Cách quỳ lễ phật thì nên nói như thế nào năm 2024

Lễ hay lạy đều là hành động thể hiện sự tôn kính của người thực hành đến với đối tượng mà họ hướng tới. Lễ Phật cũng vậy, chúng ta hướng tâm về Phật, hạ thấp mình xuống để cung kính cũng thể hiện sự kính lễ một đấng tôn quý giúp mang đến sự an lành và phúc báu.

Đức Phật là bậc tối thượng, tối tôn quý trong trời người. Việc lễ Phật, lạy Phật đúng cách sẽ mang đến công đức và phúc lành vô lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lạy Phật đúng để đem lại lợi ích cho bản thân mình.

Dù thực hiện cách lạy Phật khi đi chùa hay lạy Phật khi ở nhà thì đây đều là hành động để tỏ lòng tôn thờ một bậc tối thượng. Tuy nhiên đâu là cách lạy Phật đúng nhất thì không phải Phật tử nào cũng nắm được. Thông thường mỗi người có quan niệm lạy Phật khác nhau. Dưới đây là một số cách bái lạy Phật hay được sử dụng.

Cách lạy Phật đúng mang lại lợi ích cho người thực hành

Lạy úp 2 bàn tay

Mỗi khi cung kính đảnh lễ Phật thì đệ tử thường úp mặt xuống 2 bàn chân Đức Phật mà hôn để tỏ lòng thành tôn kính.

Ý nghĩa: Cách lạy Phật này thể hiện sự cung kính bởi khi úp 2 bàn tay xuống đất tưởng tượng như hai bàn chân của Phật đang duỗi ra để mình gieo mặt xuống hôn lấy.

Lạy ngửa 2 bàn tay

Nếu muốn cầu xin giáo pháp, ngưỡng mong sự thương xót và ban cho thì khi lạy Phật cung kính ngửa đôi bàn tay lễ sát đất.

Ý nghĩa: Thể hiện sự cầu xin, ban cho ân đức để người lạy tăng thêm phần phước đức.

Lạy theo kiểu Phật giáo Tây tạng

Chắp tay để từ trán trở lên, khi lạy quỳ xuống và cúi thẳng nằm sấp về phía trước.

Ý nghĩa: Cách lạy này có lẽ lấy theo thời Phật tổ Đăng Nhiên, ngài Thiện Huệ Bồ Tát cung kính dọn đường cho Phật đi và được thọ ký 91 kiếp sau sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Lạy không sát đất, gối và 2 tay trước chống xổm lên

Đây có thể hiểu là cách lạy Phật sám hối thể hiện sự ăn năn, hối hận chuộc lỗi lầm và cầu mong sự tha thứ.

Hướng dẫn cách lạy Phật tại nhà và khi đi chùa

Đầu tiên, chúng ta bước chân ra một chút sao cho khoảng cách hai chân hơi rộng. Hai tay chắp trước ngực, các ngón tay khép vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau đặt giữa ngực. Lưng ở tư thế thẳng đứng.

Lạy Phật để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ

Bước 1: Từ ngực, đưa hai tay lên trước mặt, đặt hơi chéo. Đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày ở trên trán. Đầu hơi cúi nhẹ xuống.

Bước 2: Đưa hai tay xuống vị trí giữa ngực, mắt nhìn thẳng hướng về phía trước, hoặc ngước lên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo. Trở về tư thế như điểm xuất phát đầu tiên.

Bước 3: Khuỵu gối xuống nhẹ nhàng. Khi khuỵu chân xuống thì hai đầu gối chạm vào nhau, quỳ thẳng đứng. Hai tay vẫn chắp trước ngực. Mặt hướng thẳng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo.

Bước 4: Hai bàn chân duỗi thẳng ra sau, người đẩy ra phía sau, quỳ ngồi xuống sao cho mông chạm vào hai gót chân. Lưng vẫn giữ thẳng.

Bước 5: Từ từ lễ xuống, trán chạm đất. Đồng thời hai tay tách ra hạ xuống đất, lòng bàn tay úp sấp, chạm đất, khuỷu tay cũng chạm đất, hai bàn tay đặt sát đầu. Mông vẫn giữ ở tư thế chạm vào gót chân, không chổng lên cao.

Bước 6: Từ từ nhấc người lên, quỳ ngồi như bước 3, lưng thẳng đứng. Mặt hướng ra phía trước, hai tay buông thẳng.

Bước 7: Đẩy người ra phía sau, đồng thời, hai bàn chân co lại, hai đầu gối nhấc lên để mông chạm vào hai gót chân. Hai tay vẫn buông thẳng, dọc theo người. Người ở tư thế cân bằng, mắt hướng lên tượng Phật.

Bước 8: Từ từ đứng dậy, hai bàn tay dần chắp vào nhau, đặt ở vị trí giữa ngực. Hai gót chân chạm xuống đất, trở về vị trí như điểm xuất phát ban đầu. Mắt nhìn thẳng hướng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật.

Lưu ý:

Sau khi lễ Phật xong, chúng ta xá xuống một xá. Khi xá, tay chúng ta vẫn để ở vị trí trước ngực, cổ tay xoay nhẹ xuống. Vai và đầu của chúng ta cũng cúi xuống vừa phải, không cúi thấp quá.

Trong trường hợp lễ từ hai lễ trở lên, chúng ta không cần xá mỗi khi xong một lễ mà chỉ đến lễ cuối cùng chúng ta mới xá Phật. Còn trường hợp lễ một lễ xong thì chúng ta xá Phật luôn.

1. Đảnh lễ Đức Phật và Chư Tăng:

– Khi Phật tử đến chùa, trước tiên là lên chánh điện đảnh lễ Đức Phật và chư Tăng, trước khi làm những việc khác. – Cách thức đảnh lễ: quỳ chắp tay cúi đầu đảnh lễ 3 lần, khi đảnh lễ 5 chỗ trong cơ thể phải chạm đất là hai đầu gối, hai cùi chỏ và trán, hai tay úp xuống để trên mặt đất phía trước trán. -Người Phật tử phải giữ sự tôn nghiêm thanh tịnh của chùa, lên chùa để lễ Phật, hỏi đạo, xin giới, hành thiền và tạo phước cúng dường Tam Bảo, không phải đến chơi đùa, du lịch. Không nô đùa, cười nói lớn tiếng. Không để trẻ em la hét, nghịch ngợm. Ăn mặc kín đáo, không quần soóc, áo hở nách, cổ rộng, váy ngắn… -Nữ giới tránh trang điểm lòe loẹt, xức nước hoa khi đến chùa, khi hành thiền thì nên quàng khăngiới, nếu không có khăn giới thì khi đảnh lễ ngẩng lên phải dùng một tay che phần áo trước ngực cho kín đáo. -Không đi giày dép lên chánh điện, nơi thờ tự…

2. Xưng hô với Chư Tăng:

-Người Phật tử gọi chư Tăng bằng các danh từ như Sư, Thầy, Đại Đức hoặc Ngài và xưng con. Chắp tay chào hỏi: Con kínhlễSư ạ! con kínhlễThầy ạ! -Thưa gửi một cách cung kính, không suồng sã hay trêu đùa, bông lơn. Trước khi nói nên thưa: Con kính bạch thầy…, chắp tay khi thưa chuyện với chư Tăng.

3. Thưa chuyện, hỏi đạo hoặc trình Pháp với Chưtăng:

+ Quỳ gốihoặc ngồi xuôi hai chân sang một bên, không ngồi xếp bằng, hoặc dựa lưng vào tường hay duỗi chân, chắp tay trong khi thưa chuyện. + Không được ngồi cao hơn hay bằngchư Tăng, không ngồi hay nằm nói chuyện khi chư Tăng đứng, không ngồi ngang hàng hay ngồi chung 1 hàng ghế với chư Tăng . Không ngồi chính diện với tượng Phật hoặc ngồi chính diện với chư Tăng, mà hơi lệch sang bên một chút. + Không đội nón, mũ khi nói chuyện với chư Tăng. +Muốn xin hỏi đạo, trình pháp hoặc thuyết pháp, phải có lời thưa thỉnh trước. Thỉnh thuyết pháp phải có lời tác bạch đúng cách và ở nơi trang trọng như chánh điện, nơi trình pháp… Khi dâng đồ, đảnh lễ, hỏi đạo phải đợi sau khi chư Tăng an tọa đàng hoàng ở chỗ trang trọng. Không đảnh lễ hoặc nhân tiện xin thuyết pháp ở nơi công cộng như sân bay, ngoài đường, trên xe… Chư Tăng là đại diện cho cộng đồng chư Thánh Tăng, cho Tam Bảo, vì vậy phải được đối xử một cách cung kính nhất, ngồi ở nơi cao và trang trọng nhất…đặc biệt là khi thuyết pháp, để cung kính Pháp. + Nếu chư Tăng đang đi đất thì người Phật tử phải bỏ giầy dép ra khi thưa chuyện. Theo truyền thống các nước PGNT là quốc giáo, khi đưa rước, nói chuyện, để bát cho chư Tăng thì đều phải bỏ giày dép, mũ nón… + Không đi song song hoặc đi trước chư Tăng, không đi giữa đường khi chư Tăng đi bên cạnh đường. + Không được ngồi duỗi chân về phía tượng Phật và chư Tăng. + Thiền sinh đến hành thiền phải mặc đồng phục và mang khăn giới.. Nữ không được chạm vào y áo cũng như các vật dụng của chư Tăng. Không vào phòng riêng của Chư Tăng, tránh nói chuyện một mình với chư Tăng trong phòng kín hoặc nơi kín đáo. Người nữ không ở chung qua đêm dưới 1 mái nhà với chư Tăng [dù là cùng nhiều người khác]. -Không nhờ vả, sai phái chư Tăng làm việc này việc kia, nhất là những việc không liên quan đến hoằng pháp và thực hành pháp. Tránh nói chuyện giỡn, chuyện đời, chuyện phù phiếm vô ích. Nói chuyện phải xin phép trước, nói rõ chủ đề xin nói chuyện. -Chùa nguyên thủy là nơi chư Tăng an cư và tu tập, không phải là địa điểm công cộng phục vụ công chúng, vì vậy lên chùa phải xin phép trước, nói rõ lý do xin lên để chư Tăng sắp xếp thời gian tu tập hợp lý. Không tự tiện đến, không dẫn người đến mà không xin phép trước, không tự tiện đi lại tham quan, tìm hiểu; không đi vào khu vực chư Tăng độc cư…

4. Cách cúng dường tứ vật dụng và trai tăng:

–Cúng dường Tam Bảo đem lại quả báo lớn nhất trong các loại công đức bố thí, là cơ hội khó gặp để tạo phước báu và gieo duyên với Chánh Pháp. Do vậy người Phật tử cần phải trân trọng cơ hội đó, cần có hiểu biết đúng về nghiệp và quả của nghiệp, có tâm cung kính và trong sáng khi cúng dường, chứ không làm như bố thí hay làm từ thiện ở ngoài đời. Chư Tăng không nhận sự cúng dường với tâm bất kính. – Khi cúng dường cần có sự tác bạch [xin phép] với chư Tăng. Nói rõ cúng dường vào việc gì. Chư Tăng không nhận đồ cúng dường không được tác bạch đúng pháp. -Cúng dường Phật Bảo: xây cất, tu sửa chánhđiệnđểtônthờĐứcPhật, cây Bồ Đề, tượng Phật, hương hoa, đồ lễ… Cúng dường Pháp Bảo: In ấn kinh sách, đĩa thuyết pháp, tổ chức lễ, các khóa thiền, buổi thuyết pháp, phục vụ việc hoằng pháp của chư Tăng… Cúng dường Tăng Bảo: dâng cúng 4 vật dụng cần thiết cho cuộc sống tu tập của chư tăng, bao gồm: y phục, đồ ăn, thuốc chữa bệnh, chỗ ở như cốc, liêu… và các phương tiện khác khi cần như phương tiện đi lại… – Dâng cúng vật dụng: vật dụng nhẹ thì đặt lên khay hoặc đĩa, quỳ gần chư Tăng trong khoảng cách nửa mét và dâng bằng hai tay, không quỳ xa để chư Tăng phải với. Nếu không cầm được 2 tay, thì cầm 1 tay, tay kia đỡ khuỷu tay dâng đồ. Những đồ không tiện cầm như cốc, liêu, giường tủ… có thể dâng bằng cách tác bạch: “Kínhbạch Thầy [hoặc chư ĐạiđứcTăng, trong trường hợp dâng cho toàn thể chư Tăng], con xin dâng… [nêu tên vật dâng cúng] này đến Thầy [ChưTăng] xin thầy [chư Tăng] hoan hỷ thọ nhận cho con” . Không được hỏi: con có đồ này, đồ kia, thầy có cần không để con dâng… Nếu phải hỏi thì nên hỏi: thầy có dùng được…[tên đồ vật]…hay không ạ. Nếu trả lời được thì tác bạch xin dâng đồ đó đến thầy. -Chư Tăng không nhận tiền. Vì vậy không được tác bạch dâng tiền, không đưa tiền trực tiếp cho chư Tăng, mà nên gửi người hộ tăng và tác bạch như sau: “Kính bạch Thầy [sư, ngài], con xin dâng cúng tứ vật dụng đến thầy, con gửi cho người hộ tăng của thầy, khi nào thầy cần, xin thầy hãy yêu cầu người hộ tăng chi dùng ạ”. –Chư Tăng không được đòi hỏi vật gì từ Phật tử, trừ người thân hoặc khi đã được tác bạch trước. Trường hợp người Phật tử muốn xin được cúng dường tứ vật dụng cho chư Tăng, có thể tác bạch: Kính bạch thầy [hoặc chư đại đức Tăng], con xin cúng dường [tên đồ vật, phương tiện đi lại hoặc trai tăng, hoặc nói chung là tứ vật dụng]đến thầy trong thời gian từ … đến… Khi nào thầy cần, xin thầy báo cho con biết ạ. Khi đó chư Tăng mới được phép đề nghị Phật tử ấy cúng dường đồ vật khi chư Tăng cần dùng. –Dâng cúng khi chư Tăng đi khất thực: Phật tử bỏ mũ nón, giày dép, quỳ và để đồ dâng cúng vào bình bát của chư Tăng, không được để tiền; không hỏi chuyện chư Tăng khi đang khất thực, không gọi, kéo, chen lấn, ồn ào… -Trong 4 món vật dụng trên, đồ ăn chỉ được dâng cúng đếnChưTăng trong khoảng thời gian từ lúc bình minhđến 12g trưa, còn 3 vật dụng còn lại thì được phép dâng cúng bất cứ lúc nào. -Dâng trai tăng đến chư Tăng: đọc lời tác bạch dâng cơm, rồi quỳ bê mâm cơm trong khoảng cách nửa mét để chư Tăng chạm vào nhận. Nếu là cả bàn ăn, thì hai người nâng hai đầu bàn lên khỏi mặt đất để chư Tăng nhận, hoặc dâng từng món đến tay chư Tăng. Khi chư Tăng đã thọ nhận thì không đụng vào nữa, không được tự ý để thêm đồ ăn. -Đồ ăn dâng cúng đến chư Tăng phải hợp theo lẽ đạo, tức là có được 1 cách hợp pháp, không được sát sinh để dâng cúng, không được trộm cắp để dâng cúng… Chư Tăng khất thực không có quyền đòi hỏi đồ ăn nào, dù chay hay mặn, cúng gì ăn nấy. Tuy nhiên nếu chư Tăng nhìn thấy giết con vật để làm cơm hoặc nghe thấy tiếng con vật bị giết, hoặc nghi con vật đó bị giết [cho mình ăn] thì không ăn thịt đó. Những loại đồ ăn chư Tăng không bao giờ được thọ nhận: thịt người, thịt ngựa, thịt hổ, báo, voi, gấu, mèo rừng, thịt chó, thịt rắn…Không được dâng thịt sống, không dâng gỏi, nem. -Khi dâng đồ ăn, không nói tên các món ăn định dâng [không nói con mời sư ăn cơm,bánhhoặctêncácmónăncụthể. Nên nói “Con xinthỉnh thầy, sư…dùng bữa sáng [trưa]”. Không được hỏi: “Thầy có ăn…[tên món ăn]…không để con dâng?”. –Trái cây cần cắt, gọt hoặc bóc vỏ, bỏ hạt…chứ không nên dâng nguyên cả quả. Hoặc cần bổ, gọt đi 1 vài quả đại diện cho cả đĩa. -Để sự cúng dường được thành tựu phước báu mỹ mãn, cần có đủ 4 điều: 1.Người dâng cúng giữ giới trong sạch[5 hoặc 8 giới]. 2.Vật cúng dường có được do làm ăn trong sạch. 3.Tâm trong sạch [không tham, không sân, không cúng vì danh, vì lợi…]. 4.Có đức tin về nghiệp và quả của nghiệp.

Chủ Đề