Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Sổ đỏ và sổ hồng là 2 khái niệm khác nhau để nói về quyền sở hữu, sử dụng đất và nhà ở. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm trên. Để biết hiểu rõ, chính xác và cách phân biệt 2 loại giấy tờ cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Khái niệm sổ đỏ, sổ hồng

Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009, bên ngoài bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất cho khu vực ngoài đô thị (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm nhà ở thuộc nông thôn,…). Sổ đỏ đa phần được cấp cho hộ gia đình nên khi chuyển nhượng  hoặc giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất cần có chữ ký của các thành viên trên 18 tuổi.

Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” do Bộ Xây dựng ban hành, bên ngoài bìa màu hồng với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại khu vực đô thị áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị. Khi chuyển nhượng đất thì chỉ cần chữ ký của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Trong quá trình cấp sổ hồng sẽ xảy ra trường hợp sau:

– Cấp “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”  khi chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở.

–  Cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” khi chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở

Tuy nhiên kể từ ngày 10/12/2009:

– Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã ra quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (có tên gọi tắt là Sổ hồng mới, bìa có màu hồng cánh sen) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

– Theo Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng nêu trên.

Trường hợp các loại giấy tờ nêu trên đã được cấp trước ngày 10/12/2009 thì không cần phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và vẫn có giá trị pháp lý tương đương.

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

STTNỘI DUNGSỔ HỒNGSỔ ĐỎ1Đối tượng sử dụng

Sổ hồng được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung

Sổ đỏ sẽ bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đất2Khu vực được cấp sổĐô thịNgoài đô thị.3Loại đất được cấp sổĐất ở đô thịĐất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.4Cơ quan ban hànhBộ Xây dựngBộ Tài nguyên và Môi trường5Màu sắc bên ngàiCó màu hồngCó màu đỏ6Nội dung bên ngoàiBìa đầu tiên có nội dung “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”Bìa bên ngoài có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”7Yêu cầu khi thực hiện giao dịch đấtChữ ký của người đứng tênChữ ký của các thành viên trên 18 tuổi

Câu hỏi thường gặp

Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn

  • Xét về giá trị pháp lý thì cả hai đều có giá trị pháp lý được thể hiện hiện ở tài sản được ghi nhận quyền (quyền sử dụng đối với đất trên sổ đỏ, quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên sổ hồng).
  • Xét về giá trị thực tế thì giá trị của Sổ hồng và Sổ đỏ phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí, diện tích, tình trạng, tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…).

Có bắt buộc phải đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới không?

  • Không, sổ đỏ vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý (Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013)
  • Sổ đỏ, Sổ hồng có phải là tài sản không?
  • Không, Trên thực tế sổ đỏ và sổ hồng chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hay các tài sản khác được gắn liền với đất hợp pháp.

Ưu điểm khi ban hành sổ hồng mới?

Sự đổi mới này mang lại sự thuận tiện cho người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến giấy tờ hành chính về đất đai. Không cần phải mang nhiều giấy tờ rườm rà như trước đây.

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Trên đây là bài viết giúp các bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới Sổ hồng, Sổ đỏ, và sự khác biệt giữa hai loại giấy tờ này. Những thông tin tưởng chừng như quen thuộc nhưng đôi khi vẫn có người nhầm lẫn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được chính xác sổ đỏ và sổ hồng để có thể hiểu rõ giấy tờ mình đang sử dụng và có thể chuẩn bị đủ và chính xác các giấy tờ cần thiết cho các thủ tục hành chính sau này.

Sổ hồng, sổ trắng, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà đều do các cơ quan thẩm quyền cấp, là cơ sở nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục đăng ký, chuyển nhượng, tặng cho,…

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

1. Sổ đỏ là gì ?

Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn) được quy định tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.

Các loại đất được cấp theo sổ đỏ rất đa dạng, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.

Ngoài ra, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình (vì thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp…) nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì khi chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

>> Bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ?

2. Sổ hồng là gì ?

Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ - thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Sổ này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp. Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, Nhà nước cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý.

3. Sổ trắng là gì ?

Cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể “sổ trắng” là loại giấy tờ gì. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật, nhiều địa phương đã xem “sổ trắng” là một trong những loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 50 luật Đất đai năm 2003.

Sổ trắng hiện nay có rất nhiều loại gồm giấy tờ cấp trước 30/4/1975 có văn tự đoạn mãi bất động sản (nhà ở và đất ở), bằng khoán điền thổ; cấp sau 30/4/1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở,…

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007, bắt đầu từ 01/01/2008, những loại giấy trắng nếu muốn giao dịch thì phải đổi qua giấy hồng (đối với các loại giấy trắng về nhà và đất) hoặc giấy đỏ (đối với các loại giấy trắng về đất).Bên cạnh đó, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có ghi diện tích đất khuôn viên thì sẽ được pháp luật công nhận là quyền sử dụng đất gắn liền. Do đó, đối với những trường hợp trên thì sẽ được chuyển đổi qua giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (giấy hồng mới).

Nói chung, sổ trắng được đánh giá là loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp của người tạo lập, được cấp đúng với quy định pháp luật tại thời điểm đó nên không thể phủ nhận giá trị của các loại giấy này.

Thủ tục đổi giấy chủ quyền nhà đất từ sổ trắng sang sổ hồng

Hồ sơ đổi từ sổ trắng sang sổ hồng gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhập quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở có xác nhận của UBND phường, xã (2 bản chính);

- Giấy tờ về tạo lập nhà ở, đất ở (1 bản chính và 1 bản sao) theo quy định như bằng khoán, quyết định giao đất, văn tự mua bán,...

- Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (2 bản chính).

Các hồ sơ trên được nộp tại UBND quận (huyện). Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (Lưu ý: thời gian này không bao gồm quy trình luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính).

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Tiêu chíSổ đỏSổ hồngÝ nghĩaSổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003).

Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng chung cư)

(Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

Cơ quan ban hànhDo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hànhDo Bộ Xây dựng ban hànhMàu sắcMàu đỏMàu hồng nhạt

Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

Theo quy định, “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” chỉ khác nhau khi được cấp trước ngày 10/12/2009. Từ ngày 10/12/2009 thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận mới áp dụng trong phạm vi cả nước; nên cách gọi “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” dùng để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 10/12/2009 đến nay là không khác nhau, đều chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

>> Sổ hồng và sổ đỏ có giá trị pháp lý như nhau?

Không bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng

Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”

Như vậy, Luật Đất đai không bắt buộc đổi Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ và Sổ hồng cũ sang Sổ hồng mới (mẫu Giấy chứng nhận mới đang được cấp có màu hồng cánh sen - hay còn gọi là Sổ hồng mới).

4. Giấy chứng nhận mới là gì? Hợp nhất sổ hồng và sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được gọi với một tên gọi khác là “Giấy chứng nhận mới” (được hợp nhất bởi hai sổ hồng và sổ đỏ) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 19/10/2009 theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 77/2009/TT-BTNMT.

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Mặc dù đã có mẫu Giấy chứng nhận mới nhưng trên thực tế, do người dân đã quá quen sử dụng tên gọi “sổ hồng” “sổ đỏ” nên sau khi có mẫu Giấy chứng nhận mới người dân vẫn gọi Giấy chứng nhận mới này là “sổ đỏ”, “sổ hồng”. Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.

* Thông tin ghi trên Giấy chứng nhận mới

Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng như sau:

- Trang 1 có nội dung quan trọng nhất là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Trang 2 là thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

- Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho…sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho vào trang 3 và trang 4).

- Trang bổ sung Giấy chứng nhận.

* Khi nào được cấp Giấy chứng nhận mới?

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 , Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Hi vọng với thông tin Cafeland cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng qua để phân biệt được sổ hồng, sổ đỏ và giấy chứng nhận mới.

Chủ đề: Cửa sổ chuyên ngành bất động sản,

Mai Phương (TH)

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ
Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video Bảng giá đất mới nhất!

  • Bài viết cùng chủ đề

  • Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

    Vì sao nhà ở ven biển thường có giá “trên trời” và thu hút giới thượng lưu?

    Trong số các vị trí đắc địa trên thị trường bất động sản, những ngôi nhà ven biển thường có mức giá “trên trời” mà đa số chỉ những người giàu có mới có khả năng mua, qua đó càng tăng thêm sức hút và giá trị cho các tòa nhà ở khu vực này....

  • Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

    10 dấu hiệu của một thị trường bất động sản lành mạnh

    Nhà đầu tư đang đổ tiền vào chứng khoán, vàng và bất động sản thay vì giữ trong ngân hàng như trước đây. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã thổi bùng lên cơn sốt nhà đất, khiến tình trạng khan hiếm và giá nhà tại nhiều quốc gia đạt mức kỷ lục sau nhi...

  • Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

    Nguồn cung đất hạn chế là thách thức lớn nhất trong phát triển kho lạnh ở châu Á – Thái Bình Dương

    CafeLand - Dân số đông và trẻ cùng sức mạnh từ tiêu dùng nội địa là động lực phát triển chuỗi bảo quản và kho lạnh tại châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng những thách thức hiện tại có thể sẽ khiến ngành này phải mất nhiều thời gian mới đạt được kỳ vọng đ...

Xem Thêm >>

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.