Cách trồng khoai lang từ củ

Contents

  1. Tìm hiểu sơ lược về các giống khoai lang
  2. Chuẩn bị trước khi trồng khoai lang
    1. Chậu trồng khoai lang
  3. Cách trồng khoai lang tại nhà
  4. Cách chăm sóc khoai lang

Khoai lang là loại cây trồng phổ biến, là người Việt ai cũng đã đôi lần thưởng thức và cảm nhận vị ngọt bùi của khoai lang. Đây còn là món ăn quen thuộc thời khó khăn của cả dân tộc, giờ đây nó lại là loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Thậm chí, thân và lá cây khoai lang cũng có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy tại sao chúng ta lại không tự trồng khoai lang để phục vụ cho bản thân và cả gia đình. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi. Wikisecret xin chia sẻ cách trồng khoai lang đơn giản tại nhà.
Khoai lang là loại cây trồng phổ biến, là người Việt ai cũng đã đôi lần thưởng thức và cảm nhận vị ngọt bùi của khoai lang

Tìm hiểu sơ lược về các giống khoai lang

Hiện nay, trên thị trường có 2 giống khoai lang, đó là: KL20-209 và giống Hoàng Long.
KL20-209: đây là giống khoai khoảng 100 ngày, sinh trưởng và phát triển tốt. Thân khoai to, mập, có khả năng chống chọi sâu bệnh và chậm thoái hóa giống. Củ khoai KL20-209 có thân dài, vỏ màu đỏ và ruột màu vàng.
Khoai Hoàng Long: là giống khoai ngắn ngày, dây khoai màu tím. Củ khoai có màu hồng nhạt, ruột vàng, hương vị giống khoai này chỉ nằm ở mức trung bình, năng suất thường không cao.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ trồng khoai ở quy mô gia đình với số lượng ít nên không cần chú trọng đến năng suất. Chỉ cần lựa chọn giống phù hợp với nhu cầu và sở thích là được.

Chuẩn bị trước khi trồng khoai lang

Khoai lang có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào tháng 9 hằng năm. Bà con thường gọi đây là vụ đông xuân, trồng vào thời điểm này khoai sẽ có mùi vị thơm ngon và cho năng suất cao.

Đất trồng khoai lang là đất có độ tơi xốp, tốt nhất là đất cát pha. Để đảm bảo cho cây có đủ oxy để rễ thở và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp củ phình to và đạt năng suất cao.
Đồng thời, đảm bảo thoát nước nhanh chóng để cây không bị ngập úng.

Có thể nhân giống khoa lang dễ dàng bằng 2 cách: nhân giống bằng củ và nhân giống bằng dây.
Nhân giống bằng dây: khi khoai được 45 75 ngày, cắt những đoạn thân to khỏe, mập, khoảng 20 30 cm. Nên cắt dây khoai lang vào chiều mát để cây không bị héo.
Nhân giống bằng củ: chọn củ khiai to, đều và không bị sâu bệnh. Sau đó để nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể cắt đôi củ khoai lang ra và giâm xuống đất ẩm, đợi khoai ra mầm rồi mang đi trồng.

  • Chậu trồng khoai lang

Chậu trồng khoai lang có thể là xô nhựa, chậu nhựa cao hoặc bao bao tải đã qua sử dụng.

Cách trồng khoai lang tại nhà

Hiện nay, có thể trồng khoai lang theo 2 cách: trồng đất và trồng nước. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cách trồng khoai lang tại nhà, với quy mô nhỏ.
Cách trồng khoai lang tại nhà vô cùng đơn giản, sau khi đã chuẩn bị giống chúng ta bắt đầu tiến hành trồng khoai lang.
Cách trồng khoai lang tại nhà
Đầu tiên, hãy cho đất vào ¾ chậu, sau đó mang củ khoai lang đã mọc mầm hoặc dây khoai lang giâm xuống sâu khoảng 5cm. Sau đó phủ thêm lớp đất mỏng lên trên rồi tưới nước thật ẩm.
Có thể phủ thêm rơm rạ, cỏ khô hoặc xơ dừa để giữ ẩm cho đất. Khoai lang phát triển rất nhanh, do đó chúng ta cẩn phải làm giàn leo hoặc để cạnh cửa sổ, hàng rào để cây có thể phát triển tốt.
Xem thêm: Tiết lộ 5 cách trồng hành lá đơn giản tại nhà

Cách chăm sóc khoai lang

Sau 2 3 ngày giâm cành khoai lang bắt đầu mọc rễ, mỗi ngày chúng ta nên tưới nước cho cây 1 lần. Vào mùa mưa có thể không tưới nước để hạn chế cây ngập úng, hư thối.

Sau 20 25 ngày, khi cây đã phát triển ổn định chúng ta bắt đầu bấm ngọn để cây phát triển thành nhiều nhánh. Cách 10 ngày chúng ta tiến hành bấm ngọn 1 lần, ngoài ra chúng ta cần phải vun xới đất tạo điều kiện cho cây phát triển.
Sau 20 25 ngày, khi cây đã phát triển ổn định chúng ta bắt đầu bấm ngọn để cây phát triển thành nhiều nhánh

Để khoai phát triển củ to và lá sum suê hơn, việc bón phân cho khoai lang là vô cùng quan trọng. Việc bón phân cho khoai được chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Bón lót
Sử dụng phân chuồng, phân đạm và kali để trộn chung với đất, trước khi gieo giống.
Giai đoạn 2: Bón phân đợt 1
Sau 20 30 ngày kể từ ngày trồng khoai lang, chúng ta bắt đầu tiến hành bón phân đợt 1. Giai đoạn này nên dùng phân đạm và 1/3 phân kali.
Giai đoạn 3: Bón phân đợt 2
Khoảng 40 ngày, chúng ta tiến hành bón phân đợt còn lại.
Sau 1 tháng trồng chúng ta đã có thể tiến hành thu hoạch lá và ngọn khoai lang. Cắt ngọn dài khoảng 20cm, sau 7 ngày có thể tiến hành thu hoạch một lần. Sau 100 ngày có thể thu hoạch củ và tiến hành cải tạo đất và trồng cho vụ tiếp theo.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng bạn đã biết được cách trồng khoai lang đơn giản tại nhà để thu hoạch cả cây lẫn củ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cây cối, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!
Xem thêm: Cách trồng dưa leo đơn giản cho quả quanh năm

Tags
cá cách cây cụ hoạch khoai làn lãng thụ Trong

Video liên quan

Chủ Đề