Cách chiết lan trầm

Trong chi hoàng thảo không thể không kể đến loài mang tên lan trầm tím. Lan trầm tím là một loài hoa đẹp và thơm. Hiện nay trầm tím được lai tạo nhiều giống mới với màu sắc và kết cấu bông có sự pha trộn của nhiều loài khác nhau.

1. Kỹ thuật trồng lan trầm tím từ rừng về.

Điều lưu ý đầu tiên khi lấy cây từ rừng về trồng là vấn đề về mùa sinh trưởng. Chỉ ghép lan trầm tím khi cây đang trong mùa nghỉ hoặc đầu mùa phát triển ( khi cây đã nhú mầm non ở gốc nhưng mầm non chưa ra rễ mới ) . Nếu ghép lan trầm tím khi cây đang trong mùa phát triển thì cây sẽ bị trột, kém phát triển từ đó gây ảnh hưởng đến cây vào năm sau.

Cây mới từ rừng về cần cắt tỉa rễ, cắt ngắn còn 1cm, thời gian này cây đang trong mùa nghỉ nên bộ rễ không còn nhiều tác dụng, cắt ngắn rễ còn kích thích cho cây non sau này đâm rễ mạnh. Lan trầm tím sau khi cắt tỉa rễ ta treo ngược cây 1 ngày sau thì đem cây ra ngâm phần gốc vào dung dịch gồm 1ml(b1)+ 1ml (atonik) + 1l nước., Ngâm lan trầm trong vòng 10p rồi vớt cây ra ghép vào giá thể. Khi ghép tránh để dây buộc đè vào các mắt ngủ tại căn hành ( sát gốc cây) làm tổn hại đến mầm non sau này.

Tưới ẩm cho cây mỗi ngày từ 1-2 lần tùy vào giá thể trồng vào tiều khí hậu nơi trồng. 6 ngày tưới một lần gồm B1 và atonik với liều lượng 0.5ml B1 + 0.5ml atonik+ 1 lít nước để kích mầm cho lan trầm tím. Định kỳ 2 tuần tưới một lần thuốc trừ nấm cho cây.

Khi lan trầm tím mọc chồi non ở gốc và chồi non ra rễ mới được 2 cm thì ta tiến hành bón phân cho cây. Thời gian này ta chọn các loại phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển thân lá. Thời điểm đầu mùa phát triển này cũng là mùa ươm ki ( chồi non mọc từ thân cây già) nếu muốn ươm ki lan trầm tím thì ta nên cắt thân già cách gốc một đoạn 15-20cm để tránh làm ảnh hưởng đến chồi non ở gốc.

Mùa sinh trưởng của lan trầm tím cũng là mùa mưa ở ngoài Bắc và miền Nam nên cần theo dõi thời tiết thường xuyên để phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây vào trước những đợt có mưa kéo dài. Thời gian có mưa kéo dài này cũng giảm tần xuất bón phân cho cây và bón phân có hàm lượng kali cao hơn để giúp lan trầm tím khỏe mạnh tránh bị các bệnh về nấm khi vào những ngày mưa kéo dài.

Ta cần chủ động mua lan trầm tím rừng vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm để đảm bảo quá trình xử lý cây, ghép cây và chăm sóc cây đươc thuận lợi nhất. Cây trầm tím là cây cùng họ với đùi ga nên ưa nắng, cây cần tránh nước quá nhiều vào những ngày mưa, có nhu cầu phân bón cao vào thời kỳ phát triển, khi mùa ngủ thì tưới nước thật ít chủ yếu chỉ để làm ẩm giá thể, ngừng hẳn tưới phâ, khi nào qua giai đoạn nghỉ cây bắt đầu cho nụ và nảy mầm cần để cây nơi nhiều nắng để tăng vẻ đẹp và sức khỏe cho hoa và cây.

2. Kỹ thuật trồng lan trầm tím hàng công nghiệp.

Về cơ bản kỹ thuật trồng lan trầm tím hàng công nghiệp không khác so với hàng rừng là mấy nhưng có một vài điều  cần lưu ý khi trồng lan trầm tím hàng công nghiệp để cây thích nghi với điều kiện vườn nhà như sau:

Vấn đề về nước mưa: Khi mua lan trầm tím từ những nhà vườn trồng công nghiệp ta cần để ý xem họ có nilon che mưa hay không và khi về vườn nhà mình thì có nilon che mưa hay không. Nếu họ có mà vườn nhà mình không có thì trong thời gian đầu đặc biệt phải chú ý phun trừ nầm cho cây khi có đợt mưa kéo dài rồi từ từ ta phun loãng ra để cây thích nghi dần với nước mưa.

Vấn đề về giá thể: Lan trầm tím giống trồng công nghiệp thường có giá thể là rêu khi về vườn nhà cần xem xét xem giá thể ở vườn nhà mình chủ yếu là gì và tưới theo phương pháp tưới thủ công bằng tay hay hệ thống tưới tự động để từ đó có những biện pháp như thay giá thể hoặc điều tiết chế độ nước sao cho phù hợp với chế độ nước của cây lan trầm tím.

Vấn đề phân thuốc: Khi trồng lan trầm tím theo phương thức trồng công nghiệp phải phun phân và thuốc trừ nấm, bệnh cho cây là điều đương nhiên.  Nhưng khi về vườn nhà mình cây có được ăn phân thuốc đều hay không. Điều này cần lưu ý, nếu cây đang trong mùa phát triển thì ta cần tiếp tục chăm sóc cây với chế độ phân thuốc đều đều để cây phát triển tốt, còn với cây khi mua đang trong mùa nghỉ thì vấn đề duy trì này không quan trọng lắm. vì cây mẹ đã tích đủ dinh dưỡng chỉ chờ mầm năm sau mọc ra ta chăm sóc sao thì chồi trầm tím non nó lên vậy.

Cách chiết lan trầm

Cây trầm tím rừng ghép vào mùa nghỉ thời điểm ghép sau Tết Nguyên Đán

Cách chiết lan trầm

Cây trầm tím bắt đầu ra mầm mới khi mưa xuân với tiết trời ấm lên

Cách chiết lan trầm

Giò lan trầm tím được ghép sau 6 tháng, khi tháo hết dây  buộc sẽ rất giống với lan trong tự nhiên không để lại các mấu đinh như các vườn lan hay làm

Cách chiết lan trầm

Cách chiết lan trầm

Hoa đã nở đúng mùa cùng với những mầm mới vươn lên cho mùa hoa năm sau

Theo Thanhorchid

  1. Các bài viết liên quan
  • Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
  • Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
  • Những quy tắc chăm sóc cho dendro
  • Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
  • Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
  • Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
  • Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
  • Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
  • Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
  • Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
  • Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
  • Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
  • Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
  • Phân loại các giống lan Dendrobium
  • Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
  • Những bệnh thường gặp trên lan dendro
  • Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
  • Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
  • Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
  • Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
  • Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
  • Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
  • Lan Dendrobium
  • Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
  • Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
  • Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
  • Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
  • Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
  • Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
  • Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
  • Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
  • Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
  • Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
  • Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
  • Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
  • Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
  • Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
  • Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
  • Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii