Bài soạn ngữ văn 12 thực hành về hàm ý

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành về hàm ý, hy vọng sẽ giúp cho học sinh khi chuẩn bị bài đến trước khi đến lớp.

Hướng dẫn làm bài tập:

Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi

  1. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:

[1] Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

[2] Lời đáp đó thừa thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

[3] Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?

  1. Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã học ở Trung học cơ sở: Thế nào là hàm ý? Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở Trung học cơ sở, thì ở đoạn trích trên, A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng [lượng tin] khi giao tiếp như thế nào?

Gợi ý:

  1. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:

[1] Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin: số lượng bò bị mất [mất bao nhiêu con bò].

[2] Lời đáp thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ nói đến việc dự định và niềm tin của mình.

[3] Cách trả lời của A Phủ có sự khôn khéo là: không trả lời thẳng mà gián tiếp công nhận việc để mất bò, sau đó “xin” được “lấy công chuộc tội”.

b.

- Khái niệm: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.

- A Phủ đã vi phạm phương châm về lượng [lượng tin] trong giao tiếp: đưa thêm những thông tin không cần thiết cho câu hỏi trước đó.

Câu 2.

  1. Bá Kiến nói: “Tôi không phải là kho”, nói thế là có hàm ý gì? Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức [cần nói rõ ràng, rành mạch] không?
  1. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
  1. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa [được nói rõ] ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?

Gợi ý:

a.

- Câu nói của Bá Kiến có hàm ý: từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo.

- Cách nói trên không đảm bảo phương châm cách thức [không nói rõ ràng, rành mạch].

b.

- Những dạng câu hỏi:

  • Lượt lời thứ nhất: "Chí Phèo đấy hở?". Câu này không nhằm mục đích hỏi. Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành động chào hỏi. Hàm ý của câu hỏi đó là Chí Phèo đến có chuyện gì.
  • Lượt lời thứ hai: "Rồi làm ăn chứ cứ bám người ta mãi à?".Câu này nhằm mục đích thực hiện hành động thúc giục, bá Kiến có hàm ý ra lệnh cho Chí: "Hãy làm lấy mà ăn".

c.

- Hàm ý này được tường minh hóa, nói rõ ở lượt lời cuối cùng: "Tao muốn làm người lương thiện".

- Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và nói một cách không rõ ràng.

Câu 3. Đọc truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

  1. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì [ngăn cản, khuyên, đề nghị, khen...]? Ở lượt lời đó, bà đồ tỏ ý “khen tài văn chương” của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?
  1. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?

Gợi ý:

a.

- Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động gợi ý.

- Ở lượt lời này, bà đồ thực chất đánh giá tài năng văn chương của ông đồ không hay. Bà đồ muốn khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.

  1. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trọng truyện để thể hiện sự lịch sự, tránh vi phạm phương châm lịch sự.

Câu 4. Qua những phần trên, anh chị hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp.

Hướng dẫn soạn bài thực hành về hàm ý sẽ giúp các em nắm được các kiến thức về định nghĩa, cách tạo thành hàm ý, tác dụng của hàm ý và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12. Cùng tham khảo nhé!

1.Soạn bài thực hành về hàm ý : Tóm tắt nội dung bài học

1.1 Khái niệm hàm ý

- Hàm ý là những điều mà người nói muốn thông báo cho người nghe nhưng không có trực tiếp nói ra mà sử dụng cách nói ngụ ý để người nghe tự suy ra từ nghĩa tường minh hoặc thông qua ngữ cảnh giao tiếp hay các phương châm hội thoại…

1.2 Tác dụng của cách nói hàm ý

- So với cách nói thông thường thì nói hàm ý sẽ đạt được những hiệu quả mạnh mẽ và sâu sắc hơn

- Giúp thể hiện sự lịch sự, ý nhị của người nói và tôn trọng thể diện của người đối thoại, người nghe.

- Giúp những điều nói ra hàm súc hơn

- Người nói đôi khi không phải chịu trách nhiệm trước lời nói của mình vì việc suy diễn ý nghĩa như nào là do người nghe suy ra.

1.3 Cách tạo thành hàm ý

- Dùng hành động nói gián tiếp

- Vi phạm các phương châm hội thoại.

\>> Mời bạn xem thêm: Soạn Ngữ văn 12

2. Hướng dẫn soạn bài thực hành về hàm ý

2.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 79

  1. Căn cứ vào ý nghĩa tường minh trong câu trả lời của A Phủ:

- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin: Số lượng con bò bị mất, A Phủ đã lờ đi câu hỏi của thống lý Pá Tra.

- Lời đáp của A Phủ thừa thông tin: A Phủ không trả lời số bò bị mất sau câu hỏi của thống lí Pá Tra, thay vào đó anh nói về việc dự định đi bắt hổ của mình và niềm tin sẽ bắn được con hổ to này.

- Cách trả lời của A Phủ thể hiện được sự khôn khéo của anh:

  • A Phủ không trả lời về số bò bị mất nhưng cũng gián tiếp công nhận đã để mất số bò đó.
  • Anh đã nói ra dự định chuộc lỗi “đi bắn hổ” và thể hiện niềm tin sẽ bắn được con hổ đó khi nói rõ ràng “con hổ này to lắm”, “thể nào cũng bắn được”. Cách nói này vừa để “ lấy công chuộc tội” và cũng làm giảm cơn giận dữ của thống lí Pá Tra.
  1. Thông qua đoạn hội thoại giữa A Phủ và thống lí Pá Tra, ta hiểu được hàm ý là những nội dung và ý nghĩ mà người nói không nói trực tiếp cho người nghe hiểu mà dùng những cách khác để biểu đạt điều muốn truyền đạt. Người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu nói và tình huống giao tiếp để suy ra điều mà người nói muốn nhắc đến.

Đoạn hội thoại trên, A Phủ đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng khi không cung cấp câu trả lời về số bò bị mất cho người hỏi là thống lí Pá Tra.

\>> Đăng ký để sở hữu combo 12 cuốn sổ tay kiến thức các môn học thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

2.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 80

  1. Hàm ý trong câu nói của Bá Kiến : Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo.

Cách nói của Bá Kiến không đảm bảo phương châm cách thức khi cách nói không rõ ràng và rành mạch.

  1. Những dạng câu hỏi và hàm ý trong câu hỏi đó:

- Câu hỏi 1 “ Chí Phèo đấy hở?” : Đây không phải là câu hỏi với mục đích hỏi. Đây là cách Bá Kiến dùng để chào hỏi với Chí Phèo. Hàm ý của câu hỏi này là không rõ Chí Phèo đến có chuyện gì.

- Câu hỏi 2: “ Rồi làm ăn chứ cứ bám người ta mãi à” : Câu hỏi này mang hàm ý thúc giục Chí Phèo hãy làm mà ăn chứ đừng có suốt ngày kì kèo xin tiền, ăn vạ.

  1. Phần hàm ý được tường minh hóa ở lượt nói cuối cùng của Chí Phèo “ Tao muốn làm người lương thiện”

- Hai lượt lời đều vi phạm phương châm về lượng và cách thức đó là nói không đủ ý và không rõ ràng, rành mạch.

2.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 80

- Ở lượt lời nói thứ nhất của bà đồ mặc dù là hình thức câu hỏi nhưng thực chất đó lại là thực hiện hành động gợi ý

- Ở lượt kế tiếp, bà đồ thực chất đánh giá tài năng văn chương của ông đồ, bà cho rằng với tài năng văn chương của ông thì việc viết văn chỉ lãng phí giấy mực.

- Bà đồ không nói thẳng ra mà lựa cách nói như trong đoạn văn để thể hiện sự tôn trọng chồng và lịch sự, tránh vi phạm phương châm lịch sự.

2.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 81

Qua các bài tập trên, anh [chị] hãy xác định: Để nói một câu có hàm ý người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất?

Chọn đáp án D: Để nói một câu nói hàm ý người ta phải tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp với các cách thức: Chủ ý vi phạm phương châm về lượng, vi phạm phương châm cách thức và sử dụng các hành động nói gián tiếp.

\>> Khóa học PAS THPT đang được học thử hoàn toàn miễn phí, hãy đăng ký để trải nghiệm bạn nhé!

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Hy vọng qua hướng dẫn Soạn bài thực hành về hàm ý, các em có thể hiểu rõ hơn về cách nói hàm ý trong đời sống và văn học trong chương trình Ngữ văn 12. Để học thêm nhiều kiến thức môn văn cũng như các môn học khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc hàng ngày nhé!

Chủ Đề