Bạch nguyệt quang nghĩa là gì năm 2024

Trong lòng mỗi người đều có một tòa thành không thể chạm đến – nơi dung chấp một bóng người chẳng cách thôi trông.

Nghe nói…

Người đó…

Gọi là “bạch nguyệt quang”…

Bấy lâu cứ ngỡ sở dĩ chỉ là điều tượng trưng rằng bởi trăng xa khó với, rơi vỡ đáy hồ nên mới không ngừng khiến cõi trần nảy sinh thương tiếc khôn nguôi, nay bỗng dưng nghe được vài câu hát, đôi điều khó tỏ chợt thấu suốt rõ ràng, tâm can mơ hồ dâng vời chẳng ít ưu thương.

Chỉ là, trong những khắc khoải mênh mang cuồn cuộn mịt mùng, tận sâu tâm khảm thảng hoặc xen lẫn chút vui mừng không tên, hệt khách tha phương dừng chân khoảnh khắc mà ngỡ như đã ngủ vùi mấy độ xuân thu nơi đại mạc gió ngàn.

Cát bụi bị phong ba thốc lên, che lấp cảnh phong không hồi kết thúc, sau cuối, chỉ có trăng đêm lặng ngắt phủ bóng dương gian, đậu trên khóe mi chưa từng ngừng run rẩy hao gầy.

“Ánh trăng bạc, ở nơi nào đó trong tim Càng sáng trong lại càng lạnh bạc Mỗi người đều mang theo một nỗi bi thương Muốn giấu kín lại không cách nào che đi…”

Trời cao lòng sâu, đều không thoát khỏi nơi nơi đẫm sắc bạc xen vàng.

Lẩm nhẩm hát theo dòng rung động, chẳng hay nước mắt đã thấm đẫm tóc mai.

Ngơ ngẩn…

Mông lung…

Kẻ chìm đắm trong lời thơ ý nhạc, không ít thì nhiều vốn dĩ chỉ do tìm thấy chính mình trong những biến chuyển nhịp nhàng của ngôn ngữ hành – phong. Vậy ra, giữa hàng tỉ người ngỡ như khác biệt khôn cùng trong biển lớn mênh mông lại từng có những cảm xúc gần như chạm nhau trong khoảnh khắc giai điệu nhảy múa trên phím đàn đến nhường thế…

Thường quen giấu kín những thương lòng mục nát vào vạn thẳm khơi sâu mà sơ suất lãng quên dù cho đáy vực hun hút cũng sẽ đến lúc chạm đến tận cùng. Khi ấy, mọi thứ sẽ dần rời khỏi tầm kiểm soát trong vô thức, để rồi, những điều được phơi bày đã chẳng thể nào cứu vớt xa xưa.

Ngó nghiêng trăm mối, ngược lối trăm đường, thiên nhai yên ắng vẫn trải rộng xa xăm, bị sầu đau cắt thành muôn mảnh linh hồn, từng chút thấm nhuần kí ức vùi chôn.

“Ánh trăng bạc, chiếu sáng chân trời đôi đoạn Ở trong tim nhưng lại chẳng thể cạnh bên Không thể lau khô ánh lệ của người khi ấy Đường dài mãi nào tìm thấy sự thứ tha…”

Biển cả rất rộng, chân trời rất xa, khi ấy tiến lùi đều vô nghĩa, đấy chính là sự bất lực – trông thấy ánh trăng đồng chiếu đôi ngã muôn trùng, xem chừng cũng là cùng một nỗi mà thôi.

Chẳng phải riêng mình thụ hưởng, cũng đâu phải chỉ mình ước mong?…

Dòng chảy cuối trời nhỏ từng giọt xuống con sóng triều luân phiên bất định, vỗ nát dáng hình rồi tụ lại thành viên đá bi thương cuối cùng vừa rơi xuống đêm qua. Trong lập lòe sáng tối, quãng đường phía sau thì ra đã dài đến mức chẳng thể đoán định điểm khởi đầu.

Không thể quay lại…

Mà sau những trốn chạy vội vàng, đã thôi mong ngóng những dung thứ thảnh thơi – sợ buông xuống tất thảy sẽ lãng quên xoay vần.

Nếu như có một ngày, chẳng ai còn nhớ đến, vậy thì, năm tháng niên thiếu khinh cuồng kia, sẽ vĩnh viễn rơi vỡ cùng bóng trăng.

Ai sẽ đành lòng?

Ai thể cam tâm?

Dẫu sao, từ đầu chí cuối, vốn cũng chưa từng chịu nổi mùa hoa bội ước, ngoảnh bước khuynh thành, lấy cớ gì cho rằng đã bóp nát những nguyện ước hoa niên?

Người xem lãng quên chính là một lời báo đáp, lại quên mất niên luân vốn dĩ thích ngoảnh đầu.

Đã từng tồn tại, sao thể nói không hề nhớ liền biến mất giản đơn?

Đều là lừa mình dối người, ấy nhưng, chẳng một ai thoát khỏi.

Sau cuối, tự ôm vết thương vào lòng, ngày qua ngày soi bóng với trăng thâu, bởi lẽ, thiên ngôn vạn ngữ sớm đã chẳng thể cắt nghĩa giải bày.

“Người là vết thương tôi không thể nói thành lời Muốn quên đi lại chẳng thể ngăn dòng kí ức lùa về Giống như kẻ lang thang nghiêng ngả trên đường Sự ràng buộc của người, tôi không thể buông bỏ…”

Tương truyền mỗi một cửu biệt trùng phùng đều được dẫn dắt bởi sợi chỉ duyên tơ, phận – kiếp tương giao đều từ đấy mà hình thành nên quyến luyến vẫy vùng.

Có lẽ, giữa đôi ngả phong trần, ràng buộc ấy quá sức mạnh mẽ nhưng tiếc thay lại xen lẫn sự tồn tại quá nhiều nút thắt ngăn dường ngóng mong.

Kết cuộc, ngoài trơ mắt nhìn mọi vật đổ sụp cô liêu, thì chẳng còn gì cả, càng không thể còn sót lại thứ gì.

Người trên đời – có kẻ như say mà tỉnh, lại cũng có kẻ tưởng tỉnh mà say, nhưng dẫu ra sao, bước chân loạng choạng xiêu vẹo giẫm nên muôn nẻo hoang tàn ấy không chóng thì muộn cũng sẽ bị khói lửa vạn hồng đốt cháy liên thiên, ngay cả tàn hồn cùng vương hồi tro bụi.

Lời nhạc cứ thế như nức nở từng hồi, dịu dàng đánh chìm nghẹn ngào trong mơ.

Gần như vậy lại xa đến thế…

Không tìm thấy được kẽ hở lấp đầy.

“Ánh trăng bạc, chiếu sáng chân trời đôi đoạn Ở trong tim nhưng lại chẳng thể cạnh bên Không thể lau khô ánh lệ của người khi ấy Đường dài mãi làm sao bù đắp đây…”

Tịch mịch hòa cô liêu, tháng năm chỉ như nụ cười trong giấc mộng.

Ngược dòng tuế nguyệt, mày mò vớt lấy bóng dáng của chính mình năm xưa, lặng lẽ nhìn muôn vàn tia bạc mơn trớn mắt môi của vô số nhân tình.

Trăng trong lòng mỗi người chỉ có một, ấy nhưng trăng lại “mưa móc rải đều”, khiến cho nảy sinh ghen tị, từ đó rũ mắt xoay vai.

“Ta đem lòng này gửi trăng sáng, Cớ sao trăng sáng chiếu xuống mương?”¹

Ngày không có trăng, người không ở, lòng này đã nguội, hối cũng đành.

Trên thế gian có nhiều mối tình như vậy, có người có được, đương nhiên cũng sẽ có người mất đi. Âu cũng là chuyện thường tình không đáng nhắc đến.

Nhìn xem…

Ai mới là kẻ phong lưu, đa tình?

“Người là vết thương tôi không thể nói thành lời Muốn quên đi lại chẳng thể ngăn dòng kí ức lùa về Giống như kẻ lang thang nghiêng ngả trên đường Sự ràng buộc của người, tôi không thể buông bỏ…”

Trộm nghĩ…

Nếu như tâm tính có thể cao ngạo như sen tuyết, thì bản ngã cô độc có tính là gì đâu?

Cuộc đời tồn tại nhiều mối quan hệ như vậy, sao có thể khiến cho hết thảy đều kết thúc tốt đẹp?

Không nỡ dứt áo ngoảnh đi thì hãy ngẩng đầu kiêu kì, trở thành con thiên nga nhảy múa trên những nứt vỡ rất sâu.

Ấy mà…

Khinh cuồng tuế nguyệt, khó bì tháng năm.

Nhìn xem…

Yên hoa đã tàn, vỡ nát.

“Ánh trăng bạc, ở nơi nào đó trong tim Càng viên mãn lại càng cô độc Mỗi người đều mang theo một nỗi bi thương Muốn giấu kín lại không cách nào che đi…”

Thôi vậy…

Nếu như tuế nguyệt có thể lưu giữ nơi mười đầu ngón tay, sẽ chẳng có điều chi hoài luyến lưu ngoài song cửa sổ.

Tháng năm dài ngắn khó đoán định,

Gặp gỡ phân li đều là lẽ thường tình.

Cũng đã chuẩn bị sẵn tư tưởng cả đời hoa bóng chiếu thành đôi, dựa tường soi trăng sáng – an tĩnh mĩ hảo, vó ngựa bóng cau.

Bạch Nguyệt Quang và nốt chu sa có nghĩa là gì?

“Bạch nguyệt quang” là người con gái tuyệt vời mà người đàn ông khao khát nhưng không thể sở hữu được. Còn “nốt chu sa” là người con gái mà người đàn ông sẽ cưới làm vợ song lại không có tình cảm sâu nặng.

Nguyệt Quang có nghĩa là gì?

Ánh sáng của mặt trăng.

Chu sa chỉ nghĩa là gì?

Chu Sa Chí (朱砂痣), được hiểu là Nốt Ruồi Son. Ví như sự ấn tượng sâu đậm chỉ trong một thoáng lướt qua trước người mang nốt ruồi son, bóng hình Chu Sa Chí gây nhớ thương một đời, một kiếp. Nhưng tiếc thay, vì nốt ruồi son ngày ngày ở cạnh nên dễ bị quên lãng, đến khi mất đi ta mới hối hả đi tìm.

Nốt ruồi chu sa là gì?

Nốt ruồi chu sa luôn được coi là nốt ruồi tốt trong số các nốt ruồi nên nếu người có nốt ruồi son thì tài vận thường khá hơn, bởi loại nốt ruồi này thường tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, có khả năng kiếm tiền rất mạnh, có thể đạt được trong cuộc sống ở nước ngoài.