Bảng đánh giá nguy cơ tim mạch năm 2024

Bước 1: Phân tầng nguy cơ dựa vào bảng 1: Phân tầng nguy cơ tim mạch theo mức huyết áp, các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích hoặc các bệnh đồng mắc đi kèm

Các đối tượng có NGUY CƠ CAO VÀ RẤT CAO [không cần phân tầng nguy cơ theo bảng điểm SCORE] là những bệnh nhân có bất kỳ các biểu hiện sau:

- Có bệnh tim mạch [Lâm sàng hoặc cận lâm sàng]

+ Bệnh tim mạch trên lâm sàng bao gồm Nhồi máu cơ tim , Hội chứng vành cấp, bệnh động mạch vành hoặc tái tưới máu động mạch khác, đột quị, tai biến mạch máu não thoáng qua, tách thành động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại biên.

+ Bệnh tim mạch xác định trên hình ảnh bao gồm: mảng vữa xơ đáng kể [V.d. hẹp ≥ 50%] khi chụp mạch hoặc siêu âm.

- Đái tháo đường

- Suy thận vừa-nặng [eGFR < 59 mL/phút/1.73 m2].

- Sự gia tăng rõ của một yếu tố nguy cơ: đặc biệt cholesterol > 8 mmol/L [> 310 mg/dL]; tăng cholesterol gia đình, THA độ 3 [HA ≥ 180/110 mmHg]

- Dày thất trái do tăng huyết áp

Bước 2: Các đối tượng có NGUY CƠ THẤP VÀ TRUNG BÌNH [những đối tượng còn lại, đa số bệnh nhân]: cần được phân tầng nguy cơ theo bảng điểm SCORE [Systematic COronary Risk Evaluation] [các nước nguy cơ thấp -Khuyến cáo Hội Tim mạch 2018]

Bảng 2: Bảng điểm SCORE [Systematic COronary Risk Evaluation] dành cho các nước nguy cơ tim mạch cao

Nếu chưa làm được xét nghiệm Cholesterol thì tạm coi Cholesterol bằng 5 mmol/l.

Các mức chỉ số nguy cơ tim mạch 10 năm:

  • 80/phút]

    Tổn thương cơ quan đích không có triệu chứng

    Độ cứng động mạch:

    HA mạch [=HATT - HATTr] [ở người lớn] ≥ 60 mmHg Vận tốc sóng mạch [PWV] ĐMC - đùi > 10 m/s

    Dày thất trái trên ĐTĐ [chỉ số Sokolow-Lyon > 35mm/R, avL >11mm]

    Dày thất trái trên siêu âm tim [LVM/BSA >115g/m2 ở nam, > 95g/m2 ở nữ]

    Albumine niệu vi thể [30-300mg/24h]

    hoặc tăng tỉ lệ Albumin-Creatinine [30-300mg/, hoặc 3,4-34 mg/mmol]

    Bệnh thận mạn mức độ vừa [eGFR > 30-59 mL/ph/1.73 m2

    hoặc suy thận mạn nặng [eGFR < 30 mL/phút/1.73 m2]

    Chỉ số cẳng chân−cổ tay < 0.9

    Bệnh võng mạc tiến triển: xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị

    Bệnh tim mạch đã xác định

    Bệnh mạch não: đột quỵ thiếu máu, xuất huyết não, TBMN thoáng qua

    Bệnh động mạch vành: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tái tưới máu cơ tim

    Có mảng xơ vữa qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

    Suy tim, bao gồm cả Suy tim với EF bảo tồn

    Bệnh lý ĐM ngoại biên

    Rung nhĩ

    [+ Các yếu tố tham gia vào thang điểm SCORE]

    3. Lựa chọn các xét nghiệm đánh giá tổn thương cơ quan đích

    Việc phát hiện tổn thương cơ quan đích trước khi biểu hiện lâm sàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với phân tầng nguy cơ tim mạch.

    Cần lựa chọn các kỹ thuật thăm dò thích hợp, sẵn có tại cơ sở để tìm kiếm các bằng chứng của tổn thương cơ quan đích.

    3.1. Đối với tổn thương tại Tim

    • Cần làm điện tâm đồ một cách thường quy cho tất cả các bệnh nhân THA nhằm phát hiện tình trạng phì đại thất trái, thiếu máu cục bộ cơ tim hay các rối loạn nhịp tim.
    • Siêu âm tim có thể chỉ định nếu có điều kiện. Siêu âm tim là phương pháp thăm dò có độ nhạy cao hơn điện tâm đồ trong việc đánh giá có hay không tình trạng phì đại thất trái. Siêu âm tim giúp xác định hình thái, cấu trúc thất trái, chức năng tâm thu và chức năng tâm trương thất trái.

    3.2. Đối với tổn thương ở mạch máu

    • Nên chỉ định siêu âm Doppler mạch máu để đánh giá hệ thống động mạch cảnh [đặc biệt trong việc phát hiện các mảng xơ vữa mạch cảnh không triệu chứng], đánh giá hệ thống động mạch thận…
    • Phương pháp đo vận tốc lan truyền sóng mạch rất hữu ích trong việc đánh giá độ cứng thành mạch [là cơ chế bệnh sinh chính gây THA tâm thu đơn độc ở người cao tuổi].
    • Đo chỉ số HA cổ chân - cánh tay [ABI]: ABI < 0,9 có thể coi như một chỉ điểm cho bệnh động mạch ngoại vi mức độ nặng.

    3.3. Đối với tổn thương ở Thận

    • Tổn thương thận do THA bao gồm suy giảm chức năng lọc cầu thận trên xét nghiệm và tình trạng tiểu ra albumin.
    • Cần đo mức lọc cầu thận hoặc mức độ thanh thải creatinin một cách thường quy ở các bệnh nhân THA.
    • Albumin niệu có thể định tính sơ bộ bằng que thử, nếu mẫu thử là dương tính thì chỉ định xét nghiệm định lượng.

    3.4. Đối với tổn thương ở đáy mắt

    • Soi đáy mắt nên thực hiện ở những trường hợp THA nặng. Các biến đổi nhẹ ở đáy mắt nhìn chung là không đặc hiệu ngoại trừ khi tổn thương này được tìm thấy ở những người trẻ tuổi.
    • Các tổn thương đáy mắt mức độ nặng như xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị chỉ thấy ở các trường hợp THA mức độ nặng và được chứng minh có liên quan với tăng nguy cơ tim mạch.

    3.5. Đối với tổn thương ở Não

    • Ở bệnh nhân THA khá thường gặp các tổn thương Nhồi máu não hay chảy máu não ổ nhỏ không triệu chứng, nhồi máu não ổ khuyết, tổn thương chất trắng.Chụp cắt lớp vi tính [CT scanner] và đặc biệt là chụp cộng hưởng từ [MRI] có thể giúp phát hiện các tổn thương não này.
    • Ở bệnh nhân THA cao tuổi, có thể chỉ định các trắc nghiệm về nhận thức nhằm phát hiện sớm tình trạng suy giảm chức năng não bộ.

    Tài liệu thamkhảo

    • Thom T et al, Heart Disease and Stroke Statistics—2006 Update: A Report From the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee, Circulation2006. Feb 14;113[6]:e85-151. Epub 2006 Jan 11.
    • Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA Phân hội THA/Hội Tim Mạch học Việt nam 2018
    • Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA Anh quốc [BSH], NICE 2013.
    • Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA châu Âu [ESH] 2018.
    • Khuyến cáo thực hành lâm sàng xử trí THA trong cộng đồng của Hội THA Hoa Kỳ/ Hội THA Quốc Tế [AHS/ISH] 2014.
    • Khuyến cáo dựa trên bằng chứng về điều trị THA ở người lớn 2014 của những thành viên được chọn trong Ủy ban Liên Quốc gia [Hoa Kỳ] lần thứ 8 [JNC 8] .
    • Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA của Hội THA Canada [CHEP] 2016,2017, 2018.
    • Khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp Korean 2014.
    • Khuyến cáo của Hội THA Malaysia 2012.
    • Khuyến cáo của Hội Tim mạch Đài loan 2010.
    • Khuyến cáo ACC/AHA về THA có bệnh mạch vành 2015. Hướng dẫn về Phòng chống, Phát hiện, Đánh giá và Xử trí Tăng huyết áp ở người lớn 2017, ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC /NMA / PCNA

    Đánh giá nguy cơ tim mạch để làm gì?

    Đánh giá nguy cơ tim mạch là bao gồm việc đánh giá rất nhiều yếu tố trong hệ thống đánh giá nguy cơ tim mạch như tuổi, giới, hút thuốc lá, nồng độ cholesterol máu... Việc đánh giá nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm có thể giúp người bệnh dự đoán được bệnh, từ đó có hướng xử lý điều chỉnh phù hợp nhất.

    Thang điểm Score là gì?

    Thang điểm SCORE [viết tắt từ Systematic COronary Risk Evaluation] công bố năm 2003, dựa trên đoàn hệ 12 nước Châu Âu. SCORE dùng ước tính nguy cơ tử vong tim mạch 10 năm ở người 40 - 65 tuổi.

    SCORE2 là gì?

    Thang điểm SCORE2 dùng để ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch gây tử vong và không tử vong ở người không có tiền sử bệnh tim hay đái tháo đường trước đó, ở độ tuổi 40 – 69 tuổi. Thang điểm SCORE2-OP tương tự như SCORE2, nhưng được dùng cho đối tượng trên 70 tuổi.

    Framingham để làm gì?

    Để ước tính nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm, người ta sử dụng thang điểm Framingham. Thang điểm Framingham được tính riêng cho nam giới và nữ giới, các thông số trong thang điểm bao gồm: tuổi, tình trạng hút thuốc, huyết áp tâm thu, nồng độ cholesterol và nồng độ HDL.

Chủ Đề