Cách hạch toán hóa đơn đầu vào bằng usd năm 2024

Cuối kỳ kế toán, đơn vị phải đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do việc đánh giá lại số dư cuối kỳ sau khi bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm, số chênh lệch còn lại được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ.

2. Ví dụ

Ngày 01/02/2017, doanh nghiệp bán hàng cho công ty TNHH Minh Anh (chưa thu tiền).

  • Mặt hàng: Điện thoại Nokia Lumia 520, số lượng: 10, đơn giá: 250 USD (tỷ giá 21.250) Ngày 03/02/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Phúc Minh về nhập kho. Mặt hàng: Máy tính xách tay Intel, số lượng: 05, đơn giá: 465 USD (tỷ giá 21.500đ) thuế GTGT 10% (tiền hàng chưa thanh toán).

Để thể hiện đúng đồng tiền trên hóa đơn điện tử thì kế toán cần xác định trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ? Cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ?

Về nguyên tắc, đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ” ngoại trừ một số trường hợp doanh nghiệp được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN:

- Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất (không gồm cung cấp dịch vụ);

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Doanh nghiệp nhận ủy thác xuất, nhập khẩu;

- Doanh nghiệp bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

- Chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế/gói thầu dầu khí;

- Kinh doanh hàng miễn thuế bán trong cửa hàng miễn thuế;

- Cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan;

- Doanh nghiệp chế xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Doanh nghiệp chế xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất khác.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp mới được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ.

Cách hạch toán hóa đơn đầu vào bằng usd năm 2024
Trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ? (Ảnh minh họa)

Xác định tỷ giá ngoại tệ ghi trên hóa đơn

Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

[...]

13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn

[…]

  1. Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).

- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

[…]

Theo đó, nếu thuộc trường hợp được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ.

Đồng thời, người bán phải ghi tỷ giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam trên hóa đơn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC, tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán. Đối chiếu với quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 53/2016/TT-BTC:

- Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản; hoặc

- Doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

Trong đó,

- Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình.

- Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày/tuần/tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Xác định tỷ giá hạch toán phí dịch vụ ngân hàng

Đặng Thị Vũ Ly | 29.08.2023

Kính gửi Cục thuế!

Doanh nghiệp có giao dịch ngân hàng bằng đồng USD. Hàng tháng, tài khoản bằng đồng USD có phát sinh khoản phí dịch vụ ngân hàng. Các khoản phí đều được ngân hàng xuất hóa đơn GTGT với đồng tiền thanh toán là USD, trên hóa đơn GTGT có ghi tỷ giá (là tỷ giá mua vào chuyển khoản tại thời điểm phát sinh phí). Theo điểm 1.3, khoản 1 điều 69 của Thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế như sau: “1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

  1. Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ: - Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại; - Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc: + Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh; + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh. ....”

Vậy khi Doanh nghiệp hạch toán chi phí nói trên sẽ áp dụng tỷ giá mua vào (là tỷ giá thể hiện trên hóa đơn GTGT của ngân hàng) hay tỷ giá bán ra?