Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không

Bí đỏ là một trong những loại rau quả giàu dưỡng chất được các chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Trong bí đỏ chứa một lượng lớn các nguyên tố sắt, kẽm giúp phòng ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu. Chất chống oxy hóa trong bí đỏ còn giúp mẹ bầu tránh nguy cơ nhiễm trùng thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bí đó còn có những công dụng khác đối với sức khỏe của bà bầu như: giúp nhuận tràng, trị táo bón, giảm tình trạng phù nề, làm đẹp da, giúp thai nhi phát triển tối đa trí thông minh.

Với những công dụng tuyệt vời như vậy, mẹ bầu không thể bỏ qua những món ăn hấp hẫn từ bí đỏ, đặc biệt là món cháo bí đỏ chuyên dành cho bà bầu với nhiều cách chế biến khác nhau.

Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu

Cháo bí đỏ đường mạch nha

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Vị ngọt thanh của đường mạch nha kết hợp với bí đỏ sẽ giúp bà bầu ăn cháo ngon miệng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu:

- Bí đỏ: 30g

- Gạo nếp: 50g

- Đường mạch nha: 20g

Thực hiện:

Bước 1:  Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Gạo tẻ đem vo sạch. Sau đó cho vào nồi nấu cùng bí đỏ, đường mạch nha. Mẹ bầu lưu ý tùy theo khẩu vị thích ăn ngọt đậm hay vừa mà nêm lượng đường mạch nha cho phù hợp.

Bước 3: Cháo chín nhừ thì tắt bếp, múc ra bát cho mẹ bầu thưởng thức.

Cháo bí đỏ thịt gà

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Cháo bí đỏ thịt gà giúp mẹ bầu bồi bổ khí huyết, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu:

- Bí đỏ: 100g

- Gạo nếp: 100g

- Thịt gà: 50g (Mẹ bầu có thể thay bằng thịt heo, thịt bò… để thay đổi khẩu vị)

- Đậu ván: 15g

- Cà rốt: 15g

- Gia vị: Muối, xì dầu, dầu salad, rượu, bột nêm

Thực hiện:

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ cho nở ra.

Bước 2: Hành tây, đậu và cà rốt rửa sạch, thái nhỏ hạt lựu.

Bước 3: Thịt gà rửa rạch, cắt nhỏ, cho vào chén. Tiếp đến, ướp thịt gà với muối, xì dầu, dầu salad, rượu, bột nêm trộn đều rồi để các gia vị thấm dần.

Bước 4: Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Bước 5: Bắc nồi lên bếp, cho thêm dầu salad vào đến khi nóng thì cho hành, đậu, cà rốt vào xào chín. Sau đó cho thịt gà vào xào cùng. Thịt gà chín khoảng 70% thì cho gạo nếp vào xào chung đến khi hạt gạo săn lại.

Bước 6: Đổ nước vào nồi và nấu với ngọn lửa vừa phải để gạo và các nguyên liệu khác chín đều. Sau đó cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi chín nhừ thì nêm nếm gia vị, tắp bếp. Múc cháo ra tô cho mẹ bầu thưởng thức.

Cháo bí đỏ tôm

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Cháo bí đỏ nấu tôm giúp bà bầu ấm bụng và tăng cường sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu:

- Bí đỏ: 100g

- Tôm: 50g

- Gạo tẻ: 100g

- Gia vị

Thực hiện:

Bước 1: Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.

Bước 2: Tôm làm sạch, bóc vỏ, cắt bỏ râu.

Bước 3: Ninh nhừ gạo thành cháo trắng.

Bước 4: Cho tôm, bí đỏ đã sơ chế vào nồi cháo nấu cùng.

Bước 5: Cháo sôi khuấy đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn bí đỏ

- Mẹ bầu nên ăn loại bí đỏ chín vừa. Bí đỏ già có lượng đường cao, nếu bảo quản thời gian dài dẫn đến các thành phần bị biến chất có hại cho sức khỏe.

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Bầ bầu cần ăn bí đỏ đúng cách để tốt cho sức khỏe của mẹ và con - Ảnh minh họa: Internet

- Bí đỏ chứa nhiều chất xơ và tiền chất vitamin A, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 2 món chế biến từ bí đỏ để đạt hiệu quả bồi bổ sức khỏe tốt nhất.

Chúc chị em thành công với những cách nấu cháo bí đỏ hấp dẫn cho bà bầu!

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không

Phụ nữ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Phụ nữ sau sinh mổ cần thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng nhưng phải tuyệt đối kiêng các thực phẩm khiến vết thương lâu lành, mưng mủ hay tạo sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Xem thêm

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-nau-chao-bi-do-bo-duong-thom-ngon-cho-ba-bau-thieu-mau-272791.html

Bước vào giai đoạn mang thai đòi hỏi mẹ bầu phải lựa chọn kỹ lưỡng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh. Theo đó, ở thời kì này, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm bí đỏ trong khẩu phần ăn, nhằm tăng cường hấp thu các nhóm chất thiết yếu như vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B, chất xơ, khoáng chất kali, canxi, magie, sắt, kẽm hay đồng,..

1. Bà bầu ăn bí đỏ nhận được lợi ích gì?

Dưới đây là những tác dụng của bí đỏ với sức khỏe thai kì mà có lẽ nhiều mẹ bầu chưa biết tới:

1.1 Phòng chống thiếu máu

Theo phân tích dinh dưỡng, lượng vi chất sắt được tìm thấy trong bí đỏ khá lớn, tương đương với khoảng 8% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Dưỡng chất này sẽ trực tiếp tham gia hình thành huyết sắc tố, ngăn ngừa chứng thiếu máu thai kì, nhằm vận chuyển đủ oxy nuôi các tế bào và thai nhi.

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Hấp thu vi chất sắt từ bí đỏ giúp cải thiện chứng thiếu máu thai kì (Nguồn: Internet)

1.2 Điều hòa huyết áp ổn định

Nhờ có hàm lượng khoáng chất kali và magie tương đối dồi nên bí đỏ được xếp vào nhóm thực phẩm có thể hỗ trợ tích cực cho bà bầu duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ và các tai biến sản khoa nguy hiểm.  

Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết và phòng ngừa?

1.3 Cung cấp vitamin A cho thai kì

Giống như cà rốt, ớt chuông hay bông cải xanh,…bí đỏ cũng là một trong những loại rau quả giàu vitamin A tự nhiên mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Chủ động tiếp nạp thêm vitamin A sẽ giúp cơ thể mẹ không bị thiếu hụt vitamin A, duy trì thị lực tốt và đảm bảo sự phát triển toàn vẹn các cơ quan, bộ phận của em bé.

1.4 Giảm phù nề, chuột rút khi mang thai

Khi thai lớn, phần lớn mẹ bầu sẽ phải đối mặt với chứng phù nề khá khó chịu và bí đỏ sẽ là “cứu tinh” giúp mẹ hạn chế được tình trạng này.  

Ngoài ra, bà bầu ăn bí đỏ cũng có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát những cơn chuột rút khi mang thai, đồng thời đem lại tác dụng giảm đau khá hiệu quả. Vì thế, nếu mẹ bầu đang bị phù nề hay chuột rút trong thai kỳ thì có thể cân nhắc thêm bí đỏ vào chế độ ăn hàng ngày.

Xem thêm: Mẹo mát xa chân giúp mẹ bầu ‘tạm biệt’ chứng phù nề khi mang thai

1.5 Thúc đẩy phát triển não bộ thai nhi

Bí đỏ không chỉ có lợi cho bà bầu mà còn rất tốt cho thai nhi. Lượng chất axit glutamic có trong loại quả này được biết đến như một thành tố quan trọng kết nối các tế bào thần kinh và thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ thai nhi.

1.6 Ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ cho mẹ bầu

Bí đỏ mềm bở với lượng lớn chất xơ rất cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, góp phần cải thiện tình trạng táo bón và bệnh trĩ – 2 chứng bệnh mà phụ nữ mang thai thường xuyên phải đối mặt.

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Chất xơ từ bí đỏ rất tốt cho hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Đặc biệt, trung bình 1kg bí đỏ chỉ chứa khoảng 40 calo nên đây là một loại thực phẩm mẹ có thể yên tâm bổ sung và không sợ bị tăng cân quá mức an toàn trong thai kỳ.

Xem thêm: Mang thai bị trĩ: Mẹ bầu nên dùng thuốc gì để điều trị an toàn ?

2. Bà bầu ăn hạt bí đỏ có tốt không?

Không chỉ tận dụng phần thịt của quả bí đỏ để chế biến món ăn, mẹ bầu nên giữ lại và dùng cả hạt bí đỏ (hay hạt bí) bởi bộ phận này cũng chứa khá nhiều dưỡng chất. Một số lợi ích mẹ bầu sẽ nhận được khi ăn hạt bí đỏ là:

2.1 Giải tỏa căng thẳng

Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn hạt bí đỏ mẹ bầu sẽ được ngủ ngon giấc hơn và giải tỏa căng thẳng, phiền muội. Bởi bên cạnh vitamin B1, vitamin B2, hạt bí đỏ còn chứa trypophan – một axit amin có thể chuyển đổi thành hormone melatonin có công dụng thư giãn thần kinh, tăng cảm giác buồn ngủ.

2.2 Kiểm soát tiểu đường thai kì

Trong hạt bí đỏ cũng chứa hàm lượng lớn khoáng chất magie giúp tăng tiết và cải thiện độ nhạy của insulin. Từ đây giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa đường glucose vào máu, giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kì.

Xem thêm: Mẹ bầu bị tiểu đường nên biết những điều này để kiểm soát đường trong máu, tránh ảnh hưởng thai nhi

2.3 Dưỡng da mịn màng  

Ăn hạt bí đỏ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhận được chất chống oxy hóa squalene quý giá – hoạt chất cấu thành nên các mô tế bào, tăng độ đàn hồi của lớp biểu bì dưới da, xóa mờ vết nứt và thâm sạn.

3. Bí đỏ nấu gì ngon để bồi bổ cho bà bầu?

Có vô vàn món ngon từ bí đỏ để mẹ bầu lựa chọn thêm vào thực đơn dưỡng thai, tuy nhiên cần chú ý đun hầm kĩ lưỡng để bí chín mềm và không bị sượng sống.

Bà bầu ăn cháo bí đỏ có tốt không
Bà bầu có thể chế biến nhiều món ngon từ bí đỏ (Nguồn: Internet)

Xin gợi ý cho mẹ một vài món ăn đơn giản, bổ dưỡng dưới đây để không còn băn khoăn bí đỏ nấu gì ngon nhé:

  • Súp bí đỏ
  • Chè bí đỏ
  • Sữa bí đỏ
  • Cháo bí đỏ
  • Bánh flan bí đỏ
  • Canh bí đỏ đậu phộng
  • Canh bí đỏ nấu ếch
  • Canh bí đỏ đậu phụ trứng

Xem thêm: Bí đỏ thơm bở, giàu dưỡng chất đem chế biến 12 món ăn này thì ‘ngon hết ý’

4. Một số lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn bí đỏ

Để đảm bảo hấp thu hiệu quả các dưỡng chất từ bí đỏ cũng như hạn chế các tác dụng phụ, mẹ bầu cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Bí đỏ chứa nhiều tiền chất vitamin A và chất xơ nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên dùng 2 món được chế biến từ bí đỏ.
  • Không nên ăn bí đỏ già để lâu vì khi để lâu loại quả này chứa hàm lượng đường cao. Hơn nữa, do được bảo quản trong thời gian dài khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kị khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ không còn tốt cho sức khỏe nữa.
  • Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên ăn nhiều bí đỏ với số lượng lớn cũng rất dễ gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau trong cơ thể, do các hormone thai kỳ được giải phóng với số lượng nhiều.

Có thể thấy rằng, từ phần thịt tới hạt bí đỏ đều là thực phẩm quý dành cho thai kì, vì thế mẹ bầu đừng quên thêm ngay bí đỏ vào thực đơn dưỡng thai đấy nhé! 

Ăn bí đỏ có tác dụng gì với bà bầu?

Tác dụng của bí đỏ đối với phụ nữ mang thai - Tăng cường hệ miễn dịch giúp tránh nhiễm trùng nhờ bí đỏ chứa nhiều chất chống oxi hóa. - Hạn chế tình trạng phù nề, ngăn ngừa chứng táo bón và bệnh trĩ. - Dưỡng da trắng hồng và kiểm soát cân nặng. - Giảm stress, duy trì huyết áp ổn định.

Hạt bí có tác dụng gì với bà bầu?

Không chỉ ngon miệng, hạt bí còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết như sắt, kali, chất béo, vitamin, calorie... Hơn nữa, ăn hạt bí hàng ngày cũng sẽ giảm nguy cơ trầm cảm trong và sau thai kỳ, giúp mẹ mang bầu thư giãn và tỉnh táo.

Tại sao bà bầu không nên ăn cháo?

Những ảnh hưởng khi bà bầu ăn cháo quá nhiều Cháo dùng lâu dài (đặc biệt là cháo trắng) sẽ khiến mẹ bầu tăng cân chóng mặt. Bởi vì cháo nấu từ gạo là thực phẩm giàu tinh bột nhưng rất ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi vào cơ thể, cháo sẽ lập tức được chuyển hóa thành glucose nhằm tái tạo năng lượng cho cơ thể.

Người mang thai không nên ăn những loại hạt gì?

Điểm danh các loại hạt bà bầu không nên ăn trong thai kỳ.
Giai đoạn thai kỳ là khoảng thời gian mà bố mẹ luôn trong trạng thái lo lắng về vấn đề dinh dưỡng của con. ... .
Hạt óc chó ... .
Hạt bí ... .
Hạt hạnh nhân. ... .
Hạt Mắc ca. ... .
Hạt dẻ ... .
Hạt chia. ... .
Hạt ý dĩ là một trong các loại hạt bà bầu không nên ăn..