Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Trong việc tính đơn giá dự toán cho 63 tỉnh/thành phố và các bộ định mức chuyên ngành hiện nay ta quy về 2 phương pháp: tính giá trực tiếp và tính theo giá gốc + chênh lệch giá.

1.Tính giá trực tiếp:

Cách tính này sử dụng trong trường hợp địa phương chưa xây dựng bộ đơn giá hoàn chỉnh theo định mức mới mà công bố “giá vật liệu, nhân công, máy thi công” theo mỗi tháng/quý.

Ví dụ minh họa cho tỉnh Vĩnh Long: Cột thuyết minh mô tả ngắn gọn cách sử dụng cho thời điểm hiện tại, f1 sẽ lắp giá vật liệu của bộ đơn giá cũ gần đây nhất (1655/2006) vào bộ định mức mới TT 12/2021 để người dùng có thể tận dụng nếu cần, còn lại giá nhân công và giá máy thi công đang để trống (bằng 0).

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Ở bảng công trình người dùng sẽ tra mã hiệu hoặc tìm tên công việc đều ở cột “Mã hiệu công tác”, rồi nhập khối lượng cho công tác. Lúc này có thể mới chỉ có đơn giá vật liệu cũ, còn đơn giá nhân công = 0, đơn giá máy = 0.

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Sang bảng “Vật liệu” để lắp giá:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Sang bảng “Nhân công”, tính lương để có giá nhân công:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Tiếp theo, sang bảng “Máy thi công”, lắp giá ca máy theo công bố của SXD:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Do giá nhiên liệu hiện nay thay đổi mỗi chu kỳ 10 ngày nên sẽ là biến động giá lớn với công trình, sau khi lắp giá thông báo máy xong mọi người sẽ làm thêm “Bù giá ca máy”:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Tới lúc này thì ta đã có đủ giá cho các bảng vật liệu, nhân công, máy thi công rồi. Mọi người trở về bảng công trình và tích chọn “Tính đơn giá trực tiếp cho VL, NC, Máy” để giá được lắp trở về cho các công tác ở bảng công trình:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

2.Tính theo giá gốc + chênh lệch giá:

Cách tính này sử dụng với địa phương đã xây dựng bộ đơn giá hoàn chỉnh theo định mức mới 12/2021 để làm giá gốc.

Ví dụ minh họa cho Hà Nội: ngày 16/01/2023 UBND TP. Hà Nội đã công bố bộ đơn giá XDCT theo các quyết định 377,378,380,381 sẽ có đủ đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho các công tác, ta coi là giá gốc.

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Như vậy thì ở bảng công trình, ta không được tích chọn vào “Tính đơn giá trực tiếp cho VL, NC, Máy” nhé:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Sang bảng Vật liệu: ta vẫn lắp giá thông báo vật liệu theo công bố.

Sang bảng Nhân công: ta vẫn “Tính lương” để chọn giá nhân công được công bố theo Vùng/Khu vực.

Sang bảng Máy thi công: ta vẫn lắp giá thông báo máy theo công bố và bù giá ca máy.

Bảng “TH dự toán hạng mục” vẫn để mẫu mặc định số 2:

Cách tính chênh lệch vật liệu trong dự toán năm 2024

Như vậy là đã xong, bây giờ mọi người in các bảng mình cần thôi!

Cơ quan của ông Nguyễn Ngọc Hà (TP. Hồ Chí Minh) ký kết hợp đồng xây dựng theo hình thức điều chỉnh giá từ năm 2008, trong hợp đồng không quy định cụ thể phương pháp điều chỉnh giá.

Hiện nay cơ quan của ông tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng để quyết toán công trình thì gặp vướng mắc như sau: Dự toán được duyệt tại thời điểm giá vật tư tăng cao, khi đấu thầu giá vật tư xuống thấp, nhưng nhà thầu vẫn trúng thầu với giá trúng thầu sát giá dự toán được duyệt. Khi thi công, giá vật tư càng xuống thấp hơn. Do vậy, khi tiến hành điều chỉnh giá, cơ quan của ông Hà áp dụng phương pháp điều chỉnh bù trừ trực tiếp.

Theo đó, đơn giá vật tư điều chỉnh = Min (đơn giá theo hóa đơn đỏ; đơn giá theo báo giá của thành phố tại thời điểm nghiệm thu) – Max (đơn giá dự trong dự toán được duyệt; đơn giá trong dự thầu; đơn giá 28 ngày trước mở thầu).

Ông Hà hỏi, việc áp dụng phương pháp điều chỉnh như nêu trên có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Đối với hợp đồng điều chỉnh giá, khi ký kết hợp đồng hai bên phải thống nhất rõ ràng về các điều khoản liên quan đến điều chỉnh giá bao gồm phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và cơ sở dữ liệu về giá được quy định tại các văn bản pháp luật hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể về phương pháp điều chỉnh, chủ đầu tư và nhà thầu cần thống nhất về phương pháp điều chỉnh giá phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và các quy định của pháp luật.

Công thức điều chỉnh giá theo phương pháp điều chỉnh bù trừ trực tiếp:

Giá trị điều chỉnh = Khối lượng vật liệu x Chênh lệch giá vật liệu

Trong đó, chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá tại thời điểm được điều chỉnh (giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán) so với giá thời điểm gốc (giá trị cao nhất giữa giá trong hợp đồng, báo giá của nhà cung cấp hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu).