Cách gói đồ

Các loại hàng hóa như đĩa thủy tinh, ly, tách, đèn, ảnh hay khung ảnh, cần phải được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển. Để bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bạn nhất định cần biết cách đóng gói hàng dễ vỡ được chia sẻ ngay dưới đây.

Show

1. Những lưu ý khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Hàng hóa dễ vỡ đều chịu lực kém, dễ bị hư hỏng do va đập trong quá trình vận chuyển. Chính vì lẽ đó mà khi đóng gói phải đặc biệt lưu ý những điều sau:

1.1 Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo đồ được an toàn đến tay của người nhận thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, các loại vật liệu độn, băng keo,

Cách gói đồ
Lựa chọn phụ kiện đóng gói hàng dễ vỡ phù hợp

Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ thì không nên lựa chọn giấy mỏng, vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém.

1.2 Không bỏ qua việc bảo quản hàng hóa

Trước khi đóng gói phải lựa ra món đồ nào cần được bọc bằng túi bóng khí gói hàng hay là có cần chèn thêm giấy chèn lót hàng hay màng xốp hơi không.

Và các món đồ cũng nên được sắp xếp riêng rẽ tránh để không bị va đập gây vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ.

Cách gói đồ
Bọc cẩn thận hàng hóa dễ vỡ trước khi xếp vào thùng

1.3 Dùng băng keo để dán kín hộp lại

Lưu ý cuối cùng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng. Không nên dùng dây thừng, dây vải, để buộc hàng hóa.

Cách gói đồ
Dùng băng keo dán kín hộp để cố định hàng hóa

1.4 Lựa chọn địa chỉ cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín

Bên cạnh 3 lưu ý trên thì đây cũng là 1 lưu ý hết sức quan trọng. Hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín và đáng tin cậy để tối ưu chi phí và bảo vệ hàng hóa tốt nhất bạn nhé!

Gợi ý cho bạn một trong những đơn vị đóng gói uy tín nhất hiện nay chính là Công ty TNHH sản xuất thương mại Gumato.

Với nhiều năm kinh nghiệm Gumato đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những loại phụ kiện tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Cách gói đồ
Gumato, đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín, chất lượng

2. Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ cho từng loại hàng hóa

2.1 Cách đóng gói bát đĩa

Đĩa thủy tinh trông rất sang trọng và bắt mắt nhưng lại rất dễ vỡ. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro khi đóng gói dĩa, đĩa cần thực hiện những bước sau:

  • Dùng giấy báo bọc hết toàn bộ đĩa rồi dán băng keo lại.
  • Lót giấy chèn đã bóp nhàu có độ mỏng nhất định hoặc xốp bong bóng ở đáy thùng.
  • Xếp dĩa theo chiều dọc. Tuyệt đối không cố nhồi nhét dĩa vào trong thùng quá nhỏ để tránh bị chèn ép gây vỡ trong quá trình di chuyển và vận chuyển.
  • Lót thêm lớp chống sốc cao khoảng 5cm phía trên sau khi đã xếp toàn bộ đĩa vào thùng.
Cách gói đồ
Cách đóng gói hàng dễ vỡ là đĩa, dĩa

2.2 Cách đóng gói hàng dễ vỡ ly, tách

Để đóng gói hàng hóa dễ vỡ như ly, tách bạn có thể dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại rồi đặt giấy nhàu vào giữa ly, giúp giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống. Hoặc bạn cũng có thể dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong.

Cách gói đồ
Dùng các bọc bong bóng để bảo vệ hàng dễ vỡ

Dù là cách đóng gói đĩa thủy tinh ở trên hay cách đóng gói hàng dễ vỡ như ly, tách thì bạn cũng phải nhớ đặt giấy chèn ở đáy thùng carton hoặc dùng khăn thì càng tốt.

Bạn nên lựa chọn thùng carton có kích thước trung bình và đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó mới đặt ly nhỏ lên. Trong quá trình sắp xếp nên bỏ xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ khoảng trống nhằm tránh va chạm.

2.3 Đóng gói tranh ảnh

Với tranh ảnh có kích thước nhỏ thì chỉ cần thực hiện đúng như cách đóng gói đĩa là được. Nhưng nếu kích thước lớn hơn 90cm thì bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống.

Cách đóng gói hàng dễ vỡ như tranh ảnh rất đơn giản, bạn dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại là xong.

Cách gói đồ
Dán lưu ý đặc biệt trên nắp thùng để nhân viên giao hàng cẩn thận

2.4 Cách đóng gói hàng dễ vỡ là bóng đèn

Với đèn thì phức tạp hơn một chút. Trước tiên bạn cần gói đèn bằng bịch ni lông, hay túi bóng khí.

Sau đó lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Cuối cùng là đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy chèn nhằm giảm khoảng trống.

3. Một số câu hỏi về quy cách đóng gói hàng hóa

3.1 Vật liệu đóng gói tốt nhất cho các mặt hàng dễ vỡ là gì?

  • Băng keo đóng gói rất hữu ích để bảo vệ hộp.
  • Một chiếc hộp có kích thước phù hợp.
  • Bọc bong bóng để bảo vệ vật phẩm.
  • Túi khí để lấp đầy không gian trống còn lại trong hộp.
  • Đóng gói đậu phộng cũng có thể được sử dụng để điền vào bất kỳ khoảng trống.
  • Vỏ xốp cũng có thể hữu ích.

3.2 Có thể viết hàng dễ vỡ lên một gói hàng?

Sử dụng nhựa xốp hoặc đệm để bảo vệ các mặt hàng của bạn, cũng đặt đệm bên trong các mặt hàng rỗng.

Đánh dấu gói hàng dễ vỡ hoặc đánh dấu hàng dễ hỏng trực tiếp trên các gói hàng có chứa thực phẩm hoặc các mặt hàng khác có thể làm hỏng.

Đóng gói cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ các vật phẩm có giá trị của bạn chống lại thiệt hại.

3.3 Cách tốt nhất để gửi một hàng hóa dễ vỡ là gì?

Hãy bảo vệ hàng của bạn với bọc bong bóng

Nếu mặt hàng bạn đang vận chuyển có lỗ mở hoặc khoảng trống, hãy lấp đầy khoảng trống bằng một số giấy hoặc giấy bọc bong bóng.

Che mặt hàng dễ vỡ của bạn trong một lớp giấy. Sử dụng một ít băng keo Scotch để giữ nó đúng chỗ nếu cần. Thêm một hoặc hai lớp bọc bong bóng, đảm bảo bạn che tất cả các phần.

Hy vọng với những lưu ý trong cách đóng gói hàng dễ vỡ mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên chia sẻ tới bạn bè và người thân của mình nhé. Chúc các bạn gói hàng hóa thành công!

Để đảm bảo người nhận có thể nhận đúng món hàng thì nhất định người giao hàng cùng chủ món hàng phải tuân theo đúng quy cách đóng gói hàng hóa hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?

Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) hiểu một cách đơn giản là yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy chiếu trách nhiệm cho những bên liên quan khi có bất cứ sự cố nào xảy ra trong khi vận chuyển.

Cách gói đồ
Cần tuân thủ quy cách đóng gói hàng hóa khi vận chuyển

2. Quy định chung về việc đóng gói hàng hóa

Đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng đều phải tuân theo một quy định chung. Cụ thể là:

  • Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chịu được các tác động lực khi vận chuyển cũng như tác động của môi trường.
  • Niêm phong chắc chắn bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển.
  • Tùy vào từng loại hàng hóa như hàng dễ bị bẩn, ướt, chất lỏng, hàng dễ vỡ, phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển. Và dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
  • Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói thật cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
  • Ghi đầy đủ thông tin người nhận, bao gồm họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh thất lạc.

3. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa

Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa phải dự theo các tiêu chí sau:

  • Công dụng: Bao bì trong và bao bì ngoài.
  • Số lần sử dụng: Bao bì sử dụng một lần hay có thể sử dụng nhiều lần.
  • Đặc tính chịu nén: Loại bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
  • Vật liệu chế tạo: Gồm bao bì gỗ, dệt, kim loại, giấy, giấy carton, vật liệu nhân tạo, bao bì tổng hợp, thủy tinh, tre nứa

4. Yêu cầu về thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa

Cách gói đồ
Có rất nhiều thùng carton với kích thước khác nhau để bạn lựa chọn

Việc sử dụng đóng gói hàng hóa, bưu phẩm rất quan trọng nên thùng giấy hoặc bao bì cũng có yêu cầu nhất định.

  • Phải đáp ứng tiêu chuẩn của từng loại hình vận chuyển đặc biệt như máy bay, tàu biển, xe tải, hàng rời, container,
  • Có kích thước phù hợp để dễ dàng vận chuyển và bảo quản trên container hay pallet.
  • Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ dẻo dai giúp chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá vận chuyển theo đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ.
  • Đảm bảo phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở nhiều địa điểm khác nhau.
  • Đảm bảo thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng để bảo vệ hàng hóa tốt nhất.
  • Có các ký hiệu trên bao bì đóng gói sản phẩm, hàng hóa đặc biệt tránh hư hại trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.

5. Những quy cách đóng gói hàng hóa chi tiết

Phần lớn các loại hàng hóa đều tuân theo tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa nhưng cũng có quy cách đóng gói hàng hóa riêng cho từng loại.

5.1. Cách đóng gói hàng điện tử, hàng có giá trị cao

Hàng hóa điện tử thường là máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy quay phim và các loại linh kiện điện tử khác rất dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao, môi trường vận chuyển bấp bênh.

Vì vậy, khi đóng gói hàng hóa phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Rồi dùng băng keo cố định chặt. Sau đó dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước phù hợp bọc phía ngoài.

Cách gói đồ
Dùng xốp bóng khí cho hàng hóa điện tử

5.2. Hàng hóa là đồ bằng thủy tinh, gốm sứ

Thủy tinh, gốm sứ đều là những mặt hàng dễ vỡ nên để đảm bảo quy cách đóng gói hàng hóa với mặt hàng này trước tiên cần sử dụng túi bóng khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 5 lớp và đóng gói trong thùng carton 5 lớp.

Cách gói đồ
Quy cách đóng gói gốm sứ, hàng dễ vỡ

Khi đóng gói loại hàng hóa này vào thùng carton, bạn cần chèn thêm xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí, kín 6 mặt để đảm bảo hàng hóa không xê dịch khi vận chuyển. Đồng thời bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ.

5.3. Cách đóng gói hàng mỹ phẩm

Đầu tiên phải đảm bảo bọc kỹ hàng mỹ phẩm tránh chất lỏng không bị chảy ra ngoài dù cho bị dốc ngược.

Bên ngoài sản phẩm được bọc kín, chèn vật liệu chống va đập và chống thấm nước như bọt khí, mút, xốp, hạt nở, để lấp đầy khoảng không trong hộp.

Thiết kế và in thương hiệu trên túi ni lông cũng là một trong những cách tăng thương hiệu và giá trị cho sản phẩm của bạn đấy!

5.4. Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm

Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần cuộn, bọc nilon để tránh trầy xước các sản phẩm này rồi cho vào ống nhựa hay các ống bằng bìa carton cứng, bịt kín 2 đầu ống.

Hoặc cho vào cặp tài liệu, đồng thời đóng gói vào thùng carton cứng có hình dạng phù hợp, không quá lớn so với sản phẩm.

Cách gói đồ
Luôn thật cẩn thận khi đóng gói hàng hóa

5.5. Cách đóng gói bao bì sản phẩm, thực phẩm khô

Đóng gói thực phẩm khô bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra mùi thu hút côn trùng. Có chống ẩm và hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.

Sản phẩm cần có hạn sử dụng ít nhất là 1 tháng. Và cần lưu ý về điều kiện lưu giữ thực phẩm với các đơn vị vận chuyển.

Cách gói đồ
Cần thêm gói hút ẩm khi đóng gói thực phẩm khô

5.6. Tiêu chuẩn đóng gói đồ gia dụng

Khi đóng gói đồ gia dụng phải chèn thêm xốp hoặc giấy bóng khí 6 mặt có độ dày tối thiểu 5cm xung quanh trước khi cho vào thùng carton 3 lớp. Dùng băng dính niêm phong kỹ các mối nối, nếp gấp.

5.7. Quy định đóng gói chai nhựa, chất lỏng

Tương tự như quy cách đóng gói hàng hóa mỹ phẩm, chai nhựa cũng phải được bọc kỹ để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Bảo quản trong thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc kèm mùn cưa để hút hết chất lỏng nếu bình, lọ bên trong bị vỡ.

Khi đặt nhiều chai lọ trong một thùng thì nên dùng vách ngăn hoặc dùng các vật liệu chống sốc như tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở, để chèn vào khoảng trống.

Cách gói đồ
Lưu ý đặc biệt cho những hàng hóa dễ vỡ

5.8. Quy cách đóng gói hàng hóa giày dép, quần áo

Do giày dép, quần áo thường có sẵn bao bì của nhà sản xuất nên cách đóng gói bao bì sản phẩm hàng hóa giày dép, quần áo chỉ cần dùng túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng là được. Còn nếu không có hộp thì cần bọc thêm một lớp bọt khí trước rồi mới tiến hành đóng gói.

6. Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn phụ kiện đóng gói

Phụ kiện đóng gói trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều, mẫu mã, chủng loại vô cùng đa dạng khiến cho nhiều người đắn đo không làm thế nào để lựa chọn được phụ kiện đóng gói chất lượng, tránh các rắc rối không đáng có.

Trước khi chuẩn bị đóng gói hàng hóa, bạn hãy lựa chọn thùng carton, thùng giấy, bao bì, phụ kiện chắc chắn, đảm bảo các yêu cầu để bảo vệ sự an toàn cho hàng hóa.

Gumato Địa chỉ cung cấp bao bì, thùng carton uy tín, chất lượng cao. Với đội ngũ nhân viên lành nghề kinh nghiệm cùng những sản phẩm sử dụng các loại vật liệu an toàn không chất độc hại, đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng và giá thành rẻ. Gumato khẳng định có thể làm hài lòng quý khách hàng!

Vì vậy nếu quý khách hiện đang cần chọn mua bao bì, thùng carton thì hãy đến ngay với Gumato để được phục vụ một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất. Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0906.97.97.24 0906.97.97.04 hoặc truy cập vào website https://gumato.com/ để tham khảo những mặt hàng hiện có.

Hy vọng với những thông tin về những quy cách đóng gói hàng hóa cho từng loại mặt hàng được chia sẻ trên đã giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn. Chúc các bạn thành công!