Bướu đa nhân tuyến giáp là gì

Bướu nhân tuyến giáp hay còn gọi là bướu cổ, là một bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý về tuyến giáp. Các phương pháp điều trị tình trạng này tùy thuộc vào kích thước bướu và bản chất rối loạn tuyến giáp, có thể là thuốc hoặc phẫu thuật. Liệu pháp phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi bướu quá to, chèn ép lên các cơ quan khác. Và phương pháp này không thể chữa khỏi được bệnh bướu nhân tuyến giáp.

Bệnh bướu nhân tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở vùng cổ trước, có vai trò sản xuất hormone, ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bướu nhân tuyến giáp là một dạng tổn thương nằm khu trú trong tuyến giáp, có thể là khối dạng dịch lỏng hoặc đặc quánh. Bướu nhân có thể lành tính hoặc cũng có thể là ác tính.


Bướu nhân tuyến giáp là tình trạng phì đại của tuyến giáp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp trong hầu hết các trường hợp thường không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị bệnh tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ, khám các bệnh lý khác.

Khi bướu nhân to lên, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Vùng cổ to ra bất thường, có xuất hiện bướu thường phát hiện được khi soi gương hoặc người khác nhìn thấy, nuốt khó, thở khó, khản tiếng…

Nếu người bị bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng tuyến giáp thì một số triệu chứng khác có thể là: Lo âu, gầy sút cân, run tay, hồi hộp trống ngực, mất ngủ…

Nếu bạn gặp một vài trong số các triệu chứng trên, kèm theo tiền sử trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp hay nhân tuyến giáp hay chiếu xạ vùng cổ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời bệnh bướu nhân tuyến giáp.


Khàn tiếng, nuốt khó là triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu nhân tuyến giáp là gì?

Một số yếu tố có thể gây ra tuyến giáp phì đại. Trong số đó, phổ biến nhất là:

- Thiếu i-ốt: I-ốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, được tìm thấy chủ yếu trong nước biển và trong đất ở các khu vực ven biển. Ở các nước đang phát triển hay những người sống trong nội địa hoặc ở độ cao thường thiếu i-ốt và có thể phát triển bướu cổ.

- Bệnh Graves: Bướu cổ đôi khi có thể xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp [cường giáp]. Trong bệnh Graves, các kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch vì nhầm lẫn nên tấn công tuyến giáp, từ đó làm cho tuyến này tăng sản xuất thyroxine dư thừa.

- Bệnh Hashimoto: Bướu cổ cũng có thể là kết quả của suy giáp. Cũng giống như bệnh Graves, Hashimoto cũng là một rối loạn tự miễn. Viêm tuyến giáp Hashimoto làm cho tuyến này giảm sản xuất lượng hormone cần thiết. Chính sự suy giảm lượng hormone này làm cho tuyến yên sản xuất ra nhiều TSH để kích thích tuyến giáp, sau đó làm cho tuyến giáp to ra.

- Bướu cổ đa nhân: Trong bệnh lý này, một số chất rắn hoặc chất lỏng chứa đầy u cục phát triển ở cả hai phía của tuyến giáp, dẫn đến mở rộng tổng thể tuyến này.

- Bướu độc tuyến giáp: Trong trường hợp này, bướu giáp đơn nhân phát triển trong một phần của tuyến giáp. Hầu hết các nốt này không phải ung thư [thường lành tính] và không dẫn đến ung thư.

- Ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn so với u lành tính tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thường xuất hiện mở rộng ở một bên của tuyến giáp.

- Mang thai: Hormone mà cơ thể người phụ nữ sản xuất trong khi mang thai - chorionic gonadotropin [HCG], có thể làm tuyến giáp to ra một chút.

- Viêm tuyến giáp: Đây là một tình trạng viêm có thể gây đau và sưng ở tuyến giáp.

Điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật có khỏi được không?

Khi nào thì người bệnh mới cần phẫu thuật và liệu phương pháp này có chữa khỏi bệnh bướu nhân tuyến giáp không, có để lại di chứng gì không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Phẫu thuật bướu nhân tuyến giáp được chỉ định khi nào?

Thông thường, với nhân tuyến giáp được xác định là lành tính có thể điều trị hoặc không, đặc biệt là trường hợp kích thước bướu nhân nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh sẽ không cần điều trị, chỉ cần thường xuyên thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong một số trường hợp sau thì cần tiến hành phẫu thuật: Bướu giáp đơn thuần đa nhân hoặc đơn nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả; bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu; bướu gây chèn ép, gây khó thở cho người bệnh; bệnh nhân lớn tuổi có khản tiếng chưa loại trừ ung thư; bướu thể nhân nhu mô vì có thể gây ung thư hóa; ung thư tuyến giáp…


Phẫu thuật không thể chữa khỏi hẳn bướu nhân tuyến giáp

Phẫu thuật bướu nhân tuyến giáp được thực hiện như thế nào, có hết hoàn toàn bướu không?

Tùy thuộc vào mức độ, loại bướu tuyến giáp như đơn nhân, đa nhân, nhân lớn hay nhỏ, lành tính hay ác tính mà bác sĩ sẽ chỉ định theo mỗi loại phẫu thuật khác nhau:

– Cắt bỏ nửa tuyến giáp [Hemithyroidectomy]: Đối với nhân lành hoặc ung thư nhỏ.

– Cắt bỏ hầu hết tuyến giáp [Subtotal Thyroidectomy]: Nhằm để lại lượng mô đủ để đáp ứng nhu cầu hormone tuyến giáp của cơ thể. Đối với nhân lành tính, bướu nhân độc thường bao gồm cả bệnh Graves hay bệnh u tuyến giáp nốt.

– Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp [Total Thyroidectomy]: Đối với ung thư lớn hơn, nhân tuyến giáp nốt hoặc bướu tuyến giáp độc bao gồm cả bệnh Graves.

Việc phẫu thuật không phải lúc nào cũng chữa khỏi được bướu tuyến giáp, mà người bệnh có thể gặp một số rủi ro như tình trạng tái phát bướu trở lại. Mổ bướu chỉ giúp làm giảm triệu chứng do bướu to chèn ép lên các cơ quan khác ở cổ, chứ không chữa được căn nguyên gốc rễ của bệnh. Do đó, bác sĩ thường sẽ cân nhắc kĩ trước khi chỉ định cho người bệnh liệu pháp này.

Những rủi ro người bệnh có thể gặp phải khi mổ bướu nhân tuyến giáp

Khác với rủi ro của các dạng phẫu thuật khác bao gồm cả rủi ro do gây mê toàn thân, nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu; những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp là:

– Khản tiếng: Do chấn thương một dây thần kinh thanh quản, chấn thương này thường hiếm xảy ra và phần lớn chỉ là tạm thời.

– Khó thở: Do chấn thương cả hai dây thần kinh thanh quản, chấn thương này thường hiếm xảy ra và phần lớn cũng chỉ là tạm thời.

– Tụt canxi: Do rối loạn tuyến cận giáp kiểm soát mức canxi trong cơ thể, thường là tạm thời, hiếm khi vĩnh viễn.

Trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp, việc bổ sung các thực phẩm có chứa hải tảo là xu hướng hỗ trợ điều trị mới, an toàn, hiệu quả, giúp tăng cường miễn dịch và sức khỏe của tuyến giáp. 

I. Nhân tuyến giáp là gì?

Thuật ngữ nhân tuyến giáp được dùng để chỉ những phát triển bất thường của tế bào tuyến giáp tạo thành một khối u trong tuyến giáp. Mặc dù phần lớn nhân tuyến giáp là lành tính, một tỷ lệ nhỏ các nhân giáp có chứa tế bào ung thư tuyến giáp. Hầu hết nhân tuyến giáp cần một vài đánh giá để chẩn đoán và điều trị sớm ung thư tuyến giáp.

II. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, thường nằm ở phần dưới phía trước cổ. Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hormone giáp, những hormone này được giải phóng vào máu và đưa đến các tế bào trong cơ thể. Hormone giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp não bộ, tim, các cơ quan và bộ phận khác hoạt động bình thường.

III. Những triệu chứng của nhân tuyến giáp?

Hầu hết nhân tuyến giáp không có triệu chứng. Thông thường, những nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ trong quá trình khám thực thể thường quy hoặc các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính hoặc siêu âm vùng cổ vì những lý do không hoàn toàn liên quan. Thỉnh thoảng, có những bệnh nhân phát hiện những nhân tuyến giáp do thấy khối vùng cổ khi soi gương, khi cài cúc áo hoặc đeo dây chuyền. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường thỉnh thoảng cũng là lý do phát hiện nhân tuyến giáp. Nhân tuyến giáp có thể sản xuất ra một lượng quá thừa hormon giáp gây cường giáp. Tuy nhiên hầu hết những nhân tuyến giáp, bao gồm cả những nhân ác tính đều không hoạt động chức năng thật sự, nghĩa là những xét nghiệm như TSH thường bình thường. Hiếm khi, những bệnh nhân có những nhân tuyến giáp gây đau vùng cổ, hàm,tai. Nếu nhân đủ lớn gây chèn ép đường thở hoặc thực quản, có thể gây khó khăn khi thở, nuốt hoặc ngứa họng. Thậm chí hiếm gặp hơn, nhân giáp gây nói khàn do chèn ép thần kinh thanh quản nhưng thường liên quan đến ung thư tuyến giáp.

Những điểm quan trọng cần nhớ dưới đây:

- Nhân tuyến giáp nhìn chung không gây ra các triệu chứng.

- Xét nghiệm về tuyến giáp hầu hết đều bình thường thậm chí cả nhân ác tính.

- Cách tốt nhất để tìm nhân tuyến giáp là khám vùng cổ.

IV. Nguyên nhân gây nhân tuyến giáp và mức độ phổ biến?

Chúng ta không biết nguyên nhân nào gây ra hầu hết các nhân tuyến giáp nhưng chúng cực kỳ hay gặp. Đến tuổi 60, một nửa người có nhân tuyến giáp được phát hiện được qua khám hoặc bằng thăm dò hình ảnh. May mắn là 90% các nhân này là lành tính. Viêm tuyến giáp Hashimoto, là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy giáp, liên quan đến tăng nguy cơ nhân tuyến giáp. Thiếu hụt iốt cũng là một nguyên nhân gây ra nhân tuyến giáp.

V. Đánh giá và chẩn đoán nhân tuyến giáp bằng cách nào?

Khi phát hiện ra nhân tuyến giáp, bác sĩ sẽ cố gắng xác định xem phần còn lại của tuyến giáp của bạn có khỏe mạnh hay không hay toàn bộ tuyến giáp đã bị ảnh hưởng bởi một tình trạng chung như cường giáp hoặc suy giáp. Bác sĩ sẽ đánh giá xem tuyến giáp có tăng kích thước toàn bộ hay không và có xuất hiện một hay nhiều nhân hay không. Các xét nghiệm ban đầu có thể gồm xét nghiệm hormone tuyến giáp [Thyroxine, hoặc T4] và hormone kích thích tuyến giáp [TSH] trong máu để xác định xem tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không.

Vì không thể xác định được nhân tuyến giáp có phải nhân ung thư hay không qua khám lâm sàng và xét nghiệm máu, việc đánh giá nhân tuyến giáp thường bao gồm các xét nghiệm đặc biệt như siêu âm và chọc tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ.

Siêu âm tuyến giáp:

Siêu âm tuyến giáp là công cụ then chốt để đánh giá nhân tuyến giáp. Thường sử dụng sóng âm có tần số cao để ghi hình tuyến giáp. Đây là test rất chính xác để có thể dễ dàng xác định nhân là đặc hay là nang, và có thể xác định kích thước của nhân. Siêu âm có thể giúp xác định các nhân nghi ngờ vì một số đặc điểm siêu âm thường gặp ở các nhân tuyến giáp ung thư hơn các nhân không phải ung thư. Siêu âm tuyến giáp có thể xác định các nhân quá nhỏ để có thể sờ thấy khi khám lâm sàng. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để định hướng kim chính xác trực tiếp vào nhân khi chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Sau khi hoàn thành đánh giá ban đầu, siêu âm tuyến giáp có thể được sử dụng để theo dõi các nhân tuyến giáp không cần phẫu thuật để xác định xem chúng đang phát triển hay thu nhỏ theo thời gian. Siêu âm là một xét nghiệm không đau mà nhiều bác sĩ có thể thực hiện tại phòng khám của họ.

Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ [FNA]

Chọc tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ nghe có vẻ đáng sợ, nhưng kim được sử dụng rất nhỏ và thậm chí không cần thiết gây tê tại chỗ. Thủ thuật đơn giản này thường được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Đôi khi, các loại thuốc như thuốc chống đông máu có thể cần phải ngừng vài ngày trước khi tiến hành thủ thuật. Ngoài ra, thủ thuật thường không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào khác [không cần nhịn ăn]. Bệnh nhân thường có thể về nhà hoặc đi làm sau khi sinh thiết mà không cần băng vết thương. Đối với sinh thiết bằng kim nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất mỏng để hút các tế bào từ nhân tuyến giáp. Thông thường, một số mẫu sẽ được lấy từ các phần khác nhau của nhân để có cơ hội tốt nhất tìm ra các tế bào ung thư nếu có. Sau đó, các tế bào được soi dưới kính hiển vi để đánh giá bởi bác sĩ giải phẫu bệnh.

Kết quả chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ [FNA] thường chỉ ra điều dưới đây:

1. Nhân lành tính

Kết quả này chiếm 80% các trường hợp sinh thiết. Nguy cơ bỏ sót ung thư khi sinh thiết là lành tính thường ít hơn 3%. Điều này thậm chí còn thấp hơn khi sinh thiết được xem xét bởi một bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm tại một trung tâm y tế lớn. Nói chung, nhân giáp lành tính không cần cắt bỏ trừ khi chúng gây ra các triệu chứng như nghẹn hoặc khó nuốt. Siêu âm để theo dõi tiếp theo rất quan trọng. Đôi khi, có thể cần sinh thiết lại, đặc biệt nếu nhân phát triển theo thời gian.

2. Nhân ác tính hoặc nghi ngờ ác tính

Kết quả là ác tính chiếm khoảng 5% số ca sinh thiết và thường là do ung thư thể nhú, là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Sinh thiết nghi ngờ có 50-75% nguy cơ ung thư. Kết quả này yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ nội tiết và bác sĩ phẫu thuật.

3. Nhân không xác định.

- Đây là một nhóm gồm một số chẩn đoán có thể xảy ra trong 20% trường hợp. Kết quả không xác định có nghĩa là mặc dù đã lấy đủ số lượng tế bào trong quá trình sinh thiết bằng kim nhỏ, việc kiểm tra bằng kính hiển vi không thể phân loại một cách đáng tin cậy kết quả là lành tính hay ung thư.

- Sinh thiết có thể không xác định được vì nốt này được mô tả như một tổn thương dạng nang. Nguy cơ ung thư 20 - 30%. Tuy nhiên, chẩn đoán chỉ có thể được xác định khi phẫu thuật. Khi xác định nhân không phải ung thư bằng phẫu thật, thường chỉ cắt bỏ phần tuyến giáp có nhân. Nếu phát hiện ung thư, cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.

- Sinh thiết cũng có thể không xác định được vì các tế bào từ nhân giáp có những đặc điểm không thể xếp vào một trong các loại chẩn đoán. Chẩn đoán này được gọi là atypia [tế bào rỗng], hoặc một tổn thương nang không xác định được. Các chẩn đoán trong danh mục này hiếm khi có ung thư, vì vậy nên đánh giá lại với chọc hút tế bào bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết tức thì khi phẫu thuật để cắt bỏ một nửa tuyến giáp có chứa nhân.

4. Kết quả sinh thiết cũng có thể không đủ điều kiện để chẩn đoán.

Kết quả này gặp trong ít hơn 5% trường hợp khi siêu âm được dùng để thực hiện FNA. Kết quả này chỉ ra rằng không đủ tế bào được lấy để chẩn đoán nhưng thường gặp khi nhân dạng nang. Những nhân này thường cần đánh giá lại bằng FNA lần 2 hoặc phẫu thuật cắt bỏ theo đánh giá lâm sàng của bác sĩ.

Xạ hình tuyến giáp

Trước đây, xạ hình tuyến giáp tuyến giáp thường được thực hiện để đánh giá các nhân giáp. Tuy nhiên, việc sử dụng siêu âm tuyến giáp và sinh thiết đã được chứng minh là rất chính xác và nhạy cảm, xạ hình tuyến giáp không còn được coi là phương pháp đánh giá đầu tiên. Xạ hình tuyến giáp vẫn có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá các nhân độc gây ra cường giáp. Trong tình huống này, xạ hình tuyến giáp có thể gợi ý rằng không cần đánh giá thêm hoặc sinh thiết. Trong hầu hết các tình huống khác, siêu âm và sinh thiết tế bào vẫn là cách tốt nhất và chính xác nhất để đánh giá tất cả các loại nhân giáp.

Có xét nghiệm nào khác có thể hỗ trợ đánh giá nhân giáp không?

Đó là các xét nghiệm mới kiểm tra gen trong DNA của nhân giáp và nhiều xét nghiệm khác đang được phát triển. Các xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin hữu ích về việc ung thư có hay không. Những xét nghiệm này đặc biệt hữu ích khi bệnh phẩm được đánh giá bởi bác sĩ giải phẫu bệnh là không xác định. Các xét nghiệm chuyên biệt này được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm trong quá trình sinh thiết thông thường. Ngoài ra còn có các xét nghiệm máu chuyên biệt có thể hỗ trợ đánh giá các nhân giáp. Những loại xét nghiệm này hiện chỉ có ở các trung tâm y tế chuyên môn cao.

VI. Điều trị nhân tuyến giáp

Tất cả các nhân giáp được phát hiện là ung thư tuyến giáp hoặc nguy cơ cao là ung thư, nên được cắt bỏ bởi phẫu thuật viên tuyến giáp có kinh nghiệm. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể chữa được và hiếm khi gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng. Các nhân giáp khi làm FNA lành tính hoặc quá nhỏ để sinh thiết vẫn nên được theo dõi chặt chẽ bằng siêu âm mỗi 6 đến 12 tháng và kiểm tra sức khỏe hàng năm . Phẫu thuật vẫn có thể được khuyến nghị ngay cả đối với nhân lành tính khi làm FNA nếu nó tiếp tục phát triển hoặc xuất hiện các đặc điểm đáng lo ngại trên siêu âm trong quá trình theo dõi.

1. Nhân lành tính [Bethesda II]

Những bệnh nhân có các nhân lành tính [nang hoặc u tuyến / tăng sản, u tuyến keo, và viêm tuyến giáp Hashimoto] thường được theo dõi mà không cần phẫu thuật. Vẫn còn tranh cãi về hiệu quả của liệu pháp T4 [Levothyroxine] cho những bệnh nhân này. Trong trường hợp không có tiền sử chiếu xạ vùng cổ từ thuở nhỏ, bệnh nhân có nhân lành tính không nên điều trị bằng T4.

Nên thực hiện siêu âm định kỳ theo dõi các nhân giáp lành tính, giai đọạn đầu từ 12 đến 24 tháng, sau đó tăng dần theo thời gian [ví dụ: hai đến năm năm], với khoảng thời gian ngắn hơn đối với các nhân lớn hoặc nhân có các đặc điểm siêu âm đáng lo ngại và khoảng thời gian dài hơn cho nhân nhỏ hơn với các đặc điểm siêu âm lành tính. Lặp lại FNA trong vòng 12 tháng nếu nhân có các đặc điểm siêu âm đáng nghi ngờ mặc dù sinh thiết lành tính.

Những thay đổi nhỏ về kích thước nhân trên siêu âm không yêu cầu chọc hút lặp lại. Tuy nhiên, việc đánh giá lại là cần thiết khi có bất kỳ điều nào sau đây:

- Tăng trưởng đáng kể [thay đổi hơn 50% về thể tích hoặc tăng 20% về đường kính với mức tăng tối thiểu ở hai hoặc nhiều chiều ít nhất là 2 mm]

- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên siêu âm

- Các triệu chứng mới do nhân giáp gây ra

Nếu một nhân được khu trú lại và tế bào học lần hai là lành tính, thì việc đánh giá siêu âm đối với nhân đặc biệt này về nguy cơ ác tính có thể không còn cần thiết.

2. Tế bào học không xác định [Bethesda III và IV]

Khi kết quả tế bào học cho thấy tổn thương dạng nang/tế bào không điển hình [FLUS/AUS] hoặc ung thư tế bào nang, kết quả thường được gọi là không xác định.

Nếu xét nghiệm phân tử không khả dụng và chọc hút lặp lại tiếp tục cho thấy khối u dạng nang, FLUS hoặc AUS [tế bào không điển hình], đề nghị phẫu thuật để chẩn đoán [điển hình là phẫu thuật cắt tuyến giáp bán phần]. Đối với bệnh nhân FLUS và chỉ bị teo nhẹ cấu trúc, tức là có hơn 50% mảnh tế bào nang [các tế bào đồng nhất, không đông] không có các đặc điểm siêu âm đáng ngờ và không có yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp [xạ trị vùng đầu cổ ở trẻ em, tiền sử gia đình], theo dõi là một lựa chọn thay thế. Việc siêu âm tuyến giáp để theo dõi được thực hiện trong 12 tháng.

- Đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ một thùy được trả lời không có xâm lấn bao hoặc mạch máu [trên mô bệnh học sau mổ] được phân loại là u tuyến giáp lành tính hoặc u tuyến giáp không xâm lấn với các đặc điểm giống thể nhú [NIFTP] và không cần điều trị thêm. Đối với những bệnh nhân có mô bệnh học sau mổ cho thấy ung thư tuyến giáp thể nang [hoặc ung thư tuyến giáp thể nhú dạng nang], phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có thể cần thiết ở một số bệnh nhân được yêu cầu xạ trị.

3. Nghi ngờ ác tính [Bethesda V]

Loại này bao gồm các tổn thương với một số đặc điểm gợi ý nhưng không xác định ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc các khối u ác tính khác. Thông thường, các nhân trong loại này có 50 đến 75% nguy cơ ung thư tuyến giáp dạng nang ác tính hoặc không xâm lấn với các đặc điểm nhân giống nhú [NIFTP, trước đây được gọi là biến thể nang không xâm lấn của ung thư tuyến giáp thể nhú nhưng sau đó được phân loại lại là một biến thể lành tính]. Những bệnh nhân này nên được phẫu thuật. Các chất chỉ điểm phân tử không nên được sử dụng cho loại này. Tuy nhiên, không chắc chắn rằng kết quả của phân tích đột biến có thể hữu ích khi lựa chọn giữa cắt bán phần và cắt toàn bộ tuyến giáp.

4. Ác tính [Bethesda VI]

Loại ác tính bao gồm ung thư thể nhú, ung thư tuyến giáp thể tuỷ [MTC], ung thư hạch tuyến giáp, ung thư bất sản và ung thư di căn đến tuyến giáp. Bệnh nhân có chẩn đoán tế bào học ác tính nên được phẫu thuật.

Không xác định [không thỏa mãn chẩn đoán] [Bethesda I] - là không đủ về mặt tế bào học. Điều quan trọng là sự vắng mặt của các tế bào ác tính không được coi là lành tính nếu không có hoặc ít mô nang. Đối với những bệnh nhân có kết quả FNA không xác định, nên lặp lại FNA sau 4 đến 6 tuần.

Phẫu thuật cắt bỏ là lựa chọn hợp lý đối với các nhân rắn lớn hơn với các đặc điểm nghi ngờ trên siêu âm, hoặc với các nhân nhỏ hơn, một phần dạng nang có kết quả không xác định nhiều lần. Nếu sự phát triển của nhân [> 20% ở hai chiều trên siêu âm] được phát hiện trong quá trình theo dõi, nên phẫu thuật để chẩn đoán.

5. Nhân nóng [sản xuất hormone gây cường giáp]

Liệu pháp tối ưu cho bệnh nhân có nhân nóng còn nhiều tranh cãi. Những người có nhân gây cường giáp nên được điều trị bằng phóng xạ, phẫu thuật hoặc thuốc kháng giáp dài hạn.

Bệnh nhân cường giáp cận lâm sàng [TSH huyết thanh thấp và thyroxine tự do [T4] huyết thanh bình thường] là một vấn đề khó khăn. Cường giáp cận lâm sàng có liên quan đến tăng nguy cơ rung nhĩ ở bệnh nhân trên 60 đến 65 tuổi và ở phụ nữ sau mãn kinh, giảm mật độ xương [BMD]. Xử trí phụ thuộc vào nguy cơ lâm sàng đối với các biến chứng của cường giáp cận lâm sàng và mức độ ức chế TSH.

6. Các nhân giáp dạng nang

Các nang giáp cũng rất khó trong vấn đề quản lý. Nhiều bệnh nhân có nang nhỏ không chẩn đoán được tế bào học có thể được theo dõi với giả định rằng nhân này là lành tính. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, chảy máu tái phát hoặc tái phát u nang có thể là nguyên nhân gây khó chịu, lo lắng hoặc hiếm khi gây tắc nghẽn.

VI. Các kỹ thuật khác

Các nhân giáp lành tính và nang có thể được điều trị bằng cách tiêm ethanol hoặc tiêm xơ dưới hướng dẫn siêu âm và đốt sóng cao tần. Những phương pháp này đã không được chấp nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ, vì các biến chứng tiềm ẩn, bao gồm các báo cáo thường xuyên về đau kéo dài sau thủ thuật.

Thực hiện: Nhóm dịch tài liệu Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diagnostic approach to and treatment of thyroid nodules – UpToDate

2. Thyroid Nodules _ American Thyroid Association

Nguồn ảnh:

//www.medicinenet.com/thyroid_nodules/article.htm

Page 2

SUY GIÁP TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

SUY GIÁP TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI ...

Page 3

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN, QUY TRÌNH KỸ THUẬT, HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN, QUY TRÌNH KỸ THUẬT, HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆN ...

Video liên quan

Chủ Đề