Bài tập và lý thuyết phần điện học lớp 7

Welcome back to my channel Lại là mình đây, mình sẽ tiếp tục tổng hợp kiến thức cần nhớ chương trình Vật Lí lớp 7 cho cả nhà nhé

Bài tập và lý thuyết phần điện học lớp 7

III/ CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC 1. Sự nhiễm điện do cọ xát + Điện là tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý. + Quá trình vật trung hòa về điện trở thành điện tích khi tích điện + Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. + Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. 2. Hai loại điện tích + Điện tích: một tính chất của các hạt nguyên tử (*), xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ. + Trong điều kiện bình thường mọi vật trung hòa về điện có tổng điện bằng không. Khi một vật cho hay nhận điện tử âm vật sẽ trở thành điện tích dương hay âm. Khi một vật nhận electron sẽ trở thành có điện tích âm. Khi một vật cho electron sẽ trở thành có điện tích dương. + Vật + e = điện tích âm. Vật – e = điện tích dương + Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện khác loại thì hút nhau. (*) Cấu tạo sơ lược của nguyên tử:

  • Ở tâm của mỗi nguyên tử có một hạt nhân (+).
  • Xung quanh hạt nhân có các e (-) chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
  • Tổng số điện tích âm của các e có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
  • e có thể chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

3. Nguồn điện - Dòng điện

  • Nguồn điện một chiều là nguồn điện phát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0”. Các nguồn cấp một chiều có thể là: các loại Pin, Ắc Quy

4. Chất dẫn điện và chất cách điện + Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất. + Chất cách điện là các chất dẫn điện kém, có điện trở suất rất lớn (khoảng 106 – 1015 Ωm). Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc với các dòng điện khác. + Nhiều chất cách điện là các chất điện môi, tuy nhiên cũng có những môi trường cách điện không phải là chất điện môi (như chân không). + Các loại vật liệu cách điện gồm có: cách điện rắn (ví dụ: gỗ, nhựa, vỏ bọc dây diện) + Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. 5. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện + Dòng điện từ cực dương, qua các thiết bị điện về cực âm gọi là chiều dòng điện

Bài tập và lý thuyết phần điện học lớp 7

Trong một mạch điện sẽ có: + Cường độ dòng điện: là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là I, đơn vị ampe (A) + Hiệu điện thế: sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của 1 nguồn, hoặc giữa hai đầu phần tử điện. Kí hiệu U, đơn vị vôn (V) + Khóa K: Kí hiệu K, K có thể mở hoặc đóng nhằm cho phép/ngăn chặn dòng điện chạy qua. + Nguồn điện: nơi cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động + Các phần tử khác: bóng đèn, chuông điện,... trong bài toán thường quy về điện trở/biến trở để thuận tiện trong việc giải (chương trình lớp 9 sẽ học kĩ hơn) + Ampe kế: đo chỉ số cường độ dòng điện chạy qua nó (thường được quy ước có điện trở xấp xỉ bằng không) + Vôn kế: đo chỉ số điện áp giữa hai đầu mạch nó được đặt vào (thường được quy ước có điện trở rất lớn) + Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Có hai dạng mạch điện thường gặp: 1. Mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp nhau:

Bài tập và lý thuyết phần điện học lớp 7
Các công thức liên quan: Trong mạch nối tiếp, các giá trị cường độ dòng điện là bằng nhau: [tex]I = I_{1} = I_{2}[/tex] và hiệu điện thế của mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi điện trở: [tex]U = U_{1} + U_{2}[/tex]

2. Mạch điện gồm các điện trở mắc song song nhau:

Bài tập và lý thuyết phần điện học lớp 7
Các công thức liên quan: Trong mạch song song, hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nói chung [tex]U = U_{1}= U_{2}[/tex] còn cường độ mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ [tex]I = I_{1} = I_{2}[/tex]

6. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện + Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. + Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. + Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dân "nóng" và dây "nguội". Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm đối với cơ thể người. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. + Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 7. Một số đặc trưng của dòng điện: + Tác dụng phát sáng: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. + Tác dụng nhiệt: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. + Tác dụng từ: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm. + Tác dụng hóa học: vì khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. + Tác dụng sinh học: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.

Ta daaa, vậy là mình đã tổng hợp xong hết các kiến thức cơ bản của chương trình Vật Lí lớp 7 rồi đóoooooo. Bài tập sẽ được mình update liên tục sau nha Mọi thắc mắc về câu hỏi và bài tập liên quan mọi người cứ thoải mái trao đổi ngay dưới đây ạ. Cảm ơn mn rất nhiều

----​

Về các tác dụng của dòng điện đã có những ứng dụng và thí nghiệm rất hay, nếu các bạn cảm thấy quá nhàm chán khi học Lí, vậy hãy click the button " theo dõi chủ đề " và chuẩn bị cho những màn comeback tiếp theo của mình nhaaaa