Bài văn phân tích khổ 1 tây tiến năm 2024

                                          

MỞ BÀI:

                      
Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc... nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều như "Mây đầu ô", "Mùa hoa gạo", "Tuyển tập thơ văn Quang Dũng". Nhưng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập "Mây đầu ô" là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
                      
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
                      
...
                      
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
                      
THÂN BÀI
                      

  1. Khái quát trước khi phân tích: Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Đoạn thơ ta phân tích là đoạn mười bốn câu thơ đầu của bài thơ:
                          
  1. Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:
                          

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

                      
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
                      
Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến. Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi" gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả. Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là "nhớ về rừng núi" . Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã "xa rồi". "Xa rồi" nên mới nhớ da diết như thế. Điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ "Nhớ chơi vơi", cùng với cách hiệp vần "ơi" ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: "Chơi vơi" là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. "Nhớ chơi vơi" có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.
                      

  1. Sáu dòng thơ tiếp theo là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ , hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa:
                          

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                      
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
                      
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                      
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
                      
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
                      
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
                      
1.a. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy nhưng không ngăn nổi bước chân người lính:
                      

  • Thiên nhiên khắc nghiệt: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi". Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ "lấp" cả đoàn quân. Đoàn binh hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp. Chữ "mỏi" làm hiện lên trước mắt ta hình ảnh của một đoàn quân mệt mỏi rã rời.
                                  

Bài văn phân tích khổ 1 tây tiến năm 2024

Chu Đức Anh

THPT Phạm Hồng Thái

“Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh, hoa mai đâu dễ tỏa mùi hương”

TÂY TIẾẾN

(Quang Dũng)

Đề bài: Phân tích 14 dòng đầu bài thơ Tây Tiến

Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành từ thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng

giàu cảm hứng lãng mãn, toát lên vẻ đẹp hào hoa phóng khoáng, ngôn từ giàu hình ảnh và nhạc

điệu, hội tụ đủ cả chất nhạc và chất họa. Trong số những tác phẩm của ông, ta không thể không

kể đến bài thơ “Tây Tiến”, một thi phẩm tiêu biểu viết về đề tài anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng

chiến chống Pháp. Trong bài bài thơ đó, chỉ với 14 dòng thơ đầu, QD đã tái hiện nỗi nhớ về

chặng đường hành quân và hình ảnh người lính Tây Tiến:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Bài thơ được sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào cuối năm 1948, in trong tập “Mây đầu ô”, khi đoàn

quân Tây Tiến đã trở về và cũng là lúc Quang Dũng đã rời xa Tây tiến. Nhắc đến “Tây tiến”, nhà

thơ đã có những bộc bạch hết sức chân thật: “Bài thơ “Tây tiến” tôi làm khi về dự đại hội toàn

quân ở liên khu 3, làng Phù Lưu Chanh…Tôi làm thơ rất nhanh, làm xong đọc trước đại hội

được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt…Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì thì viết

vậy. Tôi chẳng có chút lí luận gì về thơ cả.”

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào mùa xuân năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ Lào

để bảo vệ biên gới Việt Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch. Thành viên tham gia với đa số là

thanh niên trí thức trẻ Hà thành và nhà thơ Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây

Tiến. Mặc dù điều kiện chiến đấu vô cùng khó khăn và khắc nghiệt thế nhưng họ vẫn luôn hiên

ngang, mãnh mẽ tiến về phía trước.

Đoạn thơ mở đầu bài thơ cũng là mở đầu nỗi nhớ của Quang Dũng về đơn vị cũ. Bằng bút pháp

nghệ thuật tài hoa, kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa chất nhạc và chất họa, QD đã tái

1