Bến Tre giáp bao nhiêu tỉnh?

Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện [thành phố Bến Tre và 8 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Ba Tri, Thạnh Phú].

Bến Tre có nhiều thuận lợi trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cùng nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể. Phía Đông tỉnh có 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. 

Tỉnh này có 4 con sông lớn chảy qua là Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp cho người dân. Hệ thống sông, rạch còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi.

Bến Tre là vùng đất nổi tiếng gắn liền với những hàng dừa xanh khắp mọi nẻo đường. Và có rất nhiều câu hỏi về nơi đây như: Tại sao toàn là dừa mà gọi là Bến Tre? Bến Tre ở đâu? Bến Tre thuộc miền nào?,… Nếu bạn cũng đang thắc mắc? Hãy cùng Blog Xứ Dừa Bến Tre tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Nội dung chính:

Nguồn gốc địa danh Bến Tre

Để trả lời câu hỏi: Bến Tre ở đâu và thuộc miền nào? thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nguồn gốc của địa danh Bến Tre đã nhé.

Theo Đinh Xuân Vịnh trong Sổ tay địa danh Việt Nam [1996] thì từ Bến Tre xuất phát từ gốc Khơme Srok Tre với nghĩa là Sóc Tre hay Bến Tre.

Mở đầu quyển khảo cứu “Monographie de la province de Bến Tre” của Imp.L.Ménard năm 1903 có ghi :

“Bến Tre était autrefois occupé par les Cambdgiens qui l’appelèrent Sốc Tre [pays des bambous], à cause de nombreux giồng couverts de bambous dont le pays était parsemé. Plus tard, les Annamites fondèrent un marché qu’ils appelèrent BếnTre [débarcadère en bambous]. Le rạch qui passe devant le marché et va se perdre dans le Hàm Luông, porte le même nom”.

Tạm dịch: “Bến Tre ngày xưa người Khơme chiếm trước và gọi là Sốc Tre …vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Sau đó người An Nam lập chợ buôn bán và gọi chợ Bến Tre, tức bờ sông hay bến bằng tre. Con rạch chảy ngang chợ này trổ nước xuống cửa Hàm Luông cũng mang tên rạch Bến Tre y như vậy”. [Tham khảo: //hathaobentre.com/nguon-goc-dia-danh-ben-tre-2/]

Bến Tre ở đâu? Thuộc miền nào?

Theo Wikipedia thì:

Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền
  • Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên
  • Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km
  • Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê,…

Có thể tóm gọn lại:

Bến Tre là một tỉnh lỵ thuộc miền Tây nước ta có diện tích tự nhiên là 2.360 km2 . Phía bắc giáp Tiền Giang, Phía Tây & Nam giáp với Vĩnh Long và Trà Xinh, Phía Đông Giáp Biển.

Bến Tre có bao nhiêu huyện và thành phố?

Hiện nay, tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện là 1 thành phố và 8 huyện là huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lạch, huyện Giồng Trôm, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam và Thạch Phú. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có đến 164 xã phường và thị trấn.

  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến Huyện Giồng Trôm khoảng 17km mất tầm 30 phút
  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến huyện Ba Tri khoảng 36km mất tầm 50 phút
  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến huyện Bình Đại khoảng 48km mất tầm 1h15 phút
  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến huyện Châu Thành khoảng 10km mất tầm 20 phút
  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến huyện Chợ Lách khoảng 35km mất tầm 50 phút
  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến huyện Mỏ Cày Bắc khoảng 22km mất tầm 35 phút
  • Từ Thành phố Bến Tre đi đến huyện Mỏ Cày Nam khoảng 30km mất tầm 46 phút

Có thể bạn quan tâm:

  • Bến Tre cách TPHCM bao nhiêu KM? Và cách di chuyển như thế nào?
  • Bến Tre có gì chơi? Top 15 điểm đến du lịch đẹp và hấp dẫn tại Bến Tre

Hi vọng thông qua bài viết này, sẽ giúp bạn xác định tỉnh Bến Tre ở đâu? Và thuộc miền nào ở Việt Nam? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vùng đất Xứ Dừa này có thể để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng trao đổi nhé!

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm.

Trước kia tỉnh Bến Tre vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.


Vị trí địa lý
Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê...

Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông.

Điều kiện tự nhiên
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C – 27°C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt.

Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.

Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km. Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.

Địa hình tỉnh Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét. Trong đó, Phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 mét. Phần đất thấp độ cao trung bình khoảng 1,5 mét, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Phần đất trũng, độ cao tối đa không quá 0,5 mét, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.

Bến Tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn. Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn tỉnh.


Lịch sử
Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre là phủ Hoằng An, thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Thời Pháp thuộc, Ngày 15 tháng 07 năm 1867 thành lập hạt Bến Tre. Ngày 04 tháng 12 năm 1867, tách hai huyện Tân Minh và Duy Minh của hạt Bến Tre thành lập hạt Mỏ Cày, lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Ngày 05 tháng 06 năm 1871, hạt Bến Tre bị giải thể, nhập địa bàn vào hạt Mỏ Cày. Ngày 02 tháng 11 năm 1871, dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên đổi tên thành hạt Bến Tre. Ngày 16 tháng 03 năm 1872, hạt Bến Tre nhận thêm 2 tổng Minh Chánh và Minh Lý từ hạt Vĩnh Long.

Ngày 25 tháng 07 năm 1877, tổng Minh Chánh bị giải thể, nhập phần đất phía Tây kinh Giằng Xây của tổng này vào tổng Minh Thuận cùng hạt. Hạt tham biện Bến Tre vào thời gian này có 21 tổng. Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre. Năm 1912, tỉnh thành lập 4 quận là Ba Tri, Sóc Sải, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1927, quận Sóc Sải được đổi tên thành quận Châu Thành. Từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận.

Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Kiến Hoà đổi thành tỉnh Bến Tre. Cuối năm 2004, tỉnh Bến Tre bao gồm thị xã Bến Tre và 7 huyện là Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

Ngày 09 tháng 02 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách, thị xã Bến Tre. Theo đó, Thành lập xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày. Thành lập xã Hưng Khánh Trung A thuộc huyện Chợ Lách. Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách. Thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre. Thành lập huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre.

Ngày 11 tháng 08 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre được thành lập, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre[14]. Sau khi thành lập thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính trực thuộc.

Bến Tre có bao nhiêu tỉnh thành phố?

Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú. Ngày 13 tháng 2 năm 2019, thành phố Bến Tre được công nhận là đô thị loại II.

Bến Tre có bao nhiêu huyện giáp biển?

Bến Tre, một vùng đất ba dải cù lao, trông ra biển với chiều dài 65km, trong đó có 3 huyện giáp biển là Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại.

tỉnh Bến Tre bao nhiêu km vuông?

Vị trí địa lý: Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành [gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên].

Bến Tre là người miền gì?

Chúng tôi có thể trả lời là Bến Tre là tỉnh thành thuộc miền Nam nước ta. Tỉnh Bến Tre hiện có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố [thành phố Bến Tre] và 08 huyện bao gồm: Ba Trì, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam.

Chủ Đề