Cách lấy ráy tai bị kẹt

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh không nên đụng đến ráy tai trừ khi nó khiến bạn gặp vấn đề về thính giác.

Khi ráy tai tích tụ và không tự thoát ra khỏi ống tai, bạn mới cần làm sạch nó, theo nhật báo Anh Express.

Nhưng lấy ráy tai bằng cách nào là tốt nhất?

Bạn có ngoáy tai bằng tăm bông không, hãy dừng lại ngay

Shutterstock

Nên lấy ráy tai bằng cách nào?

Theo Phòng khám tai Audiology Speciality Clinic [Mỹ], ráy tai gồm tế bào chết trộn lẫn với các axit béo, hợp chất hữu cơ dưỡng ẩm squalene, cholesterol - do tuyến tạo ráy tai và tuyến bã nhờn tiết mồ hôi và dầu, tạo thành.

Không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai vì có thể làm bít thêm ống tai và gây hại nhiều hơn lợi.

Ngoài lý do lấy ráy tai bằng tăm bông có thể làm tổn thương các đầu dây thần kinh trong tai, còn có 3 lý do chính sau đây:

Bạn có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong màng nhĩ

Có thể làm thủng màng nhĩ hoặc viêm tai

Đẩy ráy tai vào sâu hơn có thể làm cho ráy tai bị cứng lại và bít lỗ tai, theo Express.

Không cần thiết phải làm sạch ráy tai thường xuyên vì ráy tai làm hàng rào bảo vệ màng nhĩ, kháng khuẩn từ bụi bẩn trong ống tai tránh làm hỏng màng nhỉ.

Dùng bóng cao su mềm bơm nước ấm vào ống tai

Shutterstock

Dùng baking soda

Khi ráy tai tích tụ gây khó chịu, có một số cách hiệu quả để đánh bật những cục ráy tai lớn ra khỏi ống tai, ví dụ như dùng baking soda.

Theo trang web y tế Healthline, có thể lấy ráy tai bằng dung dịch baking soda với đơn giản chỉ 2 nguyên liệu.

Hòa tan nửa muỗng cà phê baking soda vào 60 ml nước ấm đã đun sôi.

\n

Đổ dung dịch vào chai nhỏ giọt và nghiêng đầu sang một bên.

Nhỏ 5 - 10 giọt dung dịch vào tai và để trong tối đa 1 giờ trước khi rửa sạch bằng nước.

Lặp lại mỗi ngày 1 lần trong tối đa 2 tuần cho đến khi ráy tai ra hết.

Nếu ráy tai vẫn còn sau 2 tuần, bạn nên đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai.

Sử dụng dầu

Một cách lý tưởng để phá vỡ ráy tai là dùng các loại dầu nguyên chất.

Sử dụng các loại dầu tự nhiên như dầu em bé, dầu dừa, glycerin, dầu khoáng hoặc dầu ô liu để lấy ráy tai.

Đổ dầu vào 1 chai nhỏ giọt, nghiêng đầu nhỏ dầu vào tai

Giữ đầu nghiêng trong 5 phút và lặp lại 2 lần mỗi ngày.

Dầu làm mềm các cụm ráy tai, giúp ráy tai rơi ra khỏi ống tai dễ dàng hơn mà không bị tắc nghẽn, theo Express.

Rửa bằng nước

Đây là một trong những cách đơn giản nhất để loại bỏ ráy tai.

Healthline khuyên nên kết hợp phương pháp rửa bằng nước này với các biện pháp khác, như rửa bằng dầu hoặc rửa bằng baking soda. Chỉ cần rửa tai từ 5 - 15 phút sau khi làm cách 1 hoặc cách 2.

Nghiêng đầu sang một bên với một chiếc khăn dày bên dưới tai, dùng bóng cao su mềm [có bán ở nhà thuốc] bơm nước ấm vào ống tai. Để nước chảy vào tai giúp đánh bật ráy tai bị mắc kẹt, theo Express.

Tin liên quan

  • Chớ bao giờ ngoáy tai bằng tăm bông, nguy hại khôn lường!
  • Cẩn trọng khi dùng bông tăm để ngoáy tai
  • Lấy ráy tai thường xuyên có lợi hay hại?

Mọi người ai cũng có lúc cảm thấy khó chịu và muốn lấy ráy tai. Nhưng không phải ai cũng biết lấy ráy tai đúng cách.

Sau đây là những cách an toàn nhất để lấy ráy tai và những điều không nên làm, theo Health.

Ráy tai tạo ra một lớp bảo vệ trong ống tai. Nhờ có ráy tai, bạn có một hàng rào tự nhiên ngăn không cho bụi, vi khuẩn và vi trùng xâm nhập. Thêm vào đó, ráy tai có độ pH hơi axit, giúp kháng khuẩn.

Sử dụng khăn giấy mềm hoặc tăm bông để làm sạch các phần bên ngoài của tai

shutterstock

Làm sao để biết đã đến lúc cần lấy ráy tai?

Sau khi tích tụ, ráy tai thường tự chui ra khỏi tai. Ngay cả những cử động nhỏ hằng ngày như nhai và nói cũng có thể giúp đẩy ráy tai ra khỏi ống tai.

Nhưng đôi khi xảy ra tình trạng tích tụ ráy tai. Nguyên nhân có thể là do sử dụng tăm bông sai cách, do cơ thể tạo ra ráy tai nhiều bất thường, ráy tai dính hoặc cứng hơn và không tự bong ra được.

Quá nhiều ráy tai có thể gây tắc trong ống tủy. Trong tình huống đó, mọi người có thể cảm thấy ù tai, khó chịu, giảm thính lực. Tốt nhất là bạn đi khám tai mũi họng và trao đổi với bác sĩ.

Nhưng rất hiếm khi ráy tai cản trở sức nghe. Đa số trường hợp, ngay cả khi có nhiều ráy tai, miễn vẫn có một đường nhỏ để âm thanh đi qua, thính giác sẽ không bị ảnh hưởng, theo Health.

Cách loại bỏ ráy tai an toàn

Sử dụng khăn giấy mềm hoặc tăm bông để làm sạch các phần bên ngoài của tai.

\n

Dùng dầu: Dầu dùng cho em bé có thể làm mềm ráy tai. Nhỏ một vài giọt vào tai rồi để yên ở đó.

Sử dụng thuốc nhỏ có tác dụng làm mềm ráy tai để nó có thể tự chảy ra ngoài một cách tự nhiên.

Nhỏ nước oxy già đã pha loãng vào tai. Hỗn hợp 50/50 giữa nước và oxy già có thể giúp loại bỏ ráy tai, theo Health.

Nhưng cách không bao giờ nên làm

Khi làm sạch bên trong, việc sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại nhỏ có thể làm tổn thương da ống tai. Ngay cả những vết xước nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng.

Tăm bông có thể vào quá sâu và làm tổn thương màng nhĩ. Điều này có thể dẫn đến đau, mất thính giác hoặc thậm chí tổn thương vĩnh viễn.

Một vấn đề khác là tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Điều này có thể đẩy ráy tai vào cuối ống tai ngay cạnh màng nhĩ và khiến việc lấy ráy tai trở nên khó khăn và khó chịu hơn, theo Health.

Tin liên quan

  • Lấy ráy tai thường xuyên có lợi hay hại?
  • Không bao giờ được lấy ráy tai!
  • Bác sĩ cũng sốc: Ráy tai của bệnh nhân quá 'khủng' sau 16 năm tích tụ

Chủ Đề