Bản chất giai cấp của nhà nước là gì

Bản chất của nhà nước là gì? Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ được đặc trưng của nhà nước cũng như các mỗi quan hệ của nhà nước đối với các chủ thể và lĩnh vực khác. Cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp giải đáp nhau những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Xem thêm: 

Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai

Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của pháp luật nhà nước

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản [Nhà nước xã hội chủ nghĩa]. Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.

Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.

Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.

Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. Nhà nước có tính giai cấp vì: 

  • Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. 
  • Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. 

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.

Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của nhà nước. Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ: 

  • Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội. 
  • Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung. 

Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

  • Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này. 
  • Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất này tác động đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của nhà nước. 
  • Xu hướng phát triển là tính xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng.

2. Đặc trưng của nhà nước

Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt 

  • Quyền lực công cộng là quyền lực có tác động phổ biến với các chủ thể. 
  • Quyền lực này tách rời khỏi xã hội được thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và có thể áp đặt đối với toàn bộ xã hội. 
  • Quyền lực nhà nước là sự độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực.

Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân

  • Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính. 
  • Quản lý xã hội theo cư dân và các đơn vị hành chính lãnh thổ đó. 
  • Các tổ chức khác không thể quản lý, phân chia cư dân và theo lãnh thổ

Nhà nước có chủ quyền quốc gia

  • Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước trên cư dân và lãnh thổ. 
  • Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia 
  • Chủ quyền quốc gia bao gồm chủ quyền đối nội và chủ quyền đối ngoại.

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bằng pháp luật 

  • Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội. 
  • Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
  • Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật

Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc

Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt buộc. Nhà nước thu thuế vì: 

  • Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội 
  • Thu thuế để đầu tư trở lại cho xã hội 
  • Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội

3. Các mối quan hệ của nhà nước

Nhà nước với cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước 

  • Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 
  • Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của nhà nước

Nhà nước có sự độc lập nhất định và có thể tác động trở lại đối với nền kinh tế 

  • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế 
  • Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Nhà nước với xã hội

  • Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước. 
  • Sự thay đổi của kết cấu xã hội sẽ tác động đến sự thay đổi của nhà nước. 
  • Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua vai trò giữa trật tự xã hội. 
  • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Nhà nước với chế độ chính trị

  • Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị
  • Nhà nước thông qua pháp luật, xác lập và vận hành hệ thống chính trị, chế độ chính trị
  • Nhà nước tác động rất lớn đến các thành phần của hệ thống chính trị
  • Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước

Nhà nước với pháp luật 

  • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
  • Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật 
  • Nhà nước có quyền và trách nhiệm thực hiện pháp luật
  • Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật
  • Tổ chức và hoạt động của nhà nước trong khuôn khổ và trên cơ sở pháp luật. 
  • Nhà nước phải phản ánh ý chí của xã hội trong luật

Xem thêm: 

Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước

Khái niệm hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm của hợp tác xã

Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về bản chất của nhà nước là gì, đặc trưng và các mỗi quan hệ của nhà nước. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.999.1080 đề được tư vấn giải đáp.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Nguyễn Thủy Tiên

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Thể nào là bản chất giai cấp của nhà nước?

Như vậy có thể hiểu bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Ngoài ra bản chất giai cấp của Nhà nước còn được thể hiện qua việc duy trì sự ổn định và bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khỏi bị xâm phạm.

Bản chất giai cấp là gì?

Bản chất giai cấp hiểu theo nghĩa hẹp: Thông qua công cụ Nhà nước, ép buộc các giai cấp khác phải nghe theo và thực hiện theo những gì giai cấp thống trị muốn. Dựa trên các sức mạnh của pháp luật, của chuẩn mực, các thế lực họ có. Từ đó họ quản lý, làm chủ và điều hành được hoạt động trong nước.

Bản chất nhà nước là của ai?

Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Bản chất của nước là gì?

Nước là một hợp chất vô cơ, trong suốt, không vị và gần như không màu, thành phần chính của thủy quyển Trái đất và chất lỏng trong tất cả các sinh vật sống đã biết [trong đó nó hoạt động như một dung môi].

Chủ Đề