Cào bằng và đánh đồng khác nhau như thế nào năm 2024

Hay nói cách khác, Kết luận số 14 đã kiến tạo “sân chơi” bình đẳng để mọi người cùng tham gia, tuân thủ một “luật chơi” sòng phẳng mà ở đó người có tài được ghi nhận, tôn vinh, còn người có năng lực kém chấp nhận bị đào thải.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhiều lần vạch trần sự nguy hiểm của tình trạng trung bình chủ nghĩa. Theo Người, không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ cũng cộng điểm như nhau. Khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, Người có rất nhiều bài nói, bài viết lên án tình trạng phân phối “cào bằng”, phê bình những người “mũ ni che tai” và phát động phong trào thi đua yêu nước trong tất cả lĩnh vực của đời sống.

Soi chiếu vào thực tiễn hiện nay, rõ ràng tư tưởng “cào bằng”, trung bình chủ nghĩa vẫn len lỏi, chui sâu, thể hiện rõ nhất ở công tác đánh giá cán bộ. Việc lượng hóa tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cán bộ ở nhiều đơn vị còn chung chung, chưa phản ánh đúng phẩm chất chính trị, năng lực thực tiễn của cán bộ, đảng viên. Người có năng lực trung bình đôi khi được đánh giá tương đương người có năng lực tốt. Người chuyên đảm nhiệm việc mới, việc khó khi hoàn thành nhiệm vụ cũng bị đánh đồng với những người chỉ nhận việc dễ dàng, nhàn nhã nhưng không để xảy ra sai sót.

Cán bộ lãnh đạo đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm, nhưng công việc chung của đơn vị lại đạt hiệu quả không cao, chậm tiến độ, chưa đổi mới. Trong bình bầu thi đua, để tránh bị lãng phí chỉ tiêu, có nơi cố vớt vát một vài cán bộ, đảng viên chưa thực sự xứng đáng so với đồng chí, đồng nghiệp của mình cho đủ số lượng khen thưởng. Ở một số nơi, các buổi tổng kết, đánh giá cán bộ hằng năm thường mang tính hình thức, đến hẹn lại làm, rất ít trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ. Bởi thế mới có chuyện, ở một số đơn vị sự nghiệp hành chính công, 100% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ trở lên nhưng vẫn có tình trạng người dân chưa hài lòng khi đến thực hiện thủ tục hành chính.

“Cào bằng”, trung bình chủ nghĩa không chỉ xây nền móng cho tư tưởng an phận thủ thường, giậm chân tại chỗ, thói quan liêu, bảo thủ, trì trệ mà còn làm xói mòn lý tưởng, niềm tin, sự dấn thân và nỗ lực sáng tạo, bứt phá của những người thực tài.

Điều rất đáng mừng là Kết luận số 14 tuy ban hành chưa lâu nhưng nhiều cấp ủy, chỉ huy, người đứng đầu đã quán triệt sâu sắc, vận dụng rất trúng và đúng vào thực tiễn cơ quan, đơn vị mình với những quyết sách xác đáng về khuyến khích, trọng dụng người tài. Ở nhiều nơi, người đứng đầu mạnh dạn đề xuất cơ chế, chính sách để tận dụng và phát huy tối đa chất xám của đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết loại trừ tư tưởng “cào bằng”, trung bình chủ nghĩa vốn tồn tại ít nhiều trước đó trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ.

Từ đây, nhiều người thực tài như “mở cờ trong bụng”, thêm động lực sáng tạo bởi không còn sự thiên lệch, bất công, ai cũng như ai trong đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Ở chiều ngược lại, những người vốn có năng lực hạn chế, dựa dẫm vào tập thể và khuynh hướng trung bình chủ nghĩa hoặc sẽ phải tự thức tỉnh để phấn đấu vươn lên, hoặc chấp nhận đứng ngoài cuộc, bị đào thải bởi không đáp ứng được điều kiện của “sân chơi” sáng tạo, trí tuệ và bình đẳng.

Khi bàn về đặc điểm của người Việt Nam biểu hiện trong hành vi phân chia lợi ích, phần lớn các tác giả đều cho rằng, nét nổi bật là sự cào bằng.

Tác giả Phạm Minh Hạc (1996) cho rằng, trong suốt thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, khái niệm công bằng được đồng nhất hoàn toàn với khái niệm bình đẳng được hiểu là sự ngang bằng nhau hoàn toàn giữa người với người về mọi phương diện. Kết quả là khái niệm công bằng, về thực chất, bị đem đồng nhất hoàn toàn với khái niệm cao bằng một cách bình quân chủ nghĩa. Có lẽ, đó là quan niệm và thực hành của người Việt truyền thống. Tổng kết về những đặc điểm của người Việt, tác giả Trần Ngọc Thêm (2001) nói đến "thói cào bằng" và đi liền với nó là "đố kỵ", không muốn người khác hơn mình. Tác giả Đỗ Long (2000) cũng nhận định rằng "chủ nghĩa bình quân - biểu hiện rất rõ của tính cộng đồng".

Không phủ nhận Đề án Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục là một trong những nỗ lực của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng đa số ý kiến của các đại biểu băn khoăn sau 5 năm thực hiện Đề án, chúng ta sẽ được cái gì? Chất lượng giáo dục có song hành cùng việc đổi mới cơ chế giáo dục không? Nhưng dường như, các đại biểu chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng trong Đề án này.

Theo Đại biểu Đinh Trịnh Hải (Ninh Bình), muốn đổi mới thì cần phải đổi mới cơ chế chất lượng giáo dục trước đã. Nhưng Đề án chưa toát lên được việc tăng chất lượng giáo dục thông qua các giải pháp về cơ chế tài chính mà chỉ thấy nổi lên việc tăng học phí. Cùng ý kiến này, Đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) cho rằng, cần đánh giá chất lượng giáo dục qua sách giáo khoa, giáo viên còn học phí chưa phải là yếu tố quan trọng, chưa phải là nguyên nhân của việc chất lượng giáo dục thấp. Thực tế thì ngân sách dành cho giáo dục chi không hết. Kinh phí tăng có đảm bảo chất lượng giáo dục tăng không?

Muốn như vậy cần đánh giá lại chi tiêu cho giáo dục hiệu quả như thế nào trong thời gian qua thì mới có cơ sở xem xét Đề án- Đại biểu Trần hoa Ry (Bạc liêu) nói. Theo Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) đề nghị Chính phủ phải có báo cáo bổ sung về chất lượng giáo dục trong Đề án. Sau 5 năm, chúng ta phải có đánh giá Đề án có hiệu quả không ?

Xác định mức thu nhập bình quân như thế nào?

Theo Đề án mà Bộ Giáo dục, Đào tạo đưa ra, mức học phí phổ thông mới sẽ không vượt quá 6% thu nhập gia đình và có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vùng miền, từng địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, mức học phí 6% thu nhập gia đình là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số!

Hơn nữa, mức thu nhập được công bố hằng năm ở mỗi địa phương chỉ là mức bình quân, còn ngay trong một tỉnh, khoảng cách giàu nghèo cũng rất xa nhau. Vì vậy, để công bằng, các cơ quan quản lý phải nắm được thu nhập người dân một cách chính xác để tránh xảy ra hiện tượng cào bằng và xin được làm “hộ nghèo”. Nhưng làm thế nào để cơ quan quản lý nắm được. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Đại biểu Nguyễn Quốc Cường, sự chênh lệch giàu nghèo của chúng ta cách nhau khá xa, khi đưa ra thực hiện, phần không thu được sẽ rất lớn. Xác định mức thu nhập, đặc biệt là thu nhập của người dân sẽ không thực hiện được. Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) đặt câu hỏi: Ai sẽ xác định được mức thu nhập bình quân của người dân?

Nếu không có lộ trình và mức thu học phí hợp lý dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, nhất là học sinh khu vực nông thôn sẽ tăng thì mục tiêu và bản chất tốt đẹp của nền giáo dục sẽ khó thực hiện được- Đại biểu Nguyễn Thị Tuyến (Hà Nội) cho biết. Mặt khác, có nên tăng học phí đối với khu vực dạy nghề? Điều đó đồng nghĩa với việc không khuyến khích học sinh học nghề và có đi ngược với chủ trương khắc phục tình trạng thầy nhiều hơn thợ?

Đấy là chưa kể, trên thực tế, ngoài học phí, các gia đình phải chi trả rất nhiều khoản cho việc học của con như tiền xây dựng trường, tiền cơ sở vật chất, tiền học thêm, tiền hội phụ huynh, tiền đồng phục… Theo Luật Giáo dục, những khoản thu này không hợp pháp và các trường không được thu. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, việc thu các khoản ngoài học phí vẫn ngoài tầm kiểm soát của Bộ Giáo dục- Đào tạo...

Quan trọng là quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách giáo dục

Những năm qua, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo ngày một tăng. Trong khi các địa phương chiếm một tỷ trọng rất lớn là 74% ngân sách cho cho giáo dục hàng năm, thì các bộ ngành khác chỉ chiếm 21%. Theo ông Tạ Đức Thịnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục- Đào tạo, thì Bộ không nắm được toàn bộ ngân sách giáo dục và đào tạo được chi tiêu như thế nào. Bộ chỉ nắm được 5% ngân sách, còn hơn 90% nguồn lực phân tán ở các bộ, ngành và địa phương. Và cho đến nay chưa có quy định nào buộc các bộ, ngành, địa phương hằng năm báo cáo Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc chi tiêu cho giáo dục và đào tạo ở bộ, ngành, địa phương mình.

Quan trọng nhất của đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục là phải quản lý ngân sách giáo dục như thế nào cho hiệu quả. Dân gian có câu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Ngân sách ít hay nhiều không quan trọng bằng vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả hay không?

Đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) băn khoăn, cơ chế quản lý sẽ như thế nào khi có những địa phương chi không đúng mục đích, chỉ tiêu được giao. Có ý kiến đại biểu cho rằng, tất cả các khoản chi cần đưa vào ngân sách nhà nước để quản lý chặt chẽ thu chi.

Đổi mới cơ chế tài chính không chỉ là tăng học phí, mà còn là cách huy động nguồn lực xã hội, cách quản lý, sử dụng tài chính trong giáo dục sao cho có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.