Bệnh methemoglobin là gì

Trong hồng cầu có hemoglobin, trong hemoglobin có nguyên tố sắt ở dạng ion hóa trị 2 [Fe2+]. Fe2+ có nhiệm vụ kết hợp và vận chuyển O2 từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể để sử dụng và lấy CO2 đưa đến phổi thải ra ngoài. Vì lý do nào đó Fe2+ bị chuyển thành ion sắt hóa trị 3 [Fe3+] sẽ bị mất khả năng trên gọi là methemoglobin

Bệnh có thể do di truyền hoặc mắc phải. Trong máu, methemoglobin bình thường chiếm khoảng 0,4 - 1,5% tổng hàm lượng hemoglobin. Khi methemoglobin vượt quá 1,5g% [1,5gram trong 100 mililit máu] sẽ có biểu hiện xanh tím trên da và niêm mạc, khi vượt quá 5g% thì sẽ bị xanh tím kèm theo thiếu oxy tổ chức.

Bệnh mắc phải có thể do dùng một số thuốc dùng chữa bệnh như thuốc tê, chloroquin, sulfamid…hoặc do hóa chất như thuốc như mực in quần áo, phân hóa học, thuốc diệt cỏ nhóm clorat… Đặc biệt ở trẻ em hệ thống men có tác dụng khử methemoglobin thành hemoglobin yếu nên dễ bị ngộ độc khi ăn quá nhiều một số củ quả có hàm lượng cao chất nitrat như củ dền, củ cà rốt… hoặc uống nguồn nước có nhiều chất nitrit.

Biểu hiện tùy mức độ methemoglobin: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Da ngón tay, vành tai, niêm mạc có màu xanh tím. Nặng hơn bị rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp tuần hoàn có thể tử vong. Khám không có tổn thương cơ quan hô hấp tim mạch liên quan đến biểu hiện xanh tím. Xét nghiệm định lượng methemoglobin máu để chẩn đoán.

Điều trị bệnh mắc phải: Thuốc xanh metylen có tác dụng chuyển methemoglobin thành hemoglobin nhưng không có tác dụng ở trẻ nhỏ thiếu men G6DP [G6PD là một loại men cần cho một số phản ứng sinh học trong cơ thể người], vitamin C, trường hợp nặng có thể phải thay máu, lọc máu, chạy thận nhân tạo, oxy cao áp.

Vừa qua, bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tiếp nhận bé N.B.M ngụ Long An  nhập viện để cấp cứu với tình trạng tím tái, suy hô hấp và sau khi thăm khám trẻ được chẩn đoán Methemoglobin máu. Để quý phụ huynh hiểu thêm về tình trạng Methemoglobin máu, cũng như cách nhận biết nguyên nhân, phòng ngừa, chúng tôi xin gửi đến các bậc phụ huynh các thông tin cơ bản sau:

METHEMOGLOBIN MÁU [MeHb] LÀ GÌ?

Hemoglobin [viết tắt là Hb] còn gọi là huyết cầu tố, gồm: 2 phân tử Heme và Globin, trong đó Heme có kết hợp 4 nguyên tố Fe2+ [ hóa trị 2], có khả năng kết hợp với oxy để vận chuyển oxy từ phổi tới các mô của cơ thể và lấy CO2  từ mô trở về phổi thải ra ngoài qua khí thở ra.

Trong một số trường hợp, khi trẻ tiếp xúc với số lượng nhiều nitrate [củ dền, nước giếng, nitrate vào đường ruột của trẻ được chuyển hoá thành nitrite là chất oxit hoá mạnh], thuốc nhuộm, thuốc súng, kháng sinh [sulfamide, dapsone] thì Fe2+ trong hemoglobin sẽ được chuyển thành Fe3+. Hemoglobin chứa Fe3+ được gọi là Methemoglobin không có khả năng gắn với oxy nên hồng cầu chứa Methemoglobin không thể vận chuyển oxy đi nuôi các mô. Thông thường trong cơ thể có hệ thống men khử Fe3+ thành Fe2+, tức là chuyển methemoglobin thành hemoglobin bình thường, nên giữ mức độ nồng độ MetHb trong hồng cầu có dưới 1%. Khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chất oxit hoá, vượt quá khả năng khử của cơ thể, dẫn đến tăng Methehemoglobin máu, làm thiếu oxy ở các mô và da bệnh nhân trở nên xanh tím.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA METHEMOGLOBIN MÁU [MeHb]  ?

Nước củ dền
Nước giếng

– Một số loại củ như củ dền, cà rốt,… có chứa hàm lượng nitrate cao nên khi ăn quá nhiều có thể bị ngộ độc, nhất là trẻ em. Nước giếng ăn có hàm lượng nitrit, nitrat tăng cao cũng có thể gây ngộ độc.

– Ngộ độc có thể xảy ra khi chất này rơi trên da hoặc hít phải hơi anilin trong sản xuất chất tạo màu, thuốc nhuộm anilin, sơn, nhựa tổng hợp…

– Các thuốc điều trị có tác dụng tạo MetHb có thể gây ngộ độc khi sử dụng quá liều hoặc nhầm lẫn như: Sulfamide, Dapsone.

CÁC TRIỆU CHỨNG METHEMOGLOBIN MÁU LÀ GÌ?

Người ta chia ra 3 mức độ ngộ độc [nhẹ, vừa và nặng] tùy theo lượng MetHb huyết: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, da ngón tay, vành tai và niêm mạc có màu xanh tím. Nặng hơn, bệnh nhân có thể rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng hoạt động hô hấp và tuần hoàn đưa đến tử vong.

CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG CHO TRẺ KHỎI NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT GÂY METHEMOGLOBIN MÁU?

– Tránh sử dụng hoặc tránh tiếp xúc các loại dược phẩm, thức ăn gây tình trạng Methemoglobin máu: nước củ dền, thuốc nhuộm, thuốc súng…

– Không cho trẻ em ăn quá nhiều củ dền, củ cà rốt

– Tránh sử dụng nước giếng trong sinh hoạt ăn uống. Sử dụng nước đã qua xử lý an toàn.

– Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ: Dapsone, sufamide, kháng sinh, aspirin, thuốc điều trị sốt rét, thuốc điều trị ung thư,… mà không có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Methemoglobin [tiếng Anh: methaemoglobin] [phát âm là "met-hemoglobin"] là một huyết sắc tố [hemoglobin] ở dạng metalloprotein, trong đó sắt trong nhóm heme ở trang thái Fe3+, không phải ở trạng thái Fe2+ của hemoglobin bình thường. Methemoglobin không thể liên kết với oxy, có nghĩa là không thể vận chuyển oxy đến các mô. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy methemoglobin màu xanh nâu sô-cô-la. Trong máu người, một lượng nhỏ methemoglobin sản xuất và tồn tại một cách tự nhiên, nhưng khi có lượng dư thừa, máu sẽ trở thành màu nâu xanh sẫm bất thường. Enzyme methemoglobin reductase phụ thuộc NADH [một loại diaphorase] có vai trò chuyển methemoglobin trở lại thành hemoglobin.

Cấu trúc của enzym chuyển methemoglobin thành hemoglobin [1]

Bình thường methemoglobin chiếm 1-2% hemoglobin của cơ thể. Tỷ lệ phần trăm cao hơn mức này có thể là do di truyền, do tiếp xúc với các hóa chất khác nhau và phụ thuộc vào liệu cơ thể có đang trong tình trạng bệnh lý tăng methemoglobin huyết hay không. Mức methemoglobin cao sẽ có xu hướng khiến máy đo SpO2 chỉ đo được chỉ số SpO2 đạt gần 85%, bất kể mức độ bão hòa oxy thực sự là bao nhiêu. Sự tăng bất thường của methemoglobin sẽ làm tăng ái lực liên kết oxy của hemoglobin bình thường, dẫn đến tình trạng giảm lượng oxy đến các mô.[2]

  • Giảm cơ chế bảo vệ tế bào:
    • Trẻ em dưới 4 tháng tiếp xúc với các tác nhân môi trường khác nhau
    • Phụ nữ mang thai được coi là dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với hàm lượng nitrat cao trong nước uống [3]
    • Thiếu cytochrome b5 reductase
    • Thiếu G6PD
    • Bệnh huyết sắc tố M
    • Thiếu pyruvate kinase
  • Các hợp chất dược phẩm:
    • Thuốc gây tê tại chỗ, đặc biệt là prilocaine và benzocaine.[4]
    • Amyl nitrit, chloroquine, dapsone, nitrat, nitrit, nitroglycerin, nitroprusside, phenacetin, phenazopyridine, primaquine, quinon và sulfonamide
  • Tác nhân môi trường:
    • Các amin thơm [ví dụ p -nitroaniline, nhấn vào đây để xem ca bệnh]
    • Arsine
    • Chlorobenzene
    • Cromat
    • Nitrat / nitrit [5]
  • Rối loạn di truyền:
    • Một số thành viên trong dòng họ Fugate ở Kentucky mang gen lặn nên có làn da xanh. Nguyên nhân là do thừa methemoglobin.[6]
  • Ở mèo:
    • Nuốt phải paracetamol [acetaminophen, tylenol] [7]

Amyl nitrit được dùng để điều trị ngộ độc cyanid. Hợp chất hoạt động bằng cách chuyển đổi hemoglobin thành methemoglobin, cho phép liên kết với cyanid và hình thành cyanomethemoglobin. Mục tiêu trước mắt là để ngăn chặn sự liên kết của cyanide tự do với nhóm cytochrome a3 trong cytochrome c oxidase.[8]

Methemoglobin được phân tích và chỉ số được dưới dạng nồng độ hoặc phần trăm. Phần trăm methemoglobin được tính bằng cách: lấy nồng độ methemoglobin chia cho nồng độ của hemoglobin toàn phần. Phần trăm methemoglobin có thể là một chỉ số tốt hơn để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ví dụ, nồng độ methemoglobin 1,5 g/dL tương ứng tỷ lệ phần trăm là 10% ở một bệnh nhân khỏe mạnh có lượng hemoglobin là 15 mg/dL, trong khi đó cùng một nồng độ methemoglobin 1,5 g/dL ở bệnh nhân thiếu máu có lượng hemoglobin là 8 g / dL sẽ chiếm tỷ lệ 18,75%. Bệnh nhân thứ nhất có hemoglobin chức năng là 13,5 g / dL, không có triệu chứng, còn bệnh nhân thứ hai có nồng độ hemoglobin chức năng 6,5 g / dL, bệnh nhân này có thể có triệu chứng nghiêm trọng.[9]

  • metHb 1-2% bình thường
  • metHb dưới 10% - Không có triệu chứng
  • metHb 10-20% - Chỉ đổi màu da [niêm mạc]
  • metHb 20-30% - Lo lắng, nhức đầu, khó thở khi gắng sức
  • metHb 30-50% - Mệt mỏi, lú lẫn, chóng mặt, thở nhanh, đánh trống ngực
  • metHb 50-70% - Hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, nhiễm toan
  • metHb Trên 70% - Nguy cơ tử vong cao [5]

Khi metHb cao, khả năng giải phóng oxy của "hemoglobin chức năng" giảm do tăng ái lực với oxy, tiếp tục làm trầm trọng thêm sự thiếu oxy mô, không đủ oxy để nuôi dưỡng tế bào. Các bệnh nền mạn tính như thiếu máu, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] và bất kỳ bệnh lý nào làm suy giảm khả năng cung cấp oxy cũng đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tăng methemoglobin huyết.[9]

Nồng độ methemoglobin tăng được tìm thấy trong vết máu. Khi ra khỏi cơ thể, vết máu chuyển từ màu đỏ tươi sang màu nâu sẫm, được cho là do quá trình oxy hóa oxy-hemoglobin [HbO2] thành methemoglobin [met-Hb] và hemichrome [HC].[10]

  • Tăng methemoglobin huyết
  • Hội chứng blue baby

  1. ^ Bando, S.; Takano, T.; Yubisui, T.; Shirabe, K.; Takeshita, M.; Nakagawa, A. [2004]. “Structure of human erythrocyte NADH-cytochromeb5reductase”. Acta Crystallographica Section D. 60 [11]: 1929–1934. doi:10.1107/S0907444904020645. PMID 15502298.
  2. ^ Denshaw-Burke, Mary [7 tháng 11 năm 2006]. “Methemoglobinema”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ Manassaram, D. M.; Backer, L. C.; Messing, R.; Fleming, L. E.; Luke, B.; Monteilh, C. P. [2010]. “Nitrates in drinking water and methemoglobin levels in pregnancy: A longitudinal study”. Environmental Health. 9: 60. doi:10.1186/1476-069X-9-60. PMC 2967503. PMID 20946657.
  4. ^ “Drug Safety and Availability - FDA Drug Safety Communication: Reports of a rare, but serious and potentially fatal adverse effect with the use of over-the-counter [OTC] benzocaine gels and liquids applied to the gums or mouth”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ a b Dela Cruz, Maricel; Glick, Joshua; Merker, Seth H.; Vearrier, David [ngày 11 tháng 5 năm 2018]. “Survival after severe methemoglobinemia secondary to sodium nitrate ingestion”. Toxicology Communications. 2: 21–23. doi:10.1080/24734306.2018.1467532. Lỗi chú thích: Thẻ không hợp lệ: tên “:0” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  6. ^ “Genetics Solves Blue-Tinged Mystery”. 22 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2012.
  7. ^ Dowers, Kirsty [1 tháng 8 năm 2011]. “Don't eat that! Toxicities in cats [Proceedings]”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2018.
  8. ^ Vale, J. A. [2001]. “Cyanide Antidotes: from Amyl Nitrite to Hydroxocobalamin - Which Antidote is Best?”. Toxicology. 168 [1]: 37–38.
  9. ^ a b Wilkerson, Richard G.; Nappe, Thomas M. [5 tháng 5 năm 2019]. “Methemoglobinemia”. Bản mẫu:CC-PMC. PMID 30726002. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019. Chú thích journal cần |journal= [trợ giúp] Lỗi chú thích: Thẻ không hợp lệ: tên “Wilkerson Nappe 2019” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  10. ^ Bremmer et al PLoS ONE 2011 //www.plosone.org/article/info:doi/10.1371/journal.pone.0021845 Lưu trữ 2014-03-26 tại Wayback Machine

  • MeSH Methemoglobin
  • Sự hình thành MetHb
  • The Blue people of Troublesome Creek

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Methemoglobin&oldid=65173747”

Video liên quan

Chủ Đề