Bệnh nang tuyến giáp là gì năm 2024

U tuyến giáp là một bệnh lý rất thường gặp. Tuy nhiên, hơn 90% các u tuyến giáp được phát hiện là tổn thương lành tính và và chỉ 4,0% đến 6,5% là ung thư.

Theo GLOBOCAN năm 2020, trên thế giới có trên 586.000 ca tuyến giáp mới mắc và gần 44.000 ca tử vong. Tại Việt Nam [2020] ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 với mỗi năm có khoảng 5.500 ca mới mắc và 650 ca tử vong. U tuyến giáp phổ biến hơn ở phụ nữ khoảng 4 lần so với nam giới. Một nghiên cứu giám sát kéo dài 20 năm ước tính tỷ lệ hiện mắc lần lượt là 0,8% và 5,3% ở nam và nữ. [1]

U tuyến giáp là gì?

Bệnh u tuyến giáp là gì? U tuyến giáp hay còn gọi là nhân tuyến giáp. Đây là những nốt/khối đặc hoặc lỏng được hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ trước, ngay trên xương ức.

Hầu hết các u tuyến giáp không nghiêm trọng và không gây ra các triệu chứng nên không dễ phát hiện. Thay vào đó, nó thường được tình cờ phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ qua siêu âm vùng cổ. Những khối u tuyến giáp thường lành tính nhưng cũng có một số ít là ung thư. U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi nó đã phát triển lớn chèn ép và gây khó khăn cho các hoạt động thở và nuốt.

Phân loại u tuyến giáp

Các u tuyến giáp có thể được phân loại là ung thư và không phải ung thư.

Ung thư

Ung thư tuyến giáp có thể được phân loại như sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa [DTC]: bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể hỗn hợp nhú và nang: Phát sinh từ các tế bào biểu mô và chiếm khoảng 95% tất cả các khối u ác tính tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy [MTC]: Phát sinh từ các tế bào hình nang sản xuất calcitonin của tuyến giáp. 20% MTC liên quan đến di truyền và có thể xảy ra như một phần của hội chứng đa u các tuyến nội tiết [MEN].

Không ung thư

Phần lớn các nhân/u tuyến giáp là lành tính. Có thể là nang tuyến giáp, nang hỗn hợp, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,…

U tuyến giáp là tình trạng phổ biến ở phụ nữ gây tử vong cho 44.000 người trên thế giới

Triệu chứng u tuyến giáp

Bác sĩ cho biết, hầu hết các nhân/u tuyến giáp không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng, vì vậy dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp là không rõ ràng. Nhưng đôi khi một số khối u có kích thước lớn có thể gây ra các dấu hiệu u tuyến giáp.

Các dấu hiệu của u tuyến giáp bao gồm:

  • Khối u ở vùng cổ trước có thể nhìn thấy được.
  • Khối u chèn ép vào dây thanh quản quặt ngược gây khàn tiếng
  • Khối u chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, gây khó thở hoặc khó nuốt.
  • Cường giáp với các triệu chứng: giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, run, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, tiêu chảy và đi tiểu thường xuyên hơn, tăng khẩu vị.
  • Suy giáp với các triệu chứng: Mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, tăng cân, da và tóc khô, thô ráp, táo bón, trầm cảm, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên.

Biến chứng u tuyến giáp

Các biến chứng của u tuyến giáp có thể bao gồm:

Cường giáp

Các triệu chứng cường giáp có thể là một biến chứng ở những bệnh nhân có nhân giáp tăng chức năng. Một khối u/nhân tuyến giáp tăng sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến lượng hormone dư thừa trong cơ thể.

Các biểu hiện lâm sàng sẽ bao gồm các biểu hiện của cường giáp, chẳng hạn như đổ mồ hôi, đánh trống ngực và rối loạn dung nạp glucose, giảm cân, yếu cơ, yếu xương, không dung nạp nhiệt, lo lắng hoặc cáu kỉnh, khủng hoảng nhiễm độc giáp. Tuy nhiên, phần lớn các nhân giáp là lành tính và hầu hết bệnh nhân sẽ không có triệu chứng. [2]

Khó nuốt

Một số ít bệnh nhân, đặc biệt là những người bị viêm tuyến giáp có thể bị đau vùng cổ, sưng to vùng cổ dẫn đến khó nuốt và khó thở.

Nguyên nhân u tuyến giáp

Đến nay, nguyên nhân của u tuyến giáp vẫn chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố nguy cơ sau được cho là gây ra bệnh này.

Bức xạ ion hóa

Bức xạ ion hóa là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với cả nhân giáp lành tính và ác tính. Những người bị nhiễm bức xạ ion có thể phát triển các nốt tuyến giáp với tỷ lệ 2% hàng năm. Tỷ lệ bệnh ác tính đã được ghi nhận cao, chiếm từ 20-50% trong số các nốt sờ thấy của các tuyến giáp đã được chiếu xạ trước đó. [3]

Thiết hụt chất i-ốt hoặc thừa i-ốt

Thiếu i-ốt hoặc thừa i-ốt trong chế độ ăn uống của bạn đôi khi có thể khiến tuyến giáp phát triển các nhân giáp.

Thiếu hụt chất I-ốt là một trong những nguyên nhân có thể gây ra u tuyến giáp

Các yếu tố khác

Các yếu tố khác dẫn đến tăng nguy cơ mắc nhân giáp và bướu cổ bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Uống rượu
  • Tăng mức độ yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 [IGF-1]
  • U xơ tử cung

Cách chẩn đoán u tuyến giáp

Đánh giá ban đầu cho bệnh nhân có nhân tuyến giáp bao gồm việc khai thác tiền sử cá nhân và gia đình người bệnh, khám sức khỏe, xét nghiệm hormone tuyến giáp [FT3, FT4], hormone kích thích tuyến giáp [TSH], và siêu âm tuyến giáp để xác định đặc điểm của nhân giáp.

Sau khi siêu âm phát hiện có nhân hoặc u tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút tế bào kim nhỏ nhân/u tuyến giáp thường dưới hướng dẫn của siêu âm để tăng độ chính xác cho xét nghiệm tế bào học, xác định bản chất khối u là lành tính hay ác tính để có hướng quản lý và điều trị. Trong một số trường hợp cần xét nghiệm gen di truyền, dấu ấn hóa mô miễn dịch cũng như chụp chiếu đánh giá thêm: siêu âm đàn hồi mô, chụp MRI, CT và FDG-PET/CT. [4]

Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp [TSH]

Ở mỗi bệnh nhân có nhân giáp, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp [TSH] nên là xét nghiệm ban đầu và được sử dụng như một hướng dẫn để xử trí sau này.

Nếu lượng hormone kích thích tuyến giáp bình thường hoặc cao thường gây ra lo ngại do nguy cơ mắc bệnh ác tính. Tuy nhiên, lượng hormone kích thích tuyến giáp thấp thường là một nốt lành tính.

Bước tiếp theo ở một bệnh nhân có lượng hormone kích thích tuyến giáp thấp là đánh giá khả năng xuất hiện nhân độc tuyến giáp [nhân tuyến giáp tăng chức năng] bằng cách xạ hình tuyến giáp với Tc-99m hoặc I-ốt 131. Các nốt tuyến giáp tự hoạt động thường lành tính và hiếm khi cần chẩn đoán thêm.

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng được sử dụng để đánh giá các nhân tuyến giáp. Phương pháp này cung cấp thông tin về kích thước, cấu trúc, những thay đổi nhu mô và có thể phát hiện các tổn thương nhỏ đến 2 mm.

Siêu âm tuyến giáp thường được sử dụng để phân biệt giữa các tổn thương lành tính và ác tính, đồng thời tránh cho người bệnh phải sử dụng các thủ thuật xâm lấn không cần thiết.

Một số đặc điểm có liên quan đến bệnh ác tính và được coi là các yếu tố nguy cơ độc lập bao gồm vi vôi hóa, bờ không đều, giảm âm mạnh, chiều cao lớn hơn chiều rộng và tăng sinh mạch máu.

Siêu âm tuyến giáp có độ nhạy cao trong việc phát hiện các nhân giáp nhỏ, khó phát hiện bằng sờ nắn.

Chọc hút kim nhỏ [FNA]

FNA tạo thành nền tảng để đánh giá nhân giáp, đại diện cho công cụ chẩn đoán hiệu quả về chi phí nhất được sử dụng trong đánh giá nhân giáp. Việc sử dụng FNA dưới hướng dẫn của siêu âm được ưu tiên hơn so với không có siêu âm dẫn đường do có liên quan đến độ chính xác, tỷ lệ kết quả âm tính giả.

Quyết định thực hiện FNA nên dựa trên phân tầng rủi ro của từng cá nhân bằng cách sử dụng bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả siêu âm của bệnh nhân. Các nốt

Chủ Đề