Ai lập dự toán ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Dự toán ngân sách nhà nước là việc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Vậy căn cứ và yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm là gì?

Theo Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

+ Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

+ Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

+ Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm [%] phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

+ Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

+ Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

+ Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

+ Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Theo Điều 42 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.

Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:

+ Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;

+ Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;

+ Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Ngân sách nhà nước 2015

Luật Hoàng Anh

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Theo đó, dự toán ngân sách nhà nước chính là việc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. 

Các bước lập dự toán ngân sách nhà nước

Các bước cơ bản trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại điều 44 của Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Cụ thể như sau:

Bước 1. Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách hàng năm.

Trước ngày 15/5, thủ tướng chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

Căn cứ vào quy định của Thủ tướng, Bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước, thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ đó xuống các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện, xã,…

Thường việc xây dựng dự toán ngân sách sẽ được thực hiện vào tháng 6 của năm trước. Vì vậy, trước ngày 15/5, cần phải có hướng dẫn lập dự toán để cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chuẩn bị các tài liệu cho việc xây dựng dự toán vào tháng 6. 

Bước 2. Lập và xét duyệt, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước

Việc lập dự toán ngân sách nhà nước có liên quan đến cả hai nhóm chủ thể, đó là các cơ quan nhà nước có chức năng hành thu và các đơn vị dự toán có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để hoạt động. 

Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp theo lĩnh vực được giao gửi Bộ tài chính để tổng hợp, lập dự toán

Cơ quan tài chính các cấp xem xét dự toán của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới, báo cáo UBND.

Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo thường trực HNĐN cùng cấp xem xét cho ý kiến. UBND cấp tỉnh gửi Bộ tài chính, Bộ kế hoạch- đầu tư… tổng hợp lập dự toán

Cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách theo ngành

Bộ tài chính xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị, chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch- đầu tư tổng hợp, lập dự toán

Trước ngày 20/9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định đến Ủy ban thường vụ quốc hội để cho ý kiến. Các báo cáo của Chính phủ được gửi đến các đại biểu quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kì họp Quốc hội cuối năm.

Như vậy, sau khoảng thời gian lập, xét duyệt, tổng hợp dự toán thì Chính phủ trình lên Ủy ban thường vụ quốc hội trước ngày 20/9 để Ủy ban thường vụ có thời gian xem xét, chuẩn bị. Sau đó, các báo cáo mới được gửi đến các đại biểu quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kì họp cuối năm để các đại biểu có thời gian đưa ra ý kiến.

Bước 3. Thảo luận, quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách hàng năm và giao dự toán ngân sách nhà nước [Điều 46]

Cơ quan tài chính các cấp chủ trì tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hàng năm với cơ quan, đơn vị cùng cấp, thảo luận về dự toán ngân sách năm đầu thời kì ổn định ngân sách với UBND cấp dưới trực tiếp để xác định tỉ lệ phần trăm phân chia, số bổ sung cân đối.

Chính phủ thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các báo cáo của Chính phủ do Bộ tài chính trình trước khi trình Ủy ban thường vụ quốc hội. Ủy ban tài chính, ngân sách của quốc hội chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội. Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính- ngân sách, chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo trình Quốc hội.

Quốc hội thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách. Trước ngày 15/11, quốc hội quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau.

Bài viết cùng chủ đề:

Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước

Phân biệt cấp ngân sách nhà nước và đơn vị dự toán

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Các bước lập dự toán ngân sách nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề