70 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Nghiên cứu, được công bố hôm 21.9 trên tạp chí nghiên cứu về lão hóa của Mỹ Journal of the American Geriatrics Society, cho thấy ngủ trước 9 giờ tối có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ [sa sút trí tuệ], theo chuyên trang y tế Medical News Today.

Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu về chứng mất trí nhớ là khám phá ra các nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này càng sớm càng tốt.

Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy đi ngủ sớm có thể đóng vai trò quan trọng đối với chứng bệnh đáng sợ ở tuổi già này.

Các nhà khoa học của Thụy Điển, Anh và Trung quốc từ Đại học Sơn Đông [Trung Quốc] đã phát hiện ra một số thói quen ngủ của những người trên 60 tuổi có thể là nguy cơ gây ra chứng mất trí nhớ.

Những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ

Shutterstock

Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về giấc ngủ của gần 2.000 người trong độ tuổi từ 60 đến 74.

Mỗi người tham gia đã trả lời các câu hỏi về thói quen ngủ của họ và họ được đo chức năng nhận thức. Họ được theo dõi trung bình khoảng 4 năm.

Kết quả cho thấy, những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ, theo Medical News Today.

Ngủ càng sớm vào buổi tối, nguy cơ mất trí nhớ càng cao.

Đồng thời, kết quả cũng cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 - 8 tiếng.

Các tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc đi ngủ sớm hơn có thể do nhịp sinh học bị gián đoạn.

Các phần của não chịu trách nhiệm giấc ngủ bắt đầu thay đổi khi mọi người già đi. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ nhịp sinh học.

Cũng có thể những người mắc chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu trải qua sự mệt mỏi của não sớm hơn trong ngày, khiến họ muốn ngủ sớm hơn.

Ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 - 8 tiếng

Shutterstock

Như vậy, không chỉ ngủ sớm, mà ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ngủ nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người này nên được theo dõi và tầm soát chứng sa sút trí tuệ để bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Mặt khác, các nghiên cứu trước đây còn nhận thấy mất ngủ đặc biệt dẫn đến hiệu suất trí nhớ kém.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng chủ đề về giấc ngủ và chứng mất trí nhớ là khá “phức tạp”. Họ cho biết các loại sa sút trí tuệ khác nhau có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ khác nhau.

- Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, trả lời: Thông thường về giấc ngủ sinh lý có nhiều biến đổi tùy theo tuổi tác: ở những em bé sơ sinh giấc ngủ có thể chiếm hết 16-18 giờ trong một ngày; ở người trưởng thành, thời gian ngủ vào khoảng 7-8 giờ. Càng lớn tuổi thời gian ngủ sẽ ngắn lại, đến tuổi 60 trở lên, giấc ngủ bình quân chỉ là 5 - 6 giờ cho mỗi ngày. Đi đôi với việc rút ngắn thời gian ngủ, giấc ngủ cũng bị nhiều rối loạn như: thường đi ngủ sớm, thức dậy sớm, giấc ngủ không sâu, có thể thức giấc nhiều lần để đi tiểu, nhất là ở các quý ông bị bệnh bướu lành tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, ở mỗi người vẫn có sự khác biệt. Có nhiều người tuy lớn tuổi, vẫn ăn ngủ rất tốt như trường hợp của bà. Nếu ngủ nhiều mà vẫn thấy khỏe, không có biểu hiện bất thường thì không có gì đáng lo.

Bạn trên 50 tuổi và ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm? Đây có thể là một vấn đề không tốt chút nào đối với sức khỏe lâu dài của bạn – một nghiên cứu mới cảnh báo.

Các nhà nghiên cứu ở châu Âu phát hiện ra rằng, việc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có thể khiến những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, trầm cảm, ung thư hoặc tiểu đường.

Nghiên cứu đã xem xét gần 8.000 công nhân viên chức người Anh ở độ tuổi 50, 60 và 70 trong khoảng thời gian trung bình 25 năm và phát hiện ra "thời gian ngủ ngắn có liên quan đến sự khởi phát của bệnh mãn tính và nhiều bệnh".

Tác giả chính của nghiên cứu, nhà dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng Severine Sabia cho biết, ở tuổi 50, những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính theo thời gian cao hơn 30% so với những người ngủ 7 tiếng.

Ở tuổi 60, những người ngủ 5 giờ hoặc ít hơn có nguy cơ cao hơn 32% và ở tuổi 70 có nguy cơ cao hơn 40%, so với những người ngủ 7 giờ.

"Khi mọi người già đi, thói quen ngủ và cấu trúc giấc ngủ của họ thay đổi. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng người trên 50 tuổi nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để giảm bớt những nguy cơ bệnh tật" – nhà nghiên cứu Sabia cho biết.

Dù bạn ở độ tuổi nào, công việc hay hoàn cảnh xuất thân, các chuyên gia về giấc ngủ đều đồng ý rằng ngủ đủ giấc là điều quan trọng - và ngược lại, lo lắng quá nhiều về giấc ngủ của bạn có thể phản tác dụng.

Neil Stanley - Chuyên gia tư vấn về giấc ngủ và tác giả của cuốn sách "Làm thế nào để ngủ ngon" cho hay: "Giấc ngủ ngon là điều cần thiết đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng bởi não bộ của chúng ta cần phải bước vào giai đoạn phục hồi, sâu. Giấc ngủ hỗ trợ các quá trình nhận thức như củng cố trí nhớ, giải quyết vấn đề và loại bỏ các độc tố có thể dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ".

Việc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có thể khiến những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, trầm cảm, ung thư hoặc tiểu đường.

Tác giả nghiên cứu Sabia khuyên rằng, việc vệ sinh giấc ngủ tốt có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Những thói quen như vậy có thể bao gồm đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối và nhiệt độ thoải mái, loại bỏ các thiết bị điện tử và tránh các bữa ăn nhiều calo trước khi ngủ.

"Hoạt động thể chất và tiếp xúc với ánh sáng trong ngày cũng có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon" – nhà nghiên cứu Sabia cho biết thêm.

Đối với những người đau dạ dày và những người khó ngủ gật, chuyên gia Stanley đưa ra lời khuyên rằng không nên "phức tạp hóa" mọi thứ quá nhiều. Theo đó, chỉ cần một căn phòng yên tĩnh và một "tâm trí yên tĩnh" có thể giúp bạn ngủ ngon.

"Hãy đặt những lo lắng và bận tâm của bạn ngoài giường trước khi bạn bắt đầu ngủ" – chuyên gia Stanley khẳng định.

Người già nên ngủ lúc mấy giờ?

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng người từ 60 tuổi nên đi ngủ sau 9 giờ đến 10 giờ tối là tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở tuổi già.

Tại sao người già hay mất ngủ?

Khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần trở nên lão hóa, trong đó các tế bào thần kinh bị hủy hoại và suy giảm chức năng so với người trẻ tuổi gây ra mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không yên giấc. Ngưng thở hoặc hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ.

Ngủ 5 tiếng có ảnh hưởng gì không?

Nhưng chỉ ngủ 5 tiếng trong một ngày là không đủ, đặc biệt là về lâu dài. Theo một nghiên cứu năm 2018 với hơn 10.000 người tham gia, khả năng hoạt động của cơ thể sẽ giảm sút nếu giấc ngủ không đảm bảo đủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm.

Ngủ bảo nhiêu là đủ tỉnh táo?

Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14', 7 tiếng 44', 6 tiếng 14' hoặc 4 tiếng 44' đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau. Theo đó, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46' hoặc 22h16', 23h46' hoặc thậm chí 1h16' cũng hoàn toàn khả thi.

Chủ Đề