA]: chỉ số này được tính dựa trên giá cổ phiếu của 20 công ty thuộc lĩnh vực vận tải [gồm: đường sắt, hàng không và đường thủy].
  • Chỉ số hỗn hợp bình quân Dow Jones: đây là chỉ số chung được tổng hợp từ 3 chỉ số trên [chọn 65 công ty từ các công ty trên].

Cách tính chỉ số Dow Jones từ lý thuyết đến thực tiễn

Về mặt lý thuyết, các nhà kinh tế học sẽ tính chỉ số Dow Jones theo công thức trung bình cộng tất cả các giá trị có trong rổ và chia đều cho số cổ phiếu được chọn.

DJIA = ∑Pi /n

Trong đó:

  • Pi là giá cổ phiếu được chọn.
  • n là số lượng cổ phiếu được chọn.

Tuy nhiên, những nhà kinh tế học thừa hiểu được rằng cách tính này sẽ thể hiện một nhược điểm khá lớn đó chính là nó không bao hàm được những yếu tố chủ quan và khách quan. Thứ sẽ luôn khiến giá cổ phiếu tăng/giảm không có lý do, phần lớn là do nghiệp vụ vốn của doanh nghiệp thường không ổn định do tối ưu hoá lợi nhuận từ dòng vốn. Vì thế, để tính được các chỉ số Dow Jones sát với thực tiễn, các nhà kinh tế đã thay thế số chia bằng một ước số có bản chất biến thiên vô cực nhằm bao quát hết được những vấn đề có thể xảy ra.

DJIA = ∑Pi /D

Trong đó:

  • Pi là giá cổ phiếu được chọn.
  • D là ước số biến thiên vô cực.

Liệu trong tương lai thị trường tiền mã hoá sẽ có một chỉ số như Dow Jones?

Như chúng ta đều biết, chỉ số Dow Jones được tạo ra từ mong muốn có một cái nhìn tổng quan về chiều hướng lên xuống của thị trường. Do đó, trong một thị trường tài chính vĩ mô, con số này sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách kinh tế. Tuy nhiên, thị trường tiền mã hoá của chúng ta vẫn còn quá nhỏ và quá khiêm tốn để cần đến một chỉ số Dow Jones. Tất cả những điều mà chúng ta cần nhìn nhận để đưa ra nhận định về thị trường đó chính là giá của Bitcoin hay Ethereum.

Nhưng vì là thị trường vi mô giống như thị trường cổ phiếu, chứng khoán của hơn 100 năm trước nên việc đưa ra phán đoán cho việc không có chỉ số Dow Jones trong thị trường tiền mã hoá là phiến diện. Thị trường tiền mã hoá chỉ mới vừa tròn 15 năm tuổi, còn quá non trẻ và khả năng phát triển vẫn còn rất nhiều. Do đó, nếu 20, 30 năm nữa một chỉ số mới được tạo ra mà trong đó thể hiện chiều hướng tăng/giảm của thị trường SocialFi, GameFi hay rộng hơn là DeFi là điều rất có thể xảy ra.

Tổng kết

Bên trên là những thông tin thú vị về chỉ số Dow Jones, cách tính cũng như tầm quan trọng của nó trong thị trường kinh tế vĩ mô. Hy vọng thông qua bài viết, Coin68 đã mang đến cái nhìn toàn cảnh về chỉ số này và trong tương lai, khi thị trường tiền mã hoá đủ lớn, chúng ta sẽ được có riêng cho mình một chỉ số tương tự như Dow Jones.

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!

Dow Jones chứng khoán là gì?

Chỉ số Dow Jones hay Dow 30, DJIA là chỉ số trung bình của 30 công ty có giá trị cổ phiếu lớn nhất của Mỹ. Nó là chỉ số nổi tiếng phản ánh sức khỏe nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Dow là công ty gì?

Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng [Dow Jones Utility Average – DJUA]: Đây là chỉ số giá chứng khoán của ngành dịch vụ công cộng, được tính toán trên cơ sở 15 công ty lớn mạnh nhất thuộc lĩnh vực khí đốt và điện ở Hoa Kỳ. DJUA được công bố lần đầu tiên trên tờ The Wall Street Journal vào năm 1929.

Chỉ số Dow Jones cao nhất là bao nhiêu?

Chỉ số Dow Jones tăng 454,97 điểm, hay 1,54%, lên 30.046,24 điểm. Trước đó, cũng trong phiên, chỉ số này chạm mức cao 30.116,51 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 57,82 điểm, hay 1,62%, lên 3.635,41 điểm, cũng là mức chốt phiên kỷ lục.

Chỉ số Dow Jones tương lai là gì?

Dow Jones Future [viết tắt DJ Future] là một loại hợp đồng tương lai phái sinh dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán Dow Jones, cụ thể là chỉ số Dow 30, còn được gọi là Dow Future. Đây là một tín hiệu rất được nhà đầu tư quan tâm, bởi nó cho thấy những biến động trên thị trường chứng khoán khi sàn giao dịch mở cửa.

Chủ Đề