Bình luận về các biện pháp quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán hiện nay

Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung phân phối các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, nó tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau, các giao dịch chứng khoán được thực hiện rất lớn. Hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hoá trên thị trường chứng khoán, đó là sự tách rời giá trị thực của chứng khoán ra khỏi bản thân chứng khoán.

Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ nảy sinh nhiều tiêu cực như: lừa đảo, tung tin giả mạo, mua bán nội gián và hoạt động kiếm lời không chính đáng khác… Khi có hiện tượng tiêu cực xảy ra, có thể gây tác hại lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế, thị trường chứng khoán không phát huy được chức năng và vai trò to lớn của nó. Chính vì thế, quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán là nhu cầu tất yếu khách quan. 

Từ bài học thực tiễn của các nước đi trước cho thấy, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới cũng phải trả giá đắt khi để cho thị trường chứng khoán phát triển một cách tự phát, không có sự can thiệp, quản lý trực tiếp của nhà nước.

Chẳng hạn, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York, thị trường chứng khoán Tokyo thời kì (1929 – 1933) đã đưa nền kinh tế của Mỹ – Nhật vào thời kì khủng hoảng toàn diện chưa từng có trong lịch sử và phải hàng chục năm sau thị trường chứng khoán đó mới trở lại hoạt động bình thường khi nó được đặt dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước thông qua các đạo luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và hoạt động đảm bảo thi hành các đạo luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

Như vậy, để thiết lập trật tự cho thị trường chứng khoán, phòng và chống các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin:

Để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo về quyền lợi chính đáng của người đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì các nguồn vốn để phát triển kinh tế, thì vấn đề quản lí việc điều hành và giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán là cần thiết.

Tuy nhiên để nhà nước thực hiện chức năng quản lí của mình đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán thì nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ quản lí, nhiều biện pháp quản lí khác nhau trong đó pháp luật được coi là công cụ quản lí chủ yếu. 

– Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường chứng khoán. Mục | tiêu của sự can thiệp này là nhà nước không phải để ấn định giá cả mà giá cả do cung và cầu chứng khoán quyết định trên cơ sở giá trị của chứng khoán. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường chứng khoán là để cho chúng khoán cung ứng ra trên trường phải là chứng khoán có giá trị thực sự, nó là cơ hội đầu tư có hiệu quả, đáng được ưu tiên đầu tư.

Có như thế, lợi ích của nhà đầu tư mới được bảo vệ, nguồn vốn đầu tư của xã hội được phân bố có hiệu quả. Hiện nay ở nước ta, Nhà nước tham gia quản lí đối với thị trường chứng khoán để tạo cho nó ra đời, phát triển lành mạnh, hạn chế mức thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra trên cơ sở kinh nghiệm của các nước đi trước, bảo vệ nhà đầu tư đồng thời tăng tính hấp dẫn của hàng hoá thị trường và yên lòng các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Ngày 25/5, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững". Tại tọa đàm, giới chuyên môn đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước nhằm giúp thị trường minh bạch, công khai và bền vững hơn.

Bình luận về các biện pháp quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán hiện nay

 Hình ảnh buổi tọa đàm tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh

Dần lấy lại niềm tin nơi nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là tiềm năng, đang phát triển mạnh mẽ, nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng đến Chính phủ. Đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng.

Bên cạnh những bước tiến rất đáng mừng, thì thời gian gần đây, thị trường chứng khoán nước ta đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sau đợt giảm mạnh trong khoảng 2 tháng qua, vốn hóa thị trường chứng khoán đã "bốc hơi" khoảng 50 tỷ USD, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường và có những tác động rất lớn đến kinh tế. Tuy nhiên, với việc cơ quan quản lý đưa ra các quyết định xử lý nghiêm các sai phạm, đã bước đầu giúp thị trường dần lấy lại niềm tin nơi nhà đầu tư. 

Bình luận về các biện pháp quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán hiện nay

 TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Bảo Đăng

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong thời kỳ tái cấu trúc. Những giải pháp mạnh của cơ quan quản lý đối với các sai phạm thời gian qua góp phần tăng tính minh bạch và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.

"Việc lành mạnh hóa thị trường chứng khoán bước đầu tạo niềm tin cho nhà đầu tư", TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chia sẻ tại tọa đàm và cho biết thêm:"những chỉ đạo của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời gian qua tương dối kịp thời. Có sự khác biệt giữa cách xử lý sai phạm trước đây của Công ty Dược Viễn Đông, Vinashin với xử lý sai phạm vừa qua của cá nhân ông Trịnh Văn Quyết, vì thế góp phần ổn định được thị trường".

"Chúng tôi hy vọng tuyên ngôn của Thủ tướng Chính phủ trong buổi họp tháng 4 chỉ đạo về thị trường chứng khoán là điều hành bằng các công cụ thị trường, bằng các công cụ công khai minh bạch để điều hành thị trường tài chính, không hình sự hoá các sai phạm là tín hiệu tốt để thị trường phát triển, làm công khai minh bạch và có thể kiểm tra được các hoạt động của thị trường", TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm, ông Phan Quốc Bửu, Giám đốc phân tích Ngành khu vực phía Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho rằng, việc xử lý minh bạch của Chính phủ giúp thị trường tăng bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, ông Phan Quốc Bửu cho rằng, thị trường cần tương đối nhiều thời gian để ổn định tâm lý và dồn tiền trước khi đạt mục tiêu cao hơn.

Thị trường rất tiềm năng

Nhìn về trung và dài hạn, các chuyên gia đều có chung quan điểm "thị trường chứng khoán Việt Nam rất tiềm năng". Cụ thể, bà Nguyễn Hoài Thu, Thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu – Công ty Quản lý Quỹ Vincapital, chia sẻ, thị trường chứng khoán Việt Nam về dài hạn vẫn rất tiềm năng nhờ kinh tế Việt Nam tăng tưởng cao, ổn định; lãi suất, lạm phát được kiểm soát, dự trự ngoại hối tốt, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cao, trên 15% được xem là hấp dẫn so khu vực và những khu vực khác cùng khối cận biên thậm chí là mới nổi.

Cũng theo bà Nguyễn Hoài Thu, việc thị trường bị bán tháo thời gian qua bắt đầu từ vài sự kiện riêng lẻ. Nhà đầu tư trong nước lo sợ nhưng nhà đầu tư nước ngoài hiểu trong dài hạn điều này sẽ tốt cho thị trường nên họ đã mạnh dạn giải ngân, chuyển từ bán ròng sang mua ròng tới 170 triệu USD từ đầu tháng 4/2022. Ngoài ra, họ đang định giá cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn với P/E chỉ 10,6 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm tới. Đây là điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. "Doanh nghiệp niêm yết đang được định giá rất hấp dẫn. Từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, tôi thấy thị trường Việt Nam tiềm năng cả trong dài và ngắn hạn", bà Nguyễn Hoài Thu nhấn mạnh.

Nhận định về ngành Ngân hàng, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh chia sẻ, chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các tổ chức tín dung nói chung, nhất là những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường. Do đó, việc minh bạch thị trường có tác động đến các ngân hàng đã niêm yết, dẫn vốn vào các ngân hàng và một phần giúp nâng cao uy tín thương hiệu.

"Tôi cho rằng sự điều chỉnh trong thị trường thời gian qua chỉ là ngắn hạn. Giá trị cốt lõi là trong những tháng đầu năm 2022, ngành Ngân hàng tăng trưởng ổn định, nợ xấu được kiểm soát, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt… 4 tháng đầu năm dư nợ tín dụng tăng khoảng 7% và các ngân hàng niêm yết đều công bố kết quả kinh doanh minh bạch, công khai trên thị trường. Đây là các chỉ số tham chiếu để các nhà đầu tư tham khảo", ông Nguyễn Đức Lệnh chia sẻ.

Còn theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, ngành Ngân hàng hiện có tới 90% các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán và hoạt động rất minh bạch. Các ngân hàng niêm yết có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, mặc dù cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. "Do đó, chúng tôi tin tưởng các cổ đông trung dài hạn thì sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngân hàng", TS Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.

Nâng cao chất lượng quản lý thị trường chứng khoán

Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, TS. Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị: "Thời gian tới, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán cần chấn chỉnh quyết liệt hơn nữa, tạo thị trường minh bạch, rõ ràng, tạo sân chơi bình đẳng cho thị trường".

Còn bà Nguyễn Hoài Thu thì cho rằng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch Chứng khoán cần có cơ chế theo dõi những biến động giá cổ phiếu bất thường và yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Bởi, doanh nghiệp không có hoạt động gì đột biến thì cổ phiếu không thể tăng trần liên tục được. Nếu kiểm soát chặt việc này sẽ hạn chế được giao dịch nội gián và tình trạng "bơm thổi" giá cổ phiếu do một hay vài nhóm nhà đầu tư nào đó thực hiện.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Hoài Thu cũng kiến nghị, cần quy định rõ hơn về thông tin nội gián, có quy chế chia sẻ thông tin sao cho công bằng với tất cả các nhà đầu tư. Hoạt động tư vấn - phân tích của các công ty chứng khoán cũng cần được tách ra khỏi khối tự doanh để phía tự doanh không gây ảnh hưởng cho bộ phận phân tích và ngược lại. Bởi điều đó không công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư. Vấn đề này ở thị trường chứng khoán nước ngoài đã quy định rất rõ trong khi ở Việt Nam thì chưa. Ngoài ra, thị trường trái phiếu cũng rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Vì vậy, cần kiểm soát để giúp thị trường này phát triển ổn định hơn.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đưa ra khuyến nghị: "Quản lý nhà nước và hệ thống về thể chế, pháp luật, khuôn khổ bộc lộ những điểm yếu, dẫn tới việc lũng đoạn thị trường của một số nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư dẫn dắt. Đây là những lỗ hổng cần phải sớm hoàn thiện".

Nêu giải pháp góp phần để thị trường phát triển minh bạch và bền vững, chuyên gia tài chính TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, đã đến lúc thay đổi chất về mặt quản lý đối với thị trường. Theo chuyên gia, vấn đề lớn nhất của thị trường và lành mạnh hoá thị trường nằm ở thông tin, đặc biệt là thông tin mang tính chất nội gián, làm giá, thổi giá… Tất cả những thông tin đó có điểm mạnh nhưng nếu không kiểm soát được sẽ thành điểm xấu, không chỉ làm thị trường chao đảo mà còn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Vì vậy, phải kiểm soát, minh bạch hoá thị trường.

"Phải ngay lập tức nâng cao chất lượng quản lý thị trường chứng khoán, chống hành vi nội gián, thao túng gắn với phát triển công nghệ để thích hợp với quy mô phát triển của thị trường. Đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý, công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Nếu xử lý tốt vấn đề này thì thị trường sẽ phát triển tốt, trở thành kênh thu dẫn vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế Việt Nam", chuyên gia Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.