Cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là chuẩn năm 2024

1m65 là chiều cao vô cùng lý tưởng, nhưng chỉ bấy nhiêu đó thì chưa đủ để tạo nên vóc dáng đẹp. Yếu tố còn thiếu là gì? Chính là sở hữu cân nặng tương xứng với chiều cao. Vậy với chiều cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa?

Nam cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa?

Với chiều cao 1m65, các bạn nam nên duy trì chỉ số cân nặng tối thiểu là 55kg và tối đa là 68kg. Đây là ngưỡng cân nặng tương xứng với chiều cao, tạo nên sự cân đối ngoại hình. Bởi nếu chỉ số cân nặng thấp hơn 55kg, trông bạn sẽ rất gầy ốm. Trong khi đó, hơn 68kg được xem là quá cân, ngoại hình của bạn trông mập mạp hơn so với người cùng cân. Kiểm tra ngay xem, bạn đã đạt mốc cân nặng chuẩn chiều cao này chưa nào.

Nam cao 1m65 nặng 55 - 68kg và nữ cao 1m65 nặng 51 - 62kg được xem là vóc dáng chuẩn.

Nữ cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa?

51 - 62kg là chỉ số cân nặng vừa chuẩn đối với nữ giới cao 1m65. Đây cũng là mốc chiều cao vô cùng lý tưởng mà rất ít bạn nữ đạt được. Hãy tìm hiểu những cách phối trang phục để có thể tôn được đôi chân dài đầy tự hào của bản thân nhé. Và đừng quên, hãy luôn thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giữ mức cân nặng ổn định.

Cao 1m65 số đo 3 vòng bao nhiêu là chuẩn?

Số đo 3 vòng cũng là một yếu tố thể hiện vóc dáng đạt chuẩn của bạn. Đối với nam giới, 3 vòng săn chắc góp phần thể hiện sự nam tính, mạnh mẽ. Song với nữ giới, 3 vòng đạt chuẩn thể hiện sự quyến rũ. Vậy nam và nữ cao 1m65 có số đo 3 vòng bao nhiêu là chuẩn?

Nam

Số đo 3 vòng chuẩn là một trong những tiêu chí thúc đẩy các chàng trai tham gia tập luyện thể thao đều đặn, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học hơn. Với nam giới cao 1m65, số đo 3 vòng chuẩn sẽ được tính bằng công thức sau:

  • Vòng 2 = Chiều cao x 0,45 = 165 x 0, 45 = 74,3cm
  • Vòng 1 = Vòng 2 / 0,7 = 74,25 / 0,7 = 106cm
  • Vòng 3 = Vòng 2 / 0,83 = 74,25 / 0.83 = 89,5cm

Như vậy, nam giới cao 1m65 số đo 3 vòng chuẩn lần lượt là 106 - 89,5 - 74,3 [cm]

So với nữ, nam giới có thể sở hữu số đo 3 vòng chuẩn dễ dàng hơn. Vậy nên dù hiện tại bạn đang mập hay ốm, không cần phải quá lo lắng. Hãy bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kết hợp với các bài tập tăng cơ để vừa sở hữu vóc dáng chuẩn vừa cải thiện sức khỏe.

Nữ

So với nam giới, nữ giới khó sở hữu và cũng khó kiểm soát số đo cơ thể hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là không thể nếu bạn kiên trì tập luyện và có một khẩu phần ăn hợp lý. Với nữ giới cao 1m65, số đo 3 vòng chuẩn sẽ được tính bằng công thức sau:

  • Vòng 1 = Chiều cao / 2 = 165 / 2 = 82,5cm
  • Vòng 2 = Vòng 1 - 22 = 82,5 - 22 = 60,5cm
  • Vòng 3 = Vòng 2 / 0,68 = 60,5 / 0,68 = 89cm

Như vậy, nữ giới cao 1m65 số đo 3 vòng chuẩn lần lượt là 82,5 - 60,5 - 89 [cm]

Thực tế hiện nay, có không ít bạn nữ cho rằng càng ốm sẽ càng đẹp, nhưng sự thật là chúng chỉ giúp bạn diện trang phục dễ dàng hơn mà thôi. Trong khi đó, một thân hình cân đối với chiều cao, cân nặng, số đo 3 vòng lý tưởng mới khiến người khác đánh giá cao về sự khỏe khoắn và xinh đẹp của bạn.

Xem thêm: Cách tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

1m65 và chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam

1m65 là chiều cao vô cùng lý tưởng đối với nữ giới Châu Á, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đáng tiếc là với chiều cao trung bình 156, 2cm hiện nay, nữ giới Việt vẫn chưa đạt mức này. Tuy vậy, sự thay đổi từng ngày trong lối sống, hứa hẹn nữ giới Việt sẽ sớm đạt được chiều cao 1m65 trong tương lai gần.

Ở một góc nhìn khác, không hẳn sở hữu chiều cao 1m65 là đẹp. Quan trọng nhất là bạn nên đạt được số đo và cân nặng tương xứng. Điều này sẽ giúp thân hình của bạn trông cuốn hút hơn, dù chiều cao chưa thật sự nổi bật.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn ngừng cố gắng đạt được mốc chuẩn chiều cao lý tưởng hơn đâu. Xét trên phương diện khác, sở hữu chiều cao lý tưởng sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội hơn trong công việc, sự nghiệp và cả tình yêu. Vậy nên nếu vẫn còn trong độ tuổi phát triển chiều cao, hãy luôn đặt ra những mục tiêu tầm vóc cao hơn để đạt được chiều cao lý tưởng nhé.

Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết chiều cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa rồi đúng không nào? Nếu vẫn chưa đạt được những chỉ số này, hãy thiết lập một kế hoạch dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt khoa học ngay từ bây giờ.

Theo bảng cân nặng, chiều cao chuẩn, các chỉ số tương ứng sẽ có sự khác nhau tùy vào giới tính và độ tuổi. Nữ giới cao 1m65 có trọng lượng chuẩn dao động từ 51 - 62 kg. Trong khi đó nam giới có cùng chiều cao sẽ đạt chuẩn ở mức cân nặng 56 - 68kg. Đây là kết quả của một quá trình chăm sóc sức khỏe khoa học, cho thấy chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi đúng cách. Nếu bạn thấp hơn cân nặng tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa, hãy nhanh chóng điều chỉnh thói quen sinh hoạt hiện tại để tối ưu thể chất.

Công thức tính chiều cao cân nặng chuẩn cho người 1m65

Công thức phổ biến để tính cân nặng chuẩn dựa trên chiều cao là chỉ số BMI [Body Mass Index]. Công thức BMI được tính bằng cách chia cân nặng [kg] cho bình phương chiều cao [m]. Công thức BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng / Chiều cao2 [trong đó, cân nặng tính bằng kg và thang đo chiều cao bằng mét]. BMI có thể hiểu như sau:

  • BMI dưới 18,5: Thiếu cân.
  • BMI từ 18,5 - 24,9: Bình thường.
  • BMI từ 25 - 29,9: Thừa cân.
  • BMI từ 30 trở lên: Béo phì.

​Tuy nhiên, chỉ số BMI không phản ánh chính xác mức độ mỡ cơ thể và không phân biệt giữa mỡ và cơ bắp. BMI chỉ mang tính ước lượng và không được coi là đánh giá toàn diện về sức khỏe. Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe và thể chất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có đánh giá chi tiết hơn.

BMI đúng chuẩn đồng nghĩa bạn có thân hình cân đối

Những cách giúp cải thiện chiều cao hiệu quả cho người 1m65

Nếu bạn còn trong độ tuổi tăng chiều cao tự nhiên và muốn cải thiện mức 1m65 hiện tại, nhất là nam giới, hãy áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây:

Thực hiện chế độ ăn khoa học

Chiều cao của chúng ta chịu ảnh hưởng chính từ chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. Một bữa ăn đủ chất, thực phẩm lành mạnh, chế biến đúng cách, hàm lượng đúng nhu cầu khuyến nghị... sẽ mang đến hiệu quả phát triển chiều cao nhanh chóng. Chế độ ăn uống khoa học, đủ các nhóm chất, bao gồm đạm, tinh bột, vi khoáng, chất xơ, chất béo lành mạnh. Trong đó, protein, canxi, vitamin D, vitamin K, magie, phốt pho, kẽm, kali… là những chất tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng của xương.

Bạn có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng này trong một số thực phẩm như cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu và hạt như hạnh nhân, đậu nành… Lựa chọn thực phẩm cần đảm bảo tiêu chí tươi sạch, bảo quản thực phẩm đúng theo hướng dẫn và chế biến hợp lý để bảo toàn giá trị dinh dưỡng.

Tập thể dục mỗi ngày

Thói quen tập luyện cần được duy trì mỗi ngày để tăng cường tác động tích cực lên xương khớp và cơ bắp. Tập thể dục và chơi thể thao thường xuyên giúp xương tăng tốc kéo dài, thúc đẩy khả năng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng, hỗ trợ chiều cao. Đây là thói quen tốt giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và sức mạnh xương khớp. Bạn có thể chọn các hình thức vận động tốt cho chiều cao như: Đạp xe, chạy bộ, yoga, đu xà, nhảy dây, bơi lội, chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ…

Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đủ thời lượng và đảm bảo về chất lượng giúp cho xương phát triển mạnh mẽ hơn, bởi đây cũng là thời gian xương được thư giãn. Ngủ sâu giấc tạo điều kiện cho các nội tiết tố tăng trưởng được giải phóng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày. Từ đó, quá trình phát triển chiều cao được hỗ trợ thuận lợi hơn. Các quá trình sinh hóa khác như chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, đào thải độc tố cũng diễn ra lành mạnh hơn.

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể tỉnh táo, sảng khoái, phát triển mạnh mẽ hơn

Cải thiện tư thế

Tư thế đi lại, ngồi, đứng, vận động thể chất trong ngày rất quan trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Bạn cần điều chỉnh tư thế liên tục, đảm bảo lưng luôn được giữ thẳng, tránh cong vẹo cột sống. Xương khớp khỏe giúp cho quá trình phát triển được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cao hết tiềm năng. Dưới đây là một số lưu ý khi cải thiện tư thế:

  • Đứng thẳng lưng, vai giữ vững tạo sự ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Ngồi thẳng lưng, giữ cho đầu, vai và lưng trên cùng một đường thẳng.
  • Tập thêm các bài yoga, pilates hoặc các bài tập căng - giãn cơ để tăng cường sự linh hoạt trong hoạt động cơ xương khớp.
  • Tránh đứng hoặc ngồi cùng 1 tư thế quá lâu.
  • Sử dụng balo, túi xách có trọng lượng vừa phải, cố gắng cân bằng áp lực lên hai vai khi đeo cặp sách.

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì một cân nặng lành mạnh và hợp lý là quan trọng để tăng cơ hội phát triển chiều cao hết tiềm năng. Cách tốt nhất để tối ưu cân nặng là kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể. Bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống với hàm lượng các chất đúng nhu cầu khuyến nghị, cân bằng các nhóm chất, ưu tiên chất béo lành mạnh và không quên bổ sung chất xơ.

Chia nhỏ bữa ăn cũng là một cách để giảm bớt năng lượng nạp vào trong một lần, hạn chế khả năng tích tụ calo và giảm các khó khăn khi đốt cháy calo. Để có cân nặng hợp lý với chiều cao hiện tại, bạn cũng nên giữ thói quen tập thể dục hoặc chơi thể thao để dễ dàng tiêu hao các năng lượng dư thừa.

Sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Bữa ăn thường ngày rất khó để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sở dĩ do cơ địa chúng ta gần như không hấp thụ hoàn toàn. Một số sản phẩm hỗ trợ hiện nay sẽ mang đến khả năng hỗ trợ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng - yếu tố quan trọng nhất để phát triển về chiều cao. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, đã được kiểm định về chất lượng và mức độ an toàn, có giấy chứng nhận rõ ràng. Dạng thành phần cũng nên ưu tiên loại dễ hấp thụ để đảm bảo cơ thể tiếp nhận tốt.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ uy tín giúp tăng tốc chiều cao

Tránh các thói quen gây hại

Thói quen ăn uống các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, món ăn nhiều dầu mỡ… cũng cần loại bỏ sớm hoặc hạn chế tối đa. Bởi các thực phẩm này thực chất chỉ nạp thêm năng lượng mà chứa rất ít dinh dưỡng. Ăn nhiều các món này dễ gây tăng cân nhanh, dẫn đến thừa cân, thậm chí là béo phì. Ngoài ra, thói quen thức khuya, lười vận động cũng cần cải thiện nhanh chóng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình tăng trưởng tự nhiên.

Thực đơn hiệu quả giúp tăng chiều cao cho người 1m65

Thực đơn bữa sáng

Xôi, bánh mì, sandwich ăn cùng trứng, ngũ cốc, phở, bún, mì… là những món ăn sáng giàu dinh dưỡng và năng lượng. Những món ăn này giúp bạn có đủ calo cần thiết để cho buổi sáng tỉnh táo và tràn đầy hứng khởi cho học tập hoặc lao động. Bạn lưu ý hạn chế gia vị, dầu mỡ trong phương pháp chế biến để đảm bảo món ăn lành mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm ly sữa hoặc ít trái cây trong bữa sáng để cân bằng dưỡng chất.

Thực đơn bữa trưa và tối

Bữa trưa và tối có thể thực đơn tương tự nhau nhưng hàm lượng calo cho tổng bữa ăn sẽ không giống nhau. Bạn nên sắp xếp các món ăn cho bữa tối ít calo hơn bữa trưa bởi sau bữa tối, cơ thể gần như sẽ không hoạt động nhiều và cũng chuẩn bị cho giấc ngủ tối, không có thời gian tiêu hao calo dư thừa. Món ăn trưa hoặc tối có thể là cơm, ăn cùng thịt, cá, mực, tôm, trứng chế biến luộc, hấp, xào, chiên…

Các món rau tốt cho chiều cao là rau họ cải, khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải… nên luộc hoặc nấu canh, hạn chế phương pháp xào nhiều dầu mỡ. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn linh hoạt với các món cà ri ăn cùng bánh mì, món phở, cuốn, mì, bún, soup… thay thế cho cơm bình thường. Trái cây sau mỗi bữa ăn giúp cân đối dưỡng chất, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Thực đơn bữa phụ

Bữa ăn phụ diễn ra vào nửa buổi sáng hoặc nửa buổi chiều - thời điểm trước 45 - 60 phút giờ tập luyện thể dục, thể thao. Mục đích của bữa phụ là bù đắp dinh dưỡng và năng lượng, giúp cơ thể tiếp tục hoạt động hết tiềm năng, tránh tình trạng uể oải, mệt mỏi do mất sức. Bữa phụ có thể là sữa chua [ăn cùng trái cây, các loại hạt], ngũ cốc, sữa bò hoặc sữa hạt, trái cây, sinh tố…

Bữa phụ lành mạnh, giàu dinh dưỡng giúp bù đắp năng lượng đáng kể

Những bài tập giúp tăng chiều cao cho người 1m65 hiệu quả

Đạp xe

Đạp xe tác động đến nhiều nhóm cơ khác nhau, bao gồm cả các nhóm cơ ở chân, hông và cơ lõi. Cơ bắp khỏe mạnh có thể góp phần tạo nên tư thế tốt hơn và sức mạnh tổng thể của cơ thể, điều này có thể gián tiếp hỗ trợ sức khỏe của xương. Đạp xe kích thích kéo dài xương chân, rèn luyện thường xuyên giúp bạn có cơ hội sở hữu đôi chân dài miên man. Hoạt động đạp xe còn giúp cơ thể cải thiện khả năng thăng bằng, tăng sức mạnh cột sống và xương hông.

Một mẹo nhỏ giúp tăng tốc chiều cao là bạn điều chỉnh độ cao yên xe hơn bình thường một chút để tăng độ với của chân khi đạp. Điều này sẽ kích thích sự kéo giãn xương chân, từ đó tăng chiều cao nhanh chóng hơn. Bạn lưu ý cũng nên giữ thẳng lưng khi đạp xe, tránh thực hiện sai tư thế để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống.

Tập yoga

Yoga góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện sự linh hoạt và tư thế của xương khớp, từ đó thúc đẩy phát triển chiều cao. Tập yoga có thể giúp cải thiện tư thế của bạn bằng cách tăng cường cơ bắp cốt lõi và nâng cao nhận thức về cơ thể. Tư thế tốt giúp bạn trông cao hơn và cũng có thể góp phần cải thiện sức khỏe cột sống. Các động tác kết hợp trong yoga hỗ trợ tăng cường sự kéo giãn và linh hoạt của xương khớp.

Một số tư thế yoga liên quan đến việc chịu trọng lượng lên cánh tay, chân và cột sống. Các bài tập chịu trọng lượng được biết là có tác dụng kích thích sức khỏe của xương bằng cách khuyến khích sản xuất mô xương mới, từ đó kéo dài xương. Yoga cũng kết hợp các kỹ thuật thư giãn và giảm căng thẳng, có thể góp phần mang lại sức khỏe tổng thể tốt hơn, ăn uống ngon miệng, ngủ ngon hơn để phát triển thể chất mạnh mẽ.

Các bài tập yoga điển hình giúp tăng chiều cao có thể kể đến: Tư thế rắn hổ mang, tư thế em bé, tư thế cây cầu, chiến binh, tam giác, cánh cung… Bạn có thể tập yoga vào bất kỳ thời gian nào trong ngày như buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, buổi xế chiều, nửa buổi sáng hoặc chiều…

Tập yoga giúp cải thiện vóc dáng cân đối, thúc đẩy chiều cao và cơ thể dẻo dai

Nhảy dây

Nhảy và tiếp đất trong khi nhảy dây là những hoạt động chịu sức nặng gây căng thẳng cho xương, đặc biệt là ở phần thân dưới. Các bài tập chịu trọng lượng được biết là có tác dụng kích thích sản xuất mô xương mới và góp phần tăng mật độ xương. Nhảy dây có sự tham gia của nhiều nhóm cơ khác nhau, bao gồm cả các nhóm cơ ở chân, lõi và cánh tay. Cơ bắp khỏe mạnh có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của xương và góp phần tạo nên tư thế tốt hơn.

Nhảy dây đòi hỏi sự phối hợp và giữ thăng bằng, điều này giúp cải thiện nhận thức và khả năng kiểm soát tổng thể của cơ thể. Ngoài tác dụng giải phóng cơ, hỗ trợ kéo dài xương thì nhiều người chọn nhảy dây để đốt cháy calo dư thừa, giúp ổn định cân nặng. Cụ thể, có khoảng 10 calo được tiêu hao mỗi 1 phút nhảy dây.

Chạy bộ

Chạy bộ là hoạt động thể dục phổ biến ở nhiều gia đình, bất kể nam hay nữ, độ tuổi nào cũng có thể chạy bộ dễ dàng. Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh phần thân dưới, cột sống và xương hông chắc khỏe. Đặc biệt, kiểu chạy nước rút giúp xương chân tạo ra nhiều vết nứt nhỏ, tất nhiên không gây hại. Theo thời gian ăn uống khoa học, đủ chất, các dưỡng chất sẽ bồi đắp vào vết nứt, đồng nghĩa tái tạo xương mới và kéo dài xương hơn.

Bơi lội

Bơi lội có sự tham gia của nhiều nhóm cơ khác nhau, bao gồm cả cơ trung tâm, cánh tay và chân. Đây là bài tập toàn thân có thể giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt. Không giống các hoạt động thể chất trên cạn, khi bơi cơ thể còn phải vượt qua lực cản từ dòng nước. Nhờ vậy cơ bắp săn chắc hơn, kích thích kéo dài xương tốt hơn và cũng nâng cao sức khỏe. Bơi lội thường xuyên có thể góp phần quản lý cân nặng và thành phần cơ thể tổng thể, điều này có thể có tác động tích cực đến khả năng tăng chiều cao.

Bơi lội thúc đẩy phát triển cơ xương và nâng cao sức khỏe

Chơi cầu lông

Cầu lông là sự kết hợp giữa hoạt động aerobic và các động tác chịu trọng lượng, đặc biệt là ở phần thân dưới. Chơi cầu lông đòi hỏi bạn phải chuyển động nhanh và năng động hơn, buộc nhiều nhóm cơ tham gia vận động. Nhờ đó cơ bắp được tăng cường, cải thiện tính linh hoạt, nâng cao thể lực tổng thể. Khi chơi cầu lông, bạn cần thay đổi nhanh chóng hướng, bước nhảy và phối hợp tay - mắt. Những động tác này có thể góp phần cải thiện sự nhanh nhẹn và phối hợp, góp phần thúc đẩy kéo dài xương và phát triển xương chắc khỏe.

Chơi bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao đối kháng, vừa rèn luyện sức mạnh, vừa là hoạt động chịu trọng lượng. Đặc biệt, với các môn thể thao cường độ mạnh như bóng rổ, cơ thể cũng dễ dàng sản sinh nội tiết tố tăng trưởng - yếu tố hỗ trợ phát triển chiều cao. Chạy, bật nhảy cao, thay đổi hướng liên tục và bất ngờ... khi chơi bóng rổ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sức bền, sự linh hoạt xương khớp. Các lợi ích này sẽ góp phần thúc đẩy chiều cao tăng trưởng mạnh mẽ.

Chơi bóng chuyền

Bóng chuyền đòi hỏi người tập các động tác như di chuyển bất ngờ trên sân, bật nhảy cao, xoạc chân, kéo dài cột sống, với tay đón bóng... Các nhóm cơ tham gia khi chơi bóng chuyền nhằm tăng cường sức mạnh, cải thiện sự nhanh nhẹn và khả năng phối hợp vận động trong cơ thể. Bóng chuyền cũng là bộ môn thể thao có cường độ cao, kích thích giải phóng nhiều nội tiết tố tăng trưởng để phát triển tốt về chiều cao.

Các động tác bóng chuyền giúp kéo dài xương và hỗ trợ xương khớp chắc khỏe

Với chiều cao 1m65, vượt chuẩn với nữ nhưng không lý tưởng đối với nam giới, bạn cần giữ cân nặng phù hợp để cân đối vóc dáng cũng như hỗ trợ tăng trưởng tốt hơn. Với thực đơn khoa học, lịch trình tập luyện hợp lý với các bài tập vừa chia sẻ, tin chắc bạn sẽ sớm cải thiện thân hình và tăng tốc chiều cao hết tiềm năng.

Con trai cao 1m65 nặng bao nhiêu kg?

4. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nam giới.

Nữ 1m65 nặng bao nhiêu là đẹp?

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ.

Nữ cao 1m64 nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Bảng chiều cao và cân nặng của nữ giới trưởng thành..

Cao 1m55 nặng bao nhiêu kg?

Theo đó, nếu như bạn có chiều cao 1m55 và là nam giới thì nên duy trì cân nặng ở mức 45 - 55kg và nữ giới thì trong khoảng cân nặng 43 - 52kg.

Chủ Đề