Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền năm 2024

Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] từ tháng 4.2014 đến tháng 11.2016, mức lương đóng là 2,9 triệu đồng/tháng. Tháng 12.2016 - tháng 3.2019 là 3,2 triệu đồng/tháng. Từ tháng 4.2019 - 10.2021 mức lương đóng là 3,5 triệu đồng/tháng. Vậy tôi rút BHXH 1 lần được bao nhiêu?

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần được dựa theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam.

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời - bạn đọc đóng BHXH từ tháng 4.2014 đến tháng 11.2016, mức lương đóng là 2,9 triệu đồng/tháng. Tháng 12.2016 - tháng 3.2019 là 3,2 triệu đồng/tháng. Từ tháng 4.2019 - 10.2021 mức lương đóng là 3,5 triệu đồng/tháng. Cách tính BHXH 1 lần như sau:

1. Thời gian tham gia BHXH: 7 năm 7 tháng.

- Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 7 năm 7 tháng.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

2.1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 4.2014 đến tháng 12.2014: Thời gian 9 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 2.900.000 đồng.

2.900.000 x 1.23 x 9 = 32.103.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2015 đến tháng 12.2015: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 2.900.000 đồng.

2.900.000 x 1.23 x 12 = 42.804.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2016 đến tháng 11.2016: Thời gian 11 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 2.900.000 đồng.

2.900.000 x 1.19 x 11 = 37.961.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 12.2016 đến tháng 12.2016: Thời gian 1 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.19 x 1 = 3.808.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2017 đến tháng 12.2017: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.15 x 12 = 44.160.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2018 đến tháng 12.2018: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.11 x 12 = 42.624.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2019 đến tháng 3.2019: Thời gian 3 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.200.000 đồng.

3.200.000 x 1.08 x 3 = 10.368.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 4.2019 đến tháng 12.2019: Thời gian 9 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.500.000 đồng.

3.500.000 x 1.08 x 9 = 34.020.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2020 đến tháng 12.2020: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.500.000 đồng.

3.500.000 x 1.05 x 12 = 44.100.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2021 đến tháng 10.2021: Thời gian 10 tháng - mức tiền lương đóng BHXH: 3.500.000 đồng.

3.500.000 x 1.03 x 10 = 36.050.000 đồng.

- Tổng tiền đóng BHXH = 32.103.000 + 42.804.000 + 37.961.000 + 3.808.000 + 44.160.000 + 42.624.000 + 10.368.000 + 34.020.000 + 44.100.000 + 36.050.000 = 327.998.000 đồng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

  1. 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  1. 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2019/TT-BLĐTBXH quy định:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Vì bạn chưa nêu rõ mức đóng cụ thể, nên bạn có thể đối chiếu quy định trên, với 3 năm đóng BHXH bạn có thể nhận được từ 4.5 đến 6 tháng BHXH, 7 tháng còn lại được tính bằng 22% của các mức tiền lương trong 7 tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi: Em tham gia bảo hiểm xã hội được 03 năm 04 tháng thì được lãnh bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu tiền ạ?

Về cách tính BHXH một lần

Ví dụ

Câu hỏi: Em tham gia bảo hiểm xã hội được 03 năm 04 tháng thì được lãnh bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu tiền ạ?

Đáp:

Chào bạn! Để giải đáp câu hỏi trên Papaya gửi bạn thông tin như sau:

Về cách tính BHXH một lần

Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH mức hưởng BHXH 1 lần theo số năm đã đóng của người lao động, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • Những năm đóng trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
  • Những năm đóng từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”

→ Như vậy, thời gian bạn đóng BHXH là 03 năm 04 tháng nhưng không biết thời điểm đóng BHXH của bạn là trước hay sau năm 2014 và tiền lương đóng BHXH của bạn là bao nhiêu nên Papaya chưa có cơ sở để tính toán một cách cụ thể số tiền này đến bạn.

Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo ví dụ dưới đây để áp dụng cho vào trường của bản thân:

Ví dụ

Giả sử thời gian đóng BHXH của bạn 03 năm 04 tháng là từ năm 2019 - 2022 với mức tiền lương đóng BHXH mỗi tháng là 6 triệu đồng.

Hệ số trượt giá [mức điều chỉnh] là hệ số do Nhà nước và Chính phủ quy định, giúp tạo sự cân bằng về giá trị tiền tệ tại thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

👉 Tổng mức lương đóng BHXH của bạn tính theo mức điều chỉnh là: 77,76 + 75,6 + 74,16+ 24 = 251,52 [triệu đồng]

  • Năm 2019: 6x12x1,08 = 77,76 [triệu đồng]
  • Năm 2020: 6x12x1,05 = 75,6 [triệu đồng]
  • Năm 2021: 6x12x1,03 = 74,16 [triệu đồng]
  • Năm 2022: 6x4x1,00 = 24 [triệu đồng]

👉 Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: 251,52/[12x3+4] = 6,288 [triệu đồng]

✔ Ta có, thời gian bạn đóng BHXH sau năm 2014 là: 3 năm 4 tháng → Tổng thời gian đóng BHXH được tính hưởng BHXH 1 lần là 3,5 năm [vì nếu có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm].

Như vậy, số tiền BHXH một lần bạn được nhận trong trường hợp này là: 6,288 x 3,5 x 2 = 44,016 [triệu đồng]

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hãy tìm đọc thêm các bài viết liên quan từ Papaya để được giải đáp bạn nhé!

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết sau từ Papaya về cách tính bảo hiểm xã hội để hiểu rõ hơn nhé!

Chủ Đề