Bài tập về so sánh lớp 6 Ngữ văn

Câu 1: Có những kiểu so sánh nào?

  • A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
  • C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
  • D. So sánh hơn, so sánh kém.

Câu 2: Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

Câu 3: So sánh là gì?

  • B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  • C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  • D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 4: Trong phép so sánh không ngang bằng:

  • A. Có thể có nhiều từ phủ định
  • B. Nhất thiết phải có từ phủ định
  • D. Phải có từ phủ định

Câu 5: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

  • A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
  • B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
  • C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập

Cho đoạn thơ sau trả lời cho câu hỏi từ 6-9

    Cổ tay em trắng…

Đôi mắt em liếc … dao cao

   Miệng cười… hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể ….

Câu 6: Điền vào chỗ còn trống trong đoạn thơ trên:

  • A. trắng- nhìn-giống-màu đỏ
  • B. tinh- giống- chúm chím-  rất đẹp
  • D. như ngà- như là- giống là- xinh xinh

Câu 7: Sau khi hoàn thành vào chỗ trống của đoạn thơ, có bao nhiêu so sánh trong các câu thơ trên?

Câu 8: Tác dụng của phép so sánh trong câu thơ trên là gì?

  • B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả
  • C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.
  • D. Không có tác dụng gợi cảm.

Câu 9: Từ nào thích hợp điền vào dấu [......] để hoàn thiện câu tục ngữ: "[......] như chĩnh trôi sông"

  • A. Lập lờ.
  • B. Lỉnh kỉnh.
  • D. Rập rình.

Câu 10: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

  • A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
  • B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
  • C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

Câu 11: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

  • B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
  • C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
  • D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 12: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • D. Vế A, vế B

Câu 13: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  • A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
  • B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
  • C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế

Câu 14: " Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."

[Vượt thác, sgk Ngữ văn 6, tập2]

Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?

  • B. Hai lần.
  • C. Năm lần.
  • D. Ba lần.

Câu 4 trang 48 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:

a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

[Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên]

b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.

[Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ]

Trả lời:

a. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”. Những phép so sánh trên làm cho câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn; đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hợm lĩnh của Dế Mèn qua những hình ảnh so sánh ấy.

b. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Khu vườn là món quà bất tận của tôi”, “Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là mớn quà lớn.”. Phép so sánh ấy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”.

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6 Bài So sánh hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Ngữ Văn.

Bộ 14 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Bài So sánh​​​​​​​

Câu 1: Có những kiểu so sánh nào?

A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.

B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.

C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.

D. So sánh hơn, so sánh kém.

Câu 2: Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

A. Đen

B. Bẩn

C. Sạch

D. Tối

Câu 3: So sánh là gì?

A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau

C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 4: Trong phép so sánh không ngang bằng:

A. Có thể có nhiều từ phủ định

B. Nhất thiết phải có từ phủ định

C. Không nhất thiết phải có từ phủ định

D. Phải có từ phủ định

Câu 5: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi

B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc

C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập

D. Cả B và C

Cho đoạn thơ sau trả lời cho câu hỏi từ 6-9

    Cổ tay em trắng…

Đôi mắt em liếc … dao cao

   Miệng cười… hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể ….

Câu 6: Điền vào chỗ còn trống trong đoạn thơ trên:

A. trắng- nhìn-giống-màu đỏ

B. tinh- giống- chúm chím-  rất đẹp

C. như ngà- như là- như thể- hoa sen

D. như ngà- như là- giống là- xinh xinh

Câu 7: Sau khi hoàn thành vào chỗ trống của đoạn thơ, có bao nhiêu so sánh trong các câu thơ trên?

A. Ba

B. Bốn

C. Năm

D. Sáu

Câu 8: Tác dụng của phép so sánh trong câu thơ trên là gì?

A. Gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động

B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả

C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.

D. Không có tác dụng gợi cảm.

Câu 9: Từ nào thích hợp điền vào dấu [......] để hoàn thiện câu tục ngữ: "[......] như chĩnh trôi sông"

A. Lập lờ.

B. Lỉnh kỉnh.

C. Đủng đỉnh.

D. Rập rình.

Câu 10: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

Câu 11: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước

B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên

C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả

D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 12: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh [có thể lược bớt]

B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

D. Vế A, vế B

Câu 13: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh

B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn

C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế

D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 14: " Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."

[Vượt thác, sgk Ngữ văn 6, tập2]

Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?

A. Bốn lần.

B. Hai lần.

C. Năm lần.

D. Ba lần.

Đáp án bộ 14 bài tập trắc nghiệm Văn 6 Bài So sánh

1 - B

2 - C

3 - A

4 - C

5 - D

6 - C

7 - B

8 - A

9 - C

10 - D

11 - A

12 - A

13 - D

14 - A

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Câu hỏi trắc nghiệm Văn 6 Bài So sánh ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề