Ăn rằm tháng 7 tiếng tày là gì

Với đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng, rằm tháng 7 còn được gọi bằng một cái tên khác là Tết “Pây Tái” hoặc “Pây chường Tái” với ý nghĩa là con gái và con rể đem lễ về thăm nhà ngoại... Đây là dịp để con cái thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, hiếu thuận đối với cha mẹ.

  • “Ngãi mẹ sinh thành” mừng mùa Vu lan báo hiếu

  • Phát động chương trình Vu lan “Đạo hiếu và Dân tộc”

  • Vu Lan vắng mẹ

Cứ đến trung tuần tháng 7 âm lịch hàng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hạnh, xóm Phja Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng và các hộ dân trong xóm, lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị đón rằm tháng 7. Mọi người dân quây quần làm bánh gai, thịt vịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “đi tái” nhà ngoại.   

 

Làm bánh gai để cúng tổ tiên.

Tết rằm tháng 7 năm nay được gia đình chị Hạnh chuẩn bị từ ngày 12 - 13 âm lịch. Bánh gai - một món ngon nổi tiếng của Cao Bằng, là món bánh không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, được các hộ gia đình làm đầu tiên. Để làm một chiếc bánh gai ngon, phải chuẩn bị các nguyên liệu: Lá gói [lá chuối], gạo nếp, lá gai, đỗ xanh, đường phên. Lá gai được phơi khô, loại bỏ xơ, nấu nhừ rồi giã nhuyễn thành bột. Gạo nếp ngâm nước 1 đêm, rồi xay mịn để ráo nước; đậu xanh ngâm bỏ vỏ rồi nấu chín, nghiền mịn thành nhân bánh. Khi hấp chín, bánh gai được vuốt thẳng ra và lau khô với ý nghĩa để mọi người dân được nghỉ ngơi thanh thản sau khi đã thu hoạch một vụ mùa vất vả, mong muốn có một cuộc sống bình yên.


Phụ nữ Tày về nhà mẹ đẻ để sửa soạn cúng tạ ơn ông bà, tổ tiên.

Mâm cỗ cúng tổ tiên trong ngày rằm tháng 7 gồm có bánh gai, thịt vịt và hoa quả. Người Tày, Nùng có câu: “Bươn chiêng kin nựa cáy, bươn chất kin nựa pết” [nghĩa là: Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng 7 ăn thịt vịt]. Theo truyền thuyết, vịt được coi là con vật thiêng trong tâm linh của người Tày, Nùng, vì con vịt là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời. Con vịt có công cõng gà trống vượt biển [khảm hải] đi cống sứ mường trời vào ngày rằm tháng 7 hằng năm, để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho người nông dân.


May quần áo để cúng tổ tiên.

Người Tày, Nùng thường “Pây Tái” và ăn rằm tháng 7 trong hai ngày là 14 và 15 âm lịch.  Lễ Tết “Pây Tái” vào ngày rằm tháng 7 là bổn phận của những người phụ nữ Tày, Nùng sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con chú tâm công việc làm ăn nơi nhà chồng, lo toan quán xuyến hương khói thờ phụng ông bà tổ tiên nhà chồng. Trong năm duy nhất chỉ có ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng 7 mới có dịp được trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay được chăm sóc cha mẹ và sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên.    


Hiện nay, người Tày, người Nùng ở Cao Bằng vẫn gìn giữ nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng này của dân tộc, góp phần bảo tồn không gian văn hóa chung của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.                         

Quân Trang

Mùa Vu Lan báo hiếu

Những ngày tháng Bảy Âm lịch lại về mang theo chút nắng, chút mưa như nhắc tới mỗi người nhớ tới dịp Lễ Vu lan - mùa báo hiếu.

Tết rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tết “Pây tái” là một trong hai cái tết quan trọng nhất trong năm, góp phần tô điểm thêm bản sắc văn hóa của người dân tộc Tày, Nùng ở Hà Giang. “Pây Tai” theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là “về ngoại”.

Giống như cái tên của nó, tết “Pây tái” là ngày mà những người con gần xa cùng nhau về sum họp tại nhà ngoại. Là dịp để những người con gái đã đi làm dâu, con rể và các cháu ngoại sẽ cùng nhau về báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Đồ lễ con rể mang về ngoại ngày Tết ” Pây tái”

Theo truyền thống, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn sinh thành của cha mẹ. Món quà mang về thăm cha mẹ bên ngoại ít nhiều do từng nhà, nhưng không thể thiếu đó là 2 con vịt béo, vài cặp bánh gai hoặc bánh chuối và một chai rượu nhỏ.

Tại Hà Giang, tùy từng nơi, tùy từng dân tộc mà định ngày ăn rằm tháng 7 khác nhau. Người Tày và người Nùng thường ăn rằm ngày 14, người Kinh thì ăn rằm ngày 15. Hiện nay, do yếu tố công việc khiến cho nhiều gia đình không thể tổ chức tết “Pây tái” được đúng ngày, nhưng dù bận rộn đến đâu, những người con dân tộc Tày, Nùng Hà Giang cũng sẽ đi về quê hương nhà ngoại để báo hiếu cha mẹ.

Từ bao đời nay, người Tày, Nùng vẫn gìn giữ nguyên vẹn tết “Pây tái” dịp rằm tháng 7 với những giá trị nhân văn, giáo dục sâu sắc. Đây cũng là dịp để các gia đình đoàn viên, sum họp. Cùng với ý nghĩa lễ Vu Lan trong Phật giáo, tết “Pây tái” chính là phong tục mang đậm tín ngưỡng hiếu kính cha mẹ của người Tày, Nùng trong ngày rằm tháng Bảy, góp phần tô điểm thêm phong phú không gian văn hóa chung của đồng bào các dân tộc, là những nét đẹp văn hóa cần tiếp tục được gìn giữ và phát huy.

Chủ Đề