Bộ phim tây du ký bao nhiêu tập

Đạo diễn Dương Khiết kể lại quá trình quay phim: “Vào thời điểm năm 1982, kỹ thuật dựng phim còn rất thủ công, chưa có kỹ xảo điện ảnh, mà Tây du ký lại là bộ phim thần thoại ly kỳ, có nhiều phép thuật, muốn thể hiện 72 phép biến hóa thần thông của Tôn Ngộ Không là một vấn đề nan giải đối với êkíp làm phim.

Đạo diễn Dương Khiết trên phim trường Tây du ký - Ảnh: Ynet

Để thực hiện 25 tập phim, chúng tôi đã mất thời gian 5 năm 6 tháng, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy chưa hài lòng với tác phẩm của mình, vì nó còn bị hạn chế về mặt kỹ xảo.

Do không đủ kinh phí nên bộ phim Tây du ký chỉ làm đến tập 25. Lúc đó, tôi đã tự hứa với lòng, nếu sau này có điều kiện tôi nhất định sẽ quay tiếp những tập phim còn lại để hoàn thành tác phẩm Tây du ký”.

Trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc: Thủy hử, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa và Tây du ký đều đã được dựng thành phim, nhưng chỉ có phim Tây du ký là chưa hoàn chỉnh, đó là một điều đáng tiếc. Chính vì vậy đạo diễn Dương Khiết luôn tâm niệm phải xây dựng một tác phẩm Tây du ký toàn tập để lại cho đời.

So với phần 1, các pha võ thuật của Tây du ký 2 [2000] có cải tiến đáng kể, nhất là về mặt kỹ xảo - Ảnh Sina

Vì thế, thật thiếu sót nếu nhắc đến đạo diễn Dương Khiết và chỉ tập trung khai thác Tây du ký [1986], mà bỏ quên giấc mộng mà bà đã dệt nên trong Tây du ký 2 [2000].

Năm 1999, CCTV đầu tư kinh phí thực hiện tiếp những tập còn lại của bộ phim Tây du ký. Khi bắt tay dàn dựng phần 2, đạo diễn Dương Khiết đã bị áp lực rất lớn bởi trước mắt bà là trùng điệp khó khăn.

Vì nguyên tác Tây du ký chỉ có 30 tập, phần 1 đã chiếm 25 tập, nghĩa là phần 2 chỉ còn lại 5 tập, không thể dựng thành một bộ phim vì thời lượng quá ngắn sẽ không gây được ấn tượng cho khán giả.

Đạo diễn Dương Khiết trên phim trường Tây du ký - Ảnh: Ynet

Sau khi bàn bạc với ban lãnh đạo Đài CCTV, đạo diễn Dương Khiết quyết định cải tiến 5 tập cuối trong nguyên tác thành 12 câu chuyện, kéo dài 16 tập. Ngoài ra, kỹ thuật dựng phim vào năm 2000 hoàn toàn khác với thời điểm 18 năm trước.

Khán giả yêu thích phần 1 bao nhiêu thì phần 2 khó thực hiện bấy nhiêu, vì phần 2 luôn phải hay hơn phần 1, nếu không sẽ đánh mất dư âm tốt đẹp của phần đầu.

Một khó khăn khác là có nhiều câu chuyện có nội dung tương tự nhau, nếu chuyển thể không khéo sẽ khiến người xem nhàm chán. Để giải quyết hàng loạt vấn đề nan giải đó, đạo diễn Dương Khiết chỉ còn cách đào sâu vào tính cách nhân vật, chăm chút kỹ tình tiết câu chuyện.

Đạo diễn Dương Khiết cùng Trì Trọng Thoại [vai Đường Tăng] và Lục Tiểu Linh Đồng [vai Tôn Ngộ Không] - Ảnh Sina

Mười mấy năm trôi qua, diện mạo của các diễn viên đã thay đổi khá nhiều theo thời gian, đó còn chưa kể đến vấn đề tuổi tác, sức khỏe và nhiều trở ngại khác nữa.

Năm 2000, khi Tây du ký 2 ra mắt đã có nhiều ý kiến khen chê trái chiều, nhưng dù sao thì đạo diễn Dương Khiết đã hoàn thành tâm nguyện của mình với sứ mệnh “Tây du ký”.

Đạo diễn Dương Khiết xuất thân là một phát thanh viên, bà khởi nghiệp làm đạo diễn trên sân khấu Kinh kịch. Năm 1980, bà mới bắt đầu làm đạo diễn phim truyền hình với bộ phim đầu tay Lao Sơn đạo sĩ.

Trong 20 năm làm đạo diễn, Dương Khiết chỉ thực hiện 11 bộ phim truyền hình, bà thành danh với bộ phim Tây du ký [1986] và đặt dấu chấm hoàn mỹ kết thúc sự nghiệp đạo diễn với Tây du ký 2 [2000].

Qua đời vào ngày 15-4, nhưng đến ngày 17-4, nguồn tin đạo diễn Dương Khiết mất mới được công bố trên phương tiện truyền thông, bà ra đi mãi mãi do bệnh tật, hưởng thọ 88 tuổi.

Ngày 15/3, "Tôn Ngộ Không”- Lục Tiểu Linh Đồng chia sẻ tin buồn nghệ sĩ Đới Anh Lộc, biên kịch bộ phim Tây du ký 1986 qua đời vào rạng sáng nay. Nhà biên kịch tài hoa mất tại Bắc Kinh vì tuổi cao, sức yếu.

Lục Tiểu Linh Đồng cũng đăng ảnh chụp cùng biên kịch Đới Anh Lộc.

Lục Tiểu Linh Đồng cũng đăng ảnh chụp cùng Đới Anh Lộc để hồi nhớ kỷ niệm thời còn làm việc chung với nhà biên kịch trong Tây du ký 1986. Đối với nam diễn viên, nghệ sĩ Đới Anh Lộc vừa là một người thầy, vừa là một người bạn mà ông rất trân quý.

Ông xót xa vì cả ba nhà biên kịch tài năng của Tây du ký đều đã ra đi. Hai người chấp bút còn lại là Dương Khiết và Trâu Ức Thanh: "Thầy Đới đã ra đi. Ba biên kịch giàu tài năng, nhiệt huyết của Tây du ký 1986 và nền phim ảnh Trung Quốc đã không còn".

Dương Khiết, Đới Anh Lộc và Trâu Ức Thanh là những biên kịch tài năng đã chuyển thể thành công danh tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân thành phim ở Trung Quốc. Nguyên tắc làm việc của cả ba là "tôn trọng nguyên tác, thận trọng làm mới". Tây du ký thành công là nhờ sự am hiểu, lĩnh ngộ sâu sắc của ba nhà biên kịch.

Hai cộng sự của biên kịch Đới Anh Lộc đã qua đời cách đây nhiều năm. Đạo diễn kiêm biên kịch Dương Khiết mất vào năm 2017, còn Trâu Ức Thanh ra đi vào năm 2019.

Đới Anh Lộc sinh ở tỉnh Hắc Long Giang, tốt nghiệp ngành Trung văn tại Đại học Hắc Long Giang, sau đó làm việc ở Viện Kinh kịch Trung Quốc. Ông viết kịch bản cho nhiều tác phẩm sân khấu.

Tây du ký bấm máy năm 1982, quay trong 6 năm và được công chiếu lần đầu vào năm 1986. Bộ phim quy tụ dàn diễn viên chính gồm Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Trì Trọng Thụy, Từ Thiếu Hoa... Đây là tác phẩm giữ kỷ lục phim được phát lại nhiều lần nhất ở Trung Quốc [hơn 3000 lần] nhờ đậm giá trị nội dung, nghệ thuật. Đến nay, bộ phim vẫn có sức sống lâu bền, hấp dẫn với nhiều thế hệ.

Chủ Đề