Cay phi lao con goi la cay gi

Nếu như cây phi lao được dùng để trồng làm vành đai phòng hộ thì cây phi lao cảnh là cây xanh công trình để trang trí đường phố, khu dân cư, nhà ở,… Để hiểu rõ hơn về cây phi lao cảnh, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu chung về cây phi lao cảnh

Cây phi lao cảnh trên thực tế có đặc điểm sinh học hoàn toàn giống cây phi lao thường. Vậy cây phi lao là cây gì? Cây phi lao có khá nhiều tên gọi khác nhau như cây dương phi lao, cây tùng dương, cây dương liễu,… Tên khoa học của loại cây này là Casuarinaceae.

1. Đặc điểm hình thái của cây phi lao

Cây phi lao thuộc họ phi lao, có nguồn gốc chính từ đất nước của những chú chuột túi và những đảo thuộc phía Tây Thái Bình Dương. Năm 1986, người Pháp đã đem cây phi lao vào trồng ở Việt Nam. Hiện cây được trồng phổ biến ở các tỉnh thành trên cả nước, nhưng nhiều nhất là ở vùng duyên hải miền Trung.

Phi lao là loại cây gỗ với chiều cao trung bình từ 15 đến 25m. Bề ngoài vỏ cây hay có màu nâu nhạt nhưng bên trong (phần thịt) lại có màu nâu hồng. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, vỏ cây thường bong ra thành từng mảng lớn.

Cay phi lao con goi la cay gi
Cây phi lao thuộc họ phi lao, du nhập vào Việt Nam từ năm 1986

Cành phi lao phân ra thành các đốt, có màu xanh lá, đặc biệt cành sẽ thay lá quang hợp cho cây. Lá cây phi lao có xu hướng tiêu giảm thành những vảy nhỏ và có chiều dài chỉ từ 1-2mm, mọc xung quanh đốt của cảnh.

Hoa cây phi lao là hoa đơn tính, đa phần mọc cùng với gốc. Đối với những hoa đực thì phần cụm mọc vòng, tập trung ở đầu cành, khi nở nhụy có màu vàng nâu, nhìn giống gốc cây bị cháy. Về hoa cái thì mọc thành cụm ở giữa ôm sát thân cành, khi nở hoa có màu đỏ, tua tủa trông rất thu hút.

Quả phi lao thuộc dạng quả kép, vỏ hóa gỗ khi chín và tự khai để phóng thích hoạt ra ngoài. Hạt có khả năng tái sinh mạnh, cây con mọc khỏe.

2. Đặc điểm sinh thái của cây phi lao

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây được trồng phổ biến làm rừng phòng hộ vì cây chịu đựng được khô, mặn, gió. Mùa xuân là mùa khoe sắc của hoa và lá phi lao.

Cay phi lao con goi la cay gi
Cây phi lao có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau

Cây sinh trưởng tốt nhất là trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng. Ngoài ra, đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5 thì cây vẫn có thể sinh trưởng. Nhưng nếu đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng, đất có thành phần cơ giới nặng, bí chặt, lẫn nhiều đá, độ pH 4-4,5 thì cây sinh trưởng kém hơn, biến dạng thành cây bụi thấp, cành lòa xòa trên mặt đất hoặc bị chết dần.

3. Giá cây phi lao

Giá cây phi lao tương đối rẻ, với những bầu cây giống được ươm sẵn, giá chỉ dao động từ 3000 – 10000đ/cây con. Ngoài ra, tùy vào số lượng mà giá cây phi lao sẽ có điều chỉnh.

Cay phi lao con goi la cay gi
Giá cây phi lao con khá rẻ

Đối với giá cây phi lao cảnh thì dao động từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng.

II. Tác dụng của cây phi lao

Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, cây phi lao có rất nhiều công dụng cả trong phong thủy lẫn cuộc sống.

1. Cây phi lao trong phong thủy

Trong phong thủy, cây phi lao hay dương liễu chính là một nạp âm của mệnh Mộc – Dương Liễu Mộc. Những người mang nạp âm này nhìn vẻ ngoài yếu đuối, nhẹ nhàng nhưng lại rất nhạy bén với thực tế, tình cảm đa đoan phức tạp.

2. Lợi ích của cây phi lao trong cuộc sống

Trồng cây phi lao có tác dụng gì, điều đầu tiên chắc chắn đó là việc cây phi lao được sử dụng để bảo vệ thiên nhiên và con người. Cây được trồng ở những bìa rừng cũng là loại cây được trồng chắn gió cho đồng ruộng phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.

Cay phi lao con goi la cay gi
Cây phi lao có thể dùng làm thuốc để chữa bệnh

Cây sẽ bảo vệ nhà cửa, làng mạc của người dân trước những trận bão cát, bão biển ập đến.

Lợi ích thứ hai mà cây phi lao mang lại chính dùng làm thuốc, trong đó rễ cây dùng để chữa các bệnh ỉa chảy, đi lỵ. Vỏ cây có tác dụng làm toát mồ hôi và lợi niệu. Lá có tác dụng kháng sinh.

Ngoài ra, vỏ cây chứa tanin mà tanin thường dùng để nhuộm lưới đánh cá, gỗ phi lao nặng, cứng nên dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ,…

Tác dụng thứ 3 chính là cây phi lao được trồng để làm đẹp cảnh quan đô thị, điển hình là cây phi lao công trình.

III. Cách trồng và chăm sóc cây phi lao cảnh

Cây phi lao cảnh so với cây phi lao thường cần thời gian và điều kiện chăm sóc hơn. Trong 2 năm đầu cây phi lao cần chăm sóc thường xuyên, 2-3 lần/năm xới đất, làm cỏ, vun gốc. Cần bắt sâu đục thân và bón thúc 1 năm/lần với liều lượng 0,5kg phân rong biển và 50g phân vi sinh cho 1 gốc.

Cay phi lao con goi la cay gi
Cây phi lao cảnh so với cây phi lao thường cần thời gian và điều kiện chăm sóc hơn

Cây có khả năng chịu hạn cao nên ở giai đoạn mới trồng chỉ bổ sung nước 2 ngày/lần. Cây sinh trưởng mạnh ở nơi có ánh sáng mặt trời nên tìm chỗ đặt cây cho thích hợp.

IV. Gợi ý một số mẫu cây phi lao cảnh đẹp

Cây phi lao cảnh (bonsai) có thể mang đến không gian xanh mát, thu hút.

Cay phi lao con goi la cay gi
Mẫu cây phi lao bonsai mini

Cay phi lao con goi la cay gi
Mẫu cây phi lao cảnh nhỏ thích hợp cho không gian trong nhà

Cay phi lao con goi la cay gi
Cây phi lao bon sai cổ thụ

Cay phi lao con goi la cay gi
Mẫu cây phi lao cảnh nhiều năm tuổi

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới cây phi lao mà Chơi Cây Cảnh đã tổng hợp được. Hi vọng, những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn trồng được cây phi lao cảnh đẹp, tô điểm cho ngôi nhà của mình.