Cách điều trị viêm tai ngoài tại nhà

Các bệnh lý tai mũi họng vô cùng đa dạng và không kém phần nguy hiểm, nhất là viêm tai giữa. Bệnh thường không có biểu hiện điển hình và rất dễ “bỏ quên”. Cách trị viêm tai giữa tại nhà luôn là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng. Hiểu được sự lo lắng đó, iSofHcare sẽ giúp bạn tìm cách trị viêm tai giữa tại nhà.

ISOFHCARE | Ngày đăng 11/06/2021 - Cập nhật 11/11/2021

Viêm tai ngoài ở người lớn là bệnh lý nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được tác hại nguy hiểm của bệnh để điều trị bệnh kịp thời, tránh những điều đáng tiết có thể xảy ra. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về bệnh viêm tai ngoài ở người lớn.

Dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài ở người lớn

Bệnh viêm tai ngoài là một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người già.

Nhận biết được những dấu hiệu sớm của bệnh sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong điều trị. Điều trị sớm sẽ giúp dứt bệnh sớm và hiệu quả hơn, đặc biệt là không có nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ngoài ở người lớn
  • Dấu hiệu thường gặp người bệnh có biểu hiện đau nhức trong tai. Đặc biệt, khi nhai hay ngáp sẽ xuất hiện cơn đau mạnh kèm theo sốt nhẹ.
  • Viêm tai ngoài lan tỏa có dấu hiệu ngứa nhiều ở ống tai, hay ngoáy tai và da ống tai đỏ. 
  • Viêm ống tai do nấm thì thành ống tai xuất hiện vết màu đen hoặc màu vàng hoặc màu xanh.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau thì người bệnh bị đau nhiều trong tai rồi lan ra nửa bên đầu. 
  • Quan sát bằng thiết bị công nghệ để soi hay mắt thường sẽ thấy da ống tai dày, đỏ và có rỉ nước. Chất rỉ trong thời gian đầu có màu trong, về sau trở nên đục và kèm theo mủ.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn thứ ba bệnh nhân xuất hiện cơn đau liên tục gây ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ kém nên sụt cân đột ngột. Do ống tai bị hẹp vì phù nề hoặc bị ứ đọng trở nên dày cứng và bịt kín lỗ tai.
  • Đối với người bị viêm tai ngoài do virus herpes zoster gây đau rát dữ dội kèm nổi mụn nước trong ống tai, vành tai, vùng trước và sau tai. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì có thể bị liệt mặt, nghe kém và rối loạn thăng bằng.

Cũng giống như những bệnh lý khác, viêm tai ngoài ở người lớn nếu để lâu không điều trị ngay dễ gây biến chứng thành viêm tai ngoài ác tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách điều trị viêm tai ngoài ở người lớn bằng Tây y

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai làm xét nghiệm để tìm loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây bệnh.

Cách điều trị viêm tai ngoài ở người lớn thông thường sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh từ khoảng 10 đến 14 ngày.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan rộng.
  • Sử dụng corticosteroid giúp giảm viêm.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen [Tylenol] hay ibuprofen [Advil, Motrin].
  • Chườm nước ấm giúp giảm những cơn đau nhẹ.
  • Không được để ướt khoang tai trong vòng 1 tuần sau khi tất cả dấu hiệu bệnh đã biến mất.

Điều trị viêm tai ngoài bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh dùng thuốc Tây và các phương pháp y khoa thì nhiều người cũng ưa chuộng điều trị bằng phương pháp dân gian.

Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây cỏ, thảo dược có công dụng giảm đau, kháng viêm, đào thải dịch mủ trong tai rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hiệu quả.

  • Chữa viêm tai ngoài bằng tỏi

Một bài thuốc dân gian được nhiều người lựa chọn là dùng tỏi. Theo nghiên cứu thì trong tỏi chứa allicin được biết tới là kháng sinh tự nhiên. Tỏi có công dụng diệt khuẩn, diệt virus hiệu quả, giảm đau, giảm viêm sưng hiệu quả.

  –  Lấy 2 – 3 tép tỏi bóc vỏ, đập dập.

  –  Nhanh tay bọc tép tỏi vào khăn mỏng sao cho nước ép tỏi có thể thấm qua khăn mỏng.

  –  Áp khăn vào tai bị viêm cho nước thấm dần vào tai cho.

Mỗi ngày nên dùng cách này 2 lần vào 2 buổi trong ngày.

  • Dùng sáp ong chữa viêm tai ngoài

Mật ong có chứa axit béo, vitamin A, B1, B2, D, bioflavonoids,… có công dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ, làm dịu đau khi bị viêm tai.

  –  Chuẩn bị 1 miếng sáp ong nhỏ, vắt ráo.

  –  Đun nóng cho sáp ong tan ra, quét lên 1 cuộn giấy nhỏ.

  –  Cuộn giấy, đốt đầu giấy sao cho khói thổi vào tai [tương tự như xông hơi tai].

Mỗi ngày thực hiện 1 lần đều đặn liên tiếp trong 10 ngày, tránh làm rơi sáp ong và tàn giấy vào trong tai.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài ở người lớn

Sau khi điều trị dứt điểm bệnh viêm tai ngoài, người bệnh cần phải chú ý một số lưu ý dưới đây để bệnh không tái phát:

  • Làm khô, thông thoáng tai sau khi tắm gội.
  • Tuyệt đối không bơi lội hoặc tắm gội trong môi trường nước bẩn để hạn chế đến mức thấp nhất vi khuẩn xâm nhập vào tai và gây bệnh.
  • Hạn chế dùng dụng cụ ngoáy tai có chất liệu cứng và phải đảm bảo dụng cụ sạch sẽ khi ngoáy tai.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc các cách điều trị bệnh viêm tai ngoài theo cách dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bạn có thể nhờ đến bác sĩ khi ống tai có quá nhiều rái tai hay các rái tai khó lấy nhằm đảm bảo sự an toàn cho ống tai.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể nắm rõ được tình trạng viêm tai ngoài ở người lớn để có cách phòng ngừa và chữa trị tốt nhất. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến bệnh thì hãy đến ngay bệnh viện An Việt để thăm khám kịp thời nhé. Tránh trường hợp càng để lâu sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, website khoataimuihongnhi.com đăng tải thông tin bệnh lý sức khoẻ hữu ích mà bạn đọc nên tham khảo. Bạn đọc có thể liên hệ với chuyên viên qua tổng đài 1900.2838 để được tư vấn trực tiếp.

Viêm tai ngoài là một bệnh lý ở tai khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên chủ yếu là từ các tác nhân từ bên ngoài. Bệnh rất dễ nhận biết với các triệu chứng ở phần tai ngoài và rất nguy hiểm nếu kéo dài không xử lý đúng cách. Vậy những dấu hiệu nào giúp người bệnh nhận biết được bệnh sớm và cách chữa viêm tai ngoài ra sao? Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng bệnh viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài là bệnh lý tai mũi họng thường gặp, nhất là với những người thường xuyên hoạt động trong môi trường nước như bơi lội. Hoặc do các tác nhân từ bên ngoài như ngoáy tai mạnh, ngoáy bông tăm quá sâu, có dị vật mắc trong tai,…

Dấu hiệu nhận biết viêm tai ngoài

Phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh sẽ là tiền đề điều trị viêm tai ngoài nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Dưới đây là những triệu chứng chính của bệnh:

  • Cảm thấy đau nhẹ ở 1 tai hoặc cả 2 bên tai, ảnh hưởng thính lực và mức độ đau tăng dần.
  • Ngứa ở trong tai hoặc xung quanh tai.
  • Viêm tai ngoài có mủ, chảy dịch, có thể lẫn mùi hôi khó chịu.
  • Ù tai, có áp lực trong tai.
  • Xuất hiện u nhọt nhỏ trong khoang tai gây sưng nề, sưng đỏ kèm chất nhầy mủ, gây đau đớn, có thể gây chảy máu và mủ.

Bị viêm tai ngoài phải làm sao?

Bệnh viêm tai ngoài có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 bên tai và thời gian phát bệnh còn tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Dưới đây là các cách điều trị viêm tai ngoài hiệu quả nhất người bệnh có thể tham khảo. 

Trước tiên khi phát hiện bệnh viêm tai ngoài giữa, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ tai để vệ sinh tai và dùng thuốc giảm đau và giảm viêm tạm thời. 

Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc nhỏ tai

Thuốc giảm đau được dùng trong các trường hợp viêm nhẹ. Sau khi dùng khăn ấm áp nhẹ vào tai, người bệnh có thể dùng thuốc nhỏ tai, thuốc xịt giảm đau kháng viêm, cụ thể là Ibuprofen, Paracetamol,…

Bệnh nhân viêm tai ngoài cần đến ngay bệnh viện uy tín để khám và làm xét nghiệm dịch mủ trong tai để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà có thể dùng kháng sinh nhỏ hoặc xịt trực tiếp vào tai và thuốc kháng sinh uống.

Thuốc xịt nhỏ chứa Steroid giúp giảm đau đớn và kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm nhiễm trong tai. Tuy nhiên khi dùng phải tham khảo ý kiến bác sĩ và làm theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng rộng và viêm loét có mủ thì phải dùng thêm kháng sinh như corticosteroid, thuốc giảm đau acetaminophen, ibuprofen,…

Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng các bài thuốc nam từ cây cỏ thảo dược thiên nhiên để chữa viêm tai ngoài.

Cách chữa viêm tai ngoài này sử dụng các thảo dược dễ tìm, an toàn và hoàn toàn lành tính. 

Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa viêm tai ngoài tại nhà rất tốt.

Bài thuốc 1: 

15g đương quy, 12g mỗi loại xuyên khung, bạch linh, thạch xương bồ, 10g mỗi loại hương phụ, sài hồ, bán hạ, mần tưới, hồng hoa. Tất cả sắc nước uống và uống theo từng ngày. 

Bài thuốc 2:

20g mỗi thứ thổ phục linh, nam tục đoạn, 16g mỗi loại ích mẫu, bạch chỉ nam, kinh giới, kinh hoàng bá, kinh giới, hoa cứt lợn, 12g mỗi loại trần bì, liên kiều, sài hồ, hương phụ, 10g mỗi loại ngân hoa, xuyên khung, cam thảo.

Các nguyên liệu trên chia thành 3 thang, mỗi ngày sắc 1 thang uống trong ngày. 

  – Cách chữa viêm tai ngoài bằng diếp cá

Bên cạnh sử dụng các thuốc nhỏ tai có chứa thành phần giảm đau và kháng viêm thì dùng rau diếp cá nhỏ tai cũng là một cách điều trị được nhiều người dùng.

Cách điều trị viêm tai ngoài bằng rau diếp cá

Cách làm đơn giản như sau:

  • Lấy 1 nắm lá rau diếp cá rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt lá diếp cá.
  • Sau khi vệ sinh tai nhỏ vài giọt nước lá rau diếp cá vào tai.

Mỗi ngày nhỏ từ 2 – 3 lần và thường xuyên cho đến khi thuyên giảm.

  – Chữa viêm tai ngoài bằng sáp ong

Bên cạnh sử dụng các bài thuốc thì nhiều người cũng sử dụng mẹo chữa viêm tai ngoài bằng sáp ong.

  • Cuộn tờ giấy bạc để hở ở 2 đầu sau đó cho một ít sáp ong lên trên.
  • Đốt sáp ong và đưa 1 đầu giấy vào phía tai bị viêm để xông hơi nhưng lưu ý tránh bỏng.

Mỗi ngày dùng cách này 2 lần trong ít nhất 1 tuần để giảm đau giảm viêm, chống kích ứng và đau rát tai.

Cách phòng tránh bệnh viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài là bệnh lý phổ biến và rất dễ gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh chia sẻ các cách chữa viêm tai ngoài thì chúng tôi cũng muốn gửi đến bạn cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

  • Người thường xuyên bơi lội là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất do thường xuyên sinh hoạt trong môi trường nước ẩm. Do đó cần phải lựa chọn bể bơi và vùng nước sạch, có thể dùng nút tai khi bơi. 
  • Sau khi bơi lội, tắm rửa cần lau sạch tai cho khô ráo.
  • Thường xuyên lấy ráy tai đúng cách, không ngoáy tai quá sâu, cho bông ngoáy hay dụng cụ lấy ráy tai vào sâu trong tai. 
  • Vệ sinh tai sạch sẽ, dùng thuốc nhỏ tai uy tín. 

Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm tai ngoài và cách điều trị hiệu quả nhất. Bệnh nhân khi phát hiện có những dấu hiệu bệnh cần đến ngay bệnh viện lớn để khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm các thông tin tại chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt hoặc liên hệ hotline 1900.2838 để đặt lịch trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề