Cao Bằng có bao nhiêu dân tộc anh em?

Cao Bằng là địa bàn có 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với 12 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô… cùng sinh sống.

Cuộc sống đi lên

Chỉ cách đây 2 năm, cuộc sống gia đình chị Ngọc Thị Duyên [dân tộc Nùng ở thôn Nà Tục, xã Đức Xuân, huyện Thạch An] rất khó khăn do ít đất canh tác. Cuộc sống quanh năm chỉ bám cây ngô, lúa. Do thu nhập không ổn định, nên dù căn nhà xuống cấp đã nhiều năm nhưng gia đình vẫn không có điều kiện để sửa chữa.

Tuy nhiên, khi được các cấp, đoàn thể quan tâm tạo điều kiện vay vốn ngân hàng phát triển chăn nuôi, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định. Chị Duyên cho biết: Qua các kênh hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể về tập huấn khoa học kỹ thuật, vốn vay, chị mạnh dạn vay hơn 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư chăn nuôi lợn nái, lợn thịt và nuôi gà, trung bình mỗi năm thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng. Hiện chị đã xây được nhà mới, bảo đảm cuộc sống gia đình.

Tại xóm Lũng Đắc [xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng] có 15 hộ dân thì 15 hộ đều là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây, người dân sống rải rác ở trên các sườn núi, trong thung lũng nên việc đi lại, sinh hoạt khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Nhằm giúp đồng bào Mông ở xóm Lũng Đắc có cuộc sống ổn định, huyện đã tuyên truyền, vận động người dân hạ sơn.

Cuộc sống mới của người Mông ở xóm Lũng Đắc [xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng] sau khi hạ sơn.

Khi hạ sơn, người dân sẽ có nhiều đất trồng trọt chăn nuôi, làm đường, xây dựng nhà, thuận tiện phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn của các chương trình giảm nghèo, chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, xóm Lũng Đắc hạ sơn giờ đã có những ngôi nhà mới xây kiên cố. Khu hạ sơn Lũng Đắc đã thực sự thay đổi nhờ người dân vừa trồng rau màu, cây ăn quả, vừa kết hợp chăn nuôi.

Còn tại thôn Hoài Khao [xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình], các hộ đồng bào dân tộc Dao Tiền đã tận dụng những nét đẹp văn hóa từ nghề dệt thổ cẩm, những ngôi nhà cổ… để phát triển du lịch cộng đồng.

Nhằm hỗ trợ người dân, UBND xã Quang Thành tạo điều kiện cho các hộ trong xóm chỉnh trang nhà cửa, gìn giữ và tu sửa những nếp nhà bằng gỗ riêng biệt, mang đậm bản sắc của đồng bào Dao; vận động người dân di dời chuồng trại gia súc ra khỏi khu dân cư, góp sức giữ gìn vệ sinh môi trường; hiến đất để xây dựng các công trình đảm bảo tiêu chí một làng du lịch cộng đồng...

Nhờ phát triển du lịch, thu nhập bình quân đầu người của người Dao đã đạt trung bình 22 triệu đồng/năm. Định hướng trong thời gian tới, xã sẽ kết hợp với Hội Phụ nữ thành lập tổ hợp tác hoặc HTX để hỗ trợ người dân làm du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

Chính sách ấm lòng dân

Cao Bằng từng là địa phương nhiều năm liền phải đối mặt với tình trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 vẫn ở mức 43%. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự quyết tâm của địa phương, các chương trình, chính sách dân tộc như Chương trình 135, Quyết định 102, Quyết định 755, Quyết định 54, Quyết định 18 của Chính phủ đã đến được các xóm, bản đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Người dân thôn Hoài Khao chỉnh trang các con đường phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ cây giống, con giống, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với hộ nghèo được triển khai. Tỉnh kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là an ninh biên giới và các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đến nay, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4,1%/năm. Tính đến năm 2020, 98,2% dân số tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có 99,4% là người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

100% đường trục liên xã được thông tuyến; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 40%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 31%; trên 89% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 90,89% hộ sử dụng điện; trên 93% hộ được xem Đài Truyền hình Việt Nam… và đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16%.

Để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc toàn diện, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể là tỉnh sẽ xây dựng các mô hình kinh tế điểm dựa vào thế mạnh của địa phương để tạo tính lan tỏa, sau đó sẽ nhân rộng thành nhiều mô hình.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 6.724,6 km2, bằng 2,12% diện tích tự nhiên toàn quốc; đất nông nghiệp chiếm hơn 9%; đất lâm nghiệp, núi đá, sông suối chiếm hơn 90%; có 09 huyện và 01 thành phố [có 7 huyện biên giới] với 161 xã, phường, thị trấn [trong đó có 29 xã thuộc khu vực I, 06 xã khu vực II, 126 xã thuộc khu vực III].

Dân số toàn tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm ngày 01/4/2019 là 530.341 người, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số [DTTS] chiếm hơn 94,87%, trong đó: Tày 40,83%, Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Kinh 5,12%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%, Hoa 0,03%, dân tộc khác 0,2% [trong đó có dân tộc Thái chiếm 0,041% dân số toàn tỉnh].

Theo báo cáo kết quả khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các DTTS [Tày, Thái, Dao] trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo ký, trong những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn được duy trì và phát triển, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, trong đó một số dân tộc còn có chữ viết riêng và đang ngày một giàu thêm về số từ vựng, tinh tế hơn, chính xác hơn về sức diễn đạt, truyền cảm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hình thành, duy trì một số ngôn ngữ, chữ viết DTTS như: Tày, Nùng, Mông, Dao… đặc biệt ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Tày, dân tộc Mông được cấp ủy, chính quyền quan tâm, chỉ đạo các ngành cụ thể hóa, thực hiện phù hợp với thực tế của địa phương như: Rà soát nhu cầu học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên dạy học tiếng DTTS và dự báo nhu cầu học tiếng DTTS ở các cấp học phổ thông; rà soát và tổ chức dạy tiếng dân tộc Tày, dân tộc Mông cho cán bộ, công chức đang công tác trên địa bàn tỉnh theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật Giáo dục, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ.

Nhận thức sâu sắc “tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của một tộc người. Mất tiếng mẹ đẻ cũng tương tự với nguy cơ mất đi hồn cốt, bản sắc văn hóa của tộc người đó” nên công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng, quan tâm.

Về tiếng nói [có 6 di sản]: Hầu hết đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đều bảo tồn tốt tiếng nói của dân tộc mình và thường xuyên sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài tiếng mẹ đẻ, các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ còn dùng tiếng Tày làm ngôn ngữ chung để trao đổi với nhau. Các em nhỏ ở độ tuổi đến trường giao tiếp bằng tiếng phổ thông [tiếng Việt], ở nhà các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Riêng hai dân tộc Tày, Nùng ở huyện Hòa An và khu vực  thành  phố Cao  Bằng, thế hệ trẻ hầu như ít người biết nói tiếng mẹ đẻ, những người biết cũng ít sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong giao tiếp.

Về chữ viết [có 02 di sản]: Chữ Nôm Tày và chữ Hán Dao, hiện nay dân tộc Tày không còn duy trì chữ viết riêng, chỉ còn một phần nhỏ trong hệ thống sách cúng, sách Then, sách của thầy cúng và một số người hành nghề thầy cúng vẫn lưu giữ một số sách chữ Hán và sử dụng chữ Hán. Người Dao dùng chữ Hán nhưng phát âm theo tiếng Dao; các thầy cúng đều sử dụng sách chữ Hán để làm phương tiện hành nghề trong các nghi lễ.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có nhu cầu cao trong việc tham gia bồi dưỡng tiếng DTTS, do đó khi mở các lớp bồi dưỡng tiếng DTTS đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập.

Công tác dạy tiếng DTTS, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết của dân tộc Tày được giao cho các cơ sở đào tạo của tỉnh, với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảng dạy.

Từ năm 2013 - 2020, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức bồi dưỡng tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức được 78 lớp với 5.284 lượt người tham gia. Ngoài ra, bằng các nguồn xã hội hóa, tại các huyện đã mở các lớp hát then, đàn tính [tiếng Tày] hoặc thông qua các câu lạc bộ để truyền dạy cho con em các dân tộc trong huyện, nhằm bồi dưỡng, phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Dân tộc Tày cư trú ở tất cả các huyện trong tỉnh, chiếm 40,84% dân số toàn tỉnh [trên 216.500 người], tập trung chủ yếu ở các huyện miền Đông của tỉnh như: Trùng Khánh, Hoà An, Hạ Lang, Thạch An. Dân tộc Tày có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng, ngôn ngữ của dân tộc Tày là tiếng Tày.

Dân tộc Dao chiếm 10,36% dân số toàn tỉnh [khoảng trên 54.900 người], có hai nhóm Dao đỏ và Dao Tiền. Địa bàn cư trú tập trung tại các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An.

Dân tộc Thái chiếm 0,041% dân số toàn tỉnh [khoảng trên 200 người], cư trú ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, có tiếng nói, chữ viết như dân tộc Tày.

Chủ Đề