Chi ra nhân vật giao tiếp trong bài ca dao Con ơi mẹ bảo con này

Tổng hợp kiến thức về Bài tập xác định nhân tố giao tiếp. Các bài tập xác định nhân tố giao tiếp hay nhất, chính xác nhất.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khái niệm:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: nhận thức, tình cảm và hành động.

- Các nhân tố chính trong HĐGT bằng ngôn ngữ:

+ Nhân vật giao tiếp: Gồm người nói và người nghe.

+ Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết).

+ Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: Thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội...

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.

2.Các quá trình của hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:

-Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.

-Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.

Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.

3.Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là:

a.Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết nói vói ai. viết cho ai?

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Nói. viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

c.Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì về cái gì?

d.Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm ai, nhằm mục đích gì?

e.Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào. bằng phương tiện gì?

4. Phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ví dụ 1:Phân tích các nhân tố giao tiếp trongbài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Nội dung giao tiếp:Có thể thấy, bài thơ là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp giữa nhà thơ và người đọc.Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề giá trị và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhằm mục đích ngợi ca, khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sáng trong của họ và lên án sự bất công của xã hội.

Phương tiện và cách thức giao tiếp:Nội dung và mục đíchđược thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, và hệ thống từ ngữ trong bài: trắng, tròn, thân, bảy nổi ba chìm, mặc dầu, mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Người đọc (nghe) một mặt căn cứ vào chính những từ ngữ và hình ảnh trong bài, mặt khác dựa vào hoàn cảnh giao tiếp (tác giả là một phụ nữ xinh đẹp, tài hoa, nhưng lận đận) để hiểu và cảm nhận bài thơ.

Ví dụ 2:Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Nhân vật giao tiếp:người con trai và con gái trẻ tuổi (mận, đào)

Hoàn cảnh giao tiếp:cả hai đều chưa có người yêu. Cuộc giao tiếp diễn ra trong không gian của khu vườn quê.

Nội dung và mục đích giao tiếp:Người con trai mượn hình ảnh “ vườn hồng” để thăm dò, ngỏ ý, tỏ tình. Cô gái đáp lời đầy ẩn ý, mở lòng với chàng trai.

Phương tiện và cách thức giao tiếp:Mượn hình ảnh ẩn dụ (mận, đào, vườn hồng). Cách nói của người con trai và người con gái rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp giữa nam nữ nông thôn trước đây. Cách nói mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa khéo léo, tế nhị mà vẫn đủ rõ ràng.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

a,Qua các từ xưng hộ “anh” và “nàng” ta có thể thấy nhân vật giao tiếp là người nam nữ trẻ tuổi.

b,Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh – khung cảnh thích hợp để nam nữ trò chuyện tâm tình, bộc bạch tình cảm yêu đương.

c,Nhân vật anh nói về chuyện “Tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” tính chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt trong khung cảnh này, với nhân vật giao tiếp là nam nữ trẻ tuổi thì mục đích của câu nói là để ngỏ lời, tính chuyện kết duyên.

d,Việc chàng trai mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp, thể hiện rõ sắc thái tình cảm, dễ đi sâu vào lòng người.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi

a,Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện các hành động giao tiếp:

A Cổ: Chào (Cháu chào ông ạ!)

Người đàn ông:

+ Chào đáp (A Cổ hả?)

+ Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)

+ Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)

A Cổ: Đáp lời (Thưa ông, có ạ!)

b,Ba lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi nhưng chỉ có câu cuối cùng nhằm mục đích hỏi còn hai câu hỏi đầu mang mục đích chào lại (A Cổ hả?) và khen (lớn tướng rồi nhỉ?) nên A Cổ không trả lời hai câu này.

c,Từ cách xưng hô và sử dụng từ ngữ, A Cổ thể hiện thái độ kính mến đối với người đàn ông còn người đàn ông thể hiện sự trìu mến, yêu thương.

Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Đọc bài thơ“Bánh trôi nướcvà trả lời câu hỏi

a,Qua hình ảnh “Bánh trôi nước” tác giả muốn nói lên vẻ đẹp, số phận lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

b,Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ miêu tả vẻ đẹp như “trắng”, “tròn” cùng thành ngữ “ba chìm bày nổi” (số phận lận đận) và “tấm lòng son” (nhân phẩm tốt đẹp) cùng những liên hệ đến cuộc đời của tác giả, người đọc có thể hiểu và cảm nhận bài thơ.

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.

Lưu ý:

– Dạng văn bản: Thông báo ngắn nên cần đủ 3 phần: Mở – thân – kết

– Đối tượng giao tiếp: Học sinh toàn trường

– Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường

– Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới

Bài tham khảo:

THÔNG BÁO

Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT…. tổ chức buổi tổng vệ sinh để toàn trường trở nên xanh, sạch, lành mạnh để học tập.

– Thời gian làm việc: từ… giờ sáng … ngày … tháng … năm …

– Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.

– Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn, chi đội nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

– Dụng cụ: Học sinh tự phân công nhau mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, …

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.

…, ngày … tháng … năm …

T/M Ban giám hiệu nhà trường

Phó hiệu trưởng

Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là:

a.Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ viết thư cho học sinh cả nước với tư cách là Chủ tịch nước.

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa mới giành được độc lập và đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

c.Nội dung giao tiếp: Bức thư nói lên niềm vui của học sinh vì được “nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”, đồng thời là lời nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. Cuối thư Bác Hồ gửi lời chúc mừng tới học sinh.

d.Mục đích giao tiếp: Bác viết để chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong vấn đề học tập.

e.Thư viết với lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài ca dao Trâu ơi

Lời giải:

Biện pháp tu từ trong bài ca dao Trâu ơi là:

- Biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về bài ca dao này nhé!

1. Những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của ca dao dân ca Việt Nam

-Ca dao là một trong những thể loại nổi bật trong văn học dân gian. Nó diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động. Nhắc đến nội dung của ca dao thì thường rất đa dạng từ cuộc sống sinh hoạt, đến tình cảm của con người. Đặc điểm về nghệ thuật trong ca dao từ ngôn ngữ đến kết cấu, thủ pháp nghệ thuật, cuối cùng là thể thơ đều mang đậm chất dân gian.

-Trước hết, về ngôn ngữ, ca dao đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả được tâm hồn đa dạng phong phú của con người. Trong ca dao đã có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ của đời sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

"Lá này là lá xoan đào

Tương tư gọi nó thế nào hở em"

-Vì sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày nên ca dao sức quyến rũ mạnh với nhân dân lao động. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản dị. Ca dao vì thế dễ đi vào lòng người hơn. Ca dao có mang tính nghệ thuật và giàu sức biểu cảm cao. Ngôn ngữ trong ca dao được trau chuốt, tinh luyện dựa trên ngôn ngữ dân tộc

"Đèn tà thấp thoáng bóng trăng

Ai đem người ngọc thung thăng chốn này"

-Ca dao vì là sáng tác của tập thể, truyền miệng từ đời này sang đời khác nên ngôn ngữ của nó còn mang tính địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì được sáng tác một cách trau chuốt, tỉ mỉ, sử dụng nhiều cách so sánh, ví von nói bóng nói gió. Ca dao miền Trung thì lại mang tính chất phóng khoáng, không quá trói buộc bởi những quy tắc chặt chẽ:

"Anh đến tìm em thì em đã có chồng

Em yêu anh như rứa, có mặn nồng chi mô"

-Trong ca dao, tác giả còn sử dụng rất nhiều đại từ nhân xưng nhất là trong các bài ca đối đáp giao duyên để biểu lộ tình cảm quan hệ lứa đôi. Lúc thì "anh - em", "mình - ta", có lúc lại vô cùng trang trọng "thiếp - chàng"

"Mình ơi ta hỏi thật mình

Còn không hay đã chung tình với ai"

-Đặc điểm thứ hai của ca dao chính là kết cấu ngắn ngọn, có sử dụng lối đối đáp và công thức truyền thống. Kết cấu ngắn ngọn chính là một bài ca dao có khi chỉ từ hai đến bốn dòng thơ (1-2 cặp lục bát). Tiếp theo chính là sử dụng lối đối đáp "Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng rộng mở nhưng chưa ai vào?". Với lối đối đáp này ta có thể hình dung được đây có thể đổi đáp giữa một nam - một nữ. Đặc điểm thứ ba là sử dụng công thức truyền thông. Hàng loạt các từ ngữ với mô tip mở đầu như là "Thân em" trong bài ca than thân. "Chiều chiều" gợi khoảng thời gian buổi chiều, tâm trạng buồn, "Ngó lên", "Trèo lên".. "rủ nhau"...

"Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng"

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

-Đặc điểm thứ ba là các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong ca dao đó là biện pháp so sánh ẩn dụ. Đó là kiểu so sánh A như B "Đôi ta như thể con tằm/ Cùng ăn một lá, cùng nằm một phòng". Ngoài ra có sử dụng kết cấu so sánh tương hỗ bổ sung đối tượng được nhấn mạnh rong sự đối chiếu với sự vật khác: "Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". Có thể hai đối tượng so sánh được đưa ra với những nét tương đồng: "Tình anh như nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tầm hương". Sử dụng so sánh trong ca dao có ý nghĩa nâng cao giá trị nhận thức và tạo hình ảnh biểu cảm cao cho ca dao. So sánh làm cho hình tượng của ca dao thêm rõ nét hơn. Ngoài ra, giúp cho ca dao biểu đạt được chức năng biểu cảm có nghĩa là bộc lộ cảm xúc. Biện pháp thứ hai chính là biện pháp ẩn dụ. Thực chất, ẩn dụ là cách so sánh ngầm mà đối tượng so sánh được ẩn đi " Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi dây dài/ Ai ngờ giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây". Biện pháp ẩn dụ trong ca dao giúp cho tác giả dân gian có thể diễn tả được những điều thầm kín, khó nói nhưng vẫn mang tính giản dị và giàu chất thơ.

-Trong ca dao, thể thơ nổi tiếng và được dùng nhiều nhất chính là thể lục bát. Thể thơ này giúp cho con người biểu lộ được trạng thái tình cảm phong phú và tinh tế. Đặc điểm của thể thơ vô cùng dễ nhớ bởi cách hiệp vần, nhịp. Cách hiệp vần được thể hiện ở chữ cuối của câu sáu vần với chữ thứ sáu của câu tám, và chữ cuối của câu tám vần với chữ cuối câu sáu.

"Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là con dao"

-Ngoài ra còn luật bằng trắc và cách ngắt nhịp. Có thể theo luật 2/2/2, câu 8 là 2/2/2/2. Nhưng cách ngắt nhịp trong ca dao cũng vô cùng linh hoạt. Ngoài ra, ca dao còn dùng các thể như thể vãn, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp.

- Vì những đặc điểm trên về nghệ thuật của ca dao mà ta thấy được ca dao đã đi vào tâm hồn của con người một cách tự nhiên. Nó đã là một sản phẩm tinh thần có giá trị và được truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ cả trong tài liệu. Ca dao quả là một thể loại có giá trị đến muôn đời.

2. Cảm nghĩ về bài ca dao trâu ơi ta bảo trâu này

-Từ ngàn xưa, người nông dân quanh năm vất vả một nắng hai sương ở ngoài đồng để làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi mình và nuôi đời. Gắn bó với họ ngoài thửa ruộng còn có con trâu. Họ coi con trâu là đầu cơ nghiệp, là người bạn chí tình chí nghĩa:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

-Bài ca dao đã thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn của người nông dân đối với con trâu – con vật đã giúp họ rất đắc lực trong lao động sản xuất.

-Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi trìu mến thiết tha:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

-Người nông dân không chỉ đơn thuần coi trâu là một con vật kéo cày mà còn là người bạn thân thiết. Họ tâm tình, trò chuyện với nó như với một người bạn. Không quý sao được khi con trâu là tài sản lớn. Không thương sao được khi từ sáng sớm cho đến nửa đêm, con trâu luôn làm việc bên cạnh con người. Con trâu gắn bó với người nông dân từ thuở ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vì vậy, quan hệ giữa người nông dân với con trâu không chỉ là mối quan hệ bình thường giữa người chủ và vật nuôi mà còn là quan hệ bạn bè tình sâu nghĩa nặng.

-Ta thử hình dung một buổi sớm mai, người nông dân vai vác cày, tay dắt trâu, vừa đi vừa thủ thỉ: Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cách xưng hô thật dịu dàng, thân mật. Việc cày đồng vất vả, mệt nhọc bởi trên đầu nắng như đổ lửa, dưới chân nước nóng như nung, cả trâu và người cùng chịu. Người thì mồ hôi thánh thót như mưa, trâu thì vươn cổ kéo cày bước đi nặng nề, chậm chạp. Người nông dân ta là thế đấy! Thương mình một, thương trâu mười.

-Câu thứ ba và câu thứ tư khẳng định người và trâu gắn bó không rời trong công việc. Ta đây trâu đấy như hình với bóng, cùng làm việc vất vả trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Trâu với người hiểu nhau trong từng cử chỉ, từng công việc.

-Người không quản vất vả, trâu cũng chẳng ngại nhọc nhằn. Người hiểu công sức to lớn của trâu trong công việc nhà nông. Trâu là người bạn tốt, làm sao người có thể quên ơn? Mạch cảm xúc của bài ca dao đã phát triển từ sự gắn bó, biết ơn, đến lời hứa hẹn đền ơn:

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

-Công sức của người và trâu sẽ được đền bù xứng đáng. Cả hai đã cùng làm việc, cùng chịu dầm mưa dãi nắng thì sẽ cùng hưởng thành quả lao động. Người được hưởng những bông lúa vàng, trâu được hưởng những ngọn cỏ non. Cái điều tưởng chừng giản dị ấy lại là lời hứa trước sau như một của con người biết trọng nghĩa tình.

-Bài ca dao là tiếng nói tâm tình của người nông dân với con vật gắn bó thân thiết suốt cuộc đời mình. Ngoài ra, bài ca còn thể hiện ước vọng của người nông dân muốn có một cuộc sống no đủ, lòng nhủ lòng cố gắng làm việc để có một vụ mùa bội thu. Những người lao động chân lấm tay bùn nhưng có một tấm lòng đôn hậu, thủy chung đáng quý biết bao!

-Ca dao nói về lao động sản xuất phản ánh sinh động cuộc sống vất vả của người nông dân xưa kia. Dù cuộc sống khó khăn cực nhọc nhưng họ vẫn thiết tha với công việc, yêu quý từng tấc đất. Trong lao động, họ không chỉ yêu thương gắn bó với nhau mà còn trân trọng công lao của những con vật hữu ích đả giúp họ trong công việc đồng áng. Đây là một nét tình cảm cao đẹp của người nông dân Việt Nam.