1kg măng khô được bao nhiêu bát?

Hôm nay Bằng sẽ chia sẻ cho mọi người, cách mà gia đình của mình sơ chế để có những miếng măng khô trở nên mềm, nấu vô cùng ngon và cách làm sao để tiện lợi nhất khi chế biến nhé!

Thông thường, nếu mọi người chưa biết, khi nấu măng trở nên dai và cứng rất khó ăn.

Nội dung bài viết:

Lựa măng ngon, không lựa măng:

Mọi người cần chọn mua được măng tre ngon, được phơi dưới nắng tự nhiên. Và lưu ý khi lựa măng cần chú ý có 3 đặc điểm bất thường sau:

Khi cầm cảm giác dính tay & dẻo.

Màu vàng bất thường, không tự nhiên.

Mùi sộc, khác thường.

  • Có mùi hắc sộc vào mũi, không phải mùi đặc trưng của măng. Mùi này thông thường là mùi lưu huỳnh, 1 số người đã xông để măng đẹp, để tránh nấm mốc & để lâu hơn. Nhưng sẽ không an toàn nếu dùng lâu và nhiều mọi người nhé!

Sơ chế măng măng đúng cách để măng mềm, ngon:

Bước 1: Ngâm măng từ trước khi nấu

– Phải ngâm măng 1 đêm hoặc nữa ngày trong nước lạnh, hoặc tốt hơn là trong nước lạnh cho thêm nước vo gạo vào.

Ví dụ: sáng mai bạn muốn nầu, thì tối nay bạn ngâm nhé. Hoặc nếu chiều nay bạn cần nấu, thì buổi sáng bạn dậu sớm ngâm măng trước

– Bạn lưu ý là do trung bình 1kg măng khô cần tới khoảng 15kg măng tươi. Nên tùy theo lượng gia đình dùng mà ngâm vừa đủ. Thường 1kg măng khô, 1 gia đình 4 người [ 2 người lớn, 2 người nhỏ] có thể nấu được ít nhất 20 lần.

– Nếu mua được măng mà đã sơ chế kỹ, thì tỷ lệ măng già phải cắt bỏ thêm ngay gốc là vô cùng ít, gần như không có. 1 số nơi, để cạnh tranh họ làm măng rất già, khiến người dùng cứ nghĩ mua rẻ, ai dè về lại khó khăn vì măng già nhiều.

Bước 2: Luộc lại măng 1 nước

  • Sau khi ngâm, bạn luộc qua 1 nước, rồi vớt ra bắt đầu chế biến các món nhé. Để tiện cho lần sau tiết kiệm gas, tiết kiệm điện và thời gian…Bạn có thể ngâm nhiều hơn. Sau đó cũng đem luộc lại, rồi 1 phần nấu ngay. PHẦN CÒN LẠI BẠN BỎ HỘP CHO VÀO NGĂN ĐÔNG. Như vậy lần sau, bạn chỉ cần mang ra rả đông và nấu ngay, không mất thêm thời gian sơ chế, như vậy quá tiện phải không mọi người?

Trên đây Bằng đã chia sẻ cho mọi người cách làm sao măng khổ nấu trở nên mềm và ngon hơn. Nếu thấy ý nghĩa hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé!

Từ lâu, khi nhắc tới nông đặc sản của tỉnh Lào Cai mỗi dịp giáp tết, có một món không thể bỏ qua, đó là măng khô. Đây là sản phẩm thủ công của nhiều hộ gia đình ở các huyện Văn Bàn, Bảo Yên.

Dù có giá tương đối đắt, nhưng nếu muốn mua nhiều, khách vẫn phải đặt trước vì sản phẩm làm ra không nhiều. Đặc biệt là các loại măng khô loại 1, nổi tiếng là ngon, được làm từ măng nứa, bát độ…
 

Công phu và tỉ mỉ

Nhìn những miếng măng khô đã cắt thành miếng, thơm mùi đặc trưng được gói kỹ trong túi nilon, ai cũng nghĩ làm đơn giản ấy mà – nhưng không phải vậy. Tuy hoàn toàn làm thủ công, nhưng tạo ra được sản phẩm măng khô ngon, đẹp mắt là cả một sự công phu, tỉ mỉ bất ngờ.

Theo người dân, loại măng khô ngon nhất phải được làm từ măng nứa

Bà Phạm Thị Lan, có mấy chục năm kinh nghiệm làm măng khô ở thôn 7, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên cho biết, muốn có măng khô ngon để bán dịp tết, phải bỏ công rất nhiều. Thường là vào tháng 6 – 7 Âm lịch, người dân ở Long Khánh phải lên rừng đi lấy măng. Có nhiều loại măng có thể làm khô như măng mai, măng vầu, măng nứa, măng hốc, măng bát độ… Tuy nhiên, theo bà Lan, nếu nói đến đặc sản, ngon và đẹp nhất phải là măng nứa.

Măng được chọn để làm khô phải là loại không non cũng không được già quá, đảm bảo độ thơm, ngon và vừa đủ dai khi thành phẩm. Sau khi đem về, măng được bóc lớp vỏ ngoài, làm sạch. Công đoạn tiếp theo là luộc măng. Theo bà Lan, luộc măng ngon cũng là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. Khi luộc, phải đợi nước sôi mới được bỏ măng vào nồi. Giữ lửa cháy đều, chừng 20 – 30 phút thì vớt măng ra ngâm vào nước lạnh. Nếu như luộc quá giờ, khi thành phẩm, măng sẽ bị ngả màu sẫm, không được đẹp mắt...

Bà Lan khẳng định, với quy trình thủ công này, không cần dùng bất kỳ một loại hóa chất bảo quản nào, măng khô vẫn ngon và đẹp. Nếu bảo quản tốt, măng khô có thể để tới 2 năm vẫn ăn bình thường. “Với kinh nghiệm nhiều năm làm măng khô, tôi chỉ cần nhìn thoáng qua là biết là loại măng gì, có ngon không. Nhìn mặt măng là biết, phải có màu vàng tự nhiên. Tôi cũng từng gặp loại măng họ bán có ngâm thuốc bảo quản, khi sờ vào thấy măng mềm hơn, màu cũng ngả vàng tươi hơn.

Quá trình làm măng khô khá công chu, tỉ mỉ

Anh Nông Văn Vỹ, thôn 3, xã Việt Tiến [cùng huyện Bảo Yên] cho biết, nhiều năm qua, gia đình anh có truyền thống làm măng khô bán cho khách dịp giáp tết. Mỗi năm, gia đình anh xuất bán khoảng 2 tạ măng khô. Do đó, anh phải mua lại măng tươi của các hộ trong xã để chế biến. Phải mất 17 – 18 kg măng tươi mới được 1 kg măng khô thành phẩm. Do lượng nguyên liệu đầu vào nhiều, anh Vỹ phải phân thành nhiều loại. Chính vì vậy, giá cả cũng đắt rẻ nhiều mức độ khác nhau. Nhưng ngon và đắt nhất vẫn là măng nứa khô miếng, loại 1.

Ảnh Vỹ bảo, từ hồi biết làm măng khô bán tới giờ, năm nào cũng cháy hàng chứ chưa lo tới chuyện ế hàng. Khách hàng thường là người quen, có khi đặt liền cả tạ để đem đi biếu người thân, bạn bè. Đầu mùa, giá rẻ hơn cả, tầm 160 – 180 nghìn đồng/kg. Dịp tết thì dao động 220 – 250 nghìn đồng. Có năm khan hàng, khách trả một kg 300 nghìn vẫn không có để bán.

Hầu hết các cơ sở sản xuất hàng Tết đều mang quy mô nhỏ lẻ

Bà Lan cười bảo, cách đây mấy tháng, bí tiền quá, đành bán đi tiêu nhưng giá chỉ được 160 nghìn đồng/kg. Đợt này nhà còn một ít thì gom lại gửi cho người nhà, chuẩn bị có việc cỗ bàn. Nhiều khách tìm đến tận nhà hỏi mua, trả giá cao mấy cũng chẳng có hàng để bán.
 

Hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm

Trao đổi với NNVN, bà Nguyễn Thị Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai cho biết, chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, đơn vị đã và đang tham mưu cho Sở Y tế, UBND tỉnh ra các văn bản triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP. Từ đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành liên quan, đặc biệt là 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Công thương tập trung tăng cường thanh, kiểm tra trên địa bàn toàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai

Sắp tới, sẽ thành lập nhiều đoàn kiểm tra, do ngành y tế chủ trì, kiểm tra một loạt các cơ sở sản xuất các mặt hàng được có sức tiêu thụ lớn trong dịp tết như bánh mứt kẹo, giò chả, măng khô, bia rượu…

Đối với các huyện, thành phố sắp tới cũng phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra tại địa bàn mình quản lý. Nhưng làm sao phải không được chồng chéo nhưng cũng không bỏ sót các mặt hàng kém chất lượng phải tới tay người tiêu dùng.

Theo bà Anh, bên cạnh việc kiểm tra, lực lượng chức năng cũng cần phải phối hợp với các cơ quan báo chí, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân nắm bắt, chọn lựa, tiêu dùng được các mặt hàng thực phẩm an toàn. Từ đó hạn chế tối đa các vụ ngộ độ thực phẩm khi tết đến xuân về.

Bà Anh chia sẻ, địa bàn Lào Cai rất rộng, các cơ sở sản xuất thực phẩm thì đa số nhỏ lẻ, manh mún, mang tính chất hộ gia đình như làm trâu sấy, lạp xường, măng khô… rất khó kiểm tra, kiểm soát. Chính quyền phải giúp người dân phải thay đổi cung cách sản xuất, dần hình thành các nhóm, tổ hợp tác xã, có như vậy các mặt hàng đặc sản mới đi xa được.

Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm

Thẳng thắn thừa nhận về những tồn tại trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, bà Anh cho biết, việc chủ động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm ở các địa phương thực sự là chưa tốt. Có những huyện, cả năm không xử lý được một vụ vi phạm nào trong lĩnh vực ATTP. Điều này, do nhiều nguyên nhân cũng có thể là nể nang hoặc trình độ năng lực của cán bộ hạn chế, làm việc chưa bài bản. Nếu cứ như hiện nay, việc xử lý vi phạm đang tiến triển rất chậm, không tăng được hiệu quả, hiệu lực vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ATTP.

Chủ Đề