Cách viết bài trên Spiderum

  • Mỹ Hường
    • Apr 24
    • 9 min read

Guest blogging: Bí mật làm nên thành công cho blog, bạn đã biết? [Kèm hướng dẫn chi tiết]

Updated: Apr 28

Khi lập blog cá nhân, ai cũng muốn trang web của mình trở nên phổ biến. Nhưng để có một lượng truy cập blog cao và ổn định, bạn phải tích cực quảng bá blog.


Bên cạnh đăng trên các trang mạng xã hội, guest blogging là một trong những cách làm hiệu quả nhất tăng lượng traffic cho blog của bạn. Không những thế, một số freelance writer đã chọn viết guest post làm thu nhập chính. Nhưng có phải tất cả mọi người đều thành công với guest blogging? Làm thế nào để xây dựng guest blogging hiệu quả và đạt được mục tiêu như mong muốn?


Ở bài này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách xây dựng guest blogging và mang đến cho bạn sự tự tin khi bắt đầu viết guest post.


Guest blogging là gì?


Guest blogging hiểu đơn giản là viết bài trên blog, website của người khác. Ở bài viết đó, người viết được xem như là khách mời. Những bài như vậy được gọi là guest post.


Tùy thuộc vào trang web bạn tham gia viết bài mà người ta có thể trả hoặc không trả nhuận bút cho bạn. Đổi lại bạn sẽ được gắn link blog hoặc trang fanpage trên trang web đó như một lời cảm ơn hoặc xem như là nhuận bút.


Những bài guest post được đăng trên các trang web uy tín và có lượng truy cập lớn, dẫn tới sẽ có một lượng lớn độc giả tìm đến trang web của bạn để tìm hiểu thêm thông tin liên quan hoặc tác giả.


Một vài lợi ích khi bạn viết guest post:

  • Tạo dựng được profile chất lượng, uy tín

  • Nâng cao thương hiệu cá nhân

  • Tăng lượng độc giả

  • Cải thiện SEO

  • Xây dựng backlink chất lượng

  • Tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ trong thị trường ngách

  • Có thêm nhiều khách hàng tiềm năng

Ngoài ra, guest blogging còn giúp bạn xây dựng lòng tin cho khách hàng. Khi bạn xây dựng được lòng tin của họ thông qua những bài viết guest post, họ sẽ tìm đến nhà bạn. Thậm chí, họ còn xem bạn là chuyên gia trong lĩnh vực ngách.


Do đó, viết guest post không đơn giản chỉ là viết bài. Để đạt được những lợi ích trên, bạn cần phải xây dựng một chiến lược làm việc hiệu quả, qua đó quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bản thân để nâng cao thu nhập.


Làm thế nào để bắt đầu với guest blogging và phát triển với guest blogging?


Nếu bạn đã quyết định viết guest post, bạn cần vạch ra đường cần đi như thế nào cho đúng. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách bắt đầu với guest blogging.


Xác định mục tiêu


Khi bắt đầu nghề viết tự do, bạn cần phải biết tại sao bạn chọn nghề này, mục tiêu phát triển nghề nghiệp là gì để không bỏ cuộc giữa chừng. Đối với guest blogging cũng vậy, để xây dựng chiến lược và hạn chế sai lầm, bạn cần xác định rõ mục tiêu là gì. Khi đó, bạn sẽ đi đúng hướng và đạt được những điều mà bạn mong đợi.


Ví dụ, nếu muốn tăng lượng truy cập website, bạn nên lựa chọn những trang web có lượng truy cập lớn, nổi tiếng. Bạn không nên dành thời gian cho những trang web nhỏ có lượng truy cập thấp. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể bắt đầu từ những trang web vừa và nhỏ. Tùy vào mục tiêu để lựa chọn chính xác con đường cần đi.


Tìm những trang web chấp nhận guest blogging


Không phải trang web nào cũng chấp nhận guest post. Do đó bạn cần dành thời gian để tìm hiểu và lên danh sách những trang web chấp nhận hình thức này.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào để tìm những trang chấp nhận guest post thì hãy thử áp dụng phương pháp sau:

  • Bạn có thể sử dụng Google để tìm địa chỉ web chấp nhận guest post ở những chủ đề muốn viết. Bạn có thể áp dụng công thức:

  • [từ khóa chủ đề] + write for us

  • [từ khóa chủ đề] + guest article

  • [topic keyword phrase] + become a contributor

  • Bạn sử dụng Optimize Smart để có thêm nhiều gợi ý khác. Bạn có thể áp dụng cách này để tìm kiếm thị trường guest blog trên Twitter, Facebook... Cho dù bạn dùng phương tiện nào để tìm đi chăng nữa, bạn cũng cần ghi lại danh sách những guest blog bạn tìm được đề phòng những lúc cần thiết sau này.

  • Bạn cũng có thể tìm kiếm guest post từ đối thủ. Có một số người sẽ chia sẻ những bài guest post để tăng thêm độ uy tín, bạn có thể theo dõi thông tin đó qua các trang mạng xã hội hoặc đăng ký email.

  • Một cách khác để tìm kiếm thông tin là xem những inbound link của đối thủ. Bạn có thể đăng nhập vào SEMRush >> Domain Analytics >> Backlinks. Nhập địa chỉ website đối thủ, bạn sẽ nhận được một bảng báo cáo về backlinks, anchor text...

Khi nhấp vào anchor text, bạn sẽ thấy backlink từ website đối thủ. Từ đó bạn có thể tìm những trang web chấp nhận guest blog.

Để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm trang web đồng ý guest post, bạn cần phải hiểu độc giả bạn muốn hướng tới. Nếu bạn chưa biết độc giả của mình quan tâm điều gì, bạn có thể sử dụng Alexa để biết thêm về họ, những trang web nào họ truy cập nhiều nhất, từ khóa họ thường xuyên sử dụng để tìm kiếm thông tin.

Đánh giá tiềm năng của những trang web chấp nhận guest post


Việc tìm được địa chỉ web chấp nhận guest post mới là một phần của chặng đường. Bạn nên tìm hiểu những trang web đó có đáng để bạn dành thời gian viết bài và có giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Dưới đây là một số cách để đánh giá trang web.


Đầu tiên, sử dụng Mozs Open Site Explorer để kiểm tra độ uy tín hay độ tin cậy của một website. Domain Authority có điểm số [từ 0-100] và được phát triển bởi Moz, ước tính một trang web sẽ xếp hạng như thế nào trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Điểm càng cao thì độ tin cậy càng lớn. Mình lấy ví dụ trang Ponbee để xem mức độ tin cậy.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra số lượng người theo dõi trên fanpage, mức độ hoạt động của trang. Bạn có thể xem những bài viết trong một tháng để biết được tần suất hoạt động và đánh giá mức độ hiệu quả của trang web bạn đang tìm hiểu.


Sử dụng Alexa để kiểm tra lượng truy cập trong một vài tháng của một trang web.

Tiếp theo, đọc nội dung được đăng tải trên web để đánh giá trang này có phù hợp với nội dung bạn lựa chọn hay không


Kết nối với chủ sở hữu trang web


Trước khi bạn tiến hành liên lạc với chủ sở hữu trang web để đề xuất được đăng bài, bạn cần thiết lập mối quan hệ.


Người chủ website đã quá quen thuộc với những chiêu trò quảng cáo và những bài viết kém chất lượng. Do đó, họ thường lấy bài viết từ những khách hàng quen hoặc những người đã biết và tạo cho họ được sự tin tưởng. Điều bạn cần làm là trở thành những khách hàng như thế.


Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu về trang web của họ và những thể loại họ đang nhắm tới thông qua Facebook hoặc đăng ký email. Bạn nghiên cứu kỹ lưỡng những bài viết trước đây để hiểu về chủ đề và tính cách độc giả họ muốn hướng đến.


Sau đó, bạn tiếp cận người chủ thông qua các trang mạng xã hội, hoặc tag vào những bài chia sẻ trang web của họ trên trang cá nhân. Hãy chia sẻ tất cả những gì bạn thích và viết về cảm xúc của bạn lúc đó, đừng chỉ trích dẫn đường link không.


Bạn cũng nên bình luận trên trang blog của họ, đăng ký email và trả lời email. Bạn hãy cố gắng tiếp cận người chủ website bằng một mối quan hệ thực sự chứ không phải giả tạo. Vì không sớm thì muộn họ cũng sẽ phát hiện điều giả tạo ấy và tất cả cố gắng của bạn như dã tràng xe cát.


Chọn chủ đề ấn tượng


Khi đã hiểu rõ về trang web bạn cần, tiếp theo bạn nên tạo nội dung ấn tượng và độc đáo. Cho dù người chủ website có khó tính đến đâu nhưng với chủ đề hấp dẫn, họ vẫn sẽ lựa chọn bài viết của bạn.


Bạn hãy sử dụng Buzzsumo để tìm những nội dung phổ biến trên website bạn cần. Hơn nữa, Buzzsumo còn giúp bạn hạn chế viết trùng những nội dung đã có trước đây.


Để tìm kiếm nội dung phổ biến, bạn chỉ cần nhập URL ở ô tìm kiếm và nó sẽ hiển thị những bài viết được chia sẻ nhiều nhất. Ngoài ra, bạn có thể biết những nội dung đó đã được đăng hay chưa để lựa chọn viết bài.

Thuyết phục khách hàng [pitching]


Để có thể tiếp cận thành công, bạn cần tránh viết những dạng bài chung chung. Vậy làm thế nào để tiếp cận chủ website một cách hiệu quả?


Đầu tiên, bài pitch cần ngắn gọn và đúng mục tiêu, tránh làm mất thời gian của chủ web.


Thứ hai, sử dụng tên của người chủ website. Vì họ sẵn sàng loại bỏ những bài pitch mà người viết không hề bận tâm và nghiên cứu người đứng sau trang web này là ai.


Thứ ba, đặt tiêu đề cho bài pitch.


Thứ tư, miêu tả ngắn gọn về bài pitch qua vài gạch đầu dòng.


Cuối cùng, chứng minh cho người chủ rằng tại sao bạn thích hợp để viết về chủ đề này. Đây không phải là resume nên bạn chỉ cần đề cập một số điểm nổi bật.


Đây là bài pitch mình tìm thấy trên web, bạn có thể tham khảo.

Viết bài guest blog


Sau khi bài pitch của bạn được chấp nhận, bạn vẫn phải viết một bài đăng theo yêu cầu của chủ web. Để hạn chế bị trả lại bài, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

  • Hỏi nguyên tắc đăng bài của trang web, các tiêu chuẩn biên tập bài viết.

  • Đừng quảng cáo quá mức. Ngay cả khi mục tiêu đăng bài là để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của bạn nhưng bạn nên nhớ sẽ không có ai chấp nhận các bài đăng quảng cáo lộ liễu như thế.

  • Tạo ra giá trị. Thay vì cứ chăm chăm vào việc quảng cáo, bạn nên viết những bài có giá trị, cung cấp nội dung hữu ích cho người đọc.

  • Tìm kiếm từ khóa. Bạn nên dành thời gian để tìm kiếm từ khóa liên quan đến nội dung để khách hàng có thể tìm tới bài viết của bạn và bạn.

  • Chèn thêm một đường link dẫn về trang blog cá nhân của bạn.

  • Viết tiểu sử cá nhân để độc giả hiểu thêm về bạn và bao gồm đường link trang blog cá nhân của bạn.

Theo dõi bài viết guest post


Công việc của bạn không chỉ kết thúc sau khi bạn đăng bài trên trang web của họ. Nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài và có cơ hội viết thêm nhiều bài nữa, bạn nên theo dõi bài viết sau khi đã xuất bản và giúp họ chia sẻ lên các trang mạng xã hội.


Không chỉ vậy, bạn cần siêng năng trả lời bình luận của độc giả ở các bài đăng, đồng thời liên kết câu trả lời đến trang web của bạn. Bạn cũng nên quảng cáo bài đăng bằng cách chèn link trong bài viết trên blog cá nhân của bạn.


Cuối cùng, bạn theo dõi mức độ tương tác của độc giả đối với bài viết của bạn: lượng truy cập, lượt chia sẻ, bình luận... Từ đó, bạn có thể xác định lại một lần nữa mức độ hiệu quả của trang web này để cân nhắc có nên tiếp tục đăng bài ở trang web này nữa hay không và dễ dàng loại bỏ những trang web không đáp ứng được mục tiêu.


Một số trang web ở Việt Nam chấp nhận guest blogging:


Nếu đã đọc tới đây, mình hy vọng bạn đã tự tin lên kế hoạch thực hiện chiến dịch tìm kiếm và viết guest post. Tuy nhiên, ở thị trường viết lách Việt Nam, những trang web nào chấp nhận hình thức guest blogging? Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Ngocdenroi.com: là trang web chuyên hướng dẫn bạn cách tạo blog và kiếm tiền từ nó. Ngocdenroi.com cho phép bạn đăng guest post, miễn sao bạn tuân thủ đúng quy định mà người chủ website đưa ra.

  • Brandsvietnam.com: là trang chuyên về marketing và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam.

  • Spiderum.com: Nền tảng chia sẻ - thảo luận dành cho người Việt và tập trung những nội dung thú vị và hữu ích nhất do người dùng đóng góp và bình chọn. Spiderum đa dạng chủ đề từ du lịch, ẩm thực, khoa học, truyền cảm hứng... thích hợp với nhiều đối tượng độc giả. Đây cũng là điểm đến của nhiều blogger nổi tiếng trong nhiều thị trường ngách khác nhau.

  • Her.vn: là trang web dạy phụ nữ cách sống, cách yêu và các trưởng thành. Chủ đề mà her.vn hướng tới đa dạng, chủ yếu tập trung vào chăm sóc đời sống cả thể chất lẫn tinh thần như ẩm thực, yêu, sống khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể đăng bài trên những trang web ở những blogger lâu năm có lượng truy cập cao trong thị trường ngách của bạn. Đây là hình thức khá phổ biến ở Việt Nam và được nhiều blogger lựa chọn.


Mình hy vọng bài viết hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin khi viết guest blog. Việc của bạn bây giờ là áp dụng những thông tin trên và hành động ngay.


  • guest blogging
  • guest post
  • Freelancers
0 views0 comments
Post not marked as liked

Khi lập blog cá nhân, ai cũng muốn trang web của mình trở nên phổ biến. Nhưng để có một lượng truy cập blog cao và ổn định, bạn phải tích cực quảng bá blog.


Bên cạnh đăng trên các trang mạng xã hội, guest blogging là một trong những cách làm hiệu quả nhất tăng lượng traffic cho blog của bạn. Không những thế, một số freelance writer đã chọn viết guest post làm thu nhập chính. Nhưng có phải tất cả mọi người đều thành công với guest blogging? Làm thế nào để xây dựng guest blogging hiệu quả và đạt được mục tiêu như mong muốn?


Ở bài này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách xây dựng guest blogging và mang đến cho bạn sự tự tin khi bắt đầu viết guest post.


Guest blogging là gì?


Guest blogging hiểu đơn giản là viết bài trên blog, website của người khác. Ở bài viết đó, người viết được xem như là khách mời. Những bài như vậy được gọi là guest post.


Tùy thuộc vào trang web bạn tham gia viết bài mà người ta có thể trả hoặc không trả nhuận bút cho bạn. Đổi lại bạn sẽ được gắn link blog hoặc trang fanpage trên trang web đó như một lời cảm ơn hoặc xem như là nhuận bút.


Những bài guest post được đăng trên các trang web uy tín và có lượng truy cập lớn, dẫn tới sẽ có một lượng lớn độc giả tìm đến trang web của bạn để tìm hiểu thêm thông tin liên quan hoặc tác giả.


Một vài lợi ích khi bạn viết guest post:

  • Tạo dựng được profile chất lượng, uy tín

  • Nâng cao thương hiệu cá nhân

  • Tăng lượng độc giả

  • Cải thiện SEO

  • Xây dựng backlink chất lượng

  • Tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ trong thị trường ngách

  • Có thêm nhiều khách hàng tiềm năng

Ngoài ra, guest blogging còn giúp bạn xây dựng lòng tin cho khách hàng. Khi bạn xây dựng được lòng tin của họ thông qua những bài viết guest post, họ sẽ tìm đến nhà bạn. Thậm chí, họ còn xem bạn là chuyên gia trong lĩnh vực ngách.


Do đó, viết guest post không đơn giản chỉ là viết bài. Để đạt được những lợi ích trên, bạn cần phải xây dựng một chiến lược làm việc hiệu quả, qua đó quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bản thân để nâng cao thu nhập.


Làm thế nào để bắt đầu với guest blogging và phát triển với guest blogging?


Nếu bạn đã quyết định viết guest post, bạn cần vạch ra đường cần đi như thế nào cho đúng. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách bắt đầu với guest blogging.


Xác định mục tiêu


Khi bắt đầu nghề viết tự do, bạn cần phải biết tại sao bạn chọn nghề này, mục tiêu phát triển nghề nghiệp là gì để không bỏ cuộc giữa chừng. Đối với guest blogging cũng vậy, để xây dựng chiến lược và hạn chế sai lầm, bạn cần xác định rõ mục tiêu là gì. Khi đó, bạn sẽ đi đúng hướng và đạt được những điều mà bạn mong đợi.


Ví dụ, nếu muốn tăng lượng truy cập website, bạn nên lựa chọn những trang web có lượng truy cập lớn, nổi tiếng. Bạn không nên dành thời gian cho những trang web nhỏ có lượng truy cập thấp. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể bắt đầu từ những trang web vừa và nhỏ. Tùy vào mục tiêu để lựa chọn chính xác con đường cần đi.


Tìm những trang web chấp nhận guest blogging


Không phải trang web nào cũng chấp nhận guest post. Do đó bạn cần dành thời gian để tìm hiểu và lên danh sách những trang web chấp nhận hình thức này.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào để tìm những trang chấp nhận guest post thì hãy thử áp dụng phương pháp sau:

  • Bạn có thể sử dụng Google để tìm địa chỉ web chấp nhận guest post ở những chủ đề muốn viết. Bạn có thể áp dụng công thức:

  • [từ khóa chủ đề] + write for us

  • [từ khóa chủ đề] + guest article

  • [topic keyword phrase] + become a contributor

  • Bạn sử dụng Optimize Smart để có thêm nhiều gợi ý khác. Bạn có thể áp dụng cách này để tìm kiếm thị trường guest blog trên Twitter, Facebook... Cho dù bạn dùng phương tiện nào để tìm đi chăng nữa, bạn cũng cần ghi lại danh sách những guest blog bạn tìm được đề phòng những lúc cần thiết sau này.

  • Bạn cũng có thể tìm kiếm guest post từ đối thủ. Có một số người sẽ chia sẻ những bài guest post để tăng thêm độ uy tín, bạn có thể theo dõi thông tin đó qua các trang mạng xã hội hoặc đăng ký email.

  • Một cách khác để tìm kiếm thông tin là xem những inbound link của đối thủ. Bạn có thể đăng nhập vào SEMRush >> Domain Analytics >> Backlinks. Nhập địa chỉ website đối thủ, bạn sẽ nhận được một bảng báo cáo về backlinks, anchor text...

Khi nhấp vào anchor text, bạn sẽ thấy backlink từ website đối thủ. Từ đó bạn có thể tìm những trang web chấp nhận guest blog.

Để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm trang web đồng ý guest post, bạn cần phải hiểu độc giả bạn muốn hướng tới. Nếu bạn chưa biết độc giả của mình quan tâm điều gì, bạn có thể sử dụng Alexa để biết thêm về họ, những trang web nào họ truy cập nhiều nhất, từ khóa họ thường xuyên sử dụng để tìm kiếm thông tin.

Đánh giá tiềm năng của những trang web chấp nhận guest post


Việc tìm được địa chỉ web chấp nhận guest post mới là một phần của chặng đường. Bạn nên tìm hiểu những trang web đó có đáng để bạn dành thời gian viết bài và có giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Dưới đây là một số cách để đánh giá trang web.


Đầu tiên, sử dụng Mozs Open Site Explorer để kiểm tra độ uy tín hay độ tin cậy của một website. Domain Authority có điểm số [từ 0-100] và được phát triển bởi Moz, ước tính một trang web sẽ xếp hạng như thế nào trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Điểm càng cao thì độ tin cậy càng lớn. Mình lấy ví dụ trang Ponbee để xem mức độ tin cậy.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra số lượng người theo dõi trên fanpage, mức độ hoạt động của trang. Bạn có thể xem những bài viết trong một tháng để biết được tần suất hoạt động và đánh giá mức độ hiệu quả của trang web bạn đang tìm hiểu.


Sử dụng Alexa để kiểm tra lượng truy cập trong một vài tháng của một trang web.

Tiếp theo, đọc nội dung được đăng tải trên web để đánh giá trang này có phù hợp với nội dung bạn lựa chọn hay không


Kết nối với chủ sở hữu trang web


Trước khi bạn tiến hành liên lạc với chủ sở hữu trang web để đề xuất được đăng bài, bạn cần thiết lập mối quan hệ.


Người chủ website đã quá quen thuộc với những chiêu trò quảng cáo và những bài viết kém chất lượng. Do đó, họ thường lấy bài viết từ những khách hàng quen hoặc những người đã biết và tạo cho họ được sự tin tưởng. Điều bạn cần làm là trở thành những khách hàng như thế.


Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu về trang web của họ và những thể loại họ đang nhắm tới thông qua Facebook hoặc đăng ký email. Bạn nghiên cứu kỹ lưỡng những bài viết trước đây để hiểu về chủ đề và tính cách độc giả họ muốn hướng đến.


Sau đó, bạn tiếp cận người chủ thông qua các trang mạng xã hội, hoặc tag vào những bài chia sẻ trang web của họ trên trang cá nhân. Hãy chia sẻ tất cả những gì bạn thích và viết về cảm xúc của bạn lúc đó, đừng chỉ trích dẫn đường link không.


Bạn cũng nên bình luận trên trang blog của họ, đăng ký email và trả lời email. Bạn hãy cố gắng tiếp cận người chủ website bằng một mối quan hệ thực sự chứ không phải giả tạo. Vì không sớm thì muộn họ cũng sẽ phát hiện điều giả tạo ấy và tất cả cố gắng của bạn như dã tràng xe cát.


Chọn chủ đề ấn tượng


Khi đã hiểu rõ về trang web bạn cần, tiếp theo bạn nên tạo nội dung ấn tượng và độc đáo. Cho dù người chủ website có khó tính đến đâu nhưng với chủ đề hấp dẫn, họ vẫn sẽ lựa chọn bài viết của bạn.


Bạn hãy sử dụng Buzzsumo để tìm những nội dung phổ biến trên website bạn cần. Hơn nữa, Buzzsumo còn giúp bạn hạn chế viết trùng những nội dung đã có trước đây.


Để tìm kiếm nội dung phổ biến, bạn chỉ cần nhập URL ở ô tìm kiếm và nó sẽ hiển thị những bài viết được chia sẻ nhiều nhất. Ngoài ra, bạn có thể biết những nội dung đó đã được đăng hay chưa để lựa chọn viết bài.

Thuyết phục khách hàng [pitching]


Để có thể tiếp cận thành công, bạn cần tránh viết những dạng bài chung chung. Vậy làm thế nào để tiếp cận chủ website một cách hiệu quả?


Đầu tiên, bài pitch cần ngắn gọn và đúng mục tiêu, tránh làm mất thời gian của chủ web.


Thứ hai, sử dụng tên của người chủ website. Vì họ sẵn sàng loại bỏ những bài pitch mà người viết không hề bận tâm và nghiên cứu người đứng sau trang web này là ai.


Thứ ba, đặt tiêu đề cho bài pitch.


Thứ tư, miêu tả ngắn gọn về bài pitch qua vài gạch đầu dòng.


Cuối cùng, chứng minh cho người chủ rằng tại sao bạn thích hợp để viết về chủ đề này. Đây không phải là resume nên bạn chỉ cần đề cập một số điểm nổi bật.


Đây là bài pitch mình tìm thấy trên web, bạn có thể tham khảo.

Viết bài guest blog


Sau khi bài pitch của bạn được chấp nhận, bạn vẫn phải viết một bài đăng theo yêu cầu của chủ web. Để hạn chế bị trả lại bài, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

  • Hỏi nguyên tắc đăng bài của trang web, các tiêu chuẩn biên tập bài viết.

  • Đừng quảng cáo quá mức. Ngay cả khi mục tiêu đăng bài là để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của bạn nhưng bạn nên nhớ sẽ không có ai chấp nhận các bài đăng quảng cáo lộ liễu như thế.

  • Tạo ra giá trị. Thay vì cứ chăm chăm vào việc quảng cáo, bạn nên viết những bài có giá trị, cung cấp nội dung hữu ích cho người đọc.

  • Tìm kiếm từ khóa. Bạn nên dành thời gian để tìm kiếm từ khóa liên quan đến nội dung để khách hàng có thể tìm tới bài viết của bạn và bạn.

  • Chèn thêm một đường link dẫn về trang blog cá nhân của bạn.

  • Viết tiểu sử cá nhân để độc giả hiểu thêm về bạn và bao gồm đường link trang blog cá nhân của bạn.

Theo dõi bài viết guest post


Công việc của bạn không chỉ kết thúc sau khi bạn đăng bài trên trang web của họ. Nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài và có cơ hội viết thêm nhiều bài nữa, bạn nên theo dõi bài viết sau khi đã xuất bản và giúp họ chia sẻ lên các trang mạng xã hội.


Không chỉ vậy, bạn cần siêng năng trả lời bình luận của độc giả ở các bài đăng, đồng thời liên kết câu trả lời đến trang web của bạn. Bạn cũng nên quảng cáo bài đăng bằng cách chèn link trong bài viết trên blog cá nhân của bạn.


Cuối cùng, bạn theo dõi mức độ tương tác của độc giả đối với bài viết của bạn: lượng truy cập, lượt chia sẻ, bình luận... Từ đó, bạn có thể xác định lại một lần nữa mức độ hiệu quả của trang web này để cân nhắc có nên tiếp tục đăng bài ở trang web này nữa hay không và dễ dàng loại bỏ những trang web không đáp ứng được mục tiêu.


Một số trang web ở Việt Nam chấp nhận guest blogging:


Nếu đã đọc tới đây, mình hy vọng bạn đã tự tin lên kế hoạch thực hiện chiến dịch tìm kiếm và viết guest post. Tuy nhiên, ở thị trường viết lách Việt Nam, những trang web nào chấp nhận hình thức guest blogging? Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Ngocdenroi.com: là trang web chuyên hướng dẫn bạn cách tạo blog và kiếm tiền từ nó. Ngocdenroi.com cho phép bạn đăng guest post, miễn sao bạn tuân thủ đúng quy định mà người chủ website đưa ra.

  • Brandsvietnam.com: là trang chuyên về marketing và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam.

  • Spiderum.com: Nền tảng chia sẻ - thảo luận dành cho người Việt và tập trung những nội dung thú vị và hữu ích nhất do người dùng đóng góp và bình chọn. Spiderum đa dạng chủ đề từ du lịch, ẩm thực, khoa học, truyền cảm hứng... thích hợp với nhiều đối tượng độc giả. Đây cũng là điểm đến của nhiều blogger nổi tiếng trong nhiều thị trường ngách khác nhau.

  • Her.vn: là trang web dạy phụ nữ cách sống, cách yêu và các trưởng thành. Chủ đề mà her.vn hướng tới đa dạng, chủ yếu tập trung vào chăm sóc đời sống cả thể chất lẫn tinh thần như ẩm thực, yêu, sống khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể đăng bài trên những trang web ở những blogger lâu năm có lượng truy cập cao trong thị trường ngách của bạn. Đây là hình thức khá phổ biến ở Việt Nam và được nhiều blogger lựa chọn.


Mình hy vọng bài viết hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin khi viết guest blog. Việc của bạn bây giờ là áp dụng những thông tin trên và hành động ngay.


Video liên quan

Chủ Đề