Adhesive capsulitis là gì

Dictionary, Tra Từ Trực Tuyến, Online, Translate, Translation, Dịch, Vietnamese Dictionary, Nghĩa Tiếng Việt

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì? [What is Frozen Shoulder?]

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng hay còn gọi là viêm quanh khớp vai thể đông đặc [Frozen shoulder]. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng [ frozen shoulder] là trường hợp khớp vai bị cứng lại gây đau và hạn chế vận động khớp.

Điều này xảy ra do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai.

  • Ở giai đoạn đầu, cơn đau tăng dần theo thời gian, đau cả khi nghỉ ngơi, và đau nhiều về đêm. Đồng thời, phạm vi chuyển động của khớp vai giảm dần, khiến vai không còn dẻo dai và linh hoạt như trước.
  • Sau 6 đến 9 tháng, bệnh chuyển sang giai đoạn đông cứng. Lúc này, cơn đau sẽ thuyên giảm đôi chút nhưng tình trạng cứng khớp trở nên tồi tệ hơn. Việc cử động vai, vì thế càng khó khăn hơn, khiến bạn khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tay có khớp vai bị đông cứng chức năng bị suy giảm nghiêm trọng. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 đến 8 tháng.
  • Ở giai đoạn tan băng, khả năng vận động khớp vai tăng dần nhưng rất chậm, có thể mất từ 9 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên triệu chứng đau vai sẽ quay trở lại lúc này và kéo dài vài tháng sau khi khớp vai trở lại trạng thái bình thường.

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai

  • Bệnh xuất hiện nhiều ở những người trong độ tuổi trung niên, trong khoảng từ 46 đến 60 tuổi.
  • Thường xuyên chơi thể thao không đúng cách như Chơi tennis, đánh golf, ném lao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Những người phải làm việc nặng nhọc, động tác phải giơ tay cao thường xuyên dễ bị mắc bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng hơn.
  • Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng tiểu đường, đột quỵ, viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường

Phát hiện và điều trị bệnh sớm có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn diễn biến bệnh, khớp vai nhanh chóng được phục hồi.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K [không mất thêm phụ phí]

Khám và chuẩn đoán viêm quanh khớp vai

1. Hỏi bệnh

  • Lý do vào viện: đau vai? vận động vai khó khăn?
  • Bệnh sử: thời gian xuất hiện bệnh, triệu chứng đầu tiên, tính chất triệu chứng, chẩn đoán và điều trị cũ, tiến triển của bệnh, tình trạng hiện tại.
  • Tiền sử: đặc điểm nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, tiền sử chấn thương,…

2. Khám và lượng giá chức năng

Quan sát:

  • So sánh sự cân xứng giữa 2 vai, tình trạng teo cơ, màu sắc da vùng vai 2 bên
  • Tư thế giảm đau của bệnh nhân

Tìm các điểm đau quanh vùng khớp vai. Xác định mức độ đau vai theo thang nhìn VAS.

Đo tầm vận động khớp vai theo các tầm khác nhau để xác định mức độ giới hạn tầm vận động khớp.

Đánh giá cơ lực các nhóm cơ vùng vai và cánh tay.

Sử dụng các nghiệm pháp chuyên biệt để đánh giá các gân cơ chóp xoay [rotator cuff] và hội chứng chạm [impingement syndrome].

Sử dụng bộ câu hỏi DASH để lượng giá mức độ giới hạn chức năng chi trên do tình trạng đau và giới hạn tầm vận động khớp vai gây ra.

3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu: không có những thay đổi đặc hiệu.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • X-quang khớp vai: có thể ghi nhận được một số hình ảnh gián tiếp như bất thường giải phẫu mỏm cùng vai, các nốt vôi hóa gân cơ quanh khớp vai. Cho phép loại trừ các trường hợp tổn thương xương, khớp khác.
  • MRI khớp vai: rất có giá trị trong chẩn đoán chính xác nguyên nhân VQKV.
  • Siêu âm khớp vai: trong trường hợp không có điều kiện để chụp MRI khớp vai thì siêu âm cũng có thể giúp xác định được một số trường hợp tổn thương gân cơ quanh khớp vai như rách gân cơ trên gai, đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay,…

4. Chẩn đoán xác định

  • Đau vai, thường khu trú ở vùng vai và không kèm sưng nóng đỏ.
  • Giới hạn tầm vận động khớp vai theo nhiều tầm khác nhau.
  • Các nghiệm pháp chuyên biệt đánh giá gân cơ chóp xoa, đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, dấu hiệu chạm dương tính.
  • Siêu âm, MRI khớp vai ghi nhận thương tổn các gân cơ quanh khớp vai, bao khớp dày, co thắt.

5. Chẩn đoán phân biệt

  • Hội chứng cổ vai tay
  • Viêm khớp cánh tay-ổ chảo, viêm khớp cùng đòn
  • Thoái hóa khớp
  • Tổn thương sụn viền trên
  • Đau vai do chấn thương, u xương vùng vai
  • Đau vai do các nguyên nhân từ xa lan tới. Ví dụ: u đỉnh phổi.

6. Chẩn đoán nguyên nhân

  • Hội chứng chạm và tổn thương gân cơ chóp xoay: thường liên quan đến yếu tố nghề nghiệp đòi hỏi động tác đưa tay lên quá đầu nhiều, lặp đi lặp lại. Ví dụ: vận động viên bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội,…
  • Tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật vùng vai
  • Thứ phát sau liệt chi trên do tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc trung ương
  • Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Điều trị viêm quanh khớp vai tại SCC

Đây là bệnh lý mà SCC điều trị rất hiệu quả, các phương pháp điều trị bao gồm:

  • SCCMT [Điều trị cơ SCC] giúp giải quyết sự căng cứng cơ, tăng quá trình tuần hoàn, trao đổi chất, phục hồi cấu trúc cơ vùng lân cận, cử động khớp dễ dàng hơn
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với thiết bị hiện đại giúp giảm viêm, giảm đau, tăng cường tuần hoàn,  tăng tái tạo mạch máu, tan những điểm xơ hóa, vôi hóa, giảm các triệu chứng đau mãn tính, tăng sinh tế bào, ổn định tổ chức phần mềm
  • REHAB: giúp cải thiện tầm vận động,tăng trương lực cơ quanh khớp

Khi nào thì bạn có thể nghĩ là mình bị viêm quanh khớp vai?

Khớp vai là khớp giữa xương cánh tay và xương bả vai. Nhờ có khớp này mà cánh tay của ta có thể đưa ra trước mặt, đưa ra sau lưng, giơ lên quá đầu, và xoay tay ngang ra.Khi bạn thấy một bên vai của mình đau nhức, khi cử động khớp vai thấy tăng đau lên và không thể cử động thoải mái như trước khi bị bệnh, đó là khi nên nghĩ mình bị bệnh viêm quanh khớp vai. Nếu cử động của khớp vai bên đó bị hạn chế nhiều quá, người ta gọi là viêm dính bao khớp [Adhesive capsulitis] hoặc đông cứng khớp vai [Frozen Shoulder].

 Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng

Bình thường, ta có thể đưa tay ra trước, ra sau, lên cao, và xoay ngang tay ra, mà không đau hay cản trở gì. Chúng ta có thể tự kiểm tra khả năng của khớp vai bằng các động tác:1. Đưa tay thẳng ra trước mặt.2. Giơ cao cả hai tay lên trời bằng nhau.3. Đưa tay ra phía sau giống như động tác móc ví ra từ túi sau.4. Cánh tay để sát người và co gấp khuỷu tay, rồi xoay tay ra, sao cho bàn tay nằm phía ngoài và 2 bên ở vị trí giống hệt nhau.Nếu khi làm như vậy, bạn cảm thấy đau, hoặc thấy bị cứng lại, thì rất có thể bạn đang bị bệnh viêm quanh khớp vai.Bệnh sẽ tiến triển như thế nào?Thông thường, bệnh sẽ tiến triển trong 1 - 3 năm theo 3 giai đoạn như sau:Giai đoạn đau nhiều: Bạn thấy đau vùng vai, cử động gây đau tăng lên. Nhiều người hoàn toàn không thể nằm ngủ nghiêng người về bên vai bị đau. Nhiều khi đau rất dữ dội không chịu đựng được. Giai đoạn đau này kéo dài 3 - 8 tháng, và là giai đoạn đau khổ nhất của người bệnh.Giai đoạn dính khớp: Đau không còn nhiều nữa, nhưng cử động khớp vai theo các hướng như trên bị hạn chế. Khớp bị dính cứng lại. Tùy từng người bệnh, có thể dính cứng hoàn toàn theo mọi hướng, có thể chỉ bị hạn chế nhiều ở một hướng [ví dụ khi đưa tay ra sau], trong khi các hướng còn lại [lên trên, ra trước, xoay ngoài] không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Giai đoạn này kéo dài 4 - 6 tháng.Giai đoạn phục hồi: Từ từ có thể cử động khớp vai trở lại. Có thể sẽ không trở về như bình thường, nhưng nếu cố gắng tập thì dần dần cũng hồi phục. Giai đoạn này kéo dài ít nhất là vài tháng.Những ai dễ bị viêm quanh khớp vai?Có 2 loại viêm quanh khớp vai, là loại nguyên phát, và thứ phát. Nguyên phát tức là không tìm được nguyên nhân rõ ràng, tự nhiên bị bệnh. Nhiều tài liệu cho rằng đây là bệnh tự miễn dịch, tức là cơ thể mình tự đánh vào chính mình, bằng cách sinh ra các chất [gọi là kháng thể] để tấn công vào bao của khớp vai. Thứ phát tức là có nguyên nhân, ví dụ chấn thương khớp vai nhiều lần, vận động khớp quá mức, hoặc bị lạnh.Như vậy, những người mà nghề nghiệp phải sử dụng khớp vai quá mức, hay bị các chấn động vào vùng vai, và người trên 40 tuổi dễ bị viêm quanh khớp vai hơn. Người ta cũng thấy nếu bị liệt nửa người do đột quỵ [tai biến mạch máu não], hoặc bị tiểu đường cũng dễ bị viêm quanh khớp vai hơn. Phụ nữ dễ bị hơn nam giới.Điều trị bệnh như thế nào?Cần phải kết hợp điều trị bằng thuốc với điều trị bằng vật lý trị liệu và tập vận động. Người ta hay dùng thuốc nhóm corticoid và thuốc nhóm kháng viêm.Một là, dùng các corticoid bằng đường toàn thân, ví dụ như uống prednison, hoặc tiêm bắp thịt dexamethason, hay tiêm tĩnh mạch solu-medrol. Khi đau nhiều, cũng có thể tiêm chích trực tiếp vào vùng xung quanh của khớp vai.Hai, dùng các thuốc kháng viêm, ví dụ diclofenac, piroxicam, meloxicam, v.v. Thường là uống, hoặc tiêm bắp thịt.Ba là, hãn hữu một số trường hợp, cần phải phẫu thuật để cắt bỏ sẹo xơ dính hoặc bị vôi hóa.Các thuốc có thể có tác dụng phụ gì?Dùng corticoid phải xem mình có bị bệnh tiểu đường không, vì các thuốc này có tiềm năng làm tăng đường trong máu. Một số người bị tiểu đường, nhưng do nhu cầu khẩn thiết của việc điều trị viêm quanh khớp vai, cũng có thể dùng thuốc corticoid được, nhưng phải theo dõi đường trong máu, và điều chỉnh thuốc trị bệnh tiểu đường, và đừng dùng corticoid kéo dài quá. Tiêm chích các loại corticoide có tác dụng kéo dài, sẽ giúp đỡ đau kéo dài, nhưng lại có nguy cơ bị teo da và bắp thịt chỗ được chính. Việc chích thuốc vào quanh khớp phải cẩn thận, rất dễ nhiễm trùng vào trong khớp rất khó chữa trị.Các thuốc kháng viêm, nếu cho uống, phải lưu ý dạ dày. Phải uống ngay sau bữa ăn, nhiều khi phải cho thêm thuốc bảo vệ bao tử. Nếu đang uống mà có triệu chứng nóng rát hoặc đau bụng ở phía trên của rốn thì phải ngừng ngay, kẻo thủng dạ dày hoặc chảy máu dạ dày. Dùng các thuốc kháng viêm này cho người bị bệnh tim mạch và có bệnh thận, phải rất thận trọng. Người ta thống kê là các thuốc này có thể tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ [tai biến mạch máu não]. Đặc biệt, các thuốc có thể làm tăng tỷ lệ bị suy tim lên gấp 10 lần. Phụ nữ có thai không nên dùng các thuốc này.Phải làm gì khi nghi mình bị viêm quanh khớp vai?Không nên tự chữa bệnh, cũng không nên bó cứng vai bằng các loại thuốc, dù là thuốc nam, vì sẽ làm tăng nguy cơ bị dính cứng khớp. Tốt nhất nên tới khám các bác sỹ chuyên khoa xương khớp, hoặc chuyên khoa vật lý trị liệu. Các bác sỹ chuyên khoa thần kinh cũng thường phải điều trị bệnh này. Các bác sỹ chuyên khoa sẽ làm các xét nghiệm cần thiết, để xác định đúng bệnh, và tìm phương pháp tối ưu cho từng người bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề