Cach bo tri cac mac trong do an

Cách bố trí hàng hóa khéo léo sẽ thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn đến bất ngờ

1. Bố trí kệ rau quả ở gần cửa ra

Không phải ngẫu nhiên mà bạn thường bắt gặp các mặt hàng rau quả ngay khi bước chân vào siêu thị. Điều này có dụng ý nhằm khuyến khích bạn mua sắm nhiều hơn. Lý do là khi đã mua cho mình một lượng thực phẩm "lành mạnh" nhất định, khách hàng sẽ có xu hướng buông lỏng và chọn nhiều món ăn khác nhiều chất béo (có lợi nhuận cao) hơn.

Cach bo tri cac mac trong do an

2. Đưa bạn đi tham quan một vòng

Những mặt hàng thiết yếu như thịt, trứng, sữa... thường được đặt ở cuối siêu thị. Điều này có nghĩa là, để đến được vị trí của những sản phẩm này, khách sẽ bước qua rất nhiều dãy hàng hấp dẫn khác. Và dĩ nhiên, khả năng họ móc ví để mua chúng là rất cao.

Cach bo tri cac mac trong do an

3. Đưa ra những món ăn thử miễn phí

Chiến thuật này bao gồm 2 mục tiêu: Thứ nhất, nếu bạn thấy thích khi ăn thử, bạn sẽ có xu hướng mua sản phẩm. Thứ hai, những món ăn thử và các mặt hàng mẫu sẽ níu bạn ở lại siêu thị lâu hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mua sắm nhiều hơn.

Cach bo tri cac mac trong do an

4. Để giá sản phẩm kết thúc bằng số 9

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng khách hàng mua một sản phẩm có giá kết thúc bằng chữ số 9 là cao hơn hẳn so với thông thường. Ví vụ, một món hàng có giá 9,99 USD trông sẽ hợp lý hơn thay vì giá 10 USD. Bởi lẽ dù chỉ chênh nhau 1 cent, trong mắt người tiêu dùng nó cũng đã nằm ở khung giá khác.

5. Xây dựng bầu không khí

Ánh sáng, âm nhạc và các màn hình hiển thị được thiết kế nhằm đưa bạn vào một tâm trạng tốt hơn khi ở trong siêu thị. Do đó, bạn có xu hướng ở lại trong siêu thị lâu hơn và mua sắm nhiều hơn. Tương tự, nhiều siêu thị khiến khách hàng mất cảm giác về thời gian, bằng việc ngăn cách toàn bộ ánh sáng mặt trời.

Cach bo tri cac mac trong do an

6. Định hướng tầm mắt của khách hàng

Rõ ràng những vật phẩm nằm ngang tầm mắt sẽ dễ bị phát hiện và thu hút nhiều sự chú ý hơn. Vì vậy, các cửa hàng luôn đặt sản phẩm mang về lợi nhuận cao nhất ở khu vực này. Chỉ cần nhìn vào các kệ trên cao hoặc dưới thấp, bạn sẽ thấy những sản phẩm tương tự song có mức giá dễ chịu hơn hẳn.

Cach bo tri cac mac trong do an

7. Bố trí các sản phẩm tương tự ở cùng một khu vực

Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra snack và nước ngọt, hay mì và nước sốt luôn được bố trí ở cùng một khu. Có vẻ như điều này là tiện lợi hơn với người tiêu dùng. Nó cũng là chiến thuật được áp dụng để khuyến khích mua sắm.

Cach bo tri cac mac trong do an

8. Tăng kích thước của giỏ xách hay xe đẩy

Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tăng gấp đôi kích thước xe đẩy có thể khiến người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn tới 40%. Một số siêu thị thậm chí còn đặt giỏ xách ở khắp mọi nơi, giúp khách hàng không phải lăn tăn khi muốn mua nhiều sản phẩm thêm nữa.

Cach bo tri cac mac trong do an

9. Giảm giá "ảo"

Những tấm biển giảm giá gắn trên các kệ thật khó để cưỡng lại, song chúng chưa chắc đã có giá tốt nhất. Những thông điệp như "giảm giá 50%" hay "mua 1 tặng 1", không có nghĩa là bạn không thể tìm thấy những sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn.

10. Hấp dẫn khách hàng khi đang chờ thanh toán

Khi đang chờ đợi tại quầy thu ngân, mắt của bạn sẽ có xu hướng lang thang trên các bục kẹo, bánh và đồ ăn nhẹ bố trí bên cạnh. Chúng dường như khá nhỏ bé và giá cả cũng dễ chịu, vì vậy bạn thường nhét luôn vào giỏ hàng mà không đắn đo quá nhiều. Tức là, siêu thị đã bán được những sản phẩm mà ban đầu khách hàng không có chủ định phải mua chúng.

>> Đọc thêm:

Vì sao bạn cần có một website khi kinh doanh?

Tại sao cần thực hiện marketing online vào lĩnh vực kinh doanh?

9 bí quyết đặt tên thương hiệu thành công

Bố trí bếp ăn một chiều là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất cần phải tuân thủ để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, bếp ăn tập thể. 

Xây dựng nhà bếp là một khoản đầu tư lớn và chắc hẳn doanh nghiệp sẽ không muốn phải sửa chữa lại nhiều lần vì thiết kế ban đầu không hoàn toàn phù hợp. Để giúp doanh nghiệp nắm được nguyên tắc bố trí bếp ăn một chiều, chúng tôi đã phác thảo một số hướng dẫn cơ bản sau đây. Mời quý doanh nghiệp tham khảo.

Bếp ăn một chiều là gì?

Hiểu theo cách đơn giản bếp ăn một chiều là chuỗi các hoạt động trong bếp ăn từ sơ chế đến thành phẩm đều được thực hiện theo một chiều duy nhất. Thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều được xem là một trong những yêu cầu quan trọng nhất nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, các hoạt động phải được thiết kế theo trình tự như sau: Tiếp nhận nguyên liệu đầu vào –> Sơ chế –> Lưu trữ –> Nấu nướng –> phục vụ –> dọn, rửa. Không được phép đảo lộn thứ tự của các hoạt động để tránh chồng chéo giữa thực phẩm sống và chín. Điều này cho phép các nguyên liệu di chuyển liên tục từ trạm chuẩn bị thực phẩm, đến nơi nấu ăn và cuối cùng là khu vực phục vụ – nơi các món đã hoàn thành và giao cho khách hàng.

Cach bo tri cac mac trong do an

Bố trí bếp ăn một chiều là các hoạt động từ sơ chế đến thành phẩm đều được thực hiện theo một chiều duy nhất

Các khu chức năng chính trong bếp ăn một chiều

Bếp thiết kế theo nguyên tắc một chiều cần có các khu chức năng chính sau:

1. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu 

Các nguyên liệu bao gồm: rau, củ, quả, thịt, cá, phụ gia, gia vị sẽ được tiếp nhận ở khu vực riêng biệt và được chuyển về cho nhà bếp. Nguyên liệu sẽ được kiểm tra, phân loại cẩn thận ở khu vực tiếp nhận. Các công đoạn cần được thực hiện nhanh chóng và có giám sát, ghi nhận.

2. Khu vực sơ chế, rửa thực phẩm

Sau khi đã tiếp nhận và phân loại, nguyên liệu sẽ được vệ sinh sơ bộ để loại bỏ bùn đất bên ngoài. Đối với các nguyên liệu như gà, vịt, cá, ngang, ngỗng,… sẽ được mổ xẻ, loại bỏ những phần không ăn được (độc hại hoặc có giá trị dinh dưỡng thấp). Sau khi gọt, cần phải rửa lại một lần nữa để đảm bảo chất bẩn, côn trùng được loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm. Sơ chế nguyên liệu đúng phương pháp và quy trình sẽ giúp giữ gìn, bảo quản giá trị dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.

3. Khu chế biến tẩm ướp

Sau khi nguyên liệu được chế biến sơ bộ sẽ được chuyển đến khu vực chế biến tẩm ướp. Một số món ăn cần có thời gian tẩm ướp và phương pháp xử lý đặc biệt. Ở khu vực này cần có các thiết bị như: tủ lạnh, thiết bị rã đông,…

Cach bo tri cac mac trong do an

Khu chế biến tẩm ướp là một trong những khu chức năng chính trong bếp ăn một chiều

4. Khu nấu nướng 

Đây là khu vực tập trung nhiều thiết bị nhất và có diện tích rộng nhất khu vực bếp. Khu vực này cũng chứa nhiều thiết bị nhà bếp quan trọng và là nơi món ăn được hoàn thành. Thiết bị bếp bao gồm: lò nướng, bếp nấu bếp hầm, tủ nấm cơm, bếp hầm, lò nướng,…

5. Khu chia soạn đồ ăn

Nên bố trí khu vực phục vụ của nhà bếp càng gần phòng ăn càng tốt để giảm khoảng cách từ nhà bếp đến bàn cho nhân viên phục vụ. Khu này đặt ngay trước nhà bếp, ngay sau khu nấu ăn, nhằm tiết kiệm thời gian và khoảng cách phục vụ khách hàng được nhanh chóng.

Điều kiện được cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể, nhà hàng

Ngoài tuân thủ nguyên tắc bếp ăn một chiều, để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần phải đáp ứng thêm các điều kiện khác của Bộ Y Tế, cụ thể như sau:

  • Khu vực sơ chế, rửa cần có đủ hệ thống bồn rửa được bố trí riêng biệt: Bồn rửa rau, bồn rửa thịt, bồn rửa dụng cụ
  • Hệ thống cống rãnh phải được vệ sinh thường xuyên, thoát nước tốt và được đậy kín
  • Nhà hàng, bếp ăn tập thể cần phải có biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại: lưới chắn côn trùng khu vực có cửa mở, đèn bắt côn trùng, bẫy chuột
  • Các khu vực phải đủ ánh sáng, nếu sử dụng bóng thủy tinh phải che chắn lại và kiểm soát mảnh vỡ, tránh rơi vào thực phẩm
  • Dụng cụ: thớt, dao, vá, muỗng phải được phân riêng không sử dụng lãn lộn đồ sống và đồ chín
  • Thực phẩm phải đựng riêng, bảo quản không lẫn lộn thực phẩm sống và chín
  • Các nguyên liệu cắt bỏ bao bì gốc chứa vào hủ, chai phải dán nhãn thể hiện được thông tin sản phẩm
  • Các dụng cụ chứa đựng thực phẩm: nồi, chén, dĩa,… phải đựng trong tủ kín
  • Các sản phẩm chế biến sẵn để sử dụng trong nhiều ngày phải được dán nhãn ghi rõ thông tin sản phẩm
  • Thực hiện lưu mẫu và lập sổ kiểm tra ba bước –> Xem hướng dẫn TẠI ĐÂY
  • Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, phẳng, dễ vệ sinh, không bị ăn mòn, rỉ sét.
  • Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực chế biến và trước hướng đi của thực phẩm.
  • Nguyên liệu chế biến phải có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc rõ ràng
  • Có đủ nước đảm bảo chất lượng theo quy định dùng mục đích chế biến.
  • Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia chế biến phải đáp ứng về khám sức khỏe định kỳ, kiến thức an toàn thực phẩm.

>> Mời doanh nghiệp tham khảo: Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép ATTP cho nhà hàng

Trên đây là các nguyên tắc bếp ăn một chiều mà doanh nghiệp lưu ý khi thiết kế, xây dựng bếp ăn cho nhà hàng. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát để đủ điều kiện xin giấy phép an toàn thực phẩm, doanh nghiệp vui lòng gọt Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ miễn phí.

VIDEO HƯỚNG DẪN: Cách bố trí cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phù hợp quy định ATTP

>> Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất

  • Cơ sở sản xuất nước giải khát
  • Cơ sở sản xuất cà phê
  • Cơ sở sản xuất trái cây sấy
  • Cơ sở sản xuất bún
  • Cơ sở sản xuất mật ong
  • Cơ sở sản xuất bánh kẹo
  • Cơ sở sản xuất nước đóng bình
  • Cơ sở sản xuất nước đá
  • Cơ sở sản xuất trà sữa
  • Cơ sở sản xuất rượu
  • Cơ sở sản xuất nước giải khát

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh 

  • Cửa hàng bánh kem 
  • Cửa hàng bán thịt
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
  • Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP  dịch vụ ăn uống

  • Nhà hàng
  • Quán cà phê, quán trà sữa,…
  • Suất ăn công nghiệp
  • Dịch vụ ăn uống các loại

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác

  • Giấy phép ATTP hộ kinh doanh 
  • Giấy phép ATTP kho chứa thực phẩm