100 cuốn sách hậu khải huyền hàng đầu năm 2022

Bốn tựa sách lọt top 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21.

Điểm qua 4 tác phẩm lọt Top 100 cuốn sách [cả hư cấu lẫn phi hư cấu] hay nhất của thế kỷ 20 do tờ "The Guardian" bình chọn tính đến tháng 9/2019.

- Vị trí thứ 9: BẢN ĐỒ MÂY - Một cuốn sách đồ sộ, gây kinh ngạc bởi cách dẫn dắt và kể chuyện thiên tài của David Mitchell

Bản đồ mây là một cuốn sử thi, khoa học viễn tưởng được dệt bằng tấm bản đồ xuyên thời gian, xuyên lục địa qua 6 câu chuyện khác nhau kéo dài hơn 5 thế kỷ tại 3 lục địa, bắt đầu từ Nam Thái Bình Dương thế kỷ XIX cho tới thời hậu tận thế ở Hawaii. Bằng cách kết nối những nhân vật lạc trong mê cung cuộc đời, David Mitchell đặt ra vô số câu hỏi về giá trị sống, về trách nhiệm của mỗi người trong chuỗi tiến hóa nhân loại, về tính thiện và ác, sự phân biệt chủng tộc, ngưỡng tâm linh của người phương Đông, khát vọng về sự khải huyền, về sức mạnh và sự hủy diệt của nền văn minh, về cái giá phải trả khi con người hiến mình cho khoa học.

- Từ khi ra mắt, cuốn sách đã chiến thắng các giải thưởng lớn nhỏ, cũng như được đề cử các giải thưởng Booker, Nebula Award, Arthur C. Clarke Award. Năm 2012, Bản đồ mây được chuyển thể thành phim với sự tham gia của nhiều diễn viên hàng đầu như Tom Hanks, Halle Berry, Jim Sturgess, Bae Doona. Bộ phim được đề cử giải Quả cầu vàng và nhiều đề cử trong giải thưởng Saturn.

> Một cuốn sách logic chặt chẽ, cuốn hút đến nghẹt thở. Khiến người đọc hao tổn tâm trí nhưng không ai muốn dừng lại.

- Vị trí thứ 24: KÝ ỨC ĐEN - Tác Phẩm Đoạt Giải Pulitzer năm 2011 và nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác, nhận được sự đánh cao của nhiều tạp chí danh giá của Mỹ.

>> Tài tình - Tinh Tế - Chấn động - Sắc sảo - Uyển chuyển: là một số tính từ nổi bật mà tác phẩm được đánh giá.

Từ thập niên 70 cho đến thời đại tương lai, từ Châu Phi cho đến Naples rồi New York và San Francisco, từ nhà sản xuất âm nhạc đến viễn tưởng, diệt chủng... Nhà văn Jennifer Egan đã xử lý một cách hoàn hảo tất cả những chất liệu tưởng chừng rất tương phản nhau ấy và dung hòa chúng trong một tập tiểu thuyết dài hơn 400 trang.

Mỗi chương sách là một truyện ngắn về cuộc sống của các nhân vật, ngỡ như chẳng liên quan đến nhau nhưng lại được xâu chuỗi trong một sợi dây vô hình của định mệnh. KÝ ỨC ĐEN đem lại cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc: hài hước, buồn bã, nuối tiếc, hứng khởi...

Với kết cấu 2 phần A-B và nhân vật chủ đạo là các thành viên trong một ban nhạc của thập niên 70, người đọc dường như không phải đang xem sách mà đang được nghe giai điệu cuộc đời và số phận của những con người trong xã hội Mỹ, qua một cuốn băng cát-xét mà hễ lật mặt nào cũng thấy đủ mọi hỷ nộ ái ố của đời người.

- Vị trí thứ 96: HARRY POTTER VÀ CHIẾC CỐC LỬA [Tập 4] - Điểm khởi đầu của thời kỳ đen tối trong Thế giới Phù thủy, vì sự xuất hiện trở lại của Voldemort

Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về bộ sách Harry Potter, xin trích lời của tác giả dành riêng cho cuốn sách này:

"Cuốn sách thứ tư, cuốn sách cực kỳ quan trọng. Một điều gì đó quan trọng xảy ra trong tập bốn. Nó là cuốn sách tâm điểm. Nó gần như là trái tim của bộ truyện và nó cực kỳ quan trọng "
— J. K. Rowling.

- Vị trí thứ 100: PHÁT KHỔ VÌ CÁI CỔ & những suy tư về việc là phụ nữ = Cuốn sách Non-fiction Bestseller của nữ tác giả 3 lần được đề cử Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất NORA EPHRON

> Dí dỏm và sắc sảo đến tinh quái về những sự thật khổ não mà phụ nữ phải đối mặt theo thời gian.
Sự đau khổ vì cái cổ xệ, niềm vui của cái túi xách tốt, mất mát khôn nguôi khi bạn thân ra đi và những nỗ lực đối mặt với việc không còn ở độ tuổi 50 nữa...

Người đọc Việt Nam sẽ à lên với những điều mà Nora Ephron, một bà mẹ Mỹ tầng lớp trung lưu, vật lộn với công việc mưu sinh, với tiền thuê nhà ở thành phố đắt đỏ, với các ám ảnh về chăm sóc nhan sắc của phụ nữ đô thị, với nỗi buồn hậu ly hôn, với những đứa con rời nhà đi học để lại bố mẹ hiu quạnh, với tuổi trung niên nhiều khủng hoảng và nỗi muộn phiền khi người bạn thân từ giã cõi đời. Bà kể chuyện phát hiện chồng ngoại tình ra sao, rồi phục hồi tâm lý đổ vỡ thế nào...

Cấu trúc tản văn khá đơn giản nhưng từng câu từng đoạn đều lấp lánh những ý tinh nghịch của một người phụ nữ khôn ngoan đáo để. Người đọc dễ dàng bật cười rồi tự chiêm nghiệm. Nora giống như một cô hàng xóm ta sẽ yêu quý và muốn mời vào nhà để ngồi giải bày những câu chuyện 'rất phụ nữ'.

1. QUYỂN SÁCH RẤT ĐẶC BIỆT [Khải Huyền 1:1-20]

Nhà văn trào phúng Mỹ Josh Billings nói, “Đừng bao giờ nói tiên tri, vì nếu bạn nói sai, mọi người sẽ không quên được còn nếu bạn nói đúng, chẳng ai nhớ đều bạn nói cả”.

Trải qua các thế kỷ, nhiều lời tiên tri được nói ra rồi qua đi tuy nhiên sách tiên tri do sứ đồ Giăng viết vào thời gian gần cuối thế kỷ thứ nhất vẫn còn tồn tại với chúng ta. Lúc còn bé, tôi đã đọc và kinh ngạc về tất cả những gì ghi trong sách. Ngay cả đến hôm nay, sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, sứ điệp và những điều mầu nhiệm lạ lùng vẫn còn thu hút tôi.

Trong Khải huyền chương 1, sứ đồ Giăng giới thiệu sách và cho chúng ta những dữ kiện quan trọng để đánh giá và hiểu lời tiên tri này.

1. Tiêu đề [Khải Huyền 1:1a].

Chữ đã dịch là khải thị có nghĩa là “vén bức màn”. Chúng ta có từ tiếng Anh là apocalyspe, chẳng may ngày nay từ này đồng nghĩa với sự hỗn độn và thảm hoạ.Động từ của chữ này có nghĩa “mở ra, tiết lộ, bày tỏ”. Trong sách này, Đức Thánh Linh vén bức màn để chúng ta có thể chiêm ngưỡng Đấng Christ vinh hiển trên trời và nhìn thấy chương trình đời đời của Ngài được ứng nghiệm trên thế gian.

Nói cách khác, Khải huyền là sách mở trong đó Đức Chúa Trời tiết lộ kế hoạch và chương trình của Ngài đối với Hội Thánh. Khi Đa-ni-ên viết xong lời tiên tri, ông được lệnh “niêm phong các lời đã viết và đóng ấn quyển sách” [Đa-ni-ên 12:4] nhưng sứ đồ Giăng được lệnh ngược lại: “Chớ niêm phong những lời tiên tri trong sách này [Khải Huyền 22:10]. Tại sao như vậy? Từ đồi Gô-gô-tha, Sự sống lại, và sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời đã dẫn vào “những ngày cuối cùng [Hê-bơ-rơ 1:1-2]và Ngài sắp làm ứng nghiệm các mục đích Ngài đã giấu kín trong thế gian này.“Thời giờ đã gần rồi” [Khải Huyền 1:3 Khải Huyền 22:10].

Lời tiên tri của Giăng chủ yếu nói về Chúa Giê-xu Christ, chớ không cho biết những sự kiện trong tương lai. Bạn không được phân ly Con người [Chúa Giê-xu Christ]ra khỏi lời tiên tri, vì không có Con người, chẳng có lời tiên tri nào được ứng nghiệm. Tiến sĩ Merrill Tenney viết, “Đối với lời tiên tri Ngài không phải là ngẫu nhiên nhưng Ngài là chủ đề chính của lời tiên tri”. Trong Khải Huyền 1:1-3:22, chúng ta nhìn thấy Chúa Giê-xu Christ là Thầy Tế Lễ - Nhà Vua thật cao trọng đang chăm sóc các Hội Thánh. Trong Khải Huyền 4:1-5:14, Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời được vinh hiển trên trời, đang ngự trên ngôi. Trong Khải Huyền 6:1-18:24, Đấng Christ là Quan Án của cả thế gian và trong Khải Huyền 19:1-21 Ngài là Vua trên muôn vua trở lại trần gian trong chiến thắng. Sách kết thúc bằng việc Tân Lang tiếp rước Tân Nương của Ngài, là Hội Thánh, vào trong nước trời vinh hiển.

Bạn làm bất cứ điều gì khi nghiên cứu sách này, hãy cố gắng biết rõ hơn về Cứu Chúa của bạn.

2. Trước giả [Khải Huyền 1:1-2,Khải Huyền 1:4,Khải Huyền 1:9 Khải Huyền 22:8]

Đức Thánh Linh dùng sứ đồ Giăng cống hiến cho chúng ta biết ba án văn khải thị”Sách Phúc Âm Giăng, Ba thư tín và Sách Khải huyền. Chương trình của Ngài có thể được sắp xếp như sau:

- Phúc Âm Giăng:

Tin, Khải Huyền 20:31

Nhận được sự sống

Sự cứu rỗi

Đấng tiên tri

- Các thư tín:

Bảo đảm 1Giăng 5:13

Bày tỏ sự sống

Sự nên thánh

Thầy Tế lễ

- Khải huyền:

Sẵn sàng, Khải Huyền 22:20

Ban thưởng sự sống

Sự tể trị

Nhà Vua

Sứ đồ Giăng viết Khải huyền khoảng năm 95 sau Chúa, trong thời trị vì của hoàng đế La mã Titus Flavius Domitian. Hoàng Đế đã ra lệnh mọi người dân phải thờ lạy ông ta như là “Chúa và Đức Chúa Trời”, các Cơ Đốc nhân và người Giu-đa không chịu vâng theo chiếu chỉ của vua đã dẫn đến cơn bắt bớ dữ dội. Truyền thuyết kể lại rằng chính Domitian đã đày sứ đồ Giăng đến đảo Bát-mô, một thuộc địa hình phạt của đế quốc Rô-ma nằm ngoài khơi vùng Tiểu Á. Do địa điểm nơi Giăng bị lưu đày, có lẽ chúng ta không ngạc nhiên khi thấy chữ biển xuất hiện hai mươi sáu lần trong sách này.

Trong thời gian Đấng Christ thi hành chức vụ trên đất, Giăng và anh mình là Gia-cơ xin Chúa Giê-xu ban cho chỗ đặc biệt cao trọng bên ngôi của Ngài. Chúa phán với họ rằng họ sẽ hưởng các ngôi cao ấy sau khi dự phần trong sự thương khó của Ngài. Gia-cơ là vị sứ đồ đầu tiên tử đạo [Công vụ 12:1-2] Giăng là sứ đồ qua đời cuối cùng, nhưng người đã chịu đau khổ trên đảo Bát-mô trước khi chết [Ma-thi-ơ 20:20-23].

Chúa truyền đạt nội dung trong sách này cho tôi tớ Ngài bằng cách nào? Theo Khải Huyền 1:1-2, Đức Chúa Cha tỏ cho Đức Chúa Con, sau đó Đức Chúa Con chia sẻ lại cho các sứ đồ, qua trung gian “thiên sứ của Ngài. Đôi khi chính Đấng Christ chuyển đạt thông tin cho Giăng [Khải Huyền 1:10] đôi khi là một trưỡng lão [Khải Huyền 7:13] và thường là do một thiên sứ [Khải Huyền 17:1 Khải Huyền 19:9-10]. Đôi lúc “một tiếng phán từ trời” bảo Giăng phải nói và làm [Khải Huyền 10:4]. Sách này từ Đức Chúa Trời gởi đến cho Giăng, cho dù phương tiện truyền đạt có là gì đi nữa nhưng tất cả đều được hà hơi bởi Thánh Linh.

Chữ tỏ ra thật quan trọng nó có nghĩa “bày tỏ qua dấu hiệu”. Trong Khải huyền, danh từ của chữ này được dịch là điềm [Khải Huyền 15:1], dấu lớn [Khải Huyền 12:1,Khải Huyền 12:3], và phép lạ [Khải Huyền 19:20]. Đây là chữ được dùng trong sách Phúc Âm Giăng nói về các phép lạ của Chúa Giê-xu Christ, vì các phép lạ Ngài làm là những sự kiện mang sứ điệp thuộc linh sâu sắc hơn là sự tỏ bày về quyền năng. Khi nghiên cứu Khải huyền, bạn sẽ thấy vô số biểu tượng, trong số đó có lien quan đến Cựu Ước.

Tại sao Giăng dùng biểu tượng? Trước tiên, đây là loại “mật mã thiêng liêng” chỉ những người gặp Đấng Christ cách riêng tư mới có thể hiểu được. Nếu giới chính quyền Rô-ma nào tìm cách dùng Khải huyền làm bằng chứng chống lại Cơ Đốc nhân, sách sẽ gây rối trí và làm họ càng khó hiểu hơn. Nhưng lý do mạnh mẽ hơn đó là biểu tượng không suy yếu theo thời gian. Sứ đồ Giăng có khả năng vẽ nên “những hình ảnh” trong khải tượng của Đức Chúa Trời và tập hợp tất cả lại thành một loạt những sự kiện kỳ thú để an ủi khích lệ các thánh đồ đang chịu bắt bớ đau khổ trải qua các thế kỷ. Tuy nhiên, bạn không nên kết luận rằng việc Giăng dùng biểu tượng chứng tỏ các biến cố đã mô tả là không có thật. Chúng có thật!

Lý do thứ ba cho biết tại sao Giăng dùng biểu tượng: Biểu tượng không chỉ chuyển tải thông tin, nhưng còn truyền đạt những giá trị và làm nẩy sinh những cảm xúc. Có thể sứ đồ Giăng đã viết, “Một nhà độc tài sẽ cai trị thế giới”, nhưng thay vào đó ông lại mô tả con thú. Biểu tượng nói nhiều hơn danh xưng “nhà độc tài”. Thay vì giải thích hệ thống của thế giới, Giăng chỉ giới thiệu “Thành phố Ba-by-lôn” lớn và tương phản với “ky nữ” là “cô dâu”. Chính danh xưng “Ba-by-lôn” truyền đạt chân lý thuộc linh sâu sắc cho người đọc có kiến thức về Cựu Ước.

Tuy nhiên, để hiểu các biểu tượng do Giăng viết, chúng ta phải cẩn thận không được cho phép trí tưởng tượng của chúng ta đi lang thang. Các biểu tượng của Kinh Thánh phù hợp với toàn bộ mạc khải trong Kinh Thánh. Một số biểu tượng được giải thích [Khải Huyền 1:20 Khải Huyền 4:5 Khải Huyền 5:8] số khác được hiểu theo biểu tượng trong Cựu Ước [Khải Huyền 2:7,Khải Huyền 2:17 Khải Huyền 4:7] và một số biểu tượng không có lời giải thích nào cả [“hòn đá trắng” trong Khải Huyền 2:17]. Có gần 300 ý liên quan đến Cựu Ước tìm thấy trong sách Khải huyền! Điều này cho thấy chúng ta phải bám sát những gì Đức Chúa Trời đã bày tỏ khi giải thích, nếu không chúng ta sẽ hiều sai lệch sách tiên tri quan trọng này.

3. Người đọc [Khải Huyền 1:3-4]

Trong khi nguyên bản sách này được gởi cho bảy Hội Thánh điạ phương trong Tiểu Á, Giăng cho biết rõ rằng bất kỳ tín hữu nào cũng có thể đọc và được phước [Khải Huyền 1:3]. Thực ra, Đức Chúa Trời đã hứa ban phước đặc biệt cho người đọc và làm theo sứ điệp chép trong sách. [Động từ đọc có nghĩa “đọc lớn tiếng”. Sách Khải huyền đầu tiên được đọc lớn tiếng trong các giờ thờ phượng của Hội Thánh địa phương.]Sứ đồ Phao-lô đã gởi các thư tín cho bảy Hội Thánh - Rô-ma, Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, và Tê-sa-lô-ni-ca - và bây giờ sứ đồ gởi một sách cho bảy Hội Thánh khác nhau. Ngay phần đầu sách, vị sứ đồ đã có một sứ điệp của Đấng Christ cho mỗi Hội Thánh.

Sứ đồ Giăng không gởi sách tiên tri này cho các Hội Thánh để thỏa mãn trí tò mò của họ về tương lai. Con cái Đức Chúa Trời đang trải qua cơn bắt bớ khốc liệt và họ cần lời an ủi. Khi nghe đọc sách này, sứ điệp trong sách sẽ cho họ sự mạnh mẽ và trông cậy. Nhưng hơn nữa, sứ điệp sẽ giúp họ tra xét lại đời sống mình [và của mỗi Hội Thánh địa phương] để quyết định phải sửa chữa ở lãnh vực nào. Họ không chỉ nghe đọc lời Chúa, nhưng cũng gìn giữ lời ấy - tức là, gìn giữ như kho tàng và thực hành điều đã nghe. Phước hạnh sẽ đến không chỉ bởi việc nghe nhưng còn bởi việc làm theo nữa. [Gia-cơ 1:22-25].

Thật xứng đáng khi biết có đến bảy “phước hạnh” ghi trong Khải Huyền 1:3 Khải Huyền 14:13 Khải Huyền 16:15 Khải Huyền 19:9 Khải Huyền 20:6 Khải Huyền 22:7,Khải Huyền 22:14. Số bảy là con số quan trọng trong sách này vì là dấu hiệu của sự trọn vẹn. Trong Khải huyền, Đức Chúa Trời phán dạy với chúng ta cách Ngài sắp hoàn tất công tác trọng đại của Ngài và mở ra vương quốc đời đời của Ngài.Trong Khải huyền, bạn sẽ thấy bảy ấn [Khải Huyền 5:1], bảy kèn [Khải Huyền 8:6], bảy bát [Khải Huyền 16:1], bảy ngôi sao [Khải Huyền 1:16], và bảy chân đèn [Khải Huyền 1:12,Khải Huyền 1:20]. Những “số bảy” khác trong sách này sẽ được bàn luận khi nghiên cứu.

Các sứ điệp đặc biệt gởi cho từng Hội Thánh được chép trong Khải Huyền 2:1-3:22. Một số nhà nghiên cứu nhìn thấy trong bảy Hội Thánh này “bức tranh toàn cảnh của lịch sử Hội Thánh”, từ thời sứ đồ [Hội Thánh Ê-phê-sô] đến thời tiên tri giả của thế kỷ hai mươi [Lao-đi-xê]. Trong khi các Hội Thánh này có thể minh hoạ các giai đoạn khác nhau trong lịch sử Hội Thánh, có lẽ đó không phải là lý do chính tại sao các Hội Thánh đặc biệt này. Thay vào đó, các Hội Thánh này nhắc chúng ta nhớ rằng Đầu tối cao của Hội Thánh được tôn cao biết những diễn tiến đang xảy ra trong mỗi Hội Thánh, và Ngài biết mối tương giao của chúng ta với Ngài và Lời của Ngài sẽ quyết định cuộc sống và chức vụ của Hội Thánh địa phương.

Hãy nhớ rằng các Hội Thánh trong Tiểu Á đang đối diện với cơn bắt bớ và điều quan trọng là họ cần phải liên hệ thích hợp với Chúa và với nhau. Họ được hình dung bằng bảy chân đèn riêng lẽ, mỗi Hội Thánh soi ra ánh sáng cho thế gian tăm tối [Phi-líp 2:15 Ma-thi-ơ 5:14-16]. Ngày càng tối, ánh sáng phải soi mạnh hơn tiếc thay tình trạng của năm trong số các Hội Thánh này cần phải sửa chữa nếu họ muốn đèn của họ toả sáng. Khi đọc Khải Huyền 2:1-3:22, bạn thấy Chúa luôn nhắc các Hội Thánh nhớ lại Ngài là ai, và khích lệ họ trở nên “người đắc thắng”.

Hơn nữa, lời hứa về sự tái lâm của Chúa Giê-xu Christ sẽ thúc giục các con cái Chúa luôn luôn vâng lời và giữ mình thánh sạch [Khải Huyền 1:3,Khải Huyền 1:7 Khải Huyền 2:5,Khải Huyền 2:25 Khải Huyền 3:3,Khải Huyền 3:11 Khải Huyền 22:7,Khải Huyền 22:12,Khải Huyền 22:20 1Giăng 1:1-3]. Không có tín hữu nào nghiên cứu lời tiên tri chỉ để thỏa mãn trí tò mò của mình. Khi Đa-ni-ên và Giăng nhận khải tượng của Đức Chúa Trời về tương lai, cả hai đều ngã xuống đất như người chết [Khải Huyền 1:17 Đa-ni-ên 10:7-10]. Họ hết sức bàng hoàng kinh hãi! Chúng ta cần phải có thái độ như những người chiêm ngưỡng và tôn thờ khi đến với sách này, chớ đừng như người nghiên cứu văn chương.

4. Lời đề tặng [Khải Huyền 1:4-6]

Một người bạn nói với tôi, “Nếu anh không dừng viết sách, anh sẽ không còn người để đề tặng”. Tôi cảm kích lời khen tặng, nhưng tôi không đồng ý với cảm nghĩ đó.Sứ đồ Giăng không gặp khó khăn để biết nên tặng quyển sách cho ai! Nhưng trước khi viết lời tặng, Giăng nhắc nhở các độc giả nhớ rằng Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã cứu họ và sẽ gìn giữ khi họ đối diện với khó khăn hoạn nạn.

Đức Chúa Cha được mô tả là Đấng Đời Đời [Khải Huyền 1:8 Khải Huyền 4:8]. Tất cả lịch sử đều là một phần trong chương trình đời đời của Ngài, kể cả sự bắt bớ của thế gian trên Hội Thánh. Tiếp theo Đức Thánh Linh là Đấng Trọn vẹn, vì không có bảy Thánh Linh, nhưng chỉ có một. Điều chép ở đây có liên hệ đến Ê-sai 11:2.

Cuối cùng, chúng ta nhìn thấy Chúa Giê-xu Christ trong chức vụ ba vai trò: Đấng Tiên Tri [Đấng làm chứng thành tín], Thầy Tế Lễ [Đấng sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết], và Nhà Vua [Vua trên muôn vua của thế gian]. Sanh đầu nhứt không có nghĩa “người đầu tiên từ kẻ chết sống lại”, nhưng “là người cao trọng nhất trong những kẻ chết sống lại”. Sanh đầu nhứt là tước hiệu tôn trọng [Rô-ma 8:29 Cô-lô-se 1:15,Cô-lô-se 1:18].

Nhưng trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, sách này chỉ đề tặng một mình Chúa Giê-xu Christ.Lý do vì sao? Vì những gì Ngài đã làm cho con dân Ngài. Trước tiên, Ngài yêu thương chúng ta [trong hầu hết các bản gốc đều dùng ở thì hiện tại]. Điều này tương ứng với điều nhấn mạnh trong Phúc Âm Giăng. Ngài cũng rửa sạch tội lỗi chúng ta, hoặc giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi như trong một số bản khác. Điều này tương ứng với sứ điệp trong các thơ tín của Giăng [1Giăng 1:5]. Và cuối cùng, Đấng Christ đã làm chúng ta nên nước thầy tế lễ, và đây là điểm quan trọng trong Khải huyền. Ngày nay, Chúa Giê-xu Christ là Thầy Tế Lễ - Nhà Vua giống như Mên-chi-xê-đéc [Hê-bơ-rơ 7:1-28], chúng ta được đồng ngồi với Ngài trên ngôi Ngài [Ê-phê-sô 2:1-10].

Trong lòng yêu thương khoan dung của Đức Chúa Trời, Ngài gọi dân Y-sơ-ra-ên trở nên nước thầy tế lễ [Xuất Ê-díp-tô 19:1-6], nhưng dân Do Thái không trung thành với Đức Chúa Trời và Ngài đã cất ngôi nước khỏi họ [Ma-thi-ơ 21:43]. Ngày nay, con dân Đức Chúa Trời [Hội Thánh] là vua và thầy tế lễ của Ngài [1Phi-e-rơ 2:1-10], đang thực hành quyền hạn thiêng liêng và hầu việc Đức Chúa Trời trong thế gian này.

5. Chủ đề [Khải Huyền 1:7-8]

Chủ đề bao trùm của sách Khải huyền là sự tái lâm của Chúa Giê-xu Christ để chiến thắng mọi kẻ thù và thiết lập ngôi nước của Ngài. Đó thật là quyển sách nói về chiến thắng và con dân của Ngài, “những người chiến thắng” [Khải Huyền 2:7,Khải Huyền 2:11,Khải Huyền 2:17,Khải Huyền 2:26 Khải Huyền 3:5,Khải Huyền 3:12,Khải Huyền 3:21 Khải Huyền 11:17 Khải Huyền 12:11 Khải Huyền 15:2 Khải Huyền 21:7]. Trong thơ tín thứ nhất, sứ đồ Giăng cũng gọi con dân của Đức Chúa Trời là “những người đắc thắng” [Khải Huyền 2:13-14 Khải Huyền 4:4 Khải Huyền 5:4-5]. Dưới cái nhìn của người không tin, Chúa Giê-xu Christ và Hội Thánh Ngài bị thất bại trong thế gian này nhưng theo con mắt đức tin, Chúa Giê-xu và con cái Ngài là những người thật sự đắc thắng. Như Peter Marshall đã từng nói, “Thua trong một vụ kiện để cuối cùng thành công tốt hơn là thành công trong một vụ kiện để rồi đến kết cuộc lại thất bại”.

Lời phán trong câu 7, “Này, Ngài đến giữa đám mây” mô tả quang cảnh Chúa trở lại trần gian, và được mô tả rõ hơn trong Khải Huyền 19:11. Đây không giống với quang cảnh Chúa tái lâm nơi không trung tiếp rước con dân Ngài [1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 1Cô-rinh-tô 15:51]. Khi Ngài đến tiếp rước Hội Thánh, Ngài sẽ đến “như kẻ trộm” [Khải Huyền 3:3 Khải Huyền 16:15] và chỉ những người được sanh lại mới thấy Ngài [1Giăng 3:1-3]. Biến cố mô tả trong Khải Huyền 1:7 sẽ được toàn thế giới chứng kiến, đặc biệt bởi dân Y-sơ-ra-ên đã ăn năn [Đa-ni-ên 7:13 Xa-cha-ri 12:10-12]. Biến cố ấy sẽ xảy ra công khai không che giấu [Ma-thi-ơ 24:30-31], và sẽ đưa thời kỳ đại nạn đạt đến điểm đỉnh Khải Huyền 6:1-19:21

Các nhà nghiên cứu yêu mến Chúa thường không nhất trí với trình tự các biến cố dẫn đến việc thiết lập nước đời đời của Đức Chúa Trời [Khải Huyền 21:1-22:21]. Cá nhân tôi tin rằng biến cố sắp đến trong lịch trình của Đức Chúa Trời là Sự Hoan Hỉ, lúc ấy Đấng Christ trở lại nơi không trung tiếp rước Hội Thánh Ngài vào sự vinh hiển. Lời hứa của Đấng Christ dành cho Hội Thánh chép trong Khải Huyền 3:10-11 cho thấy Hội Thánh sẽ không trải qua Cơn Đại Nạn, điều này được sứ đồ Phao-lô ủng hộ trong 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:10 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:9-10 Đối với tôi thật ý nghĩa khi tôi không tìm thấy có chữ Hội Thánh trong khoảng giữa từ Khải Huyền 3:22 và Khải Huyền 22:16

Sau khi Hội Thánh được cất lên, các biến cố ghi trong Khải Huyền 6:1-19:21 sẽ xảy ra: Cơn Đại Nạn, “con người tội ác” xuất hiện, Cơn Thạnh Nộ lớn [cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời] và nền cai trị thế giới do con người lập lên bị sụp đổ, sau đó Đấng Christ trở lại lập nước Ngài. Đa-ni-ên cho thấy giai đoạn rối reng toàn cầu này kéo dài trong bảy năm [Đa-ni-ên 9:25-27]. Suốt sách Khải huyền, bạn sẽ tìm thấy những số đo về thời gian phù hợp với khoảng thời gian bảy năm này [Khải Huyền 11:2-3 Khải Huyền 12:6,Khải Huyền 12:14 Khải Huyền 13:5].

Các danh xưng dành cho Đức Chúa Trời trong câu 8 cho thấy rõ chắc chắn Ngài có khả năng thi hành các chương trình đời đời của Ngài trong lịch sử con người. Alpha và Omega là mẫu tự đầu tiên và cuối cùng trong bản chữ cái Hy Lạp vì vậy, Đức Chúa Trời là Đấng khởi nguồn của mọi vật và cũng là kết thúc của muôn vật. Ngài là Đức Chúa Trời đời đời [xem c.4], không bị giới hạn bởi thời gian. Ngài cũng là Đấng Toàn Năng, Ngài làm được mọi sự. Toàn Năng là danh xưng quan trọng của Đức Chúa Trời trong sách Khải huyền [Khải Huyền 1:8 Khải Huyền 4:8 Khải Huyền 11:17 Khải Huyền 15:3 Khải Huyền 16:7,Khải Huyền 16:14 Khải Huyền 19:6,Khải Huyền 19:15 Khải Huyền 21:22].

Đức Chúa Cha được gọi là “Alpha và Omega” trong Khải Huyền 1:8 và Khải Huyền 21:6 nhưng danh xưng này cũng áp dụng cho Con Ngài [Khải Huyền 1:11 Khải Huyền 22:13]. Đây là lý lẽ mạnh mẽ xác nhận thần tính của Đấng Christ. Tương tự, danh xưng “Đấng đầu tiên và cuối cùng” có chép trong Ê-sai [Ê-sai 41:4 Ê-sai 44:6 Ê-sai 48:12-13] và đây là bằng chứng khác chứng tỏ Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời.

6. Cơ hội viết sách [Khải Huyền 1:9-18]

Sách này được viết ra bởi kinh nghiệm thuộc linh sâu sắc trong những năm tháng sứ đồ Giăng bị đày trên đảo Bát-mô.

Những điều Giăng nghe [Khải Huyền 1:9-11] vào ngày của Chúa là tiếng như tiếng kèn vang vọng đằng sau ông. Đó là tiếng phán của Chuá Giê-xu Christ! Như chúng ta biết, vị sứ đồ đã không nghe thấy giọng nói của Chúa mình đã hơn sáu mươi năm, từ lúc Ngài về trời. Chúa uỷ thác cho Giăng viết sách này và gởi cho bảy Hội Thánh Ngài đã chọn. Về sau, Giăng nghe một tiếng khác như tiếng kèn gọi ông lên trời [Khải Huyền 4:1]. [Một số nhà nghiên cứu liên hệ điều này với 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 và thấy rằng “việc lên trời” của Giăng là hình ảnh Hội Thánh được cất lên].

Những điều Giăng thấy [Khải Huyền 1:12-16] là khải tượng vê Đấng Christ được vinh hiển. Khải Huyền 1:20 cho biết rõ chúng ta không được phép hiểu khải tượng này theo nghĩa đen, vì đó chỉ là biểu tượng . Bảy chân đèn tượng trưng cho bảy Hội Thánh nhận lấy sách. Mỗi Hội Thánh địa phương là ngọn đèn soi ra ánh sáng của Đức Chúa Trời cho thế gian tăm tối này. Hãy đối chiếu khải tượng này với sự hiện thấy của Đa-ni-ên [Đa-ni-ên 7:9-14].

Áo của Đấng Christ là áo của Quan Án và Nhà Vua, Đấng đáng tôn quí và oai quyền.Tóc trắng tiêu biểu cho sự bất biến của Ngài, “Đấng Thượng Cổ” [Đa-ni-ên 7:9,Đa-ni-ên 7:13,Đa-ni-ên 7:22]. Mắt của Ngài nhìn thấy tất cả [Khải Huyền 19:12 Hê-bơ-rơ 4:12] giúp Ngài có thể đoán xét cách công bình. Chơn Ngài như đồng sáng cũng nói đến sự phán xét, vì bàn thờ bằng đồng là nơi lửa thiêu hoá của lễ. Chúa đã đến để đoán xét Hội Thánh, và Ngài cũng sẽ đoán xét thế giới tội ác này.

“Tiếng như tiếng nước lớn” [c.15] khiến tôi nghĩ đến thác Niagara! Có thể đưa ra hai ý ở đây: [1] Đấng Christ tập trung tất cả “các nguồn của sự mạc khải” và là “Lời phán sau cùng” của Đức Chúa Cha cho con loài người [Hê-bơ-rơ 1:1-3] [2] Ngài phán bằng sức mạnh và oai quyền để mọi người đều phải nghe. Thanh gươm trong miệng Ngài chắc chắn tượng trưng cho Lời hằng sống của Đức Chúa Trời [Hê-bơ-rơ 4:12 Ê-phê-sô 6:17]. Ngài dùng lời Ngài để chiến đấu với kẻ thù [Khải Huyền 2:16 Khải Huyền 19:19-21].

Câu 20 cho chúng ta biết bảy ngôi sao trong tay Ngài tiêu biểu cho các thiên sứ [sứ giả, Lu-ca 7:24 dịch theo tiếng Hy Lạp], hoặc có thể tiêu biểu cho mục sư, của bảy Hội Thánh. Đức Chúa Trời nắm giữ các tôi tớ Ngài và đặt để họ nơi Ngài muốn để “soi rọi” cho danh Ngài. Trong Đa-ni-ên 12:3 những người chinh phục linh hồn tội nhân được ví như các ngôi sao sáng chói.

Gương mặt sáng ngời của Chúa nhắc chúng ta nhớ lại sự Hoá Hình của Ngài [Ma-thi-ơ 17:2] và cũng cho chúng ta nhớ lại lời tiên tri trong Ma-thi-ơ 4:2 [“Mặt trời công bình sẽ mọc lên”]. Mặt trời là hình ảnh quen thuộc nói về Đức Chúa Trời trong Cựu Ước [Thi Thiên 84:11], nhắc nhở chúng ta không chỉ nhớ đến ơn phước Ngài ban cho, nhưng Ngài còn đoán xét nữa. Mặt trời vừa có thể làm cho cây khô héo vừa làm cho cây lớn lên xanh tốt!

Sự hiện thấy về Đấng Christ ở đây hoàn toàn khác với diện mạo của Đấng Cứu Rỗi Giăng đã biết “bằng xương bằng thịt” khi Ngài thi hành chức vụ trên thế gian.Ngài không phải là “người thợ mộc Do Thái hiền hoà” mà nhiều người đa cảm thích ca ngợi. Ngài là Con Đức Chúa Trời đã sống lại, được vinh hiển và tôn cao, là Thầy Tế Lễ - Nhà Vua có quyền phán xét hết thảy mọi người, khởi đầu là con dân của Ngài [1Phi-e-rơ 4:17]

Điều Giăng làm [Khải Huyền 1:17-18] có thể dự đoán trước: người ngã xuống dưới chân Chúa như người chết! Giăng là vị sứ đồ đã nghiêng trên ngực Chúa! [Giăng 13:23]. Sự hiện thấy về Đấng Christ được tôn cao chỉ có thể làm chúng ta kinh sợ [Đa-ni-ên 10:7-9]. Ngày nay chúng ta cần có thái độ kính sợ này trong khi quá nhiều tín hữu có cách ăn nói và hành động không kỉnh kiền với Đức Chúa Trời. Phản ứng của Giăng minh hoạ những gì Phao-lô viết trong 2Cô-rinh-tô 5:16: “Dầu chúng tôi từng theo xác thịt mà nhận biết Đấng Christ, nhưng cũng chẳng còn nhận biết Ngài cách ấy đâu”. Sứ đồ Giăng không còn “nép mình” bên cạnh Chúa, như ông đã làm trước đó.

Chúa bảo đảm cho ông bằng cách chạm vào người ông và phán cùng ông. [Đa-ni-ên 8:18 Đa-ni-ên 9:21 Đa-ni-ên 10:10,Đa-ni-ên 10:16,Đa-ni-ên 10:18]. “Đừng sợ! ” là lời khích lệ an ủi cho mọi con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta không cần phải sợ sự sống, vì Ngài là “Đấng Sống”. Chúng ta không cần sợ sự chết, vì Ngài đã chết và hiện đang sống, Ngài đã chiến thắng tử thần. Và chúng ta không cần sợ cõi đời đời vì Ngài cầm chìa khoá các cửa âm phủ [thế giới người chết] và sự chết. Đấng có chìa khoá trong tay là Đấng có quyền.

Bắt đầu sách này, Chúa Giê-xu tự giới thiệu Ngài cho con dân Ngài trong sự vinh hiển oai nghiêm. Hội Thánh ngày hôm nay cần có sự nhận biết mới mẻ về Đấng Christ và vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải nhìn thấy Ngài “cao trọng và được tôn cao” [Ê-sai 6:1]. Ngày nay trong các Hội Thánh thiếu mất đi lòng kính sợ và thờ phượng Chúa đúng nghĩa. Chúng ta cứ tự hào về địa vị của chúng ta, thay vì phủ phục nơi chân Ngài. Trải qua nhiều năm, Evans Roberts đã cầu nguyện, “xin uốn nắn con, uốn nắn con! ” và khi Đức Chúa Trời đáp lời, cơn phấn hưng xảy ra tại xứ Wales đem lại nhiều kết quả.

7. Bố cục [Khải Huyền 1:19]

Theo như tôi được biết, Sách Khải huyền là sách duy nhất trong Kinh Thánh có bố cục được Thánh Linh hà hơi. “Những sự ngươi đã thấy” nói đến khải tượng trong chương 1. “Những việc nay hiện có” liên quan đến chương 2 - 3, các sứ điệp đặc biệt gởi cho bảy Hội Thánh. “Những việc sau sẽ đến” bao gồm các biến cố mô tả trong các chương 4-22. Những điều Giăng nghe trong Khải Huyền 4:1 minh chứng cho lời giải thích này.

Đây là bố cục gợi ý của sách dựa trên lời giải thích của c.Khải Huyền 19:

I. NHỮNG SỰ NGƯƠI ĐÃ THẤY – chương 1

Giăng nhìn thấy Đấng Christ được tôn cao.

II . NHỮNG VIỆC NAY HIỆN CÓ – chương 2-3

Các sứ điệp gởi cho bảy Hội Thánh.

III . NHỮNG VIỆC SAU SẼ ĐẾN – chương 4-22

A.Ngai trên trời, chương 4-5

B.Cơn Đại Nạn trên đất, chương 6-19

1.Đầu cơn Đại Nạn, chương 6-9

2.Giữa Cơn Đại Nạn, chương 10-14

3.Cuối Cơn Đại Nạn, chương 15-19

C.Vương quốc của Đấng Christ, chương 20

D.Trời mới đất mới, chương 21-22

Để ôn lại, chúng ta có thể tóm tắt những đặc điểm cơ bản của sách lạ lùng này như sau:

1.Đó là sách tập trung vào Đấng Christ.

Chắc chắn, tất cả Kinh Thánh đều dạy về Đấng Cứu Rỗi nhưng Sách Khải huyền đặc biệt tán dương sự cao trọng và vinh hiển của Chúa Giê-xu Christ. Suy cho cùng, sách Khải huyền là sự mạc khải về Chúa Giê-xu Christ, chớ không đơn thuần nói đến các biến cố trong tương lai.

2.Đó là sách “mở”.

Chúa truuyền cho Giăng không được niêm phong sách [Khải Huyền 22:10] vì con dân Đức Chúa Trời cần đến sứ điệp trong sách. Chúng ta có thể hiểu được sách Khải huyền, cho dù sách chứa đựng nhiều lẽ mầu nhiệm chúng ta chẳng thể nào hiểu được cho đến khi gặp mặt Đức Chúa Trời.Giăng đã gởi sách đến cho bảy Hội Thánh trong Tiểu Á với mong ước khi các sứ giả đọc sách ấy, các thánh đồ sẽ hiểu đầy đủ chân lý ghi trong sách để được an ủi khích lệ trong lúc khó khăn hoạn nạn.

3.Đó là sách chứa đầy biểu tượng.

Về sứ điệp của các biểu tượng trong Kinh Thánh không bị giới hạn về thời gian và không có hạn định về nội dung. Ví dụ, biểu tượng “Ba-by-lôn” có nguồn gốc trong Sáng Thế Ký 10:1-11:32, và ý nghĩa càng rõ hơn khi bạn lần theo suốt trong Kinh Thánh đến cao điểm trong Khải Huyền 17:1-18:24. Lẽ thật về biểu tượng “Chiên Con” và “Cô dâu”cũng như vậy. Thật thích thú khi đào sâu nghiên cứu nhiều ý nghĩa phong phú do những biểu tượng này truyền đạt.

4.Đó là sách tiên tri.

Điều này nói rõ trong Khải Huyền 1:3 Khải Huyền 22:7,Khải Huyền 22:10,Khải Huyền 22:18-19 cũng lưu ý Khải Huyền 10:11. Các thư gởi cho bảy Hội Thánh vùng Tiểu Á giải đáp những nhu cầu cấp bách trong những Hội Thánh ấy, đó là những nhu cầu vẫn còn thiết thực trong các Hội Thánh chúng ta ngày nay nhưng phần còn lại của sách hầu như dành toàn bộ cho các mạc khải tiên tri. Chính qua việc nhìn thấy Đấng Christ đắc thắng giúp cho các con cái Chúa bị bắt bớ tìm thấy niềm an ủi cho nhiệm vụ làm chứng đầy khó khăn của họ. Khi bạn có sự bảo đảm cho tương lai, bạn sẽ thấy vững lòng trong hiện tại. Chính Giăng chịu đau khổ dưới tay chính quyền La Mã [Khải Huyền 1:9], vì vậy sách được thai nghén trong khổ đau.

5.Đó là sách chứa đựng một ơn phước.

Chúng ta đã biết lời hứa trong Khải Huyền 1:3, cũng như sáu phước lành khác rải rác trong sách. Chỉ nghe [hoặc đọc] sách thì không đủ tấm lòng chúng ta phải đáp ứng lời kêu gọi trong sứ điệp. Chúng ta phải nhận lãnh sứ điệp cách riêng tư và nói “A-men” với lòng tin cậy những gì ghi trong sách. [Lưu ý có nhiều chữ “A-men” trong sách: Khải Huyền 1:6,Khải Huyền 1:7,Khải Huyền 1:18 Khải Huyền 3:14 Khải Huyền 5:14 Khải Huyền 7:12 Khải Huyền 19:4 Khải Huyền 22:20-21].

6.Đó là sách xác đáng.

Những gì Giăng viết sẽ “kíp xảy đến” [Khải Huyền 1:1] vì “thì giờ đã gần” [Khải Huyền 1:3]. [Cũng lưu ý Khải Huyền 22:7,Khải Huyền 22:10,Khải Huyền 22:12,Khải Huyền 22:20]. Chữ kíp không mang nghĩa “chẳng bao lâu” hoặc “ngay tức khắc”, nhưng “nhanh chóng, gấp rút”. Đức Chúa Trời không đo đạt thời gian như chúng ta [2Phi-e-rơ 3:1-10]. Không ai biết lúc nào Chúa trở lại nhưng khi Ngài bắt đầu mở các ấn của sách [Khải Huyền 6:1], các biến có sẽ xảy ra với tốc độ nhanh chóng liên tục không ngắt quãng.

7. Đó là sách oai quyền.

Khải huyền là sách nói về “ngai”, vì chữ ngai xuất hiện bốn mươi sáu lần trong cả sách. Nội dung sách tán dương quyền cai trị cao cả của Đức Chúa Trời. Đấng Christ được giới thiệu trong vinh hiển và quyền tối thượng của Ngài!

8. Đó là sách toàn cầu.

Giăng thấy các nước và các dân [Khải Huyền 10:11 Khải Huyền 11:19 Khải Huyền 17:15] nằm trong chương trình của Đức Chúa Trời. Ông cũng thấy ngai trên trời và nghe nhiều tiếng nói từ các đầu cùng đất!

9.Đó là sách cao điểm.

Khải huyền là đỉnh cao của Kinh Thánh. Tất cả bắt đầu trong Sáng Thế ký sẽ được hoàn tất và ứng nghiệm hợp với ý chỉ tối thượng của Đức Chúa Trời Ngài là “Alpha và Omega”, là đầu tiên và cuối cùng” [Khải Huyền 1:8]. Điều gì Đức Chúa Trời khởi đầu, Ngài sẽ làm trọn!

Nhưng trước khi viếng thăm ngai trên trời, chúng ta nên dừng lại lắng nghe “Con người ở giữa các chân đèn” khi Ngài bày tỏ những nhu cầu cá nhân trong các Hội Thánh và trong tấm lòng của chúng ta. “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh! ”

2. ĐẤNG CHRIST VÀ HỘI THÁNH –PHẦN 1 [Khải Huyền 2:1-29]

Nếu bạn từng dọn nhà đến nơi ở mới và phải chọn một Hội Thánh cho gia đình đến nhóm họp, bạn tất biết khó khăn thế nào khi thẩm định một Hội Thánh và thánh chức của Hội Thánh đó. Những toà nhà uy nghi có thể là ngôi nhà chết hoặc những Hội Thánh không có sức sống, trong khi những cấu trúc đơn sơ có thể thuộc về những Hội Thánh mạnh mẽ trên bước đường theo Chúa. Hội Thánh chúng ta nghĩ là “giàu có” có thể lại nghèo trong quan điểm của Đức Chúa Trời [Khải Huyền 3:17], ngược lại Hội Thánh “nghèo” nhưng giàu thật sự! [Khải Huyền 2:9]

Chỉ có Đấng Làm Đầu Hội Thánh, là Chúa Giê-xu Christ, mới có thể xem xét chính xác từng Hội Thánh và biết hoàn cảnh thật của Hội Thánh ấy, vì Ngài nhìn thấy trong lòng chớ không xem bề ngoài [Khải Huyền 2:23b]. Trong những sứ điệp đặc biệt gởi đến bảy Hội Thánh trong xứ Tiểu Á, Chúa đã chiếu tia “X- quang” soi rọi tình trạng của từng Hội Thánh. Nhưng Ngài có ý định dành cho tất cả Hội Thánh đọc các sứ điệp này và nhận lãnh phước hạnh từ đó. [Lưu ý “các Hội Thánh” ở số nhiều trong Khải Huyền 2:7,Khải Huyền 2:11,Khải Huyền 2:17,Khải Huyền 2:29 Khải Huyền 3:6,Khải Huyền 3:13,Khải Huyền 3:22].

Nhưng Chúa cũng muốn phán dạy cho các cá nhân, và đây là điểm bạn và tôi bước vào.“Ai có tai mà nghe hãy nghe”. Hội Thánh được hình thành bởi các cá nhân, các cá nhân quyết định trình độ thuộc linh của Hội Thánh. Vì vậy, trong khi đọc những sứ điệp này, chúng ta nên áp dụng cho cá nhân chúng ta khi tra xét lòng mình.

Cuối cùng, chúng ta nên nhớ rằng Giăng là mục sư hết lòng tìm cách an ủi các Hội Thánh này trong thời gian họ gặp bắt bớ khó khăn. Trước khi phán xét thế gian, Ngài phải phán xét con cái Ngài [1Phi-e-rơ 4:17 Ê-xê-chiên 9:6]. Hội Thánh tinh sạch không hề sợ hãi những đợt tấn công của quỉ Sa-tan hoặc từ loài người. G. Cambell Morgan viết, “Thật vô cùng lạ lùng, Hội Thánh của Đấng Christ bị bắt bớ là Hội Thánh tinh sạch. Hội Thánh của Đấng Christ được chiếu cố nâng đỡ lại luôn là Hội Thánh không tinh sạch.”

1. Ê-phê-sô, Hội Thánh bất cẩn [Khải Huyền 2:1-7]

Mỗi sứ điệp bắt đầu bằng lời mô tả hoặc xưng danh Chúa Giê-xu Christ lấy từ trong sự hiện thấy về Đấng Christ chép trong Khải Huyền 1:1-20. [Trong trường hợp Hội Thánh Ê-phê-sô, hãy xem Khải Huyền 1:12,Khải Huyền 1:16,Khải Huyền 1:20]. Hội Thánh Ê-phê-sô đã có thời vui hưởng sự lãnh đạo của những nhà lãnh đạo “trụ cột” - Phao-lô, Ti-mô-thê, và chính sứ đồ Giăng - nhưng Chúa nhắc họ nhớ rằng Ngài đang thi hành chức vụ, đặt để “các ngôi sao” nơi Ngài đẹp lòng. Hội Thánh có thể dễ dàng trở nên kiêu căng và quên rằng mục sư và giáo sư chỉ là ân tứ của Đức Chúa Trời [Ê-phê-sô 4:11], Ngài có thể cất họ bất cứ lúc nào. Một số Hội Thánh cần phải chú ý thờ phượng Chúa chớ không phải tôn thờ mục sư của họ.

Lời chứng nhận [Khải Huyền 1:2-3,Khải Huyền 1:6]. Chúa thật khoan dung biết bao khi Ngài bắt đầu bằng lời khen ngợi! Trước hết, đây là Hội Thánh hầu việc, bận rộn lo công việc của Chúa. Rất có thể lịch làm việc hằng tuần của họ đầy ắp các hoạt động. Họ cũng là Hội Thánh hi sinh, vì chữ khó nhọc có nghĩa “tận tụy cho đến kiệt sức”. Tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô đã trả giá để hầu việc Chúa. Họ là Hội Thánh vững vàng, vì chữ nhịn nhục mang nghĩa “chịu đựng cơn thử thách”. Họ cứ tiếp tục tiến tới khi đường đi trở nên cam go.

Tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô là những đời sống biệt mình riêng ra, vì họ cẩn thận tra xét những sứ giả viếng thăm Hội Thánh [2Giăng 1:7-11] để xem những vị khách ấy có chân thật không. Sứ đồ Phao-lô báo cho các trưỡng lão Ê-phê-sô biết rằng các giáo sư giả sẽ đến từ bên ngoài và ngay cả bên trong Hội Thánh nữa [Công vụ 20:28-31], và sứ đồ Giăng đã dạy họ phải “thử các thần” [1Giăng 4:1-6]. Thật vậy, quỉ Sa-tan có những kẻ giả mạo là sứ giả và Hội Thánh phải thường xuyên tỉnh thức để phát hiện ra và khước từ chúng [2Cô-rinh-tô 11:1-4,2Cô-rinh-tô 11:12-15].

Con cái Chúa trong Hội Thánh Ê-phê-sô không những tự mình phân rẽ ra khỏi tà thuyết nhưng còn tránh xa những việc làm xấu xa nữa [Khải Huyền 2:6]. Chữ đảng Ni-cô-lai có nghĩa “ chinh phục con người”. Một số nhà giải kinh tin rằng đây là một giáo phái “sách nhiễu” Hội Thánh và cướp đi tự do con cái Chúa có được trong Đấng Christ [3Giăng 1:9-11]. Họ khai sinh ra “giới tăng lữ” và “tín hữu bình thường”như chúng ta biết ngày nay, sự phân chia sai lạc không có dạy trong Kinh Thánh Tân Ươc. Tất cả con cái Đức Chúa Trời đều là “vua và thầy tế lễ” [Khải Huyền 1:6 1Phi-e-rơ 2:9] và đều có quyền bình đẳng đến gần Đức Chúa Trời qua huyết báu Chúa Giê-xu Christ [Hê-bơ-rơ 10:19] Chúng ta sẽ gặp lại giáo phái nguy hiểm này khi nghiên cứu sứ điệp gởi cho Hội Thánh Bẹt-găm.

Tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô là những người chịu khó nhọc nhịn nhục mang lấy gánh nặng và làm việc không ngừng nghỉ. Họ làm tất cả vì danh vinh hiển của Ngài! Cho dù bạn có tra xét Hội Thánh này như thế nào đi nữa, bạn cũng kết luận rằng đây là Hội Thánh gần như toàn hảo. Tuy nhiên, Đấng ngự giữa các chân đèn nhìn thấy trong lòng họ, và Ngài chẩn đoán khác với chúng ta.

Lời buộc tội [Khải Huyền 2:4]. Hội Thánh bận rộn, biệt riêng ra, và hi sinh này thực sự có “vấn đề trong tấm lòng” - họ đã bỏ lòng kính mến ban đầu! Họ phô trương “công việc...khó nhọc...và nhịn nhục” [Khải Huyền 2:2], nhưng những phẩm chất này không được thúc đẩy bằng lòng kính yêu Chúa Giê-xu Christ. [Hãy đối chiếu 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:3 - “công việc của đức tin, công lao của lòng yêu thương, sự bền đỗ về sự trông cậy”]. Những gì chúng ta làm cho Chúa thật là quan trọng, nhưng tại sao chúng ta làm như vậy cũng quan trọng không kém.

“Lòng kính mến ban đầu” là gì ? Đó là lòng tận hiến cho Đấng Christ mà người mới tin Chúa thường thể hiện: nóng cháy, riêng tư, tự do, phấn khởi, và thường muốn cho mọi người biết. Đó là “tình yêu trong tuần trăng mật” của vợ chồng mới cưới [Giê-rê-mi 2:1-2]. Trong khi tình yêu lứa đôi càng mặn nồng và đằm thắm, thì cũng chẳng bao giờ mất đi cái thi vị và kỳ diệu của “những ngày trăng mật” ấy. Khi người chồng người vợ bắt đầu xem thường nhau, và cuộc sống trở nên tẻ nhạt, lúc ấy hôn nhân có nguy cơ tan vỡ.

Hãy thử nghĩ về điều đó: có thể hầu việc, hi sinh, và chịu khổ “vì danh Ta” tuy nhiên chúng ta không thật sự kính yêu Chúa Giê-xu Christ! Tín hữu Ê-phê-sô quá lo lắng giữ mình biệt riêng đến nỗi họ bỏ qua lòng kính yêu Chúa. Khó nhọc không thay thế cho lòng yêu thương được sự tinh sạch cũng không thay cho sự quan tâm được. Hội Thánh phải có cả hai nếu muốn làm đẹp lòng Chúa.

Qua việc đọc các thơ tín của Phao-lô gởi cho Hội Thánh Ê-phê-sô, bạn sẽ phát hiện ra ít nhất có hai mươi lần nhắc đến tình yêu. Bạn cũng thấy Phao-lô nhấn mạnh đến địa vị cao trọng của con cái Ngài “trong Đấng Christ...ở các nơi trên trời”. Nhưng Hội Thánh Ê-phê-sô đã sa ngã và không sống đúng với địa vị trong Đấng Christ tại trên trời [Khải Huyền 2:5]. Chỉ khi yêu mến Chúa nồng nàn chúng ta mới hầu việc Ngài cách trung tín được. Tình yêu chúng ta dành cho Ngài phải tinh sạch [Ê-phê-sô 6:24].

Lời khuyên bảo [Khải Huyền 2:5-7]. Chúng ta có thể tìm lại “lòng kính mến ban đầu” nếu làm theo ba lời dạy của Đấng Christ. Trước hết, phải nhớ lại [nghĩa đen “tiếp tục nhớ”] chúng ta đã mất điều gì và ấp ủ lòng khát khao tìm lại mối tương giao khắng khít với Chúa. Sau đó chúng ta phải ăn năn - thay đổi suy nghĩ của chúng ta - và xưng tội với Chúa [1Giăng 1:9]. Thứ ba, chúng ta phải làm lại những công việc ban đầu, lập lại mối tương giao ban đầu đã đổ vỡ vì tội lỗi và sự hờ hững. Đối với người tin Chúa, điều này có nghĩa là lập lại sự cầu nguyện, đọc và suy gẫm Kinh Thánh, vâng lời hầu việc và thờ phượng.

Mặc dù có nhiều đặc quyền, nhưng Hội Thánh Ê-phê-sô đang có nguy cơ mất đi ánh sáng! Hội Thánh mất đi tình yêu chẳng bao lâu sẽ mất đi ánh sáng cho dù có tiếng tăm như thế nào đi nữa. “Ta sẽ đến” [Khải Huyền 2:5] không có ý nói đến sự tái lâm của Chúa, nhưng nói đến sự phán xét của Ngài ngay lúc ấy. Thành phố Ê-phê-sô huy hoàng ngày nay chỉ là đống đá ngổn ngang chẳng còn có ánh sáng ở đó nữa.

Câu 7 cho thấy rõ cá nhân tín hữu trong Hội Thánh có thể trung tín với Chúa cho dù những người khác có làm gì đi nữa. Trong bảy sứ điệp này, “những người chiến thắng” không phải là “thành phần ưu tú thuộc linh”, nhưng đúng hơn họ là những tín hữu trung kiên giữ đức tin đến chiến thắng [1Giăng 5:4-5]. Đức Chúa Trời đã cấm ngăn con người tội lỗi đến gần cây sự sống [Sáng Thế Ký 3:22-24], nhưng trong Đấng Christ chúng ta có sự sống dư dật đời đời [Giăng 3:16 Giăng 10:10]. Hiện nay chúng ta hưởng phước hạnh này, và trong cõi đời đời chúng ta sẽ hưởng bội phần hơn [Khải Huyền 22:1-5].

Ê-phê-sô là Hội Thánh “bất cẩn”, được hình thành bởi những tín hữu thiếu sự kỉnh kiềng không màng đến tình yêu dành cho Đấng Christ. Chúng ta có phạm tội giống như vậy không?

2. Si-miệc-nơ, Hội Thánh được ban mão triều tiên [Khải Huyền 2:8-11]

Danh xưng Si-miệc-nơ có nghĩa “cay đắng” và có liên quan đến chữ một dược. Ngày nay thành phố còn lại một cộng đồng đang hoạt động gọi là Izmir. Hội Thánh Si-miệc-nơ bị bắt bớ vì đức tin, điều này giải thích tại sao Chúa nhấn mạnh sự chết và sống lại của Ngài khi Ngài mở đầu sứ điệp. Cho dù con cái Chúa có kinh nghiệm gì chăng nữa, Chúa vẫn gắn bó với họ.

Lời chứng nhận [Khải Huyền 2:9]. Hội Thánh Si-miệc-nơ đang trải qua nhiều khó khăn! Con cái Chúa bị bắt bớ, có lẽ vì họ không chịu thỏa hiệp xưng nhận, “Sê-sa là Chúa”. Si-miệc-nơ là trung tâm quan trọng của việc thờ lạy vua chúa thuộc đế quốc La Mã, bất cứ ai không chịu nhận biết Sê-sa là Chúa chắc chắn sẽ bị khai trừ ra khỏi các hội đoàn. Điều này có nghĩa họ sẽ bị mất việc và lâm vào cảnh nghèo khổ. Chữ dùng để nói đến sự nghèo khổ mang nghĩa “cùng cực, hoàn toàn không sở hữu một thứ gì”.

Một cộng đồng người Do Thái rộng lớn cũng sinh sống phát đạt tại Si-miệc-nơ. Dĩ nhiên, người Giu-đa không ủng hộ việc thờ lạy vua chúa vì người La Mã không thừa nhận tôn giáo của họ nhưng chắc chắn họ sẽ không cộng tác với đức tin Cơ Đốc giáo. Do vậy, con cái Chúa tại Si-miệc-nơ nhận chịu sự vu oan và khổ nạn từ phía người Giu-đa lẫn người ngoại bang.

Nhưng họ là những người giàu có! Họ sống vì những giá trị đời đời chẳng hề đổi thay, vì đó là sự giàu có chẳng có ai có thể lấy mất đi. “Ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có” [2Cô-rinh-tô 6:10 2Cô-rinh-tô 8:9]. Thực ra, càng chịu khổ vì Đấng Christ càng làm cho họ thêm giàu có.

Chúng ta không chiến đấu với thịt và huyết, nhưng với kẻ thù Sa-tan, dùng con người để làm thành chương trình của nó. Nhà hội Do thái thực sự là nhà hội của quỉ Sa-tan. Một người Do Thái chân chính không phải là người Do thái về phương diện thể xác hoặc chủng tộc, nhưng là người Do Thái thuộc linh [Rô-ma 2:17-29]. Bất kỳ nhóm giáo phái nào, thuộc người Do Thái hay ngoại bang, nếu không nhận biết Chúa Giê-xu Christ là Con Đức Chúa Trời chắc chắn có hành động ngược lại ý muốn của Chúa.

Lời khuyên bảo [Khải Huyền 2:10-11]. Chúa không có lời buộc tội nào dành cho hội thánh Si-miệc-nơ. Có lẽ họ không được người đời chấp nhận, nhưng chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ khen thưởng họ. Tuy nhiên, Chúa nghiêm nghị khuyên dạy họ khi họ đối diện với sự đau đớn gia tăng: “Đừng sợ! ”

Ngài bảo đảm với họ Ngài biết kế hoạch của ma quỉ và Ngài đang hoàn toàn kiểm soát hoàn cảnh. Một số tín hữu sẽ bị bỏ vào ngục và bị xét xử như những kẻ phản bội chống lại đế quốc Rô-ma. Tuy nhiên cơn bách hại họ chịu sẽ không kéo dài lâu trong Thánh Kinh, mười ngày biểu hiện “một thời gian ngắn” [Sáng Thế Ký 24:55 Công vụ 25:6]. Điều quan trọng đó là lòng trung thành, đứng vững cùng Đấng Christ cho dù có bị ai đe doạ làm hại gì đi nữa.

“Mão triều thiên của sự sống” là mão miện trao cho người thắng cuộc tại các cuộc tranh tài thể thao hàng năm. Si-miệc-nơ là thành phố tham gia chủ yếu vào cuộc tranh tài, vì vậy lời hứa này đặc biệt có ý nghĩa với các tín hữu đang sống tại đó. Chúa nhấn mạnh lại lời hứa này qua sứ đồ Gia-cơ [Gia-cơ 1:12] và bảo đảm với con cái Ngài không có gì phải sợ hãi. Vì họ đã tin cậy Ngài, nên họ là những người chiến thắng - những người chiến thắng trong trường đua đức tin [Hê-bơ-rơ 12:1-3] - và đã là người chiến thắng, không việc gì phải sợ cả. Cho dù có bị giết vì đức tin, họ sẽ được vào trong sự vinh hiển, đôi mão miện vinh hiển! Họ sẽ không bao giờ đối diện với cơn đoán phạt kinh khiếp của sự chết thứ hai, nơi hồ lửa đời đời [Khải Huyền 20:14 Khải Huyền 21:8].

Sống nếp sống Cơ Đốc tận hiến phải trả giá nhiều hơn những người khác. Khi những áp lực của ngày cuối cùng càng đè nặng, cơn bắt bớ cũng gia tăng con dân Đức Chúa Trời cần phải sẵn sàng [1Phi-e-rơ 4:12]. Người đời có thể gọi chúng ta là “những Cơ Đốc nhân nghèo khổ”, nhưng trong ánh sáng của Đức Chúa Trời chúng ta thật giàu có!

3. Bẹt-găm, Hội Thánh thỏa hiệp [Khải Huyền 2:12-17]

Được gọi là “thành phố lớn nhất trong vùng Tiểu Á”, Bẹt-găm có đền thờ đầu tiên thờ hoàng đế Sê-sa và là nơi mạnh mẽ quảng bá việc thờ lạy vua. Có lẽ điều này muốn nói đến “ngôi của quỉ Sa-tan” trong câu 13. Thành phố cũng có một đền thờ dâng hương cho Aesculapius, vị thần chữa bịnh mang hình hiệu con rắn xoắn tròn trên thanh gỗ. [Hình hiệu này vẫn còn dùng trong y khoa ngày nay]. Dĩ nhiên, Sa-tan cũng được biểu tượng là con rắn [2Cô-rinh-tô 11:3 Khải Huyền 12:9 Khải Huyền 20:2].

Lời chứng nhận [Khải Huyền 2:13]. Giống như anh chị em tín hữu tại Si-miệc-nơ, con cái Chúa tại Bẹt-găm đã chịu đựng bắt bớ, một trong số họ đã chết vì đức tin. Dù sự đau đớn có gia tăng, Hội Thánh này vẫn giữ lòng trung tín với Chúa. Họ không chịu dâng hương nơi bàn thờ và xưng “Sê-sa là Chúa”. Lời Chúa tự mô tả [“Đấng có thanh gươm nhọn”] quả thật sẽ an ủi khích lệ con cái Ngài, vì gươm cũng là biểu tượng nói về quyền cai trị của người Rô-ma. Đối với Hội Thánh, sợ gươm của Đấng Christ quan trọng hơn là sợ gươm của người Rô-ma! [c.16].

Lời buộc tội [Khải Huyền 2:14-15]. Dầu can đảm đương đầu với cơn bắt bớ, con cái Chúa tại Bẹt-găm cũng mắc tội trước mặt Chúa. Quỉ Sa-tan không thể phá hại họ như sư tử rống [1Phi-e-rơ 5:8], nhưng nó sẽ tấn công như con rắn phỉnh dỗ.Một nhóm người thỏa hiệp với thế gian đã xâm nhập vào trong Hội Thánh, Chúa Giê-xu Christ ghét đạo lý cùng những việc thờ lạy của họ.

Những kẻ trà trộn này được gọi là “người theo đạo Ni-cô-la”, chúng ta đã gặp tại Ê-phê-sô [Khải Huyền 2:6]. Tên gọi này có nghĩa “cai trị con người”. Những điều họ dạy gọi là “giáo lý Ba-la-am” [Khải Huyền 2:14]. Theo tiếng Hê-bơ-rơ tên gọi Ba-la-am cũng có nghĩa “chúa của mọi người” và có thể đồng nghĩa với đảng Ni-cô-la. Buồn thay, nhóm người tự xưng là con cái Chúa này đã “có ảnh hưởng trên” mọi người và dẫn họ đi sai lạc.

Hiểu câu chuyện Ba-la-am giúp chúng ta nhận biết nhóm người xảo quyệt này chính xác hơn. [Dân Số Ký 22:1-25:18]. Ba-la-am là tiên tri thật đã bán rẻ ơn tứ của mình để được lợi lộc từ vua Ba-lác, vua Ba-lác đã thuê Ba-la-am rủa sả dân Y-sơ-ra-ên.Đức Chúa Trời ngăn cấm không cho Ba-la-am rủa sả dân sự - thực ra, Đức Chúa Trời đã đổi những lời rủa sả ra từ miệng Ba-la-am thành lời chúc phước! - nhưng Ba-lác vẫn khiến đồng tiền của mình có giá trị. Ông ấy làm cách nào? Bằng cách nghe theo lời khuyên của Ba-la-am khiến dân sự kết bạn cùng dân Y-sơ-ra-ên, sau đó mời dân Giu-đa thờ lạy và dự tiệc tại bàn thờ thần ngoại giáo. “Nếu ông [Ba-lác] không thắng được họ, thì hãy hoà mình với họ! ”

Những người nam Do Thái ngã ngay vào cạm bẫy, nhiều người trong số họ trở nên “những người lân cận tốt”. Họ ăn thịt nơi bàn thờ thần tượng và tham dự vào các buổi tế lễ thần ngoại giáo. Hai mươi bốn ngàn người chết vì hành động thỏa hiệp bất tuân mệnh lệnh của Chúa [Dân Số Ký 25:1-9].

Tại sao sự kiện lịch sử đắng cay này trong thời cổ xưa lại áp dụng cho con cái Chúa tại Bẹt-găm? Vì có một nhóm người trong Hội Thánh đó nói rằng, “Kết bạn với người Rô-ma chẳng có gì sai. Có gì hại khi đốt hương trên bàn thờ để tỏ lòng trung thành với Sê-sa? An-ti-ba từ chối không chịu thỏa hiệp đã bị giết chết còn những người khác chọn “con đường dễ dãi” và đồng ý cộng tác với chính quyền Rô-Ma.

Chắc chắn “những vật cúng cho thần tượng” ở đây không giống với vấn đề Phao-lô bàn đến trong 1Cô-rinh-tô 8:1-13 1Cô-rinh-tô 10:1-33. Lời buộc tội ở đây không có chỗ để chọn lựa như Phao-lô đã làm. Chúa lên án tín hữu tại Bẹt-găm đã phạm tội, họ đã phạm tội “tà dâm thuộc linh” xưng “Sê-sa là Chúa”. Dĩ nhiên. việc thỏa hiệp này khiến các hội đoàn La Mã niềm nở chào đón và che chở họ thoát khỏi cơn bắt bớ của chính quyền La Mã, nhưng họ phải mất đi ấn chứng và mão miện.

Lời khuyên bảo [Khải Huyền 2:16-17]. An-ti-ba bị giết bởi gươm của người La Mã, nhưng Hội Thánh Bẹt-găm sẽ nếm biết gươm sửa phạt của Đấng Christ - lời Thánh Kinh [Hê-bơ-rơ 4:12] - nếu họ không ăn năn. Điều này không đề cập sự tái lâm của Chúa nhưng nói đến sự sửa phạt trong hiện tại xảy đến cho Hội Thánh khi họ không nghe theo lời của Đức Chúa Trời. Chúa đã tự giới thiệu Ngài là “Đấng có thanh gươm nhọn” [Khải Huyền 2:12], vì vậy, không thể nào Hội Thánh làm ngơ được mối hiểm nguy này.

Như các Hội Thánh trước, lời kêu gọi cuối bức thư dành cho cá nhân: “Ai có tai...Kẻ nào thắng” [c.17]. Đức Chúa Trời nuôi dân Y-sơ-ra-ên bằng ma-na suốt hành trình trong đồng vắng, một cái bình đựng đầy ma-na được đặt trong hòm giao ước [Xuất Ê-díp-tô 16:32-36 Hê-bơ-rơ 9:4]. Thay vì ăn “thịt cúng cho thần tượng” [Khải Huyền 2:14], con cái Chúa tại Bẹt-găm cần ham mến thức ăn thánh của Đức Chúa Trời, đó là bánh hằng sống có trong Chúa Giê-xu Christ qua Kinh Thánh [Giăng 6:32 Ma-thi-ơ 4:4]. Hòm giao ước là nơi Đức Chúa Trời ngự [2Sa-mu-ên 6:2 Ê-sai 37:16 Thi Thiên 80:1], đối nghịch với ngôi của Sa-tan đang thống trị trong Hội Thánh Bẹt-găm [Khải Huyền 2:13].

Trong thời ấy, quan toà bỏ một viên đá trắng vào trong chậu để quyết định tha bổng một người nào đó trong phiên toà. Nó cũng được dùng giống như “chiếc vé” vào cửa dự bữa tiệc. Cả hai hình ảnh ấy chắc chắn ứng dụng cho người tin Chúa trong ý nghĩa thuộc linh: người đã được xưng công bình trong Đấng Christ, ngày nay đang dùng bữa với Ngài [Khải Huyền 3:20] và sẽ dự tiệc cùng Ngài trong vinh hiển [Khải Huyền 19:6-9].

4. Thi-a-ti-rơ, Hội Thánh hư hoại [Khải Huyền 2:18-29]

Một sứ điệp dài nhất gởi đến cho Hội Thánh tại thành phố nhỏ nhất! Thi-a-ti-rơ là thành phố quân sự đồng thời là trung tâm thương mại có nhiều nghiệp đoàn buôn bán. Bất cứ nơi nào có có những nghiệp đoàn này, nơi đó có thờ thần tượng và vô luân - hai kẻ thù lớn nhất của Hội Thánh đầu tiên.

Thành phố tự hào về đền thờ đặc biệt thờ A-bô-lô, “thần mặt trời”, điều này giải thích lý do chính Chúa tự giới thiệu Ngài là “Con Đức Chúa Trời” [danh xưng này được nhắc đến lần đầu tiên trong sách Khải huyền]. Sứ đồ Giăng phải chuyển giao sứ điệp cảnh cáo và đoán phạt cách nghiêm khắc cho Hội Thánh này, giải thích cho sự mô tả về mắt và chân của Chúa.

Lời chứng nhận [Khải Huyền 2:19]. Tín hữu Thi-a-ti-rơ quả thật bận rộn! Họ mải mê tận hiến vì lợi ích người khác. Hơn nữa, công việc của họ cứ gia tăng và được biểu tỏ bởi đức tin, lòng yêu thương và sự nhịn nhục vì vậy Hội Thánh không mắc tội chỉ vì “hoạt động tôn giáo”.

Lời buộc tội [Khải Huyền 2:20-23]. Than ôi, Chúa thấy nhiều điều phải phơi bày và lên án trong Hội Thánh Thi-a-ti-rơ. Không có công việc hi sinh và yêu thương nào có thể bù đắp cho việc dung túng tội lỗi. Hội Thánh đã để cho nữ tiên tri giả tác động đến con cái Chúa và dẫn họ vào con đường thỏa hiệp. Không chắc người nữ này có tên gọi là “Giê-sa-bên”, vì chẳng có ai lấy cái tên xấu như vậy để đặt cho con mình cả. Danh xưng này là một biểu tượng: Giê-sa-bên là hoàng hậu thờ thần tượng đã dụ dỗ dân Y-sơ-ra-ên thêm việc thờ lạy thần Ba-anh vào trong nghi thức tôn giáo của họ. [1Các vua 16:1-19:21]. Lời dụ dỗ của Giê-sa-bên tương tự “đạo lý Ba-la-am” mà Chúa đã lên án trong Hội Thánh Bẹt-găm [Khải Huyền 2:14]. Các tín hữu được học cách thỏa hiệp với tôn giáo La mã và những tập tục của các nghiệp đoàn để họ không bị mất việc hoặc mất mạng sống.

Thật thú vị khi đối chiếu Hội Thánh Ê-phê-sô với Thi-a-ti-rơ. Hội Thánh Ê-phê-sô sa sút trong tình yêu, tuy nhiên lại trung tín xét đoán những giáo sư giả trong khi đó con cái Chúa Hội Thánh Thi-a-ti-rơ lớn lên trong tình yêu, lại dung túng các tà thuyết. Hội Thánh cần phải tránh cả hai thái cực trên. “Lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật” là cán cân quân bình trong Kinh Thánh [Ê-phê-sô 4:15]. Sự hờ hững và thái độ thỏa hiệp đều đáng gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời.

Hội Thánh Thi-a-ti-rơ không những dung túng tội lỗi nhưng còn kiêu ngạo và không chịu ăn năn. Chúa cho nữ tiên tri giả có thì giờ ăn năn, nhưng người từ chối.Bây giờ Ngài cho những người theo tiên tri giả cơ hội ăn năn. Mắt Ngài như lửa nhìn thấu mọi tư tưởng và động cơ thầm kín, và Ngài không nhầm lẫn được.

Thực ra, Chúa cảnh cáo dùng Hội Thánh này làm gương răn đe “tất cả Hội Thánh” không được dung túng tội lỗi. Giê-sa-bên và con cái người [những kẻ theo người] sẽ bị kết án trải qua cơn đại nạn và chết! Trong Kinh Thánh, thờ thần tượng và thỏa hiệp được mô tả bằng hình ảnh của sự gian dâm và không chung thuỷ với lời thề trong hôn nhân [Giê-rê-mi 3:6 Ô-sê 9:1]. Giường tội lỗi của Giê-sa-bên sẽ trở nên giường bệnh tật! Đánh chết có nghĩa “giết bằng dịch bệnh”. Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt tiên tri giả và những kẻ theo nó một lần đủ cả.

Lời khuyên bảo [Khải Huyền 2:24-29]. Không phải hết thảy mọi người trong Hội Thánh đều bất trung với Chúa, Ngài dành lời đặc biệt cho họ. Họ đã tự biệt riêng mình ra khỏi tà thuyết và tập tục thỏa hiệp của Giê-sa-bên và những kẻ theo nó, điều Chúa tố cáo là “điều sâu hiểm của quỉ Sa-tan” [lưu ý sự tương phản trong 2Cô-rinh-tô 2:10]. Chúa không có yêu cầu gì đặc biệt cả Ngài chỉ muốn họ vững vàng chống cự lại tội lỗi. “Cho đến chừng Ta đến” nói đến việc Chúa trở lại tiếp rước con cái Ngài, lúc ấy Ngài sẽ ban thưởng cho họ vì trung tín với Ngài [2Cô-rinh-tô 3:3 2Cô-rinh-tô 16:15 2Cô-rinh-tô 22:7,2Cô-rinh-tô 22:17,2Cô-rinh-tô 22:20]. Đây là lần đầu tiên đề cập đến sự tái lâm của Đấng Christ tiếp rước Hội Thánh trong sách Khải huyền, biến cố chúng ta thường gọi là Hội Thánh Được Cất Lên [1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18]. Trái lại, Khải Huyền 1:7 nói đến sự trở lại trần gian của Đấng Christ để xét đoán, chiến thắng kẻ thù và thiết lập nước của Ngài [Khải Huyền 19:11].

Tín hữu Thi-a-ti-rơ được hứa ban cho quyền cai trị các nước, có thể liên quan đến việc con dân Đức Chúa Trời sẽ sống và trị vì với Đấng Christ [Khải Huyền 20:4] . Khi Chúa lập nước Ngài trên đất, đó sẽ là nước công bình chính trực trọn vẹn và Ngài sẽ cai trị bằng cây gậy sắt! [Thi Thiên 2:8-9]. Những người nổi loạn sẽ giống như bình gốm, dễ dàng vỡ ra từng mãnh!

Chúa Giê-xu Christ là “ngôi sao mai sáng chói” [Khải Huyền 22:16]. Lời hứa trong câu 26 cho thấy con cái Đức Chúa Trời sẽ giống như Chúa đến nỗi Ngài sẽ“thuộc về” họ! Nhưng có lẽ ở đây cũng có ám chỉ đến quỉ Sa-tan, kẻ muốn dành nước của Ngài về cho nó và ban các nước thế gian cho Đấng Christ nếu Ngài chịu thờ lạy nó một lần [Ma-thi-ơ 4:8-11]. Trong Ê-sai 14:12, quỉ Sa-tan có tên là Lu-ci-phe, trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa “sự sáng, ngôi sao sáng”. Những người thỏa hiệp tại Thi-a-ti-rơ đang chạy theo “điều sâu hiểm của quỉ Sa-tan” sẽ dẫn đến tối tăm và sự chết. Mặc khác, những người chiến thắng của Đức Chúa Trời sẽ sáng chói như sao mai!

Khi ôn lại bốn sứ điệp đầu tiên này gởi cho các Hội Thánh, bạn có thể thấy được những mối hiểm nguy vẫn còn hiện hữu đối với con dân Đức Chúa Trời. Giống như Ê-phê-sô, chúng ta có thể nhiệt thành và ngay lành, nhưng đồng thời lại đánh mất lòng kính mến Đấng Christ. Hoặc, giống như Hội Thánh Thi-a-ti-rơ, lòng yêu thương chúng ta có thể gia tăng tuy nhiên chúng ta thiếu lòng nhận biết cần thiết để giữ cho Hội Thánh tinh sạch [Phi-líp 1:9-11]. Giống như Hội Thánh Bẹt-găm và Thi-a-ti-rơ, có thể quá dung túng tội lỗi đến nỗi chúng ta làm buồn lòng Chúa và gánh chịu cơn đoán phạt.

Chúng ta có nên chọn Si-miệc-nơ là Hội Thánh thiêng liêng nhất so với bốn Hội Thánh không? Có lẽ không, tuy nhiên Chúa đã chọn! Chúng ta cần tự nhắc nhở không được xét đoán con cái Đức Chúa Trời theo tiêu chuẩn sai, vì chỉ có Chúa mới nhìn thấu trong lòng người [1Cô-rinh-tô 4:5].

Đức Chúa Trời kêu gọi các Hội Thánh này [trừ Si-miệc-nơ], “Hãy ăn năn! Hãy thay đổi lòng các ngươi! ”. Không chỉ có tội nhân hư mất cần phải ăn năn tội, nhưng cả đến những Cơ Đốc nhân không vâng lời nữa. Nếu không ăn năn và giải quyết tội lỗi trong nếp sống chúng ta và trong Hội Thánh chúng ta, Chúa có thể đoán phạt chúng ta và cất chân đèn khỏi chúng ta [Khải Huyền 2:5]. Thật buồn biết bao khi Hội Thánh địa phương dần dần bỏ đức tin và không còn làm chứng cho Đấng Christ nữa!

“Ai có tai mà nghe, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh! ”

3. ĐẤNG CHRIST VÀ HỘI THÁNH – PHẦN 2 [Khải Huyền 3:1-22]

Chúng ta vẫn còn lắng nghe những gì Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh vì Đấng Christ ban bố sứ điệp này cho thời đại chúng ta cũng giống như trong thế kỷ đầu tiên. Hội Thánh gồm những con người, và bản chất con người không thay đổi. Vì thế, khi tiếp tục nghiên cứu, chúng ta không nên xem những thư này như những áng văn cổ xưa. Trái lại, các bức thư này là những tấm gương soi phản ánh chính bản chất chúng ta.

1. Sạt-đe, Hội Thánh yếu đuối [Khải Huyền 3:1-6]

Sạt-đe cổ xưa, thủ phủ của xứ Ly-đi, là một thành phố quan trọng. Sạt-đe nằm cách thành phố Ê-phê-sô khoảng năm mươi dặm [tương đương 80 km] về phía đông ngang qua giao lộ của năm con đường chính vì vậy đó là trung tâm thương mại. Thành phố cũng là căn cứ quân sự, vì nó toạ lạc trên một bình nguyên gần như bất khả xâm phạm. Thành phòng ngự bảo vệ Sạt-đe nằm trên các đường phố chính khoảng 1.500 bộ [tương đương 457 mét], tạo thành một pháo đài kiên cố. Dân chúng trong thành phố theo tôn giáo chính là thờ lạy Arternis [Nữ thần trinh khiết của Hy Lạp], một trong những “sự thờ cúng tạo vật” xây dựng trên ý niệm về sự chết và sự sinh lại.

Sạt-đe còn nổi tiếng về sản xuất mặt hàng áo len, một sự kiện có liên quan đến sứ điệp của Đấng Christ gởi cho các Hội Thánh. Đáng buồn, vào lúc ấy thành phố không gì khác hơn là cái bóng của sự hùng vĩ trước đây và chẳng may Hội Thánh Sạt-đe lại giống như thành phố - nó chỉ có danh là sống mà thôi.

Sứ điệp gởi cho Hội Thánh Sạt-đe là lời cảnh cáo gởi đến tất cả “Hội Thánh nổi tiếng” đang sống trên vinh quang của quá khứ. Tiến sĩ Vance Havner thường xuyên nhắc chúng ta nhớ rằng sứ mạng thuộc linh thường trải qua bốn giai đoạn: con người, phong trào, bộ máy làm việc, và bia tưởng niệm. Hội Thánh Sạt-đe đang ở giai đoạn “lập bia tưởng niệm”, nhưng vẫn còn có hi vọng!

Còn có sự trông cậy vì Đấng Christ là Đầu Hội Thánh và Ngài có khả năng mang đến cho chúng ta đời sống mới. Ngài tự mô tả là Đấng sở hữu bảy vì thần và bảy ngôi sao. Chỉ có một Đức Thánh Linh [Ê-phê-sô 4:4], nhưng số bảy biểu thị cho sự trọn vẹn và hoàn tất. Đức Thánh Linh ban sự sống cho Hội Thánh, và đúng là con cái Chúa tại Sạt-đe cần đến sự sống. Bảy vì thần của Đức Chúa Trời được biểu thị bằng hình ảnh bảy ngọn đèn đang cháy sáng [Khải Huyền 4:5] và bảy con mắt đang nhìn [Khải Huyền 5:6].

Tất cả những chương trình của Hội Thánh do con người làm ra không thể nào mang lại sự sống, không khác hơn một gánh xiếc có thể làm cho một cái xác sống lại. Hội Thánh được khai sinh lúc Đức Thánh Linh giáng lâm trong ngày lễ Ngũ Tuần [Công vụ 2:1-47], và sự sống của Hội Thánh đến từ Đức Thánh Linh. Khi làm Đức Thánh Linh buồn lòng, Hội Thánh bắt đầu mất đi sức sống và quyền năng. Xưng ra tội lỗi và con cái Chúa trong Hội Thánh sống ngay thẳng với Chúa và với nhau, lúc ấy Đức Thánh Linh tuôn đổ sự sống mới - cơn phấn hưng!

Đấng Christ cũng nắm giữ bảy ngôi sao, đó là các sứ giả của Hội Thánh [Khải Huyền 1:20], ám chỉ đến các mục sư. Đôi khi do sai phạm của mục sư làm cho Hội Thánh mất đi sức sống, Chúa của Hội Thánh phải cất đi ngôi sao và đặt ở nơi khác.

Không có lời lên án nào dành cho con cái Chúa Hội Thánh Sạt-đe. Chúa cũng không chỉ ra cần phải sửa đổi điều gì trong giáo lý. Bức thư cũng không nhắc đến sự chống đối hoặc bắt bớ nào. At hẳn Hội Thánh sẽ tốt hơn nếu họ trải qua cơn bắt bớ, vì Hội Thánh đang sống trong tiện nghi và thỏa lòng trên vinh quang của quá khứ.Họ có tiếng tăm nhưng không có thực, có hình thức nhưng không có sức mạnh.Giống như chính thành phố, Hội Thánh Sạt-đe hãnh diện về thành quả trong quá khứ, nhưng lại làm ngơ tình trạng hư nát trong hiện tại.

Thực ra, ngay cả những gì họ đã có cũng sắp hư mất đi! Tại sao như vậy? Vì con cái Chúa đã ngủ quên. Hai lần trong lịch sử, thành trì tại Sạt-đe bị quân thù xâm chiếm, vì lính gác không làm tròn bổn phận của mình. Chính lúc các nhà lãnh đạo và các thành viên trong Hội Thánh quá quen với các ơn phước và tự mãn về chức vụ của họ là dịp kẻ thù tìm cách xen vào.

Điều đáng lưu tâm đó là Hội Thánh Sạt-đe không xông xáo trong việc làm chứng về Đấng Christ cho thành phố. Họ không gặp bắt bớ vì không đi vào lãnh thổ của kẻ thù.Không có chuyển động lấy gì có ma sát! Những người chưa được cứu tại Sạt-đe nhìn xem Hội Thánh là một nhóm người đáng trọng không nguy hiểm cũng không có ham muốn gì. Họ là những người sống hợp với khuôn phép, chẳng màng đến việc truyền giáo và không bày tỏ sức sống của Phúc Âm.

Chúa chúng ta gởi đến cho Hội Thánh lời khuyên dạy bắt đầu bằng nội dung , “Hãy thức canh! Hãy tỉnh thức! ” [Rô-ma 13:11] “Các lính canh” đã ngủ quên! Bước đầu dẫn đến sự phục hưng của Hội Thánh nguội lạnh là thành thật nhận biết một điêù gì đó đã sai trật. Một Hội Thánh còn sống động, thì nó phải phát triển, sửa chữa, sinh sôi và mạnh mẽ nếu thiếu các yếu tố này thì Hội Thánh hoặc đang nguội lạnh hoặc đã chết.

Chúa báo trước cho các thánh đồ tại Ê-phê-sô biết rằng Ngài sẽ đến cất chân đèn khỏi họ nếu họ không ăn năn [Khải Huyền 2:5]. Ngài khuyến cáo Hội Thánh Bẹt-găm rằng Ngài sẽ đến giao chiến bằng gươm của Đức Thánh Linh [Khải Huyền 2:16]. Nếu tín hữu Hội Thánh Sạt-đe không vâng theo mệnh lệnh của Ngài, Ngài sẽ đến như kẻ trộm, khi họ thiếu lòng trông đợi Ngài điều này có nghĩa họ chịu sự đoán phạt.

Tuy nhiên, trong Hội Thánh nguội lạnh vẫn còn sót môt số người tận trung với Chúa.Con cái Chúa tại Sạt-đe có sự sống cho dù rất yếu ớt. Họ đang làm việc mặc dầu công việc của họ không phải là tất cả đều họ có thể làm. Chúa khuyên họ làm vững mạnh những sự còn lại và đừng bỏ cuộc vì Hội Thánh yếu đuối. Nơi đâu có sự sống, nơi đó có sự trông cậy!

Số người tận trung còn sót lại khác ở điểm nào? Họ chưa làm ô uế áo xống mình [c.4]. Từ xa xưa có vài bằng chứng cho thấy rằng những người thờ lạy trong đền thờ không được đến gần thần của họ nếu đang mặc áo xống dơ dáy. Số người còn sót lại trong Hội Thánh Sạt-đe chưa thỏa hiệp với thế giới ngoại giáo chung quanh họ, cũng không sống dễ chịu và tự mãn. Chính số người hết lòng yêu mến Chúa này đã nắm giữ tương thánh chức của Hội Thánh.

“Hãy thức dậy! Hãy thức canh! Hãy ăn năn! Hãy nhớ lại lời ngươi đã nhận và làm theo! ”. Đây là công thức cho sự phấn hưng. Bảo vệ di sản thuộc linh là điều tốt, nhưng chúng ta không nên tô vẻ nó. Trung tín trong đức tin và có một lịch sử hào hùng vẫn chưa đủ. Đức tin đó phải sinh ra sự sống và việc làm.

Lời hứa trong c.5 [“mặc áo trắng “] chắc chắn có ý nghĩa đặc biệt với con cái Chúa sống trong thành phố sản xuất mặt hàng len. Lời phán không xoá tên khỏi sách sự sống cũng có ý nghĩa đối với những nguời sống trong đế quốc Rô-ma, nơi ấy quyền công dân vô cùng quan trọng [Công vụ 22:24-30].

Ở đây có lời báo trước nào nói về tín hữu trung tín với Chúa sẽ bị mất ơn cứu rỗi không? Tôi không nghĩ vậy. Dường như “sách sự sống” của Đức Chúa Trời chứa đựng tên của tất cả những người sống, kẻ gian ác và người công bình [Thi Thiên 69:28]. Khải Huyền 13:8 và Khải Huyền 17:8 cho thấy tên của người được cứu ghi vào sách từ buổi sáng thế -tức là, trước khi họ làm điều tốt hoặc xấu. Bởi ân điển Đức Chúa Trời, họ đã được lựa chọn trong Đấng Christ trước khi có thời gian [Ê-phê-sô 1:4 Ma-thi-ơ 25:34].

Chúa Giê-xu phán dạy môn đệ Ngài phải vui mừng vì tên của họ “đã được ghi trên trời” [Lu-ca 10:20]. Trong tiếng Hy Lạp động từ được dùng ở thì hoàn thành, nghĩa là có thể dịch “tên của các ngươi đã được ghi vào sổ trên trời rồi và hiện vẫn còn lưu lại ở đó” [theo Bản Dịch Mở Rộng Kenneth Wuest]. Không thể nào Chúa Giê-xu lại tự mâu thuẫn trong vấn đề quan trọng như vậy!

Nếu tên của con cái Chúa [người được chọn] được ghi từ buổi sáng thế, và nếu Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, tại sao Ngài ghi tên một số người và ngày nào đó sẽ sa ngã và phải xoá tên họ khỏi sách? Chúng ta được ghi danh vào sổ trên trời vì chúng ta đã được sanh lại [Hê-bơ-rơ 12:23], cho dù đứa bé có thể không vâng lời như thế nào, nó cũng không thể “không sanh ra”.

Khi người không tin chết, tên của họ bị xoá khỏi sách do vậy, tại toà phán xét cuối cùng, sách chỉ chứa đựng những người tin nhận Chúa mà thôi [Khải Huyền 20:12-15]. Lúc ấy sách trở thành “Sách sự sống của Chiên Con” [Khải Huyền 21:27], vì chỉ có những người được Chúa Giê-xu Christ cứu mới có tên trong sách ấy. Tất cả những người khác đã bị xoá tên, một việc Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ làm đối với một người nào thực sự tin cậy Chúa [Xuất Ê-díp-tô 32:32 Rô-ma 9:3]. Đó là sách sự sống, tội nhân hư mất là những người chết! [Ê-phê-sô 2:1].

Ở đây Chúa khuyến cáo chúng ta không được yên nghỉ trong Hội Thánh, nếu không chúng ta sẽ tự thấy mình dần dần nguội lạnh. Lời Chúa an ủi chúng ta rằng không có Hội Thánh nào mất hết sự trông cậy miễn sao Hội Thánh ấy vẫn còn sót lại số người yêu mến Chúa, sẵn lòng làm vững mạnh những điều còn lại.

2. Phi-la-đen-phi, Hội Thánh trung tín [Khải Huyền 3:7-13]

Như hầu hết mọi người đều biết, Phi-la-đen-phi có nghĩa “lòng yêu thương anh em”.Chắc chắn, lòng yêu mến anh em là dấu chỉ quan trọng trong đời sống Cơ Đốc nhân. Chúng ta “được Đức Chúa Trời dạy phải yêu mến lẫn nhau” [1Tê-sa-lô-ni-ca 4:9]: qua Đức Chúa Cha [1Giăng 4:19], Đức Chúa Con [Giăng 13:34] và Đức Thánh Linh [Rô-ma 5:5]. Nhưng yêu mến Đức Chúa Trời và anh em tín hữu không thôi vẫn chưa đủ chúng ta còn phải yêu thương thế giới hư mất và tìm cách đem Phúc Âm Thập tự giá cứu rỗi đến cho người chưa tin Chúa nữa. Hội Thánh tại đây có khải tượng rao truyền Phúc Âm cho thế gian hư mất, và Đức Chúa Trời mở ra trước mắt họ môt cánh cửa.

Phi-la-đen-phi toạ lạc ở một vị trí chiến lược nằm trên tuyến đường bưu điện hoàng gia từ Rô-ma đến phương đông, do đó thành phố được mệnh danh là “cửa ngõ đến phương Đông”. Thành phố còn được gọi là “A-thên thu nhỏ” vì có nhiều đền đài trong thành phố. Chắc chắn Hội Thánh toạ lạc ở nơi có nhiều cơ hội quí giá.

Vị trí địa dư này chỉ có một khó khăn duy nhất đó là khu vực dễ xảy ra động đất.Phi-la-đen-phi nằm ở nơi có vết nứt của vỏ trái đất, vào năm 17 trước Chúa, một cơn động đất dữ dội đã phá huỷ thành phố, thành phố Sạt-đe cùng mười thành phố khác cũng chung số phận. Về sau, một số cư dân không chịu trở về thành phố và cứ sống ở vùng chung quanh thành phố, gọi là “đất cháy”. Dường như trong thành phố tình yêu thương anh em không có gì an toàn cho lắm!

Chúa Giê-xu Christ tự giới thiệu về Ngài với Hội Thánh Phi-la-đen-phi, “Ta là Đấng Thánh”. Điều này tương đương với việc tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời, và đương nhiên Ngài là Đấng đó. Chúa Giê-xu Christ thánh trong bản tính, lời phán, hành động và chương trình của Ngài. Là Đấng Thánh, Ngài khác hẳn mọi sự khác, không có gì có thể ví sánh với Ngài được.

Nhưng Ngài cũng là Đấng chân thật - tức là, thành thật. Ngài là nguyên thuỷ, chớ không phải là bản sao Đức Chúa Trời là Đấng Chân thật chớ không phải do người ta tạo nên. Thời ấy có hằng trăm tà thần [1Cô-rinh-tô 8:5-6] nhưng chỉ có Chúa Giê-xu Christ mới có quyền tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời chân thần.

Thật đáng cho chúng ta biết rằng lúc các thánh tử đạo vào thiên đàng gặp Chúa, họ xưng Ngài là “Đấng thánh và chân thật” [Khải Huyền 6:10]. Họ lập luận như vậy là vì Ngài là Đấng Thánh, Ngài phải đoán phạt tội lỗi và vì Ngài là Đấng chân thật, Ngài phải binh vực cho con cái Ngài bị kẻ ác giết chết.

Ngài không những thánh khiết và chân thật, nhưng Ngài còn có quyền đóng mở các cánh cửa. Bối cảnh của hình ảnh này chép trong Ê-sai 22:15-25. Quân A-sy-ri đã xâm lăng nước Giu-đa [như tiên tri Ê-sai đã báo trước], nhưng lãnh đạo Do Thái lại cầu viện vua Ai Cập, chớ không nhờ cậy Đức Chúa Trời giải cứu đất nước. Một trong những nhà lãnh đạo giàu có tên là Sép-na đã dùng chức vụ của mình để thủ lợi cho riêng mình chớ không vì ích lợi cho dân sự. Đức Chúa Trời đoan chắc rằng ngôi nước của Sê-ba sẽ được trao cho một người trung thành là Ê-li-a-kim, người sẽ lên kế vị và nắm mọi quyền hành. Ê-li-a-kim là hình ảnh của Chúa Giê-xu Christ, Đấng cầm quyền đáng tin cậy của con dân Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu Christ cũng có chìa khoá các cửa âm phủ và sự chết [Khải Huyền 1:18].

Trong Tân Ước, “cánh cửa mở ra” nói đến cơ hội phục vụ Chúa [Công vụ 14:27 1Cô-rinh-tô 16:9 2Cô-rinh-tô 2:12 Cô-lô-se 4:3]. Đấng Christ là Chúa của mùa gặt và là Đầu Hội Thánh, chính Ngài quyết định địa điểm và thời gian con cái Ngài sẽ hầu việc [Công vụ 16:6-10]. Ngài ban cho Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi một cơ hội rộng mở cho chức vụ.

Nhưng họ có tận dụng được cơ hội không? Có ít nhất hai ngăn trở phải vượt qua, thứ nhất họ thiếu lòng mạnh mẽ [Khải Huyền 3:8]. Hẳn nhiên, đây không phải là Hội Thánh lớn hoặc mạnh mẽ gì tuy nhiên, đó là Hội Thánh trung tín. Họ trung tín giữ Lời Đức Chúa Trời và không sợ xưng danh Ngài ra. Câu 10 cho thấy họ đã trải qua vài cơn thử thách đặc biệt và đã chứng tỏ lòng trung thành của mình.

Tầm cỡ hoặc sự mạnh mẽ của Hội Thánh không quyết định cho chức vụ của Hội Thánh ấy, nhưng do đức tin đáp lại tiếng kêu gọi và mệnh lệnh của Chúa. “Mạng lệnh của Đức Chúa Trời là những điều Đức Chúa Trời giúp chúng ta hoàn thành”. Nếu Chúa Giê-xu Christ ban cho cánh cửa, Ngài sẽ bảo đảm cho họ có khả năng làm thành điều ấy! Martin Luther đã ghi nhận điều đó trong lời bài ca nổi tiếng của ông:

Khá biết sức mình non kém vô tài,

Dễ khiến ta thua ngã nằm dài.

Dẫu thế biết nhờ Đấng chỉ huy mình,

Đối phương thua chạy hết rập rình. [lời 2 của thánh Ca Thương 40]

Ngăn trở thứ hai là sự chống đối của người Do Thái trong thành phố [c.9]. Đây quả thực là sự chống đối của quỉ Sa-tan, vì chúng ta không đánh trận với thịt và huyết [Ê-phê-sô 6:12]. Có thể những người này là người Do Thái về xác thịt, nhưng họ không phải là “người Y-sơ-ra-ên thật” trong bối cảnh Tân Ước [Rô-ma 2:17-29]. Chắc chắn người Do Thái có di sản lớn, nhưng điều đó không bảo đảm cho sự cứu rỗi [Ma-thi-ơ 3:7-12 Giăng 8:33].

Những người Do Thái này chống đối Hội Thánh Phi-la-đen-phi như thế nào? Trước tiên, họ loại tín hữu người Do Thái ra khỏi nhà hội. thứ hai có thể là lời cáo gian, vì đây là cách người Do Thái không tin thường công kích Phao-lô. Quỉ Sa-tan là kẻ kiện cáo và nó dùng những người theo tôn giáo hổ trợ cho nó [Khải Huyền 12:10]. Thật không dễ làm chứng cho Đấng Christ khi những người chính yếu trong cộng đồng rêu rao lời chứng dối về bạn. Hội Thánh tại Si-miệc-nơ đối diện với cùng sự chống đối giống như vậy [Khải Huyền 2:9].

Tín hữu Phi-la-đen-phi đang ở trong hoàn cảnh tương tự như Phao-lô khi ông viết 1Cô-rinh-tô 16:9 - Có cả cơ hội lẫn ngăn trở! Lòng vô tín nhìn thấy ngăn trở, nhưng đức tin nhìn thấy cơ hội hầu việc Chúa! Vì Chúa nắm giữ các chìa khoá, nên Ngài đang cai trị mọi sự! Do đó chúng ta phải sợ hãi điều gì? Chẳng ai có thể đóng các cánh cửa nếu Ngài không cho phép. Sợ hãi, vô tín, và trì hoãn đã gây cho Hội Thánh bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp Đức Chúa Trời ban cho.

Đấng Cứu rỗi ban cho Hội Thánh này ba lời hứa tuyệt diệu đầy khích lệ. Thứ nhất, Ngài sẽ chịu trách nhiệm về kẻ thù của họ [Khải Huyền 3:9]. Ngày kia, những người này sẽ nhận biết rằng người tin Chúa là đúng! [Ê-sai 60:14 Phi-líp 2:10-11]. Nếu chúng ta lo lắng công việc của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ lo liệu chiến đấu thay cho chúng ta.

Thứ hai, Ngài sẽ giữ gìn họ tránh khỏi cơn hoạn nạn [Khải Huyền 3:10]. Điều này nói đến thời kỳ đại nạn Giăng mô tả trong Khải Huyền 6:1-19:21, “thời rối reng của Gia-cốp”. Ở đây không nói đến cơn thử thách tại một địa phương nào đó, vì nó bao gồm “những người sống trên đất”. [Khải Huyền 6:10 Khải Huyền 8:13 Khải Huyền 11:10 Khải Huyền 12:12 Khải Huyền 13:8,Khải Huyền 13:12,Khải Huyền 13:14 Khải Huyền 14:6 Khải Huyền 17:2,Khải Huyền 17:8]. Điều ám chỉ gần nhất nói đến những cơn bắt bớ của chính quyền La Mã sắp xảy ra, nhưng cuối cùng là Cơn Đại Nạn sẽ đổ ra trên đất trước khi Chúa Giê-xu Christ trở lại lập nước của Ngài. Trong sự hiểu biết của nhiều học giả Kinh Thánh, câu 10 là lời hứa cho biết Hội Thánh sẽ không trải qua Cơn Đại Nạn, nhưng sẽ được cất lên trước khi sự ấy xảy ra. [1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-5:11]. Lời khuyên dạy, “Này, Ta đến mau chóng”, sẽ làm cho quan điểm này thêm mạnh mẽ.

Lời hứa thứ ba dành cho Hội Thánh Phi-la-đen-phi đó là Đức Chúa Trời sẽ tôn quí họ [Khải Huyền 3:12]. Biểu tượng trong câu này có ý nghĩa sâu sắc cho người sống trong vùng thường xuyên xảy ra động đất: cột vững chắc, không cần phải chạy ra ngoài hoặc bỏ trốn, thành phố trên trời không thể bị cái gì phá huỷ được. Các thành phố cổ xưa thường bày tỏ lòng kính trọng các nhà lãnh đạo vĩ đại bằng cách dựng các cột có khắc tên của họ lên trên đó. Các cột của Đức Chúa Trời không làm bằng đá, vì trên trời không có đền thờ nào [Khải Huyền 21:22]. Các cột của Ngài là những con cái trung tín xưng danh Ngài ra vì sự vinh hiển của Ngài [Ga-la-ti 2:9].

Xét về bối cảnh trong hiện tại, Hội Thánh chúng ta ngày nay giống như Hội Thánh Phi-la-đen-phi, vì Đức Chúa Trời đã mở ra trước mắt chúng ta nhiều cơ hội thuận tiện cho việc rao giảng Phúc Âm. Nếu Ngài mở cửa, chúng ta phải hành động nếu Ngài đóng cửa, chúng ta phải chờ đợi. Trên hết, chúng ta phải trung tín với Ngài và nhìn thấy cơ hội, chớ đừng thấy trở ngại. Nếu bỏ lỡ cơ hội, chúng ta sẽ mất phần thưởng [mão miện], và điều này có nghĩa chúng ta sẽ bị hổ thẹn trước mặt Ngài lúc Ngài đến [1Giăng 2:28].

3. Lao-đi-xê, Hội Thánh dại dột [Khải Huyền 3:14-22]

Giống như các Hội Thánh trước, Chúa làm cho lời của Ngài có ý nghĩa phù hợp với thành phố có Hội Thánh Chúa trong đó. Ở đây, Lao-đi-xê nổi tiếng giàu có, với công nghệ sản xuất kiếng đeo mắt và vải len màu đen bóng. Thành phố còn nằm gần Hieropolis, nơi có nhiều suối nước nóng nổi tiếng, và gần Cô-lô-se, được biết tiếng nhờ nguồn nước mát lạnh và trong lành.

Chúa tự giới thiệu Ngài là “Đấng A-men”, một danh xưng dành cho Đức Chúa Trời trong Cựu Ước [Ê-sai 65:16, trong đó chữ lẽ thật theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa a-men]. Ngài là Lẽ thật và nói ra lẽ thật, vì Ngài là “Đấng làm chứng thành tín chân thật” [Khải Huyền 3:14]. Chúa sắp phán với Hội Thánh này về tình trạng thuộc linh thật sự của họ thật buồn, họ không tin sự chẩn đoán của Ngài.

Có lần một mục sư trẻ hỏi tôi, “Tại sao những tân tín hữu trong Hội Thánh lại gây ra nan đề?”

Tôi trả lời, “Họ không gây ra các nan đề, họ chỉ phơi bày chúng mà thôi. Nan đề luôn có sẵn, nhưng chúng ta đã quen thuộc với chúng rồi. Tân tín hữu giống như con trẻ trong gia đình: chúng nói thật về mọi chuyện! ”.

Hội Thánh Lao-đi-xê không nhìn thấy nhu cầu của riêng họ và tránh né không đối diện với sự thật. Tuy nhiên, lòng trung thực bắt đầu nhận được ơn phước thật khi thừa nhận chúng ta là ai, xưng ra tội lỗi mình, và nhận lãnh mọi điều chúng ta cần nơi Đức Chúa Trời. Nếu muốn Đức Chúa Trời làm điều tốt nhất cho cuộc đời chúng ta và Hội Thánh, chúng ta phải bày tỏ lòng thành thật với Đức Chúa Trời và để Ngài chân thật với chúng ta.

“Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời” [c.14] không nói rằng Chúa Giê-xu được tạo dựng nên, và vì thế Ngài không phải là Đức Chúa Trời đời đời.Chữ được dịch là đầu cội rễ có nghĩa là “nguồn gốc, nguyên thuỷ”. [Giăng 1:3 Cô-lô-se 1:15,Cô-lô-se 1:18].

Chúa bày tỏ bốn lãnh vực Hội Thánh Lao-đi-xê đang cần đến:

Họ đã mất sức mạnh [Khải Huyền 3:16-17]. Trong nếp sống Cơ Đốc, có ba “trình độ thuộc linh”: tấm lòng nóng cháy, sốt sắng vì Đức Chúa Trời [Lu-ca 24:32] tấm lòng nguội lạnh [Ma-thi-ơ 24:12], và tấm lòng hâm hẩm [Khải Huyền 3:16]. Cơ Đốc nhân hâm hẩm ưa sự dễ dãi, tự mãn và không nhận ra nhu cầu của mình. Nếu người ấy lạnh ít nhất cũng cảm nhận được nó! Nước lạnh từ Cô-lô-se và nước nóng từ Hierropolis sẽ hoà lẫn vào và trở nên hâm hẩm khi nó được dẫn về thành phố Lao-đi-xê.

Là tín hữu trong Chúa Giê-xu Christ, chúng ta có mọi lý do để “có tinh thần sốt sắng” [Rô-ma 12:11]. Sốt sắng cầu nguyện cũng quan trọng [Cô-lô-se 4:12]. Chính khi hai môn đệ làng Em-ma-út nghe lời Chúa lòng của họ được ấm lại. Chẳng lạ gì Phao-lô yêu cầu Hội Thánh Cô-lô-se gởi bức thư của ông đến cho Hội Thánh Lao-đi-xê! [Cô-lô-se 4:16]

Chúng ta thích dùng nước uống nóng hoặc lạnh, nhưng thức uống hơi âm ấm có vị nhạt nhẽo khó dùng. Đó là lý do tại sao người phục vụ cứ tiếp tục thêm cà phê nóng hay trà đá mới vào tách hay ly của chúng ta. Qui luật thứ hai của nhiệt động lực đòi hỏi một ”hệ thống khép kín” điều chỉnh cách thích hiệp để không có năng lượng được sản sinh nữa. Nếu không tiếp thêm nhiệt lượng từ bên ngoài, hệ thống bị hỏng. Không thêm nhiên liệu vào, nước nóng trong nồi hơi sẽ nguội không có điện bộ phận làm lạnh trong tủ đá sẽ nóng lên.

Hội Thánh không thể là “một hệ thống đóng kín”. Chúa Giê-xu phán, “Ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được” [Giăng 15:5]. Hội Thánh Lao-đi-xê độc lập, tự mãn và an tâm. “Chúng tôi không cần gì cả! ”. Nhưng suốt lúc ấy, quyền năng thuộc linh của họ đang bị mai một sự giàu có của cải vật chất và những thành tích sáng chói chỉ là bức màn che đậy một xác chết đang thối rữa. Chúa đứng bên ngoài Hội Thánh của họ, Ngài đang tìm cách bước vào [Khải Huyền 3:20].

Họ đã mất giá trị [Khải Huyền 3:17-18a]. Hội Thánh Si-miệc-nơ tự nghĩ mình nghèo khó, nhưng kỳ thực họ giàu có [Khải Huyền 2:9] Hội Thánh Lao-đi-xê hãnh diện về sự giàu sang của họ, trong khi thực tế lại nghèo ngặt. Có lẽ ở đây có một gợi ý cho thấy tại sao Hội Thánh này sa sút thuộc linh: họ đã tự hào về công việc của mình và bắt đầu đánh giá mọi việc theo tiêu chuẩn con người thay vì dựa theo giá trị thiêng liêng. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời họ “khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt”.

Lao-đi-xê là thành phố phồn vinh và là trung tâm ngân hàng. Có thể tinh thần thị trường đã len lỏi vào trong Hội Thánh để làm cho các giá trị thuộc linh của họ bị bóp méo. Tại sao có quá nhiều tập san và tiêu đề thư của Hội Thánh in hình các toà nhà? Những điều này có quan trọng nhất đối với chúng ta không? Ban chấp hành Hội Thánh Lao-đi-xê có thể hãnh diện giới thiệu cho bạn xem bản tường trình hàng năm gần đây nhất với những con số thống kê đầy ấn tượng tuy nhiên Chúa Giê-xu phán rằng Ngài sẽ nhả họ ra khỏi miệng Ngài!

Có giải pháp nào không? Hãy trả giá để mua “vàng thử lửa của Chúa”. Điều này cho thấy Hội Thánh cần phải gặp bắt bớ họ quá an nhàn [1Phi-e-rơ 1:7]. Không có gì khiến cho con cái Chúa tra xét lại những việc hàng đầu trong đời sống của họ nhanh cho bằng sự đau khổ!

Họ mất đi khải tượng [Khải Huyền 3:17b]. Tín đồ Lao-đi-xê bị “mù”. Họ không thể nhìn thấy sự thật. Họ đang sống trong thiên đàng của người dại, họ hãnh diện về Hội Thánh sắp bị bỏ. Sứ đồ Phi-e-rơ dạy rằng khi một con cái Chúa không lớn lên trong Chúa, khải tượng thuộc linh của họ bị ảnh hưởng [2Phi-e-rơ 1:5-9]. “Thức ăn hàng ngày “ có tác động đến khả năng thị lực, cả về phương diện thiêng liêng lẫn thể xác.

Những người này không thể thấy chính mình như họ vốn có. Họ cũng không nhìn thấy Chúa, vì Ngài đứng bên ngoài Hội Thánh. Họ cũng không thấy cánh cửa cơ hội mở toang trước mắt họ. Họ bị che khuất trong toà nhà đến nỗi trở thành lạnh lùng với thế giới hư mất.

Giải pháp nào giải quyết cho vấn đề này? Hãy mua thuốc xức mắt trên trời! Thành phố Lao-đi-xê được mọi người biết đến nhờ loại thuốc xức mắt, nhưng loại thuốc các thánh đồ cần lại không có sẵn trong hiệu thuốc. Mắt là cơ quan nhạy cảm nhất trong thân thể con người, và chỉ có Danh Y Đại Tài mới có thể “giải phẫu” nó và chữa lành nó. Khi Ngài chữa lành cho người đàn ông trong câu chuyện ghi ở Giăng 9:1-41 Ngài rờ đến trước khi Ngài làm cho sáng! Nhưng chúng ta phải tuân phục phương pháp chữa trị của Ngài, và gìn giữ “thói quen gìn giữ sức khỏe” thuộc linh tốt để khả năng nhìn thấy của chúng ta càng nhạy bén hơn.

Họ đã mất phương hướng [Khải Huyền 3:17-18]. Giống như vị hoàng đế trong câu chuyện của Andersen, các con cái Chúa ở đây nghĩ rằng họ được ăn mặc lộng lẫy trong khi thực sự họ trần truồng! Trần truồng có nghĩa bị thất bại và nhục nhã [2Sa-mu-ên 10:4 Ê-sai 20:1-4]. Người Lao-đi-xê có thể ra chợ mua những áo len tốt, nhưng điều đó không làm thỏa mãn nhu cầu thật của họ. Họ cần áo trắng công nghĩa và ân điển của Đức Chúa Trời. Theo Khải Huyền 19:8 chúng ta nên mặc áo bằng “vải gai mịn, tinh sạch và sáng láng”, điều này biểu tượng cho “những việc làm công bình của các thánh đồ”. Sự cứu rỗi có nghĩa là Đấng Christ qui sự công bình cho chúng ta, sử dụng chúng ta nhưng nên thánh có nghĩa là Chúa chia phần công bình cho chúng ta, khiến bản tính và hành vi của chúng ta dự phần vào sự công bình của Chúa.

Chúa không có lời khen tặng nào dành cho Hội Thánh này. Dĩ nhiên, tín hữu Lao-đi-xê mải mê tự khen tặng mình! Họ cho rằng mình đang tôn vinh Đức Chúa Trời, trong khi thực ra họ đang làm hổ danh Ngài tuồng như họ đang đi dạo trần truồng.

Chúa kết thúc bức thư này với ba lời phán dạy đặc biệt:

Thứ nhất, lời giảng giải: “Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách và sửa phạt” [c.19a]. Ngài vẫn còn yêu những thánh đồ hâm hẩm, cho dù lòng yêu mến Chúa của họ đã nguội lạnh. Ngài có kế hoạch uốn nắn sửa trị họ là bằng chứng cho lòng thương yêu của Ngài [Châm Ngôn 3:11-12 Hê-bơ-rơ 12:5-6]. Đức Chúa Trời cho phép Hội Thánh trải qua những cơn thử thách để họ có thể trở nên như Ngài muốn.

Thứ hai, lời thúc giục:“Vậy hãy có lòng sốt sắng và ăn năn” [Khải Huyền 3:19b]. Hội Thánh tại Lao-đi-xê phải ăn năn lòng kiêu ngạo và tự hạ mình xuống trước mặt Chúa. Họ phải “nhen lại lửa nóng cháy trong lòng” [2Ti-mô-thê 1-6] và vun xới tấm lòng sốt sắng.

Cuối cùng, lời mời gọi [Khải Huyền 3:20-22]. Chúng ta thường dùng những câu này để dắt đem người lạc mất đến cùng Đấng Christ, nhưng lời này căn bản áp dụng cho con cái Chúa. Chúa đang đứng bên ngoài Hội Thánh Lao-đi-xê! Ngài phán với cá nhân - “Nếu ai” - chớ Ngài không phán với toàn thể Hội Thánh. Ngài mời gọi một số con cái Chúa còn sót lại tại Sạt-đe [Khải Huyền 3:4-5], và bây giờ Ngài kêu gọi từng cá nhân. Đức Chúa Trời có thể làm những việc lớn cho Hội Thánh, dù chỉ có một người yêu mến Chúa.

Đấng Christ đang nhịn nhục chờ đợi. “Ta đứng” nói lên sự trông chờ. Ngài “gõ” mọi tấm lòng mọi hoàn cảnh và Ngài dùng lời của Ngài để gọi. Ngài kêu gọi để làm gì? Để tương giao với chúng ta, Ngài mong muốn con người được ở trong Ngài.Lao-đi-xê là một Hội Thánh độc lập đến nỗi họ không thấy cần nhu cầu nào cả, ngược lại họ không chịu ở trong Ngài và không còn cậy nhờ năng lực của Ngài. Họ có “chương trình thành công” nhưng đó không phải là kết quả qua việc kết liên vào Đấng Christ [Giăng 15:1-8].

Hãy lưu ý khi chúng ta mời Ngài ngự vào, chỗ cao nhất trở thành ngôi Ngài ngự! Qua mối thông công với Đấng Christ chúng ta tìm được chiến thắng và trở nên người đắc thắng.

Các bức thư gởi cho bảy Hội Thánh là những tia X-quang của Đức Chúa Trời ban cho để chúng ta có thể xem xét nếp sống và công việc của chúng ta. Sự phán xét sắp xảy ra cho thế giới này, nhưng bắt đầu từ nhà của Đức Chúa Trời [1Phi-e-rơ 4:17]. Chúng ta tìm thấy sự an ủi cũng như lời quở trách qua các bức thư này.

Nguyện Chúa giúp chúng ta nghe lời Đức Thánh Linh đang phán cho Hội Thánh ngày nay, và cho mỗi con cái Chúa trong Hội Thánh!

4. NÀO, HÃY TÔN THỜ NGÀI [Khải Huyền 4:1-5:14]

Thờ phượng Chúa quả thật là nhu cầu lớn lao nhất trong đời sống của cá nhân và Hội Thánh. Ngày nay người ta thường coi trọng đến việc làm chứng cho Đấng Christ và hầu việc Ngài, nhưng ít khi nói về sự thờ phượng Ngài. Thờ phượng có nghĩa “qui giá trị về cho” [Khải Huyền 4:11 Khải Huyền 5:12]. Nghĩa là dùng tất cả sức lực và những gì chúng ta có để ngợi khen Đức Chúa Trời vì danh Ngài và vì những gì Ngài đã làm.

Trời là nơi thờ phượng, con dân Đức Chúa Trời sẽ thờ phượng Ngài suốt cõi đời đời.Có lẽ ngày nay thật tốt cho chúng ta thực hành điều này! Nghiên cứu Khải Huyền 4:1-5:14 chắc chắn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thờ phượng Đức Chúa Trời và dâng lên Ngài sự vinh hiển xứng đáng.

Nếu Khải Huyền 1:19 là bố cục do Đức Chúa Trời sắp xếp trong sách này, thì chương 4 dẫn chúng ta vào phần thứ ba: “những việc sau sẽ đến”. Thực ra, chính xác đó là những điều Ngài phán với Giăng khi Ngài gọi ông lên trời! Qua từng trải này, dường như Giăng minh hoạ những điều sẽ xảy đến cho con cái Ngài khi Thời Đại Hội Thánh đến hồi chung kết: trời sẽ mở ra sẽ có tiếng và tiếng vang như tiếng kèn các thánh đồ sẽ được cất lên trời [1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 1Cô-rinh-tô 15:52]. Lúc ấy, Đức Chúa Trời sẽ khởi sự phán xét thế gian.

Nhưng trước khi Đức Chúa Trời đổ cơn thạnh nộ của Ngài, Ngài cho chúng ta nhìn thấy sự vinh hiển và cho phép chúng ta nghe các con sanh vật trên trời thờ phượng khi chúng ngợi khen Đức Chúa Trời. Chúng ta được giới thiệu hai lãnh vực của sự thờ phượng để học tập và làm theo.

1. Họ thờ lạy Đấng Tạo Hoá [Khải Huyền 4:1-11]

Chữ chìa khoá trong chương này là ngai được dùng mười bốn lần. Thực ra, đây là chữ chìa khoá trong cả sách, xuất hiện bốn mươi sáu lần. Cho dù có thể xảy ra điều gì trên đất này, Đức Chúa Trời vẫn ngự trên ngôi Ngài và đang trọn quyền cai trị. Nhiều giáo sư giải thích sách Khải huyền theo nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý rằng Giăng đề cao sự vinh hiển và quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Đây thật là điều an ủi cho các thánh đồ chịu khổ trong thời của Giăng và cho mọi thời đại trong lịch sử Hội Thánh.

Dùng ngai làm điểm trung tâm, chúng ta dễ dàng hiểu sự sắp xếp của chương sách kỳ diệu này.

Ngự Trên Ngai - Là Đức Chúa Trời Toàn Năng [Khải Huyền 4:2-3]. Ngài là Đức Chúa Cha, vì Đức Chúa Con ở giữa ngai trong Khải Huyền 5:6, và Đức Thánh Linh ở trước ngai trong Khải Huyền 4:5. Lời của loài người không có cách nào mô tả về bản thể của Đức Chúa Trời được, Giăng chỉ có thể dùng sự đối chiếu. Bích ngọc là loại đá quí trong ngần [Khải Huyền 21:11] và mã não có màu đỏ. Sự rực rỡ bao quanh lấy Chúa, dựa theo Thi Thiên 104:2 và 1Ti-mô-thê 6:16. Bích ngọc và mã não được đính trên áo đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm [Xuất Ê-díp-tô 28:17-21

Chung Quanh Ngôi - Có Một Cái Mống [Khải Huyền 4:3b]. Cái mống này có hình tròn, chớ không phải hình cung, vì trên trời tất cả mọi vật đều trọn vẹn. Cái mống nhắc chúng ta nhớ lại giao ước của Đức Chúa Trời lập ra với Nô-ê [Sáng Thế Ký 9:11-17], biểu tượng về lời hứa Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ huỷ diệt thế gian bằng nước lụt. Như chúng ta thấy, giao ước của Đức Chúa Trời không chỉ lập với Nô-ê, nhưng Ngài còn lập với tất cả tạo vật của Ngài.

Sự phán xét sắp đổ xuống, nhưng cái mống nhắc chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời có lòng thương xót, cả lúc Ngài đoán phạt nữa [Ha-ba-cúc 3:2]. Thường thường, cái mống xuất hiện sau cơn mưa bão nhưng ở đây, chúng ta thấy nó trước cơn bão.

Chung Quanh Ngôi - Các Trưỡng Lão Và Các Con Sanh Vật [Khải Huyền 4:3-4,Khải Huyền 4:6-7] Rất có thể cái mống nằm thẳng đứng chung quanh ngôi, trong khi đó tất cả muôn vật dàn hàng ngang chung quanh ngôi. Sự sắp xếp như buổi thiết triều của nhà vua.

Hai mươi bốn trưởng lão ngồi trên ngôi là ai? Rất có thể họ không phải là thiên sứ, vì thiên sứ không đếm được [Hê-bơ-rơ 12:22], không đội mão miện hay ngự trên ngai.Ngoài ra, trong Khải Huyền 7:11 Kinh Thánh phân biệt các trưởng lão và thiên sứ [Khải Huyền 5:8-11]. Họ đội “những mão miện của người chiến thắng” [trong tiếng Hy Lạp có chữ stephanos xem Khải Huyền 2:10] chúng ta cũng không có bằng chứng cho thấy các thiên sứ nhận phần thưởng.

Có thể các trưởng lão biểu tượng cho con dân Đức Chúa Trời ở trên trời, đã được ban ngôi nước và phần thưởng. Trong đền thờ thời Cựu Ước có hai mươi bốn ban thứ thầy tế lễ [1Sử Ký 24:3-5,1Sử Ký 24:18 Lu-ca 1:5-9]. Con dân Đức Chúa Trời là “vua và thầy tế lễ” [Khải Huyền 1:16], cùng trị vì và hầu việc với Đấng Christ. Hãy chú ý đặc biệt đến lời ngợi khen của họ [Khải Huyền 5:9-10]. Khi tiên tri Đa-ni-ên thấy các ngôi được lập lên [Đa-ni-ên 7:9], các ngôi ấy trống không nhưng khi Giăng nhìn thấy, các ngôi ấy đều có người . Vì có mười hai chi phái dân Y-sơ-ra-ên và mười hai sứ đồ, có lẽ số hai mươi bốn biểu tượng cho sự trọn vẹn của con cái Đức Chúa Trời.

Áo choàng trắng và nhành chà là nói đến chiến thắng [Khải Huyền 7:9]. Đây là “những người thắng cuộc” đã chiến đấu vì đức tin trong Đấng Christ [1Giăng 5:4-5].

Cũng tại chung quanh ngôi, Giăng nhìn thấy bốn “con sanh vật” [“con thú” trong bản King James] ở gần Đức Chúa Trời hơn các thiên sứ và các trưởng lão. Chúng giống như chê-ru-bin đấng tiên tri Ê-xê-chi-ên nhìn thấy [Ê-xê-chiên 1:4-14 Ê-xê-chiên 10:20-22], nhưng lời ngợi khen của chúng nhắc chúng ta nhớ đến thê-ra-phim trong Ê-sai 6:1-8.Tôi cho rằng các con sanh vật này biểu tượng cho tạo vật của Đức Chúa Trời và có liên quan đến giao ước của Đức Chúa Trời lập với Nô-ê [Sáng Thế Ký 9:8-17]. Mặt các con sanh vật tương ứng với lời phán của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký 9:10 - Giao ước của Ngài lập ra với Nô-ê [mặt người], chim muông [hình mặt chim phụng hoàng], súc vật [mặt bò đực], và thú đồng trên mặt đất [hình mặt sư tử].

Các con sanh vật bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời [“đầy những mắt”] và tuyên bố sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ở trên trời để nhắc nhớ rằng Đức Chúa Trời đã có giao ước với tạo vật của Ngài và Ngài cai trị muôn vật từ ngôi Ngài. Sự hiện diện của cái mống màu ngọc bích làm cho hình ảnh này thêm oai nghiêm, vì cái mống là dấu hiệu giao ước dành cho muôn vật. Cho dù cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời đổ xuống trên thế gian khủng khiếp ra sao, Ngài cũng giữ lời hứa thành tín của Ngài. Có thể con người nói hành cùng Đức Chúa Trời trong cơn đoán phạt [Khải Huyền 16:9,Khải Huyền 16:11,Khải Huyền 16:21], nhưng muôn vật sẽ ngợi khen Ngài và tôn cao đức thánh khiết của Ngài.

Chê-ru-bin mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 1 dường như có phần trong những công việc Đức Chúa Trời sắm sẵn trong thế gian, được nói đến bằng hình ảnh “bánh xe trong những bánh xe”. Đức Chúa Trời dùng sức mạnh thiên nhiên để hoàn tất ý muốn của Ngài [Thi Thiên 148:1-14], muôn vật đều ngợi khen và cảm tạ Ngài.

Một số nhà nghiên cứu nhìn thấy trong bốn mặt được mô tả [Khải Huyền 4:7] một minh hoạ về bức tranh Đấng Christ có bốn mặt chép trong các câu chuyện Phúc Âm. Ma-thi-ơ là sách Phúc Âm nói về Nhà Vua, được minh hoạ bằng con sư tử. Mác nhấn mạnh đến khía cạnh tôi tớ trong chức vụ của Chúa [con bò]. Lu-ca giới thiệu Đấng Christ là Con người đầy lòng thương xót. Giăng tôn cao thần tính của Đấng Christ, là Con Đức Chúa Trời [chim phụng hoàng].

Cuối cùng, các con sanh vật dùng danh xưng “Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng” nhấn mạnh đến quyền năng của Đức Chúa Trời. Như đã nhắc đến trong chương 1, danh xưng Đấng Toàn Năng được dùng chín lần trong sách Khải huyền. Trong Tân Ước có một lần duy nhất được dùng như vậy trong 2Cô-rinh-tô 16:18, nhưng chúng ta tìm thấy có đến ba mươi mốt lần được chép trong Gióp, một sách tôn cao quyền năng của Đức Chúa Trời trên muôn vật.

Phát Xuất Từ Ngôi - Các Dấu Hiệu Của Bão [2Cô-rinh-tô 4:5a]. “Từ ngôi ra những chớp nhoáng, những tiếng cùng sấm”. Đây là những dấu chỉ về cơn bão sắp xảy ra và dấu nhắc nhở về quyền năng đáng sợ của Đức Chúa Trời [Ê-xê-chiên 19:16 Ê-xê-chiên 9:23,Ê-xê-chiên 9:28]. “Những dấu hiệu báo bão” này sẽ được lập lại suốt thời gian đoán phạt, luôn luôn phát ra từ ngôi và đền thờ của Đức Chúa Trời [Khải Huyền 8:5 Khải Huyền 11:19 Khải Huyền 16:18]. Quả thật Đức Chúa Trời đã sắm sẵn ngôi Ngài cho sự phán xét [Thi Thiên 9:7 cũng chú ý Thi Thiên 77:18].

Thế giới chúng ta không thích nghĩ về Đức Chúa Trời là Chúa của sự phán xét. Họ thích nhìn cái mống chung quanh ngôi hơn và tránh nhìn chớp nhoáng và tiếng sấm phát ra từ ngôi. Chắc chắn Ngài là Đức Chúa Trời của ân điển, nhưng ân điển Ngài cai trị bởi sự công bình [Rô-ma 5:21]. Điều này đã được thấy rõ tại Gô-gô-tha nơi Đức Chúa Trời tỏ bày lòng yêu thương đối với tội nhân và cơn thạnh nộ chống lại tội lỗi.

Trước Ngôi - Các Ngọn Đèn Và Biển Trong Ngần [Khải Huyền 4:5b-6a]. Bảy ngọn đèn mang ý nghĩa trọn vẹn và biểu tượng cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời [Khải Huyền 1:4 cũng lưu ý Ê-xê-chiên 1:13]. Dường như Giăng cũng cho thấy trong Khải huyền “nơi thờ phượng trên trời” theo mẫu của đền tạm và đền thờ tại trần gian [Hê-bơ-rơ 9:23]. Những điểm tương đồng như sau:

Đền thờ trên đất

Nơi chí thánh

Bảy chân đèn

Chậu bằng đồng

Chê-ru-bin trên nắp thi ân

Các thầy tế lễ

Bàn thờ bằng đồng

Bàn thờ xông hương

Hòm giao ước

Nơi thờ phượng trên trời

sáng trước Ngôi Đức Chúa Trời

Bảy ngọn đèn cháy ngôi

Biển pha lê

Bốn con sanh vật chung quanh ngôi

Các trưởng lão [vua và thầy tế]

Bàn thờ [Khải Huyền 6:9-11]

Bàn thờ xông hương [Khải Huyền 8:3-5]

Hòm giao ước [Khải Huyền 11:19]

Trên trời không có đền thờ bằng vật chất. Tất cả trời đều là nơi thờ phượng Đức Chúa Trời để mọi người hầu việc trước ngôi thánh của Ngài [Khải Huyền 7:15]. Tuy nhiên, trong Khải huyền Giăng cho thấy có một “nơi thờ phượng” đặc biệt của Đức Chúa Trời [cũng lưu ý Khải Huyền 11:19]. Trong cõi đời đời, không có đền thờ nào cả [Khải Huyền 21:22].

Biển bằng pha-lê trong suốt biểu tượng cho sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và lửa được hoà vào nói đến cơn đoán phạt thánh của Ngài. “Bầu trời” trong như pha-lê cũng xuất hiện trong sự hiện thấy của tiên tri Ê-xê-chi-ên [Ê-xê-chiên 1:22] đó là bệ chân của ngôi Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ gặp lại biển pha lê này trong Khải Huyền 15:1-4 có liên quan đến sự chiến thắng của dân Y-sơ-ra-ên trên dân Ai Cập.

Ngợi Khen Đấng Ngự Trên Ngôi [Khải Huyền 4:9-11] Bất cứ khi nào các con sanh vật ngợi khen Đức Chúa Trời, các trưởng lão đều quì trước ngôi và ngợi khen Ngài. Sách Khải huyền chứa đầy bài hát ngợi khen [Khải Huyền 4:8,Khải Huyền 4:1 Khải Huyền 5:9-13 Khải Huyền 7:12-17 Khải Huyền 11:15-18 Khải Huyền 12:10-12 Khải Huyền 15:3-4 Khải Huyền 16:5-7 Khải Huyền 18:2-8 Khải Huyền 19:2-6]. Đặt nặng vấn đề ngợi khen là điều có ý nghĩa khi bạn nhớ rằng Giăng viết sách này để an ủi con cái Chúa đang trải qua đau đớn và bắt bớ!

Chủ đề của bài ca này là Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá, trong khi đó trong Khải Huyền 5:1-14, các trưởng lão ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chuộc. Lời ngợi khen trong chương 4 dâng lên cho Đức Chúa Cha đang ngự trên ngôi, trong khi chương 5 trực tiếp ngợi khen Đức Chúa Con [Chiên Con] trước ngôi. Bài hát kết thúc [Khải Huyền 5:13]dâng lên cho cả Đức Chúa Cha lẫn Đức Chúa Con, đây là một bằng chứng khác nói về thần tính của Chúa Giê-xu Christ.

Nếu hai mươi bốn trưởng lão tiêu biểu cho con dân Đức Chúa Trời tại trên trời, lúc ấy chúng ta phải nêu câu hỏi, “Tại sao con dân Đức Chúa Trời phải ngợi khen Đấng Sáng Tạo?”. Nếu các tầng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, tại sao con dân của Đức Chúa Trời trên trời lại không tham gia vào? [Thi Thiên 19:1-14]. Muôn vật luôn làm chứng về quyền năng, sự khôn ngoan và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nhận biết Đấng Tạo Hoá là bước khởi đầu tin cậy Đấng Cứu Chuộc [Công vụ 14:8-18 Công vụ 17:22-31]. “Muôn vật được dựng nên trong Ngài [Đấng Christ] và vì Ngài...muôn vật đứng vững trong Ngài” [Cô-lô-se 1:16-17].

Nhưng con người tội lỗi thờ lạy và hầu việc loài thọ tạo thế cho Đấng dựng nên, và đây là tội thờ hình tượng [Rô-ma 1:25]. Hơn nữa, con người tội lỗi đã làm hoen ố và hư hoại tạo vật kỳ diệu của Đức Chúa Trời và con người sắp phải trả giá cho việc làm đó [Khải Huyền 11:18]. Muôn vật được dựng nên để ngợi khen và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, con người không có quyền chiếm đoạt điều thuộc về Đức Chúa Trời. Con người đẩy muôn vật vào trong tội lỗi, để tạo vật tốt lành của Đức Chúa Trời ngày nay trở thành tạo vật than thở [Rô-ma 8:22] nhưng vì công giá cứu chuộc của Đấng Christ trên thập tự giá, ngày kia muôn vật sẽ được giải cứu và trở nên tạo vật vinh hiển [Rô-ma 8:18-24].

Thật chẳng may Hội Thánh ngày nay thường bỏ qua sự thờ phượng Đấng Tạo Hoá. Câu trả lời thật cho vấn đề sinh thái không phải thuộc về tài chánh hoặc luật pháp, nhưng thuộc về tinh thần. Chỉ khi con người nhận biết Đấng Tạo Hoá và bắt đầu dùng tạo vật dâng lên sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời thì các nan đề mới được giải quyết.

2. Họ thờ lạy Đấng Cứu Chuộc [Khải Huyền 5:1-14]

Điểm tập trung chú ý bây giờ chuyển sang cuốn sách có bảy ấn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Người ta không thể đọc cuốn sách vì sách được cuộn lại và niêm phong bằng bảy ấn [giống như chúc thư của người Rô-ma]. Sứ đồ Giăng có thể nhìn thấy chữ viết ở cả hai mặt của cuốn sách. điều này có nghĩa người ta không thể ghi thêm điều gì vào trong sách. Những gì đã viết là đầy đủ và trọn vẹn.

Cuốn sách tiêu biểu cho “chứng thư” của Đấng Christ đối với tất cả mọi điều Đức Chúa Cha đã hứa với Ngài vì sự hi sinh của Ngài trên thập tự giá. “Hãy cầu Ta, Ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, và các đầu cùng đất làm của cải” [Thi Thiên 2:8]. Chúa Giê-xu Christ là “kế tự của muôn vật” [Hê-bơ-rơ 1:2]. Ngài là “người bà con thân yêu có quyền chuộc” chúng ta sẵn lòng phó mạng sống Ngài để chúng ta được thoát khỏi xiềng xích và tái lập quyền thừa kế chúng ta đã đánh mất [Lê-vi Ký 25:23-46 Giê-rê-mi 32:6-15 Ru-tơ 1:1-4:22]

Khi Đấng Christ mở các ấn, nhiều biến cố kỳ lạ xảy ra. Ấn thứ bảy giới thiệu bảy tiếng kèn đoán phạt [Khải Huyền 8:1-2]. Sau đó, khi tiếng kèn thứ bảy vang lên, cơn thạnh nộ ngày lớn của Đức Chúa Trời được công bố “những bát thạnh nộ” được đưa vào, dẫn cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến cao điểm [Khải Huyền 11:15 Khải Huyền 15:1]. Có thể các tiếng kèn đoán phạt được viết trên một mặt của cuốn sách và các bát thạnh nộ viết trên mặt còn lại.

Chứng thư hay chúc thư chỉ có thể được mở do người được chỉ định thừa kế, và đó là Chúa Giê-xu Christ. Trong cả vũ trụ này chẳng có ai đủ xứng đáng mở các ấn.Giăng khóc là điều chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì ông nhận ra rằng kế hoạch cứu chuộc vinh hiển của Đức Chúa Trời dành cho loài người không thể nào hoàn thành cho đến khi cuốn sách mở ra. Vị cứu tinh phải là họ hàng gần, sẵn lòng cứu vớt, và có khả năng cứu vớt. Chúa Giê-xu Christ thỏa mãn tất cả những phẩm chất ấy. Ngài trở nên xác thịt, vì vậy Ngài là người bà con của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta và bằng lòng cứu vớt chúng ta và Ngài đã trả giá cao, vì vậy Ngài có thể cứu vớt.

Bây giờ chúng ta có thể bước vào kinh nghiệm thờ phượng được mô tả trong phần còn lại của Khải Huyền 5:1-14. Và chúng ta sẽ khám phá ra bốn lý do quan trọng cho biết tại sao chúng ta thờ lạy Chúa Giê-xu Christ.

Vì Ngài Là Đấng Phải Thờ Lạy [Khải Huyền 5:5-7]. Ba danh xưng độc nhất dành cho Chúa chúng ta để mô tả Ngài là ai. Thứ nhất, Ngài là Sư tử chi phái Giu-đa. Điều nhắc đến ở đây có liên quan đến Sáng Thế Ký 49:8-10 lúc Gia-cốp bằng hình thức tiên tri giao vương trượng cho Giu-đa và lập làm chi phái nhà vua. [Đức Chúa Trời chẳng hề có ý lập Sau-lơ làm vua, vì ông xuất thân từ chi phái Bên-gia-min. Đức Chúa Trời đã dùng ông để kỷ luật dân sự vì họ cầu xin một vua sau đó Ngài ban cho họ Đa-vít thuộc chi phái Giu-đa.]

Hình ảnh “sư tử” nói đến phẩm cách, quyền tể trị, lòng dũng mãnh và sự chiến thắng.Chúa Giê-xu Christ là người Giu-đa duy nhất có thể chứng minh quyền làm vua của Ngài qua bản gia phả. “Con vua Đa-vít” là danh xưng thường được dùng khi Ngài thi hành chức vụ trên thế gian [Ma-thi-ơ 1:1-17].

Nhưng Ngài còn là Dòng dõi nhà Đa-vít, nghĩa là Ngài sanh ra trong dòng dõi Đa-vít.Về nhân tính của Ngài, Chúa Giê-xu có nguồn gốc trong nhà Đa-vít [Ê-sai 11:1,Ê-sai 11:10]nhưng về phương diện thần tính, Chúa Giê-xu là cội rễ của Đa-vít. Dĩ nhiên, điều này nói về sự bất diệt của Chúa chúng ta quả thật Ngài là “Đấng Thượng Cổ”. Làm thế nào Chúa Giê-xu vừa là Chúa của Đa-vít vừa là Con vua Đa-vít là một vấn đề Chúa Giê-xu nêu ra cho người Pha-ri-si, và họ không thể [hoặc không chịu] trả lời cho Ngài [Ma-thi-ơ 22:41-46].

Khi Giăng quay lại nhìn xem, ông không thấy sư tử nhưng thấy chiên con! Chúa Giê-xu Christ được xưng là “Chiên Con” ít nhất hai mươi tám lần trong sách Khải huyền [trong tiếng Hy Lạp chữ này có nghĩa “con chiên nhỏ đáng yêu”] và điều nhấn mạnh này chúng ta không khó có thể bỏ qua. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là “cơn thạnh nộ của chiên con” [Khải Huyền 6:16]. Sự tẩy sạch chỉ bởi “huyết Chiên Con” [Khải Huyền 7:14]. Hội Thánh là “vợ của Chiên Con” [Khải Huyền 19:7 Khải Huyền 21:9].

“Chiên Con” là chủ đề quan trọng trong suốt Kinh Thánh, vì chủ đề ấy giới thiệu con người và công việc của Chúa Giê-xu Christ, Đấng Cứu Chuộc. Kinh Thánh Cựu Ước nêu lên câu hỏi, “chiên con ở đâu?” [Sáng Thế Ký 22:7] được Giăng Báp-tít trả lời, “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của cả thế gian đi” [Giăng 1:29]. Ban hợp xướng trên trời hát rằng, “Chiên Con đáng ngợi khen! ” [Khải Huyền 5:12].

Lời mô tả về Chiên Con [c.6], nếu được một hoạ sĩ vẽ theo nghĩa đen sẽ có một bức tranh kỳ dị nhưng khi hiểu theo biểu tượng, bức tranh ấy truyền đạt lẽ thật thuộc linh. Vì số bảy là số trọn vẹn, nên chúng ta có được quyền năng trọn vẹn [bảy sừng], sự khôn ngoan trọn vẹn [bảy mắt], và sự hiện diện trọn vẹn [bảy vì thần ở khắp đất]. Các nhà thần học gọi những phẩm chất này là toàn năng, toàn tri, toàn tại và cả ba đều là thuộc tính của Đức Chúa Trời. Chiên Con là Đức Chúa Con, Cứu Chúa Giê-xu!

Chúng ta thờ lạy Chúa Giê-xu Christ vì chính Ngài. Nhưng còn có lý do thứ hai cho biết tại sao chúng ta thờ lạy Ngài.

Vì Nơi Ngài Ngự [Khải Huyền 5:6]. Đầu tiên, Chúa Giê-xu ở trên trời. Ngài không nằm trong máng cỏ, tại Giê-ru-sa-lem, trên thập tự giá hoặc trong mộ phần. Ngài được tiếp lên trời và được tôn cao tại đó. Đây quả thật là sự an ủi cho con cái Chúa đang trải qua đau khổ, biết rằng Đấng Cứu Chuộc họ đã chiến thắng mọi kẻ thù và hiện nay đang kiểm soát các biến cố bằng sự vinh hiển! Ngài cũng chịu đau đớn nhưng Đức Chúa Trời làm cho sự đau khổ của Ngài ra vinh hiển.

Nhưng Đấng Christ ngự nơi nào trên trời? Ngài ngự ở chính giữa. Chiên Con là trung tâm của tất cả những điều lộ ra trên trời. Muôn vật tập trung vào Ngài [Bốn con sanh vật], tất cả con cái Đức Chúa Trời cũng làm như vậy [các trưởng lão]. Các thiên sứ ở chung quanh ngôi đứng vây bọc Đấng Cứu Chuộc và ngợi khen Ngài.

Ngài còn ở tại ngôi. Vài bài thơ và bài ca viết theo cảm xúc Cơ Đốc đã đánh đổ ngôi vị của Đấng Cứu Rỗi và chỉ nhấn mạnh đến cuộc sống của Ngài trên thế gian mà thôi. Những vần thơ và bài ca này làm cho “người thợ mộc hiền lành” hoặc “người thầy khiêm tốn” trở nên hấp dẫn hơn, nhưng chúng không tôn cao Chúa sống! Chúng ta không thờ lạy một hài nhi trong máng cỏ hoặc một thi thể trên thập tự giá.Chúng ta thờ lạy Chiên Con của Đức Chúa Trời hằng sống đang cầm quyền, Đấng đang ngự ở chính giữa tại các nơi trên trời.

Vì Những Việc Ngài Làm [Khải Huyền 5:8-10]. Khi Chiên Con đến và lấy cuốn sách [Đa-ni-ên 7:13-14], khóc than chấm dứt và tiếng ngợi khen bắt đầu trổi dậy. Con cái Đức Chúa Trời và những đại diện của tạo vật Ngài đồng hoà tiếng hát trong bài ca mới ngợi khen Đức Chúa Trời. Hãy lưu ý ngợi khen và lời cầu nguyện được hiệp làm một, vì xông hương là hình ảnh cầu nguyện dâng lên Ba Ngôi Đức Chúa Trời [Thi Thiên 141:2 Lu-ca 1:10]. Chúng ta sẽ gặp lại “những lời cầu nguyện như thức hương” của thánh đồ [Khải Huyền 6:9-11 Khải Huyền 8:1-6].

Họ hát loại bài ca nào? Đầu tiên, đó là bài ca thờ phượng, vì họ nói, “Ngài đáng được ngợi khen! ”. Ngợi khen có nghĩa “qui sự vinh hiển”, và chỉ một mình Chúa Giê-xu đáng được vinh hiển. Khi còn thi hành chức vụ mục sư, tôi tìm cách tổ chức giờ thờ phượng mỗi buổi sáng bằng lời thánh ca đã nâng tâm trí và tấm lòng của Hội Thánh đến gần Chúa Giê-xu Christ. Hiện thời có quá nhiều bài hát lấy “Tôi” làm trung tâm hơn là “Đấng Christ”. Họ đề cao kinh nghiệm của con cái Chúa quá nhiều đến nỗi hầu như họ không đếm xỉa gì đến sự vinh hiển của Chúa.Chắc chắn có chỗ để hát loại bài ca ấy, nhưng không có gì ví sánh nỗi với Đấng Christ đầy yêu thương trong sự thờ phượng thiêng liêng.

Nhưng đây còn là bài hát nói về Phúc Âm! “Ngài bị giết, và đã cứu chuộc chúng ta bằng huyết Ngài”. Chữ giết có nghĩa “bị giết cách dã man” [c.6]. Thiên đàng ngợi ca về thập tự giá và huyết! Tôi đọc về một giáo phái đã tu chỉnh thánh ca chính thức của họ, thay tất cả các bài hát nói về huyết Đấng Christ. Thánh ca ấy không thể dùng trên thiên đàng được, vì tại đó chỉ có lời chúc tụng huyết Chiên Con đã đổ ra vì tội lỗi của thế gian.

Trong Sáng Thế Ký 22:1-18, con chiên được dâng làm của lễ thay cho Y-sác, một hình ảnh về Đấng Christ phó mạng sống thay cho cá nhân con người. [Ga-la-ti 2:20]. Trong lễ Vượt Qua, chiên con bị giết vì mỗi gia đình [Xuất Ê-díp-tô 12:3]. Ê-sai nói rằng Chúa Giê-xu chết thay cho dân tộc Y-sơ-ra-ên [Ê-sai 53:8 Giăng 11:49-52]. Giăng khẳng định Chiên Con đã chết thay cho cả thế gian! [Giăng 1:29]. Càng suy gẫm về quyền năng và tầm mức của công tác cứu chuộc Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá, bạn càng hạ mình xuống và phủ phục dưới chân Ngài mà thờ lạy.

Bài ca này cũng là bài ca truyền giáo. Chúa chuộc mua tội nhân “thuộc mọi dòng giống, mọi tiếng, mọi nước” [Khải Huyền 5:9]. Dòng giống liên quan đến tổ tiên chung và tiếng đề cập đến tiếng nói chung. Dân nghĩa là chủng tộc, và nước là nền cai trị chung hoặc chính phủ. Đức Chúa Trời yêu thương toàn thế giới [Giăng 3:16] và nỗi mong mỏi của Ngài là làm sao sứ điệp cứu rỗi được truyền ra cho khắp thế giới [Ma-thi-ơ 28:18-20].

Có lẽ bạn nghe nói về một Cơ Đốc nhân nọ chống đối việc truyền giáo hải ngoại nhưng vì lý do nào đó lại tình cờ dự một buổi họp truyền giáo. Khi người ta đưa hộp tiền dâng qua, ông ta nói với người lãnh tiền dâng, “Tôi không tin vào công việc truyền giáo! ”. Người lãnh tiền dâng bảo, “Vậy ông cứ lấy ra một ít đi. Nó dành cho người ngoại mà”.

Bài hát trên trời còn là bài ca tận hiến, vì nó thông báo địa vị độc nhất của chúng ta trong Đấng Christ là “nước của thầy tế lễ”. Giống như Mên-chi-xê-đéc cổ xưa, tín hữu là vua và thầy tế lễ [Sáng Thế Ký 14:17 Hê-bơ-rơ 7:1-28 1Phi-e-rơ 2:5-10]. Bức màn trong đền thờ bị xé rách khi Chúa Giê-xu chết, mở ra con đường đến Đức Chúa Trời [Hê-bơ-rơ 10:19-25]. Chúng ta “cai trị trong sự sống” khi chúng ta vâng phục Đấng Christ và để cho Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta [Rô-ma 5:17].

Cuối cùng, bài ca này là bài ca tiên tri: “Chúng ta sẽ cai trị trên mặt đất” [Rô-ma 5:10]. Khi Chúa Giê-xu Christ trở lại trần gian, Ngài sẽ lập nước công bình của Ngài trong 1.000 năm và chúng ta sẽ trị vì cùng Ngài [Khải Huyền 20:1-6]. Lời cầu nguyện của các thánh đồ, “Nước Ngài được đến! ” lúc ấy sẽ được ứng nghiệm. Muôn vật sẽ thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi [Rô-ma 8:17-23 Ê-sai 11:1-10], và Đấng Christ sẽ cai trị trong công bình và năng quyền.

Thật là một bài ca tuyệt diệu! Sự thờ phượng chúng ta sẽ phong phú biết bao nếu như chúng ta hoà trộn tất cả các lẽ thật này trong sự tôn cao Ngài!

Vì Những Gì Ngài Có [Khải Huyền 5:11-14]. Trong lời ngợi khen kết thúc này, tất cả các thiên sứ và muôn vật trong vũ trụ cùng hoà lòng thờ lạy Đấng Cứu Chuộc. Quả thật Giăng đã được nghe một suối hoà âm! Trong bài ca này, lời hát nói lên những điều Chúa Giê-xu Christ đáng nhận lãnh vì sự hi sinh chết thay của Ngài trên thập tự giá. Khi Ngài còn sống trên thế gian, con người không dâng những điều này lên cho Ngài vì Ngài đã chủ tâm bỏ sang một bên những điều này trong sự hạ mình của Ngài.

Ngài đã sinh ra trong sự yếu đuối và Ngài chết trong sự yếu đuối nhưng Ngài thừa kế tất cả mọi quyền bính. Ngài trở nên kẻ nghèo nhất trong những người nghèo [2Cô-rinh-tô 8:9], nhưng Ngài nắm giữ mọi sự giàu có trên trời và dưới đất. Loài người cười nhạo Ngài và gọi Ngài là người điên tuy nhiên Ngài chính là Đấng khôn ngoan của Đức Chúa Trời [1Cô-rinh-tô 1:24 Cô-lô-se 2:3].

Ngài chia sẻ trong những yếu đuối của con người khi Ngài đói, khát, và mệt mỏi. Ngày nay trong vinh quang, Ngài có mọi sức mạnh. Trên thế gian, Ngài từng trải sự khinh hèn và xấu hổ khi tội nhân nhạo báng và mắng nhiếc Ngài. Họ chế nhạo chức vị vua của Ngài và mặc cho Ngài áo xống, đội mão gai trên đầu Ngài và bảo Ngài cầm cây gậy. Nhưng tất cả những điều đó bây giờ được đổi thay! Ngài đã nhận tất cả sự tôn quí và vinh hiển!

Và phước hạnh! Ngài trở nên sự rủa sả vì chúng ta trên thập tự giá [Ga-la-ti 3:13], để chúng ta chẳng bao giờ bị ở dưới sự rủa sả của luật pháp. [Vài bản dịch viết là “sự ngợi khen” thay vì “phước hạnh”, nhưng trong tiếng Hy Lạp chữ này mang cả hai ý nghĩa]. Ngài đáng được tất cả chúng ta ngợi khen!

Buổi thờ phượng lên đến cao điểm khi tất cả vũ trụ ngợi khen Chiên Con của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Cha ngự trên ngôi!

Và có tiếng đồng thanh hô vang “A-men” của bốn con sanh vật! Trên trời, chúng ta được phép nói “A-men! ”.

Hãy nhớ rằng tất cả lời ngợi khen này tập trung vào Chúa Giê-xu Christ, Đấng Cứu chuộc. Không phải tôn xưng Ngài là Giáo sư nhưng là Đấng Cứu Rỗi, Ngài là chủ đề của sự thờ phượng. Trong khi một người không tin có thể ca ngợi Đấng Sáng Tạo, chắc chắn người ấy không thể thực lòng ngợi khen Đấng Cứu Chuộc được.

Tất cả mọi người trên trời đều ngợi khen vì Chiên Con lấy cuốn sách từ tay Đức Chúa Cha. Kế hoạch đời đời vĩ đại của Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiệm, muôn vật sẽ được giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi và sự chết. Ngày kia khi Chiên Con sẽ mở các ấn , làm chuyển động các biến cố để cuối cùng dẫn đến việc Ngài trở lại trần gian lập nước của Ngài .

Khi dự phần trong những cuộc thờ phượng trên thiên đàng như vầy, lòng bạn có nói “A-men” với những gì họ đã hát không? Có thể bạn tin vào Đấng Christ là Đấng Sáng Tạo, nhưng Bạn đã tin Ngài làm Đấng Cứu Chuộc bạn chưa?

Nếu chưa, bạn có thực hiện ngay giờ này không?

“Này, Ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng người ấy ăn bữa tối với người và người với Ta” [Khải Huyền 3:20]

5. CÁC ẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐÓNG ẤN [Khải Huyền 6:1-7:16]

Sự thờ phượng mô tả trong Khải Huyền 4:1–Khải Huyền 5:14 là sự chuẩn bị cho cơn thạnh nộ mô tả trong Khải Huyền 6:1-19:21. Có lẽ chúng ta lấy làm lạ khi sự thờ phượng và phán xét lại đi đôi với nhau. sở dĩ như vậy vì chúng ta không hiểu đầy đủ về đức thánh khiết của Đức Chúa Trời và tình trạng tội lỗi của con người. Chúng ta cũng không hiểu hết được toàn cảnh bức tranh Đức Chúa Trời muốn hoàn thành và các thế lực tội ác chống đối Ngài như thế nào. Đức Chúa Trời kiên nhẫn chờ đợi nhưng đến cuối cùng Ngài phải đoán phạt tội lỗi và bênh vực cho tôi tớ của Ngài.

Theo Đa-ni-ên 9:27, bảy năm ấn định cho dân Y-sơ-ra-ên trong lịch tiên tri của Đức Chúa Trời, bắt đầu bằng việc ký kết một thỏa ước với nhà độc tài thế giới [Kẻ địch lại Đấng Christ], và kết thúc bằng việc Đấng Christ trở lại trần gian phán xét tội lỗi và lập nước của Ngài. Đó là giai đoạn được mô tả trong Khải Huyền 6:1-19:21.Qua việc liên hệ đến bố cục của Giăng [Khải Huyền 1:1-20], bạn hiểu rằng việc mô tả của ông chia làm ba phần: ba năm rưỡi đầu tiên [các chương 6-9], các biến cố vào giai đoạn giữa [các chương 10-14], và ba năm rưỡi còn lại [các chương 15-19].

Điều gì có ý nghĩa vào khoảng giữa của Cơn Đại Nạn? Đó là khi Kẻ địch lại Đấng Christ phá bỏ giao ước với dân Y-sơ-ra-ên và trở nên kẻ bắt bớ thay vì làm người bảo vệ che chở cho dân Y-sơ-ra-ên [Đa-ni-ên 9:27].

Khi nghiên cứu mười bốn chương đầy dẫy các biến cố này, bạn hãy nhớ rằng Giăng viết nhằm an ủi con cái Đức Chúa Trời trong mọi thời kỳ của lịch sử Hội Thánh. Ông không chỉ viết lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm trong ngày cuối cùng nhưng còn viết về thần học và bày tỏ về bản thể của Đức Chúa Trời cũng như những nguyên tắc trong nước của Ngài. Các chương này mô tả sự đối kháng giữa Đức Chúa Trời và quỉ Sa-tan, Thành Giê-ru-sa-lem mới và Ba-by-lôn cho dù nhà nghiên cứu có dùng “chìa khoá” nào để mở khoá đi vào sách Khải huyền đi nữa, họ cũng không thể nào không thấy Vua trên muôn vua được tôn cao khi Ngài bênh vực cho con cái Ngài và ban chiến thắng cho những người tin Ngài.

Vì Hội Thánh chẳng bao giờ biết thời điểm Đấng Christ sẽ trở lại, cho nên mỗi thế hệ phải sống trong tinh thần chờ sẵn sự tái lâm của Ngài. Do đó, sách Khải huyền phải chuyển tải lẽ thật đến cho mỗi thế hệ, chớ không dành cho những người còn đang sống khi các biến cố này xảy ra. Các câu như Khải Huyền 13:9 Khải Huyền 16:15 Khải Huyền 22:7,Khải Huyền 22:18-20 đều cho biết sứ điệp của Giăng không bị giới hạn theo thời gian. Điều này còn giải thích tại sao vị sứ đồ dùng quá nhiều biểu tượng, vì biểu tượng không hề mất đi ý nghĩa. Trong mỗi thời đại của lịch sử, Hội Thánh đã chiến đấu chống lại Ba-by-lôn [so sánh Khải Huyền 18:4 với Giê-rê-mi 50:1-51:64] và Kẻ địch lại Đấng Christ [1Giăng 2:18]. Khải Huyền 6:1-19:21 chỉ là cao điểm của cuộc chiến này.

Trong Khải Huyền 6:1-7:17 Giăng mô tả những ngày đầu của Kỳ Đại Nạn là thời gian báo thù, đáp ứng và chuộc tội.

1. Sự báo thù [Khải Huyền 6:1-8]

Trong phần này, Giăng ghi lại bốn ấn đầu tiên và khi mỗi ấn mở ra, một trong bốn con sanh vật kêu gọi người cỡi trên ngựa. [“Hãy đến xem” nên viết là, “Hãy đến! ”]. Nói cách khác, những biến cố xảy ra trên thế gian bởi quyền chỉ huy trực tiếp của Đức Chúa Trời trên trời.

Hình ảnh con ngựa có thể liên quan đến khải tượng mô tả trong Xa-cha-ri 1:7-17. Ngựa tiêu biểu cho hoạt động của Đức Chúa Trời trên thế gian, Ngài dùng mọi sức mạnh để hoàn tất chương trình đời đời của Ngài. Trung tâm chương trình của Ngài là dân Y-sơ-ra-ên, nhất là thành phố Giê-ru-sa-lem. [Thành phố Giê-ru-sa-lem được đề cập đến ba mươi chín lần trong Xa-cha-ri]. Đức Chúa Trời có kế hoạch giao ước với dân Y-sơ-ra-ên, và kế hoạch đó sẽ được ứng nghiệm như Ngài đã hứa.

Bây giờ, chúng ta hãy thử nhận biết các con ngựa và người cỡi ngựa.

Kẻ Địch Lại Đấng Christ [Khải Huyền 6:1-2]. Tiên tri Đa-ni-ên nói rằng có một “vua sẽ đến” lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên để bảo vệ dân ấy thoát khỏi mọi kẻ thù [Đa-ni-ên 9:26-27]. Nói cách khác, con người độc tài cai trị thế giới trong tương lai bắt đầu sự nghiệp của mình là nhà kiến tạo hoà bình! Người sẽ đi từ thắng lợi này đến chiến thắng khác và cuối cùng cai trị toàn thế giới.

Một số người cho rằng người cỡi trên con ngựa trắng thực sự là biểu tượng về “Đấng Christ chiến thắng” ngày nay đang đánh bại các thế lực tội lỗi trong thế gian.Họ lấy Khải Huyền 19:11 làm bằng chứng, nhưng điều tương tự duy nhất đó là sự xuất hiện của con ngựa trắng. Nếu quả thật người cỡi ngựa này là Chúa Giê-xu Christ, thì có vẻ lạ là Ngài được xưng danh vào cuối sách chớ không vào đầu sách!

Chúng ta có thể nghĩ rằng Kẻ Chống Lại Đấng Christ giả danh Đấng Christ vì đó là điều quỉ Sa-tan bắt chước! Ngay cả người Giu-đa [biết nhiều về Kinh Thánh]cũng bị nó đánh lừa [Giăng 5:43 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12]. Kẻ lừa dối vĩ đại sẽ đến trong vai trò nhà lãnh đạo hoà bình, tay cầm một cây cung không có tên! [Vũ khí của Chúa chúng ta là gươm Khải Huyền 19:15]. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ giải quyết những nan đề của thế giới và được mọi người tiếp nhận là Nhà Giải Phóng Vĩ Đại.

Chữ dùng nói đến mão miện trong câu 2 là stephanos, có nghĩa “mão miện của “người chiến thắng”. Mão miện Chúa Giê-xu Christ đội là diadema, “vương miện” [Khải Huyền 19:12]. Kẻ địch lại Đấng Christ không thể nào đội được mão miện diadema, vì mão miện ấy chỉ thuộc về một mình Con Đức Chúa Trời.

Chắc chắn, trong một ý niệm ngày nay Chúa Giê-xu Christ đang chinh phục, khi Ngài cứu thoát con người ra khỏi xiềng xích tội lỗi và quỉ Sa-tan [Cô-lô-se 1:13 Công vụ 26:18]. Nhưng việc chinh phục này bắt đầu bằng sự đắc thắng của Ngài trên thập tự giá và chắc chắn không phải đợi cho đến lúc mở ấn! Về sau chúng ta sẽ thấy hậu quả của các biến cố trong Khải Huyền 6:1-17 tương đương với những điều xảy ra do Chúa báo trước trong bài giảng trên núi Ô-li-ve và điều đầu tiên được đề cập đến là sự xuất hiện của những Christ giả [Ma-thi-ơ 24:5].

Chiến Tranh [Khải Huyền 6:3-4]. Kẻ địch lại Đấng Christ bắt đầu việc chinh phục bằng sự hoà bình, nhưng chẳng bao lâu nó thay đổi cây cung không có tên bằng thanh gươm. Màu đỏ thường liên quan đến sự gớm ghiếc và sự chết:con rồng màu đỏ [Khải Huyền 12:3], con thú màu đỏ [Khải Huyền 17:3]. Đó là bức tranh mong muốn làm đổ huyết. Chiến tranh là một phần con người kinh nghiệm từ khi Ca-in giết A-bên em mình, do đó hình ảnh này sẽ bày tỏ cho tín hữu ở mọi thời đại, nhắc họ nhớ rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ cầm quyền cai trị, mặc dù Ngài không chịu trách nhiệm cho những việc làm vô pháp luật của con người và các nước.

Đói Kém [Khải Huyền 6:5-6] Màu đen thường liên quan đến nạn đói [Giê-rê-mi 14:1-2 Ca Thương 5:10]. Đói kém và chiến tranh đi đôi với nhau. Nạn khan hiếm thực phẩm sẽ làm tăng vọt giá cả buộc chính phủ phải định mức những gì đã có.“Cân bánh trao cho các ngươi” là cụm từ cho thấy lương thực bị khan hiếm [Lê-vi Ký 26:26]. Một đơ-ni-ê là lương căn bản của một ngày công lao động [Ma-thi-ơ 20:2], nhưng dĩ nhiên sức mua của một đơ-ni-ê có giá trị hơn giá tiền tương đương với nó ngày nay. Một “đấu lúa mì” khoảng chừng hai pint [tương đương 0,5 lít] đủ cho nhu cầu hằng ngày của một người. Thông thường, một người có thể trả tiền một đơ-ni-ê mua tám đến mười hai đấu lúa mì, và còn nhiều hơn đối với lúa mạch là loại ngũ cốc giá nhẹ hơn.

Tuy nhiên, trong cơn Đại Nạn, một người sẽ phải lao động suốt ngày mới chỉ đủ lương thực cho chính bản thân mình! Anh ta sẽ không dành được gì cho gia đình mình cả! Lúc ấy, người giàu sẽ dư dật rượu và dầu. Chẳng lạ gì đến cuối cùng Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ kiểm soát nền kinh tế [Khải Huyền 13:17] khi con người này hứa chu cấp lương thực cho quần chúng đói khát.

Sự Chết [Khải Huyền 6:7-8]. Sứ đồ Giăng thấy hai con người: Sự chết cỡi trên con ngựa sắc vàng và Âm phủ [vương quốc sự chết] đi theo nó. Đấng Christ cầm chìa khoá của sự chết và âm phủ [Khải Huyền 1:18], và ngày kia cả hai sẽ bị ném vào trong địa ngục [Khải Huyền 20:14]. Sự chết đòi thân xác trong khi âm phủ đòi linh hồn người chết [Khải Huyền 20:13]. Giăng thấy những kẻ thù này, được trang bị bằng gươm dao, đói kém, bệnh tật [sự chết], và thú rừng, đi ra giành giựt lấy con mồi.Vào thời cổ xưa, đói kém, dịch lệ và sự tàn phá của động vật sẽ đi kèm với chiến tranh [Giê-rê-mi 15:2 Giê-rê-mi 24:10 Ê-xê-chiên 14:21].

Những bạo chúa mang lại cho thế giới chiến tranh, đói kém, bệnh tật chắc chắn không phải là điều mới mẻ. Những người trải qua đau khổ từ thời đế quốc Rô-ma cho đến cuộc chiến gần đây nhất đều dễ dàng nhận ra những điều báo trước về bốn người cỡi ngựa đáng sợ này. Đây là lý do tại sao sách Khải huyền là nguồn an ủi cho tín hữu bị hoạn nạn suốt lịch sử Hội Thánh. Khi nhìn thấy Chiên Con mở ấn, họ nhận biết rằng Đức Chúa Trời đang cai trị và biết rằng chương trình của Ngài sẽ hoàn tất.

2. Phản ứng [Khải Huyền 6:9-17]

Giăng ghi lại hai phản ứng đối với việc mở các ấn, một phản ứng trên trời và một ở dưới đất.

Những Người Bị Giết Vì Đức Tin [Khải Huyền 6:9-11]. Khi thầy tế lễ trong Cựu Ước dâng con sinh tế, người đổ huyết con sinh nơi chân bàn thờ bằng đồng [Lê-vi Ký 4:7,Lê-vi Ký 4:18,Lê-vi Ký 4:25,Lê-vi Ký 4:30]. Trong hình ảnh Cưụ Ước, huyết tiêu biểu cho sự sống [Lê-vi Ký 17:11]. Vì vậy, trong Khải huyền ở đây, linh hồn những người bị giết “ở dưới bàn thờ” cho thấy rằng họ đã hi sinh mạng sống vì vinh hiển Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô có cùng ý tưởng khi viết trong thơ Phi-líp 2:17 và 2Ti-mô-thê 4:6].

Trong tiếng Hy Lạp, chữ martus, cho chúng ta chữ tiếng Anh martyr có nghĩa là “người làm chứng” [Khải Huyền 2:13 Khải Huyền 17:6]. Các thánh đồ bị kẻ thù giết vì họ đã làm chứng cho lẽ thật của Đức Chúa Trời và vì họ rao ra sứ điệp của Chúa Giê-xu Christ. Các thế lực của Kẻ địch lại Đấng Christ không thừa nhận lẽ thật, vì quỉ Sa-tan muốn đánh lừa họ và muốn họ chấp nhận lời dối trá của nó [Khải Huyền 19:20 Khải Huyền 20:10 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:9-12].

Vì kẻ giết họ vẫn còn sống trên thế gian, nên có thể những người bị giết này hiện diện từ phần đầu của Cơn Đại Nạn. Nhưng họ tiêu biểu cho tất cả những người đã bỏ mình vì Chúa Giê-xu Christ và vì chân lý của Đức Chúa Trời, họ là niềm an ủi khích lệ cho tất cả mọi người ngày nay được kêu gọi nối tiếp bước chân của họ.Họ bảo đảm cho chúng ta rằng linh hồn của những người giết đang ở trên trời, đang chờ đợi sự sống lại [Khải Huyền 20:4], và chúng ta biết chắc rằng họ đang yên nghỉ và được mặc áo vinh hiển trên thiên đàng.

Nhưng có phải “Cơ Đốc nhân” cầu xin Chúa báo thù những kẻ đã giết hại các thánh đồ không? Dẫu sao, cả Chúa Giê-xu và Ê-tiên đều cầu nguyện xin Đức Chúa Trời tha thứ cho người đã giết mình. Tôi tin rằng khi các thánh tử đạo bị giết trên thế gian, họ cũng cầu nguyện cho những người giết họ và đây là điều nên làm [Ma-thi-ơ 5:10-12,Ma-thi-ơ 5:43-48].

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng không phải kẻ thù của họ có bị đoán phạt không, nhưng mà là khi nào. “Ôi, hỡi Chúa, cho đến chừng nào?” là tiếng khóc than của con cái Đức Chúa Trời bị đau đớn trải qua nhiều thời đại. [Thi Thiên 74:9-10 Thi Thiên 79:5 Ha-ba-cúc 1:2]. Các thánh đồ trên trời biết rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ đoán xét tội lỗi và lập sự công chính trên đất, nhưng họ không biết chính xác ngày giờ của Đức Chúa Trời. Họ không tìm cách trả thù cá nhân, nhưng họ tìm sự bênh vực thánh của Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài. Ngày nay, lời cầu nguyện, “Xin nước Ngài được đến! ” của mọi tín hữu chân thành còn đang vang vọng.

Đức Chúa Trời phán rõ với những người bị giết rằng sự hi sinh của họ là một cuộc hẹn, chớ không phải là tai nạn và những người khác cũng sẽ cùng tham gia với họ. Ngay cả sự chết của con cái Ngài, Đức Chúa Trời cũng đang cai trị [Thi Thiên 116:15] vì thế không có việc gì phải sợ.

Nhiều người khác nữa sẽ bị giết vì đức tin trước khi Chúa trở lại lập nước của Ngài. [Khải Huyền 11:7 Khải Huyền 12:11 Khải Huyền 14:13 Khải Huyền 20:4-5]. Giống như ngày nay, lúc ấy dường như kẻ thù đang chiến thắng nhưng Đức Chúa Trời sẽ nói lời cuối cùng. Ngay cả trong thế kỷ hai mươi “văn minh tươi sáng” của chúng ta, cũng có hàng ngàn Cơ Đốc nhân bỏ mình vì Đấng Christ chắc chắn họ sẽ nhận lãnh mão triều thiên sự sống [Khải Huyền 2:10].

Những Cư Dân Trên Đất [Khải Huyền 6:12-17]. Những người bị giết khóc than, “Xin trả thù cho chúng con! ” nhưng những kẻ vô tín lại kêu khóc, “Xin hãy che khuất chúng tôi! ”. Sáu ấn được mở ra xảy đến sự rối loạn và thảm hoạ trên toàn thế giới, kể cả một trong ba cơn động đất dữ dội [Khải Huyền 6:12 Khải Huyền 11:13 Khải Huyền 16:18-19]. Muôn vật đều bị ảnh hưởng: mặt trời, mặt trăng, ngôi sao và các tầng trời, các núi non, hải đảo. Hãy đối chiếu khung cảnh này với Giô-suê 2:30-31 và Giô-suê 3:15 cũng như so sánh Ê-sai 13:9-10 và Ê-sai 34:2-4.

Mặc dù Giăng dùng ngôn ngữ biểu tượng để viết, nhưng những câu này mô tả một quang cảnh gây hãi hùng, cả đến người can đảm nhất cũng hoảng sợ. Người ta sẽ tìm cách trốn khỏi mặt Đức Chúa Trời và Chiên Con! Hãy tưởng tượng cảnh người ta tìm cách chạy trốn khỏi một chiên con! Có lần tôi nghe Tấn sĩ Vance Havner nói rằng có một ngày miếng đất đắt giá nhất cũng chỉ là một hang ổ của loài gặm nhấm dưới đất và ông ta đã nói đúng.

Chúng ta sẽ gặp “cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” nhiều hơn khi tiếp tục nghiên cứu suốt sách Khải huyền [Khải Huyền 11:18 Khải Huyền 14:10 Khải Huyền 16:19 Khải Huyền 19:15]. Chúng ta cũng gặp cơn nổi giận của quỉ Sa-tan [Khải Huyền 12:17] và sự giận hoảng của các nước khi họ chống nghịch Đức Chúa Trời [Khải Huyền 11:18]. Nếu con người không vâng phục tình thương của Đức Chúa Trời, và được ân điển Đức Chúa Trời thay đổi, lúc ấy chẳng còn có phương cách nào giúp họ thoát khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

Giai cấp và sự giàu có sẽ không cứu được ai trong ngày kinh khiếp ấy. Bản liệt kê của sứ đồ Giăng bao gồm các vua, các quan trưởng, các nô lệ, người giàu và kẻ nghèo. “Ai có thể đứng nổi?”.

Cụm từ “cơn thạnh nộ của Chiên Con” là chuyện ngược đời. “Cơn thạnh nộ của sư tử”nghe hợp lý hơn. Chúng ta quá quen thuộc với việc đề cao sự khiêm nhu và hiền hoà của Đấng Christ [Ma-thi-ơ 11:28-30] đến nỗi quên mất đức thánh khiết và sự công chính của Ngài. Cùng một Đấng Christ tiếp rước con trẻ trong đền thờ cũng đã đánh đuổi những kẻ buôn bán khỏi đền thờ ấy. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không giống như cơn giận dữ của con trẻ hoặc hình phạt của bậc làm cha mẹ thiếu bình tĩnh. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là bằng chứng của tình yêu thương thánh khiết của Ngài dành cho tất cả mọi người ngay thẳng và là dấu ghét thánh của Ngài dành cho tất cả những người sống gian ác. Chỉ có người mềm yếu đa cảm mới muốn thờ lạy một Đức Chúa Trời không ngay thẳng trừng phạt sự gian ác trong thế gian.

Hơn nữa, con người đề cập ở đây là người không ăn năn. Họ từ chối không chịu vâng phục ý chỉ Đức Chúa Trời. Họ muốn trốn khỏi Đức Chúa Trời trong nỗi sợ hãi hơn là chạy đến với Ngài trong đức tin [nhớ lại câu chuyện của A-đam và Ê-va]. Họ là bằng chứng cho thấy chính sự đoán xét không thay đổi lòng con người. Con người không chỉ tìm cách trốn chạy khỏi Đức Chúa Trời, nhưng họ còn nói phạm đến Ngài nữa! [Khải Huyền 16:9,Khải Huyền 16:11,Khải Huyền 16:21]. Nhưng có hi vọng nào cho các tín hữu trong thời gian xảy ra cơn đoán phạt khủng khiếp này không? Và còn tuyển dân của Đức Chúa Trời, dân Do Thái, đã lập giao ước với Kẻ địch lại Đấng Christ thì sao? Chắc chắn đây là những người tin cậy Chúa sau khi Hội Thánh được cất lên trời, nhưng họ sẽ xoay xở ra sao? Chúng ta chuyển qua Khải Huyền 7:1-17 để tìm lời giải đáp.

Nhưng trước khi xem xét chủ đề thứ ba của Giăng trong phần này - Ơn cứu chuộc - chúng ta nên lưu ý những điểm tương đồng giữa lời tiên tri của Chúa Giê-xu ghi lại trong Ma-thi-ơ 24:1-51 và lời Giăng viết trong Khải Huyền 6:1-17. Bản tóm tắt sau đây cho thấy rõ.

-Ma-thi-ơ 24

Người cỡi ngựa trắng [cc.1-2]

Chiến tranh [c.6]

Đói kém [c.7a]

Sự chết [c.7b-8]

Các thánh tử đạo [c.9]

Toàn thế giới hỗn loạn [c.10-13]

-Khải Huyền 6

Những Christ giả [c.4-5]

Con ngựa đỏ - chiến tranh [c.3-4]

Con ngựa đen - đói kém [c.5-6]

Con ngựa sắc vàng - sự chết [c.7-8]

Các thánh tử đạo dưới bàn thờ [c.9-11]

Toàn thế giới hỗn loạn [c.12-17]

Ma-thi-ơ 24:14 giới thiệu sự rao giảng Phúc Âm về nước thiên đàng cho khắp thế giới, điều này có thể phù hợp với Khải Huyền 7:1-17. Đức Chúa Trời có thể dùng 144.000 người Giu-đa đã được đóng ấn đi rao báo lời của Ngài cho thế giới, đem lại sự cứu rỗi cho vô số người.

3. Sự cứu chuộc [Khải Huyền 7:1-17]

Thật quan trọng khi chúng ta đối chiếu hai nhóm người được mô tả trong chương này:

Khải Huyền 7:1-8

Người Giu-đa

Số người đếm được 144.000.

Những người được đóng ấn trên đất

Khải Huyền 7:9-17

Dân ngoại từ tất cả các nước

Số người không đếm được

Những người đang đứng trên trời

trước mặt Đức Chúa Trời.

Trong khi Kinh Thánh không cho chúng ta biết dứt khoát 144.000 người Giu-đa là những chứng nhân đặc biệt của Đức Chúa Trời, và dân ngoại được cứu qua sứ mạng của họ, đây có vẻ là một kết luận hợp lý nếu không thì tại sao họ được đề cập trong chương này ? Điều tương ứng trong Ma-thi-ơ 24:14 còn cho thấy rằng 144.000 sẽ làm chứng cho Chúa suốt kỳ Đại Nạn.

Những Người Giu-Đa Được Đóng Ấn [Khải Huyền 7:1-8]. Thiên sứ liên quan đến sức mạnh của thiên nhiên: gió [Khải Huyền 7:1], lửa [Khải Huyền 14:18], và nước [Khải Huyền 16:5] Cầm các hướng gió lại ám chỉ đến “giai đoạn yên lặng trước cơn bão”. Đức Chúa Trời đang cai trị muôn vật. Suốt thời kỳ thạnh nộ của Ngài, Ngài sẽ dùng sức mạnh của thiên nhiên để đoán phạt con người. Cụm từ “bốn góc đất”ở đây “không có phản khoa học” hơn trong Ê-sai 11:12 hoặc trên tờ nhật báo.

Trong Kinh Thánh, ấn chỉ về quyền sở hữu và sự che chở. Ngày nay, con cái Đức Chúa Trời được Đức Thánh Linh đóng ấn [Ê-phê-sô 1:13-14]. Đây là điều Đức Chúa Trời đảm bảo chúng ta đã được cứu và an toàn, ngày kia Ngài sẽ tiếp rước chúng ta về trời. 144.000 người Giu-đa sẽ nhận lấy danh Đức Chúa Cha làm ấn chí cho mình [Khải Huyền 14:1], ngược lại với “dấu con thú” mà Kẻ Nghịch Lại Đấng Christ ban cho người theo nó [Khải Huyền 13:17 Khải Huyền 14:11 Khải Huyền 16:2 Khải Huyền 19:20].

Ấn chí này sẽ bảo vệ những người Giu-đa được chọn thoát khỏi cơn đoán phạt sẽ “huỷ hoại đất và biển” [Khải Huyền 7:2], xảy ra khi bốn vị thiên sứ đầu tiên thổi kèn của mình [Khải Huyền 8:1-13]. Các cơn đoán phạt càng gia tăng khi nạn châu chấu bay ra từ vực sâu [Khải Huyền 9:1-4]. Được che chở khỏi những cơn đoán phạt kinh khiếp, 144.000 người này sẽ làm xong được công việc của mình và làm vinh hiển danh Chúa.

Ở mỗi thời kỳ, Đức Chúa Trời đều có số người còn sót lại sống trung tín với Ngài.Tiên tri Ê-li nghĩ rằng chỉ còn một mình ông, nhưng Đức Chúa Trời để dành 7.000 người thành tâm kính sợ Ngài [1Các vua 19:18]. Việc đóng ấn mô tả trong Khải Huyền 7:1-17 chắc chắn có gốc tích trong Ê-xê-chiên 9:1-7 ghi lại những kẻ trung tín được đóng ấn trước khi Đức Chúa Trời trút đổ cơn đoán phạt của Ngài. Vì vậy, trong khi số 144.000 người Giu-đa này là tuyển dân của Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng được Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ đặc biệt, ho còn là biểu tượng cho những người trung tín được Ngài chọn lựa trong mọi giai đoạn lich sử.

Con số 144.000 người thật có ý nghĩa vì nó nói lên sự trọn vẹn và hoàn toàn [144 =12 x 12]. Ở đây một số người hiểu sự vẹn toàn của tất cả con cái Đức Chúa Trời: mười hai chi phái dân Y-sơ-ra-ên [các thánh đồ trong Cưụ ước] và mười hai sứ đồ [các thánh đồ trong Tân Ước]. Có thể đây là ứng dụng tốt cho đoạn văn này, nhưng đó không phải là lời giải thích căn bản vì Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng 144.000 người này đều là người Giu-đa, ngay cả các chi phái của họ cũng được xưng danh.

Có lần một người nói với tôi rằng ông ta là một trong số 144.000 vì thế tôi hỏi ông ta, “Ông thuộc về chi phái nào vậy, có thể chứng minh cho tôi được không?”.Dĩ nhiên, ông ta không chứng minh được, ngày nay chẳng có người Giu-đa nào chứng minh được mình xuất thân từ dòng dõi nào. Các bản gia phả đã bị phá huỷ hết cả. Ngay cả việc mười chi phái bị quân A-sy-ri bắt và “lạc mất” cũng không phải là điều khó hiểu đối với Đức Chúa Trời. Ngài biết con dân Ngài và nơi họ ở [Ma-thi-ơ 19:28 Công vụ 26:7 Gia-cơ 1:1].

Điều này không nói rằng việc chúng ta hiểu đoạn văn này theo nghĩa đen có vấn đề.Tại sao chi phái Lê-vi được kể vào khi chi phái ấy không có sản nghiệp như các chi phái khác? [Dân Số Ký 18:20-24 Giô-suê 13:14]. Tại sao chi phái Giô-sép được nêu tên nhưng không phải là Ép-ra-im, thường được nhắc đến cùng với người anh em mình là Ma-na-se? Sau hết, tại sao chi phái Đan không được nhắc đến ở đây nhưng lại có tên trong danh sách của tiên tri Ê-xê-chi-ên được chia phần đất làm sản nghiệp? [Ê-xê-chiên 48:1]. Người ta đưa ra nhiều đề nghị, nhưng chúng ta không biết câu trả lời. Cho dù chúng ta hiểu đoạn văn này theo nghĩa thuộc linh [tức là, dân Y-sơ-ra-ên là Hội Thánh], chúng ta cũng chẳng có gì chắc chắn hơn. Chúng ta nên để cho Đức Chúa Trời biết “những điều kín giấu”, và không được để cho sự dốt nát ngăn trở chúng ta không vâng theo những gì chúng ta biết [Phục truyền 29:29]

Những Người Ngoại Bang Được Cứu [Khải Huyền 7:9-17]. Bạn không thể đọc sách Khải huyền mà không có cái nhìn toàn cầu, vì điểm nhấn mạnh nhắm vào những gì Đức Chúa Trời làm ra trên dân sự toàn thế giới. Chiên Con chết để cứu chuộc con người “mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước” [Khải Huyền 5:9]. Đám đông lớn vô số đươc mô tả ở đây đến từ “mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng” [Khải Huyền 7:9]. “Hãy đi khắp thế gian giảng Phúc Âm cho mọi người” [Mác 16:15].

Về phần ai là đám đông vô số này thì không có gì nghi ngờ nữa, vì một vị trong các trưởng lão đã giải thích cho Giăng [c.14]: họ là dân ngoại bang đã được cứu bởi đức tin trong Đấng Christ suốt Cơn Đại Nạn. [Chúng ta sẽ gặp lại đám người trong Khải Huyền 14:1-20]. Ngày nay, hầu hết mọi nơi trên thế giới, người ta có thể xưng nhận Đấng Christ cách tương đối dễ dàng, trong khi đó điều này không thể thực hiện được trong Cơn Đại nạn, ít ra cũng trong giai đoạn chót của Cơn Đại Nạn. Lúc ấy, nếu ai không mang “dấu con thú”, họ sẽ không mua bán gì được điều này sẽ làm cho họ không thể có ngay cả những nhu cầu thiết yếu cho sự sống. Câu 16 cho thấy họ chịu đói [Khải Huyền 13:17], khát [Khải Huyền 16:4], và thiếu nơi cư ngụ. [Dưới sức nóng của mặt trời, Khải Huyền 16:8-9]

Sự việc họ đang đứng trước ngai chớ không ngồi chung quanh ngôi cho thấy họ không ngang bằng với hai mươi bốn trưởng lão. Thực ra, chính Giăng không biết họ là ai! Nếu họ là những người tin trong Cựu Ước, hoặc là Hội Thánh, chắc sứ đồ Giăng đã nhận ra họ rồi. Điều vị trưởng lão phải nói cho Giăng biết họ là ai cho thấy rằng họ là những người đặc biệt, và quả thật như vậy.

Dĩ nhiên, tại thành phố trên trời [Khải Huyền 21:1-22:21], mọi khác biệt sẽ không còn, tất cả chúng ta chỉ là dân sự của Đức Chúa Trời trong sự vinh hiển. Nhưng trong lúc Đức Chúa Trời còn đang thi hành chương trình của Ngài trên lịch sử loài người, những khác biệt giữa dân Do Thái và người ngoại bang, Hội Thánh và các thánh đồ trong Cơn Đại Nạn vẫn tồn tại.

Giăng đưa ra lời mô tả tốt đẹp về những người này.

Trước tiên, họ được chấp nhận, vì đứng trước ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con. Rất có thể họ đã bị cư dân trên đất từ bỏ vì bênh vực cho lẽ thật trong lúc sự dối trá lan tràn và quỉ Sa-tan đang cầm quyền. Áo xống trắng và nhành chà là biểu tượng cho chiến thắng: họ là những người thực sự đã đắc thắng! Người Do Thái dùng nhành chà là trong lễ Lều Tạm [Lê-vi Ký 23:40-43], đó là thời gian đặc biệt cả nước reo mừng hớn hở.

Kế đến, họ vui mừng. Họ hát ngợi khen Đức Chúa Cha và Chiên Con và hiệp với tất cả mọi người chung quanh ngôi thờ lạy Đức Chúa Trời.

Thứ ba, họ được ban thưởng. Họ có đặc ân đứng trước ngôi Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài. Khi con dân Đức Chúa Trời được cất lên trời, tại đó sẽ có việc để làm! Chúng ta sẽ hầu việc Chúa cách trọn vẹn! Chiên Con sẽ chăn dắt chúng ta và làm cho chúng ta thỏa mãn mọi điều tốt lành [Ê-sai 49:10 Khải Huyền 21:4].

Ấn thứ bảy mở ra giới thiệu bảy “tiếng kèn đoán phạt” [Khải Huyền 8:1-11:19] và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ gia tăng cả về cường độ lẫn phạm vi. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, Đức Chúa Trời đảm bảo cho chúng ta rằng trong cơn đoán phạt của Ngài, Đức Chúa Trời cũng nhớ lại lòng thương xót của Ngài [Ha-ba-cúc 3:2]. Mặc dầu có cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và sự kinh hoàng do Sa-tan và những kẻ giúp đỡ nó gây ra, vô số người cũng được cứu bởi huyết báu Chúa Giê-xu Christ. Cho dù ở giai đoạn nào hoặc thời đại nào đi nữa, phương cách cứu rỗi của Đức Chúa Trời vẫn như nhau: đặt lòng tin vào Chúa Giê-xu Christ, Chiên Con của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, thật buồn mà nói trong thời gian ấy cũng có vô số người chối bỏ Đấng Cứu Chuộc và tin vào “con thú”. Nhưng ngày nay không có người thích quỉ Sa-tan hơn Đấng Christ và thích thế gian này hơn thế giới hầu đến sao? Họ bị lên án giống như những tội nhân nhận lấy “dấu con thú” trong Cơn Đại Nạn.

Nếu bạn chưa hề tin nhận Đấng Cứu Chuộc, hãy làm điều đó ngay giờ này.

Nếu bạn đã tin nhận Ngài, vậy hãy chia sẻ Phúc Âm Cứu Rỗi cho những người khác để họ có thể được cứu thoát khỏi cơn thạnh nộ sắp đến.

6. HÃY THỔI KÈN LÊN [Khải Huyền 8:1-9:21]

Các ấn đoán phạt đã qua, tiếng kèn xử phạt sắp vang lên. Theo sau những tiếng kèn này là các bát thạnh nộ, cuối cùng thành Ba-by-lôn bị phá huỷ và Đấng Christ trở lại thế gian. Hãy lưu ý từ các ấn đoán phạt qua tiếng kèn đến các bát thạnh nộ, cường độ đoán phạt cứ ngày càng gia tăng. Cũng hãy lưu ý tiếng kèn và các bát thạnh nộ giáng xuống cùng những khu vực giống nhau, như bản tóm tắt minh hoạ sau đây:

Các tiếng kèn đoán phạt thổi vang suốt phần đầu của Cơn Đại Nạn, các bát thạnh nộ trút xuống suốt phần sau của Cơn Đại Nạn, còn gọi là “cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” [Khải Huyền 14:10 Khải Huyền 15:7]. Các tiếng kèn đoán phạt tương ứng với các tai vạ Đức Chúa Trời sai đến trong xứ Ai cập. Tại sao không? Nói cho cùng, cả thế giới đều sẽ nói như Pha-ra-ôn, “Ai là Chúa để chúng ta phải hầu việc Ngài?”.

Ấn thứ bảy mở ra và sáu tiếng kèn đầu tiên thổi lên đem lại ba kết quả thật ấn tượng.

1. Sự chuẩn bị [Khải Huyền 8:1-6]

Việc chuẩn bị này bao gồm hai yếu tố: sự yên lặng [Khải Huyền 8:1] và sự cầu xin [Khải Huyền 8:2-6].

Các thánh trên trời vừa thờ lạy Đức Chúa Cha và Chiên Con bằng một bài ca ngợi hùng tráng [Khải Huyền 7:10-12]. Nhưng khi Chiên Con mở ấn thứ bảy, trên trời yên lặng độ chừng ba mươi phút. Giăng không cho chúng ta biết nguyên nhân nào gây ra cảnh yên lặng này, nhưng có vài khả năng. Cuốn sách giờ đây hoàn toàn, thậm chí sách còn được lật ngược lại khắp trời có thể nhìn thấy chương trình vinh hiển của Đức Chúa Trời mở ra. Có lẽ các thánh trên trời lấy làm kinh hoảng về điều họ nhìn thấy.

Chắc chắn, cảnh yên lặng này là “sự lặng im trước cơn bão”, vì các cơn đoán phạt kinh khiếp của Đức Chúa Trời sắp làm hại đến trái đất. “Hãy nín lặng ở trước mặt Đức Giê-Hô-Va, vì ngày của Đức Giê-Hô-Va đã gần” [Sô-phô-ni 1:7,Sô-phô-ni 1:14-18, nhất là c.18, “Ngày mà tiếng kèn”]. “Mọi xác thịt, khá nín lặng trước mặt Đức Giê-Hô-Va: vì Ngài đã thức dậy từ nơi ngự thánh của Ngài” [Xa-cha-ri 2:13]. “Đức Giê-Hô-Va ở trong đền thánh của Ngài, trước mặt Ngài cả đất hãy làm thinh” [Ha-ba-cúc 2:20]

Bảy thiên sứ được trao kèn trong suốt thời gian yên lặng này, điều này có ý nghĩa với Giăng vì ông là người Giu-đa hiểu được vị trí của cây kèn trong đời sống của dân Y-sơ-ra-ên. Theo Dân Số Ký 10:1-36 cây kèn có những công dụng quan trọng:tiếng kèn dùng để tụ họp dân chúng [c.1-8] thông báo chiến tranh [c.9] và cho biết những thì giờ đặc biệt [c.10]. Tiếng kèn thổi vang trên núi Si-nai khi Đức Chúa Trời ban Luật Pháp cho dân sự [Xuất Ê-díp-tô 19:16-19], người ta thổi kèn khi một người được xức dầu làm vua và làm lễ đăng quang [1Các vua 1:34,1Các vua 1:39]. Dĩ nhiên, người nào quen thuộc Cựu Ước cũng sẽ nhớ tiếng kèn phá đổ vách thành Giê-ri-cô [Giô-suê 6:13-16].

Sứ đồ Giăng nghe tiếng phán của Chúa Giê-xu Christ vang lên như tiếng kèn [Khải Huyền 1:10]. Tiếng kèn gọi Giăng lên trời [Khải Huyền 4:1], tiếng kèn cũng nói đến lời hứa của Chúa cất Hội Thánh Ngài lên trời chép trong 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18. Bảy tiếng kèn vang lên chắc chắn báo tin có chiến tranh xảy ra, cũng như loan tin Vua được Đức Chúa Trời xức dầu ngự trên ngôi vinh hiển Ngài và thông báo kỳ đoán phạt kẻ thù của Đức Chúa Trời đã đến [Thi Thiên 2:1-5]. Tiếng kèn đã làm sụp đổ thành Giê-ri-cô khi xưa như thế nào, trong ngày cuối cùng cũng phá đổ thành Ba-by-lôn thể ấy.

Theo sau cảnh yên lặng đáng sợ là các hành động của vị thiên sứ đặc biệt nơi bàn thờ bằng vàng trên trời [Khải Huyền 9:13 Khải Huyền 14:18 Khải Huyền 16:7]. Trong đền tạm và đền thờ, bàn thờ bằng vàng đặt trước bức màn và được dùng làm nơi dâng của lễ thiêu [Xuất Ê-díp-tô 30:1-10]. Đây là chức vụ tiên tri Xa-cha-ri đang thi hành lúc thiên sứ phán với ông rằng Ê-li-sa-bét sẽ có con [Lu-ca 1:5]. Của lễ thiêu dâng trên bàn thờ là hình ảnh của lời cầu nguyện dâng lên cho Đức Chúa Trời [Thi Thiên 141:2].

“Lời cầu nguyện của các thánh” [Khải Huyền 8:4] không phải là lời cầu xin của một nhóm người đặc biệt trên trời đã đạt đến “bậc thánh”. Trước tiên, tất cả con cái Đức Chúa Trời đều là thánh nhân - được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời - bởi đức tin trong danh Chúa Giê-xu Christ [2Cô-rinh-tô 1:1 2Cô-rinh-tô 9:1,2Cô-rinh-tô 9:12 2Cô-rinh-tô 13:13]. Trong Kinh Thánh không có lời dạy cụ thể nào cho biết con dân trên trời cầu thay cho con cái Chúa trên thế gian, hoặc chúng ta có thể thưa chuyện với Đức Chúa Trời thông qua các thánh trên trời. Chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha qua Đức Chúa Con, vì một mình Ngài mới có quyền làm Đấng Trung gian [Khải Huyền 5:3]. Trải qua nhiều thế kỷ, con cái Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục cầu nguyện, “Nước Cha được đến, Ý Cha được nên! ” và hiện nay những lời cầu nguyện ấy sắp được nhậm. Cũng vậy, các thánh tử đạo trong Cơn Đại Nạn cầu xin Đức Chúa Trời bênh vực cho họ [Khải Huyền 6:9-11], lời cầu xin bình thường của vua Đa-vít chép trong Thi-Thiên [Thi Thiên 7:1-17 Thi Thiên 26:1-12 Thi Thiên 35:1-28 Thi Thiên 52:1-9 Thi Thiên 55:1-23 Thi Thiên 58:1-11]. “Các thi-thiên rủa sả” này không có ý nói lên tư tưởng trả thù cá nhân, nhưng đúng hơn là tiếng kêu khóc xin Đức Chúa Trời thi hành Luật Thánh Khiết của Ngài và bênh vực cho con cái Ngài.

Trong Ngày Đại lễ Chuộc Tội, thầy tế lễ thượng phẩm bỏ hương trên than cháy đỏ trong lư hương với huyết con sinh và mang vào trong nơi chí thánh tại trước mặt Đức Giê-hô-va [Lê-vi Ký 16:11-14]. Nhưng trong bối cảnh này, thiên sứ đặt hương trên bàn thờ [trình dâng những lời cầu xin lên trước mặt Đức Chúa Trời] và rồi quăng lư hương xuống đất! Điểm tương ứng trong Ê-xê-chiên 10:1-22 cho thấy điều này biểu tượng cho cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời và những hậu quả mô tả trong Khải Huyền 8:5 minh chứng cho quan điểm này. Cơn bão sắp bắt đầu hoành hành! [Khải Huyền 4:5 Khải Huyền 11:19 Khải Huyền 16:18].

Dù thích hoặc không, lời cầu nguyện của con cái Đức Chúa Trời có liên quan đến các cơn đoán phạt Ngài đổ xuống trên con loài người. Ngôi và bàn thờ được nhắc đến.Như người ta thường nói dù cho lời cầu xin có liên quan đến sự đoán phạt đi nữa, mục đích của lời cầu xin không phải để cho ý người được thành trên trời, nhưng là để ý chỉ của Đức Chúa Trời được nên trên thế gian. Lời cầu nguyện thật lòng là việc làm nghiêm túc, vì thế tốt hơn hết chúng ta không nên dời bàn thờ cách xa ngôi ngự của Ngài!

2. Sự hoang vu [Khải Huyền 8:7-13]

Bốn tiếng kèn đầu tiên thuộc về “tự nhiên” tác động đến đất, nước biển, nước sông và các thiên thể. Tiếng kèn thứ năm thứ sáu bao gồm việc thả các lực lượng của ma quỉ trước tiên làm hại con người, sau đó giết chết họ. Tiếng kèn cuối cùng [Khải Huyền 11:15-19] gây nên cơn khủng hoảng giữa các nước trên thế giới.

Sự Huỷ Diệt Trên Mặt Đất [Khải Huyền 8:7]. “Mưa đá và lửa pha với huyết”nhắc chúng ta nhớ đến tai vạ thứ bảy Đức Chúa Trời làm ra tại Ai Cập [Xuất Ê-díp-tô 9:18-26]. Đấng Tiên tri Giô-ên cũng nói đến lời hứa về “máu và lửa” trong ngày cuối cùng [Giô-suê 2:30]. Vì đây là sự đoán phạt siêu nhiên, cho nên không cần phải giải thích mưa đá, lửa và huyết được pha trộn với nhau như thế nào. Có thể “Lửa” liên quan đến ánh chớp của cơn bão điện cực mạnh.

Cơn đoán phạt này nhằm vào những loài cây xanh cây cối và cỏ xanh, một phần ba màu xanh thiên nhiên bị đốt cháy. Chúng ta có thể tưởng tượng ra nạn cháy này ảnh hưởng ra sao khi nó không những tác động đến sự cân bằng hệ sinh thái nhưng còn ảnh hưởng đến nguồn lương thực nữa. Trong tiếng Hy Lạp chữ loài cây thường thường có nghĩa “cây ăn trái” và thảm cỏ bị đốt cháy sẽ làm tiêu tan các ngành công nghiệp chế biến thịt và sữa.

Sự Huỷ Diệt Trên Biển [Khải Huyền 8:8-9]. Nước biến thành huyết nhắc chúng ta nhớ tai vạ đầu tiên tại Ai Cập [Xuất Ê-díp-tô 7:19-21]. Chúng ta chú ý sứ đồ Giăng không nói rằng một ngọn núi thực sự đang cháy bị quăng xuống biển, nhưng ông nói đến một khối toàn bằng lửa tựa như hòn núi lớn. Cơn đoán phạt dẫn đến ba kết quả: một phần ba biển biến thành huyết, phần ba động vật biển bị chết, và phần ba tàu thuyền bị phá huỷ. Điều này sẽ là tai hoạ về kinh tế và môi trường sống chưa từng có từ trước tới nay.

Khi hiểu đại dương chiếm ba phần tư bề mặt quả đất, bạn có thể tưởng tượng ra mức độ của cơn đoán phạt này. Nguồn nước bị ô nhiễm khiến vô số sinh vật bị chết sẽ tác động lớn đến sự cân bằng sự sống trong đại dương, và hẳn nhiên điều này sinh ra những khó khăn không thể nào giải quyết được. Như vào ngày 1 tháng 1 năm 1981, có 24.867 tàu buôn chạy ngoài đại dương đăng ký kinh doanh. Hãy thử nghĩ làn sóng kinh hoàng đổ ập vào kỹ nghệ tàu biển như thế nào nếu 8.289 chiếc tàu có giá trị thình lình bị phá huỷ! Rồi hàng hoá trên các chiếc tàu ấy sẽ ra sao!

Một số nhà giải nghĩa hiểu “biển” nghĩa là Biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, điều này sẽ gây tác động tương đối nhỏ trên thế giới, vì Địa Trung Hải chỉ chiếm 969.100 dặm vuông và chỉ sâu trung bình 5.000 bộ. Rất có thể mọi sinh vật chính yếu trong biển cả bị chết trong cơn đoán phạt này.

Sự Huỷ Diệt Trên Sông Suối [Khải Huyền 8:10-11]. Cơn thạnh nộ kế tiếp của Đức Chúa Trời đụng đến đất liền, chạm vào các sông suối cùng các nguồn nước [giếng và các nguồn nước sông], làm cho nước đắng như ngải cứu. Hội Địa Dư Quốc Gia liệt kê được khoảng 100 con sông chính trên thế giới, xếp hạng theo độ dài từ sông A-ma-dôn [dài 4.000 dặm] cho đến sông Rio de la Plata [dài 150 dặm]. Cục Thăm Dò Địa Lý Hoa-Kỳ cho biết có ba mươi con sông lớn tại Mỹ, bắt đầu là sông Mississippi [dài 3.710 dặm]. Một phần ba các sông này và các nguồn của chúng sẽ bị nhiễm chất đắng gây chết người.

Đức Chúa Trời đếm và gọi tên các ngôi sao Ngài [Gióp 9:9-10]. Rất có thể ngôi sao này rơi xuống và tan bể ra khi đến gần trái đất, nó phân huỷ thấm vào các nguồn nước khác nhau. Nếu ngôi sao thật sự đụng vào trái đất, quả cầu chúng ta sẽ bị tiêu diệt vì vậy ngôi sao này phải “vỡ vụn ra” khi xâm nhập vào tầng khí quyển.Dĩ nhiên, biến cố này là cơn đoán phạt do Đức Chúa Trời điều hành do đó, chúng ta không nên tìm cách giới hạn nó bằng những qui luật khoa học đã biết.

Chữ đã dịch là ngải cứu cho chúng ta chữ tiếng Anh là absinthe [cây ngải apxin], là loại rượu mùi nổi tiếng ở một số nước trên thế giới. Từ này có nghĩa “không thể uống được”, và trong Cựu Ước nó đồng nghĩa với sự phiền muộn và tai hoạ lớn. Tiên tri Giê-rê-mi, “Vị Tiên Tri Than Khóc”, thường dùng từ này [Giê-rê-mi 9:15 Giê-rê-mi 23:15 Ca Thương 3:15,Ca Thương 3:19], tiên tri A-mốt cũng dùng chữ này [A-mốt 5:7 “Các ngươi đổi sự công bình ra ngải cứu”]. Môi-se cảnh cáo dân sự rằng thờ thần tượng sẽ đem lại sự đau buồn cho dân Y-sơ-ra-ên, giống như rễ sanh ra vật độc và ngải cứu [Phục truyền 29:18]. Vua Sa-lô-môn cho biết sự dâm loạn dường như ngọt mật nhưng đến cuối cùng nó trở thành đắng như ngải cứu [Châm Ngôn 5:4].

Nếu người nào uống từ những nguồn nước này sẽ có nguy cơ tử vong, điều gì phải xảy đến cho loài cá và các sinh vật sống trong nước? Và điều gì xảy ra cho các cây cỏ mọc gần những con sông này? Nếu ngày nay các nhà nghiên cứu sinh thái lo lắng về những hậu quả độc hại của nguồn nước bị ô nhiễm, họ sẽ nghĩ gì khi tiếng kèn thứ ba thổi vang?

Ở đây không có điểm tương ứng trực tiếp nào với các tai vạ tại Ai Cập. Tuy nhiên, sau khi ra khỏi Ai Cập, dân Y-sơ-ra-ên uống phải nước đắng tại Ma-ra [Ma-ra có nghĩa là “cay đắng”] và Môi-se phải làm cho nguồn nước trong lành [Xuất Ê-díp-tô 15:23-27]. Nhưng chẳng có sự trong lành nào có sẵn trong thời gian Cơn Đại Nạn xảy ra.

Sự Huỷ Diệt Trên Các Từng Trời [Khải Huyền 8:12-13]. Ba tiếng kèn đoán phạt đầu tiên chỉ ảnh hưởng đến một phần ba đất đai và sông suối, nhưng cơn đoán phạt thứ tư tác động đến toàn thế giới. Tại sao như vậy? Vì nó đụng đến chính nguồn sự sống và năng lượng của trái đất, đó là mặt trời. Với một phần ba ánh sáng mặt trời bị thiếu đi, một phần ba năng lượng cung cấp cho sự sống của con người và vạn vật cũng bị cắt giảm.

Cơn đoán phạt này tương đương với tai vạ thứ chín tại Ai Cập [Xuất Ê-díp-tô 10:21-23] kéo dài đến ba ngày. “Ngày của Đức Giê-Hô-Va là ngày tối tăm, không phải là ngày ánh sáng” [A-mốt 5:18]. Hãy nghĩ đến những thay đổi to lớn về nhiệt độ sẽ xảy ra và những đổi thay này sẽ ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe con người và sự lớn lên của các cây lương thực.

Có thể cơn đoán phạt đặc biệt này chỉ kéo dài một thời gian, vì bát thạnh nộ thứ tư sẽ thay đổi ngược lại, sức nóng mặt trời được tăng lên [Khải Huyền 16:8-9]. Sau đó, mặt trời và mặt trăng sẽ bị tối trở lại báo hiệu Đấng Cứu Chuộc tái lâm vào lúc kết thúc Cơn Đại nạn [Ma-thi-ơ 24:29-30 Lu-ca 2:25-28].

Lời đấng tiên tri Giô-ên rao báo, “Hãy thổi kèn trong Si-ôn, vì ngày của Đức Giê-Hô-Va đến...ngày mờ mịt và tối tăm” [Giô-suê 2:1-2]. Quả thật là tối tăm! Không những muôn vật sẽ chịu đau khổ mất mát, nhưng con người cũng lợi dụng sự tối tăm kéo dài này để say sưa buông mình vào tội ác và việc làm gian tà. “Ai làm ác thì ghét sự sáng” [Giăng 3:20].

Vào lúc này, một sứ giả đặc biệt xuất hiện trên bầu trời rao báo nỗi thống khổ giáng xuống cư dân trên đất. Hầu hết các bản thảo Kinh Thánh đều nói đến “chim phụng hoàng” thay cho “thiên sứ”, nhưng dầu thiên sứ hay chim phụng hoàng chắc chắn cũng tạo được sự chú ý của dân chúng! Đây có thể là con sanh vật hình chim phụng hoàng sứ đồ Giăng nhìn thấy đang thờ lạy trước ngôi không? [Khải Huyền 4:7-8]. Đức Chúa Trời có sai con sanh vật ấy vào sứ mạng đặc biệt này không? Chúng ta không thể nói chắc được, nhưng cũng có khả năng lắm.

Ba lời “than vãn” trong câu 13 liên quan đến những cơn đoán phạt chưa xảy ra lúc ba thiên sứ còn lại thổi kèn. Dường như sứ giả kêu lên, “Nếu các ngươi cho rằng cơn đoán phạt này khủng khiếp, thì hãy đợi! Cơn đoán phạt khiếp sợ hơn chưa xảy đến đâu! ”

Cụm từ “những dân sự trên đất” [hoặc những người cư ngụ trên đất”] xuất hiện mười hai lần trong sách Khải Huyền [Khải Huyền 3:10 Khải Huyền 6:10 Khải Huyền 8:13 Khải Huyền 11:10 Khải Huyền 12:12 Khải Huyền 13:8,Khải Huyền 13:12,Khải Huyền 13:14 Khải Huyền 14:6 Khải Huyền 17:2,Khải Huyền 17:8]. Nó mang ý nghĩa nhiều hơn là “con người sống trên thế gian”, vì đó là nơi tất cả những người đang sống cư ngụ. Thay vào đó, cụm từ ấy ám chỉ đến một giống dân: những người sống vì thế gian và những vật thuộc về thế gian. Đây là những người đối ngược lại với những người có quyền công dân trên trời [Phi-líp 3:18-21]. Giăng mô tả rõ loại thế gian này trong thơ tín thứ nhất [1Giăng 2:15-17], sau này trong lời tiên tri ông lại nói rõ ràng “những dân cư trên đất” là những người không được sanh lại [Khải Huyền 13:8].

Lúc bắt đầu lịch sử loài người, trời đất giao hoà vì tổ phụ chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời và vâng theo ý muốn Ngài. Quỉ Sa-tan cám dỗ họ hướng về thế gian không vâng lời Đức Chúa Trời và kể từ đó, có một vực thẳm ngăn cách giữa trời và đất. Vực sâu cách ngăn này được nối lại khi Con Đức Chúa Trời đến thế gian chịu chết thay tội lỗi của thế gian.

3. Sự giải thoát [Khải Huyền 9:1-21]

Cố Tiến sĩ Wilbur M. Smith, người có công trình nghiên cứu đặc biệt sách Khải Huyền, có lần đã nói, ”Ngoại trừ sự nhận dạng chính xác về thành Ba-by-lôn chép trong Khải Huyền 17:1-18:24 có lẽ ý nghĩa của hai cơn đoán phạt trong chương này tiêu biểu cho vấn đề chính yếu khó khăn nhất trong sách Khải huyền” [Bản giải kinh Wychiffe, trang 1509]. Khải Huyền 9:1-21 mô tả hai quân đội đáng sợ được giải thoát đúng thời điểm và được cho phép hành hại loài người.

Đội Quân Từ Vực Sâu [Khải Huyền 9:1-12]. “Vực sâu không đáy” theo nghĩa đen là “vực sâu của vực sâu”. Lu-ca cho biết rõ “vực sâu” này là nơi trú ngụ của các quỉ sứ [Lu-ca 8:31], Giăng dạy rằng quỉ Sa-tan sẽ bị “giam cầm” tạm thời tại đó trong thời gian Chúa trị vì trên đất [Khải Huyền 20:1-3]. Kẻ chống lại Đấng Christ [tức là “con thú”] sẽ ra khỏi vực sâu [Khải Huyền 11:7 Khải Huyền 17:8]. Đó không phải là hồ lửa, vì hồ lửa là nơi “giam cầm” cuối cùng của quỉ Sa-tan cùng những kẻ theo nó [Khải Huyền 20:10], nhưng đó là vực sâu giấu kín ở thế giới bên dưới sự tể trị của Chúa.Ngày nay, đội quân đáng kinh khiếp mô tả ở đây đã bị giam hãm, chờ đợi giờ giải phóng.

Ngôi sao rơi xuống là một con người, vua cầm quyền vực sâu [c.11]. Vua ấy không có hoàn toàn quyền bính, vì vua phải được giao cho chìa khoá trước khi có thể mở vực sâu giải phóng đội quân của mình. “Ngôi sao” này có thể là quỉ Sa-tan và đội quân là những quỉ sứ của nó [Ê-phê-sô 6:10]. Một trong những danh xưng của Sa-tan là Lu-ci-phe, có nghĩa “sự sáng láng” nó còn được ví như “ngôi sao mai” [Ê-sai 14:12-14]. Chúa Giê-xu phán với các môn đệ Ngài, “Ta nhìn thấy quỉ Sa-tan từ trời sa xuống như chớp “ [Lu-ca 10:18].

Khi vực sâu mở ra, khói bay lên như thể cánh cửa một lò lửa bị bung ca. Chúa Giê-xu so sánh địa ngục với một lò lửa hực [Ma-thi-ơ 13:42,Ma-thi-ơ 13:50], một hình ảnh khiến con người phải dừng lại để tâm suy nghĩ trước khi giễu cợt về điều đó. Khói làm ô nhiễm không khí và làm tối mặt trời vốn đã bị tối khi tiếng kèn thứ tư thổi lên.

Nhưng chính những gì thoát ra từ luồng khói mới thật sự gây kinh hoàng cho loài người: đội quân ma quỉ được ví như châu chấu. Tai vạ thứ tám tại Ai Cập là nạn châu chấu cắn phá [Xuất Ê-díp-tô 10:1-20]. Những ai chưa bao giờ thấy loài côn trùng này ít hiểu được mức độ thiệt hại do chúng gây ra. Khi Đức Chúa Trời muốn đoán phạt dân sự của Ngài, thỉnh thoảng Ngài sai chấu chấu đến cắn phá mùa màng của họ [Phục truyền 28:38,Phục truyền 28:42 Giô-suê 2:1-32].

Đây không phải là châu chấu theo đúng nguyên văn, vì châu chấu không có nọc độc ở đuôi giống như bò cạp. Loại sinh vật này không cắn phá các loài cây xanh thực ra, chúng bị cấm không được làm vậy. Đội quân ma quỉ này được giao nhiệm vụ làm khổ tất cả những người không được Đức Chúa Trời đóng ấn. Số 144.000 người từ trong các chi phái Y-sơ-ra-ên sẽ thoát khỏi cơn đoán phạt đau đớn này [Khải Huyền 7:1-8]. Thực ra, rất có thể tất cả những ai tin nhận Chúa sẽ được Ngài đóng ấn cách đặc biệt và được che chở khỏi sự hành hại.

Bình thường châu chấu chỉ sống được khoảng năm tháng [từ tháng Năm đến tháng Chín], và đây là khoảng thời gian của cơn đoán phạt. Các quỉ này sẽ chích con người và do đó tạo ra sự đau đớn đến nỗi các nạn nhân thật sự muốn chết đi, nhưng sự chết trốn khỏi họ [Giê-rê-mi 8:3].

Đọc lời mô tả chi tiết về loài sinh vật này, chúng ta nhận biết rằng Giăng không có ý viết về loại châu chấu bình thường. Rõ ràng đó là biểu tượng, dầu vậy nó vẫn miêu tả một đạo quân hùng mạnh được trang bị cho trận đánh. Thân thể giống như ngựa nhưng mặt giống người, đầu ác quỉ bao phủ bởi mái tóc dài và được đội mão miện. Chúng có răng giống như răng sư tử, và da như giáp sắt. Khi chúng bay, tiếng động tựa như đội kỵ mã đang chạy qua. Chúng ta không cần tìm cách “thiêng liêng hoá” những biểu tượng này, hoặc giải thích theo phương tiện chiến tranh hiện đại. Giăng có ý chồng chất hình ảnh trên hình ảnh để khiến chúng ta phải kinh sợ cơn đoán phạt này.

Loại châu chấu thật không có vua [Châm Ngôn 30:27], nhưng đội quân này đi theo sự cai trị của quỉ Sa-tan, sứ giả của vực sâu. Tên của nó là “Người Huỷ Diệt”. “Kẻ trộm [Sa-tan] chỉ đến để cướp giết và huỷ diệt” [Giăng 10:10]. Châu chấu thật là loài côn trùng phá hại tràn lan, nhưng đội quân này chỉ làm hại những người không thuộc về Đức Chúa Trời.

Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta có thể dâng lời tạ ơn Chúa Giê-xu Christ cầm giữ các chìa khoá của địa ngục và sự chết [Khải Huyền 1:18], và Ngài còn thi hành quyền tể trị của Ngài trên Sa-tan nữa. Đức Chúa Trời hoạch định thời gian cho tất cả các biến cố này, chẳng có điều nào xảy ra quá sớm hoặc quá trễ [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:6 cũng lưu ý Khải Huyền 9:25].

Đội Quân Từ Phương Đông [Khải Huyền 9:13-21]. Chính tại bàn thờ xông hương bằng vàng vị thiên sứ dâng lời cầu nguyện của thánh đồ lên cho Đức Chúa Trời [Khải Huyền 8:3-5] bây giờ một tiếng nói phát ra từ chính bàn thờ ấy truyền lệnh mở trói cho bốn thiên sứ. Hẳn nhiên đây là những thiên sứ độc ác, vì chẳng có thiên sứ thánh nào lại bị xiềng cả. Mỗi thiên sứ thống lĩnh một phần đội quân khổng lồ đi theo chúng khi chúng được giải phóng, một đạo quân gồm 200 triệu người! Đội quân được giải thoát vào thời điểm thích hợp, vì mục đích đặc biệt:giết [chớ không chỉ gây đau đớn] một phần ba dân số thế giới. Vì một phần tư nhân loại đã bị giết [Khải Huyền 6:8], điều này có nghĩa một nửa dân số thế giới sẽ bị giết chết lúc tiếng kèn đoán phạt thứ sáu hoàn tất.

Chúng ta có phải nhận dạng đội quân này như đội quân người theo nghĩa đen, hành quân chinh phục khắp địa cầu không? Có lẽ không cần làm như vậy. Thứ nhất, vì điều nhấn mạnh trong phân đoạn này không nhằm vào người cỡi ngựa, nhưng nhắm vào các con ngựa. Điều mô tả không thể khớp với các chiến mã như chúng ta biết, hoặc cho đến bây giờ không phù hợp với thiết bị chiến tranh hiện đại như xe tăng chẳng hạn. Khẳng định đây là đội quân theo nghĩa đen, và chỉ ra một quốc gia nào đó [Như Trung Quốc] tuyên bố có trong tay 200 triệu quân, là đánh mất sứ điệp Giăng đang tìm cách truyền đạt cho chúng ta.

Sức mạnh chết người của các con ngựa này ở nơi miệng và đuôi của chúng, chớ không ở nơi chân của chúng. Lửa, khói, và diêm sanh tuôn ra từ miệng chúng, và đuôi chúng giống như con rắn đang phun nọc độc. Chúng có thể tấn công con người từ phía trước cũng như phía sau.

Tôi cho rằng đây là một đội quân khác thuộc về ma quỉ đứng đầu là bốn thiên sứ sa ngã và ngày nay tất cả chúng đều bị Chúa xiềng lại, chúng không thể làm gì cho đến khi Đức Chúa Trời cho phép chúng hành động. Lý do tại sao chúng bị xiềng tại sông Ơ-phơ-rát không được giải thích, cho dù khu vực đó là chiếc nôi văn minh loài người [Sáng Thế Ký 2:14], chớ không đề cập đến một các biên giới của nước Y-sơ-ra-ên [Sáng Thế Ký 15:18].

Người ta sẽ cho rằng sự đau đớn và chết chóc kết hợp trong thời gian năm tháng [do lửa, khói, và diêm sanh] sẽ làm cho con người ăn năn nhưng trường hợp đó không phải như vậy. Những cơn đoán phạt này không phải là phương thuốc trị liệu nhưng là sự báo thù: Đức Chúa Trời xác nhận luật thánh khiết của Ngài và bênh vực cho con cái chịu đau khổ của Ngài [Khải Huyền 6:9-11]. Thậm chí khi đọc lướt qua các câu 20-21 cũng thấy được sự độc ác kinh khiếp của con người, ngay cả giữa cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời. Điều đáng sợ nhất trong Khải Huyền 9:1-21 không phải là những cơn đoán phạt Đức Chúa Trời sai đến nhưng đó là tội lỗi con người cứ mải mê phạm ngay cả trong lúc Đức Chúa Trời đang đoán phạt họ.

Hãy tìm hiểu tội lỗi con người sẽ phạm:

Thờ lạy ma quỉ, đi liền với việc thờ thần tượng [1Cô-rinh-tô 10:19-21], sẽ là tội lỗi hàng đầu. Quỉ Sa-tan sẽ hành động [luôn luôn dưới ý muốn cho phép của Đức Chúa Trời], Sa-tan vốn ưa thích người ta thờ lạy nó [Ê-sai 14:12-15 Ma-thi-ơ 4:8-10]. Trong thời gian này người ta sẽ theo vô số “tôn giáo”, nhưng tất cả đều là tà giáo.Con người sẽ thờ lạy những việc tay họ làm ra, có thể bao gồm những công trình xây dựng, các máy móc chế tạo ra, và các thành phố xây cất nên, cùng với các thần tượng của mình.

Tại đây tội nhân chết mất đang thờ lạy thần không có sự sống! [Thi Thiên 115:1-18]. Thần của họ không thể nào bảo vệ hoặc giải cứu họ được, tuy vậy họ cứ tiếp tục khướt từ Đức Chúa Trời chân thần, đem lòng thờ lạy Sa-tan và thần tượng!

Giết người và trộm cắp cũng lan tràn trong ngày ấy, cùng với nhiều kiểu gian dâm vô luân. Chữ đã dịch là tà thuật là chữ pharmakia, có nghĩa “dùng dược liệu”. Dược liệu thường được dùng trong các buổi tế lễ thần tượng và thờ lạy ma quỉ. Như chúng ta thấy sự bành trướng của “văn hoá ma tuý” ngày nay, chúng ta không lấy làm khó khăn nhìn thấy trước toàn xã hội chìm ngập trong hành động tội ác.

Loài người sẽ phá bỏ hai điều răn trong luật pháp Môi-se khi làm ra hình tượng và thờ lạy nó. Về tội giết người, họ sẽ vi phạm điều luật thứ sáu, và tội trộm cắp họ phạm điều răn thứ tám. Phạm đến điều răn thứ bảy vì tội dâm dục. Đó sẽ là một thời kỳ vô luật pháp “Ai nấy đều làm theo ý mình lấy làm phải” [Các Quan Xét 21:25].

Nhưng Đức Chúa Trời đang thi hành chương trình của Ngài tội lỗi con người hoặc kế hoạch của quỉ Sa-tan sẽ không ngăn trở Ngài thành tựu ý chỉ của Ngài.

Bây giờ chúng ta đến thời điểm giữa Cơn Đại Nạn [Khải Huyền 10:1-14:20], thời gian các biến cố quan trọng xảy ra. Cho đến bây giờ, chúng ta đã nghiên cứu qua ba năm rưỡi của thời gian bảy năm [Đa-ni-ên 9:27]. Trong thời gian này, Kẻ chống lại Đấng Christ bắt đầu sự nghiệp làm nhà hoà giải và là người bạn đặc biệt của dân Y-sơ-ra-ên nhưng bây giờ bản chất thật của nó lộ ra. Nó trở kẻ gây bất ổn và cũng là kẻ bắt bớ con dân Đức Chúa Trời.

Con dân Đức Chúa Trời sẽ gặp nhiều điều u ám trong giai đoạn giữa của cuộc hành trình đã báo trước, nhưng họ vẫn là người chiến thắng bởi quyền phép của Vua trên muôn vua và Chúa trên muôn chúa.

7. THỜI GIAN LÀM CHỨNG [Khải Huyền 10:1-11:19]

Khải Huyền 10:1-14:20 mô tả các biến cố xảy ra vào thời kỳ giữa của Bảy Năm Đại Nạn. Điều này giải thích việc Giăng lập lại phần thời gian ba-năm-rưỡi bằng hình thức này hay hình thức khác [Khải Huyền 11:2-3 Khải Huyền 12:6,Khải Huyền 12:14 Khải Huyền 13:5]. Vào lúc bắt đầu giai đoạn này, Kẻ chống Lại Đấng Christ khởi sự chinh phục bằng cách hứa bảo vệ dân Do Thái và giúp đỡ họ xây dựng lại đền thờ Giê-ru-sa-lem. Nhưng sau ba năm rưỡi, người phá bỏ thỏa thuận đã ký, xâm chiếm đền thờ, và bắt đầu bắt bớ dân Do Thái.

Cho dù các biến có trong thời gian giữa Cơn Đại Nạn có nặng nề ra sao, Đức Chúa Trời không thiếu những chứng nhân cho thế giới. Trong Khải Huyền 10:1-11:19 chép ba lời chứng quan trọng: từ vị thiên sứ có sức mạnh [Khải Huyền 10:1-11], từ hai người làm chứng [Khải Huyền 11:1-14], và từ các trưởng lão trên trời [Khải Huyền 11:15-19].

1. Lời chứng của Thiên sứ mạnh sức [Khải Huyền 10:1-11]

Trong Khải huyền có hơn sáu mươi lần đề cập đến thiên sứ. Dẫu sao, thiên sứ là đội quân được Đức Chúa Trời sai đến để hoàn tất chương trình của Ngài trên thế gian. Người tin Chúa ngày nay ít khi nghĩ về chức vụ của các tôi tớ này [Hê-bơ-rơ 1:14], nhưng ngày kia tại thiên đàng chúng ta sẽ hiểu tất cả những gì họ đã làm cho chúng ta tại đây.

Lời Mô Tả Về Vị Thiên Sứ [Khải Huyền 10:1-4] làm chúng ta ngạc nhiên, vì người có một số tính chất đặc biệt thuộc về Chúa Giê-xu Christ. Giăng đã thấy và nghe “một thiên sứ mạnh mẽ” [Khải Huyền 5:2]. Tất cả thiên sứ là đấng có sức lực [Thi Thiên 103:20], nhưng rõ ràng một số thiên sứ có sức mạnh và quyền năng trổi hơn các thiên sứ khác.

Đầu tiên chúng ta thấy cái mống ở chung quanh ngôi Đức Chúa Trời [Khải Huyền 4:3] bây giờ cái mống nằm ở trên đầu vị sứ giả này như mão miện. Cái mống là dấu hiệu cho con người biết rằng Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ huỷ diệt con người bằng nước lụt. Ngay cả trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời cũng nhớ lại lòng thương xót của Ngài [Ha-ba-cúc 3:2]. Dù vị thiên sứ này là ai, người cũng nhận quyền phép từ ngôi Đức Chúa Trời ban cho.

Đức Chúa Trời thường ngự giữa đám mây. Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên bằng trụ mây sáng loà [Xuất Ê-díp-tô 16:10], những đám mây mù mịt bao phủ núi Si-nai khi Đức Chúa Trời ban Luật pháp cho dân sự [Xuất Ê-díp-tô 19:9]. Khi hiện ra với Môi-se, Đức Chúa Trời ở giữa đám mây rực rỡ [Xuất Ê-díp-tô 24:15 Xuất Ê-díp-tô 34:5]. “Ngài dùng mây làm xe của Ngài” [Thi Thiên 104:3]. Một đám mây tiếp Chúa Giê-xu lên trời [Công vụ 1:9] và lúc Chúa Giê-xu trở lại, Ngài cũng ngự xuống giữa đám mây [Khải Huyền 1:7].

Gương mặt của thiên sứ được mô tả “như mặt trời” phù hợp với lời mô tả về Chúa Giê-xu Christ trong Khải Huyền 1:16 chân của thiên sứ giống lời mô tả về Chúa trong câu 15.Tiếng của người giống tiếng sư tử gợi lại Khải Huyền 5:5. Đây có thể là Chúa Giê-xu Christ của chúng ta hiện ra với Giăng trong vai trò một thiên sứ đế vương. Chúa Giê-xu thường hiện ra trong Cựu Ước như là “thiên sứ của Đức Giê-Hô-Va” [Xuất Ê-díp-tô 3:2 Các Quan Xét 2:4 Các Quan Xét 6:11-12,Các Quan Xét 6:21-22 2Sa-mu-ên 24:16]. Đây là sự thể hiện tạm thời vì một chương trình đặc biệt, chớ không phải là hiện thân thường xuyên.

Hai tính chất khác cho thấy chúng ta nhận ra thiên sứ là Chúa Giê-xu Christ: đó là cuốn sách trong tay người và bộ dạng bên ngoài của người. Cuốn sách nhỏ chứa đựng phần còn lại trong sứ điệp tiên tri Giăng sẽ đem đến cho chúng ta. Vì Chúa là Đấng duy nhất đáng cầm quyển sách mở các ấn [Khải Huyền 5:5], chúng ta có thể kết luận Ngài là Đấng duy nhất có quyền ban cho tôi tớ Ngài phần còn lại của sứ điệp.

Bộ dạng của thiên sứ là bộ dạng của người chiến thắng chiếm lĩnh lãnh thổ của mình. Người tuyên bố thâu tóm toàn thế giớí! [Giô-suê 1:1-3]. Dĩ nhiên, chỉ có Đấng Cứu Rỗi đắc thắng mới có thể tuyên bố như vậy. Chẳng bao lâu Kẻ chống lại Đấng Christ sẽ hoàn tất việc chinh phục và buộc cả thế giới quy phục quyền cai trị của nó. Nhưng trước khi điều này xảy ra, Đấng Cứu Chuộc tuyên bố thế giới thuộc về chính Ngài, đó là cơ nghiệp Cha Ngài hứa ban cho Ngài [Thi Thiên 2:6-9]. Quỉ Sa-tan gầm thét như sư tử làm cho con mồi hoảng sợ [1Phi-e-rơ 5:8], nhưng tiếng gầm của Sư Tử chi phái Giu-đa thông báo chiến thắng. [Thi Thiên 95:3-5 Ê-sai 40:12-17].

Kinh Thánh không cho chúng ta biết tại sao Giăng bị cấm không được chép những gì bảy tiếng sấm phát ra, việc duy nhất “được đóng ấn” trong quyển sách “được mở ấn niêm phong” [Đa-ni-ên 12:9 Khải Huyền 22:10]. Tiếng của Đức Chúa Trời thường được ví với tiếng sấm [Giăng 12:28-29 Thi Thiên 29:1-11 Gióp 26:14 Gióp 37:5]. Chúng ta suy đoán cũng chẳng ích lợi gì khi Đức Chúa Trời che khuất lẽ thật của Ngài [Phục truyền 29:29].

Lời Tuyên Bố Của Thiên Sứ [Khải Huyền 10:5-7] làm chúng ta đầy lòng sợ hãi, không chỉ vì nội dung nhưng còn vì cách tuyên bố nữa. Đó là một khung cảnh uy nghiêm, tay người đưa lên trời như thể người thề nguyền.

Nhưng nếu thiên sứ này là Chúa Giê-xu Christ, tại sao Ngài phải thề? Ngài thề để khẳng định sự oai nghiêm và chắc chắn của lời Ngài đã phán. Chính Đức Chúa Trời “thề” khi Ngài lập giao ước với Áp-ra-ham [Hê-bơ-rơ 6:13-20] và khi Ngài lập Con Ngài làm thầy tế lễ thượng phẩm [Hê-bơ-rơ 7:20-22]. Ngài cũng thề khi hứa cùng vua Đa-vít rằng Đấng Christ sẽ ra từ nhà vua [Công vụ 2:29-30].

Khải Huyền 10:6 nhấn mạnh đến Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá. Nhiều cơn đoán phạt khác nhau đã xảy ra trên các tầng trời, trên đất, trên biển và còn nhiều cơn đoán phạt hơn nữa sắp xảy ra. Chữ được dịch là thời gian thật sự mang nghĩa “trì hoãn”.Đức Chúa Trời đã trì hoãn cơn đoán phạt của Ngài để tội nhân hư mất có thời gian ăn năn [2Phi-e-rơ 3:1-9] tuy nhiên bây giờ Ngài đẩy nhanh công việc đoán phạt của Ngài và hoàn tất chương trình Ngài đã định.

Hãy nhớ lại rằng các thánh tử đạo trên trời lo lắng về việc Đức Chúa Trời chậm trễ báo thù cho cái chết của họ [Khải Huyền 6:10-11]. “Ôi, Hỡi Chúa cho đến bao giờ?” là tiếng kêu khóc của các con cái Đức Chúa Trời bị đau khổ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đức Chúa Trời chậm trễ hoàn thành lời hứa của Ngài đã cho kẻ nhạo báng cơ hội phản bác lời Đức Chúa Trời và nghi ngờ sự thành tín của Ngài [xem 2Phi-e-rơ 3:1-18]. Lời Đức Chúa Trời là thật và thời gian của Ngài là trọn vẹn. Điều này giúp an ủi các thánh đồ - nhưng lại là sự đoán phạt đối với các tội nhân.

Trong Kinh Thánh, sự mầu nhiệm là “điều kín giấu thiêng liêng”, lẽ thật che khuất đối với những người ngoại nhưng được bày tỏ cho các con cái Đức Chúa Trời qua lời của Ngài [Ma-thi-ơ 13:10-12]. “Sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời” có liên quan đến vấn đề tội lỗi xa xưa trong thế gian. Tại sao trong thế gian lại có cả đạo đức lẫn sự xấu xa tự nhiên? Tại sao Đức Chúa Trời không làm gì cả? Dĩ nhiên, con cái Chúa biết rằng Đức Chúa Trời “đã làm” tại đồi Gô-gô-tha khi Chúa Giê-xu Christ mang lấy tôi lỗi và nhận chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thay cho thế gian tội lỗi. Chúng ta cũng biết rằng Đức Chúa Trời cho phép sự gian ác gia tăng cho đến khi thế gian được sắp sẵn cho sự đoán phạt [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:7 Khải Huyền 14:14-20]. Vì Đức Chúa Trời đã trả xong nợ tội, nên Ngài tự do trì hoãn cơn đoán phạt của Ngài, và con người không thể cáo buộc Ngài bất công và thờ ơ.

Tiếng kèn thứ bảy thổi vang là dấu hiệu cho thấy điều mầu nhiệm này được thành [Khải Huyền 11:4-19]. Nửa thời kỳ Đại Nạn còn lại bắt đầu khi các thiên sứ khởi sự trút các bát thạnh nộ, vì các tai nạn này “làm đầy trọn cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” [Khải Huyền 15:1].

Những chỉ dẫn vị thiên sứ truyền cho Giăng [Khải Huyền 10:8-11] nhắc chúng ta nhớ đến trách nhiệm chúng ta phải ăn nuốt lời Đức Chúa Trời làm linh lương nuôi dưỡng đời sống thuộc linh chúng ta. Giăng nhìn thấy cuốn sách hoặc biết nội dung và mục đích của sách không thì chưa đủ, ông phải nuốt cuốn sách vào bụng.

Lời Đức Chúa Trời được ví sánh với thức ăn: bánh [Ma-thi-ơ 4:4], sữa [1Phi-e-rơ 2:2], thịt [1Cô-rinh-tô 3:1-2], và mật ong [Thi Thiên 119:103]. Đấng tiên tri Giê-rê-mi [Giê-rê-mi 15:16] và Ê-xê-chi-ên [Ê-xê-chiên 2:9-3:4] biết phải “ăn nuốt” lời Chúa trước khi họ có thể chia sẻ cho người khác. Lời Kinh Thánh luôn phải “trở nên xác thịt” [Giăng 1:14] trước khi ban phát cho người có nhu cầu. Khốn thay cho thầy giáo hoặc người giảng đạo chỉ nói ra lời Đức Chúa Trời nhưng không sống đúng với lời ấy, không làm lời ấy sống động trong cuộc đời mình.

Đức Chúa Trời sẽ không nhồi nhét lời Ngài vào trong miệng chúng ta và ép buộc chúng ta nhận lấy. Ngài trao vào tay chúng ta và chúng ta nên cầm lấy. Ngài cũng không thay đổi những tác dụng của lời Ngài trên cuộc đời chúng ta: sẽ có buồn lo lẫn vui mừng, cay đắng lẫn ngọt ngào. Kinh Thánh chứa đựng nhiều lời hứa ngọt ngào và những bảo đảm quí giá, nhưng còn có nhiều lời cảnh cáo nặng nề và lời báo trước sự đoán phạt. Cơ Đốc nhân làm chứng cho cả sự sống lẫn sự chết [2Cô-rinh-tô 2:14-17]. Sứ giả trung tín sẽ rao ra mọi ý muốn của Đức Chúa Trời [Công vụ 20:27]. Người sẽ không thêm bớt vào trong sứ điệp của Đức Chúa Trời nhằm làm hài lòng người nghe [2Ti-mô-thê 4:1-5].

Thiên sứ uỷ thác cho Giăng lại phải nói tiên tri do đó công việc của ông chưa hoàn tất. Ông phải rao báo lời tiên tri của Đức Chúa Trời có liên quan đến nhiều dân tộc, nhiều nước, nhiều thứ tiếng và các vua [Khải Huyền 5:9]. Chữ các nước thường nói đến các nước ngoại bang. Giăng sẽ bàn nhiều đến các nước trên thế giới khi ông giới thiệu phần còn lại của lời tiên tri.

2. Lời chứng của hai chứng nhân [Khải Huyền 11:1-14]

Chức Vụ Của Hai Chứng Nhân [Khải Huyền 11:1-6] được mô tả đầu tiên.Nơi thi hành chức vụ là thành Giê-ru-sa-lem và thời gian vào nửa phần đầu của thời kỳ Đại Nạn. Dân Y-sơ-ra-ên đang thờ phượng nơi đền thờ được xây lại dưới sự che chở của Kẻ Chống Lại Đấng Christ, chưa lộ bản chất thật của nó. Thiêng liêng hoá các câu 1-2 và hiểu đền thờ có liên quan đến Hội Thánh sẽ tạo ra nhiều rắc rối nghiêm trọng. Trước hết, làm cách nào Giăng có thể đo được thân thể con người không thấy được, cho dù Hội Thánh vẫn còn trên thế gian? Nếu đền thờ là Hội Thánh, vậy thì những người thờ phượng ấy là ai và bàn thờ ấy là gì?Và từ lúc Hội Thánh kết hiệp người Do Thái và ngoại bang trong môt thân [Ê-phê-sô 2:11], tại sao người ngoại bang lại bị phân biệt trong đền thờ? Dường như là việc làm khôn ngoan nhất khi hiểu đền thờ này thực sự là một toà nhà trong thành thánh Giê-ru-sa-lem [Nê-hê-mi 11:1,Nê-hê-mi 11:18 Đa-ni-ên 9:24].

Việc Giăng đo đạt đền thờ là hành động thuộc về biểu tượng. Đo một cái gì có nghĩa bạn dành điều đó về cho mình. Khi chúng tôi bán căn nhà tại Chicago, những người chủ mới dẫn theo kiến trúc sư lấy số đo các nơi và góp ý những thay đổi có thể. Nếu vị kiến trúc sư đến trước khi người mua nhà cam kết, chắc chúng tôi đã mời ông ấy ra khỏi nhà. Chúa phán qua Giăng, “Ta sở hữu thành phố và đền thờ này, Ta dành cả hai cho chính Ta! ”Kinh Thánh Cựu Ước chép điều này trong Ê-xê-chiên 40:1-41:26 Xa-cha-ri 2:1-3.

Những điều Giăng làm có ý nghĩa đặc biệt vì người ngoại bang đã chiếm lấy Giê-ru-sa-lem. Kẻ chống lại Đấng Christ đã phá bỏ hiệp ước ký với Dân Y-sơ-ra-ên [Đa-ni-ên 9:27] và bây giờ nó sắp dùng đền thờ cho các mục đích hiểm độc của nó [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-4]. Tất cả những điều này được giải thích chi tiết trong Khải Huyền 13:1-18. Chúa Giê-xu phán, “Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp cho đến chừng nào các kỳ dân ngoại được trọn” [Lu-ca 21:24]. “Các kỳ dân ngoại” bắt đầu vào năm 606 trước Chúa khi quân Ba-by-lôn khởi sự quấy phá nước Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem, thời kỳ này kéo dài cho đến khi Chúa Giê-xu Christ trở lại giải cứu Thành Thánh và cứu chuộc dân Y-sơ-ra-ên [Xa-cha-ri 14:1-21].

Hãy lưu ý rằng hai chứng nhân thi hành chức vụ suốt thời kỳ đầu cơn Đại Nạn [Khải Huyền 11:3 1260 ngày]. Lúc ấy thành Giê-ru-sa-lem bị dân ngoại cai trị bốn mươi hai tháng, đó là thời kỳ cuối cơn Đại Nạn.

Lời làm chứng của hai chứng nhân có liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên và đền thờ. Thật là thảm hoạ khi quyền năng của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài ở bên ngoài đền thờ chớ không ở trong như các thời trước đây. Giống như đền thờ Chúa Giê-xu đã bỏ đi, ngôi nhà mới này sẽ bị hoang vu [Ma-thi-ơ 23:28]. Hai chứng nhân này được gọi là các đấng tiên tri [Khải Huyền 11:3,Khải Huyền 11:6], và tôi hiểu đây là chức vụ tiên tri trong bối cảnh Cựu Ước, kêu gọi các nước ăn năn quay trở về cùng Đức Chúa Trời chân thần của dân Y-sơ-ra-ên.

Hai chứng nhân này không những rao báo lời Đức Chúa Trời, nhưng họ còn làm công việc của Ngài và thi hành nhiều phép lạ đoán phạt, điều này nhắc chúng ta nhớ đến Môi-se và Ê-li [Xuất Ê-díp-tô 7:14-18 1Các vua 17:1 2Các vua 1:1-12]. Một số nhà nghiên cứu trích dẫn Ma-thi-ơ 4:5-6 làm bằng chứng cho biết một trong hai người làm chứng này là tiên tri Ê-li, nhưng Chúa Giê-xu áp dụng lời tiên tri đó cho Giăng Báp-Tít [Ma-thi-ơ 17:10-13]. Tuy nhiên, Giăng Báp-Tít chối rằng người không phải là Ê-li trở lại trần gian [Giăng 1:21,Giăng 1:25 Lu-ca 1:16-17]. Sự lộn xộn này có thể được giải thích phần nào qua việc nhận biết rằng trải suốt lịch sử nước Do Thái, Đức Chúa Trời đã sai các sứ giả đặc biệt - “những Ê-li” - kêu gọi dân sự của Ngài đến sự ăn năn do đó trong bối cảnh này, các chứng nhân sẽ làm ứng nghiệm lời tiên tri Ma-la-chi.

Thay vì liên hệ sứ mạng của các chứng nhân với Môi-se và Ê-li, thiên sứ đã phán với Giăng lại đề cập chức vụ của họ với Xô-rô-ba-bên và thầy tế lễ cả Giê-hô-sua [Xa-cha-ri 4:1-14]. Hai chứng nhân ấy đã giúp tái lập lại nước Y-sơ-ra-ên và xây lại đền thờ. Đó là nhiệm vụ nặng nhọc, thậm chí dân ngoại bang lại làm cho khó khăn hơn nhưng Đức Chúa Trời ban sức mạnh đặc họ cần để hoàn tất công việc. Lẽ thật này là niềm an ủi cho các tôi tớ Đức Chúa Trời ở mọi thời đại, vì công việc Chúa chẳng bao giờ dễ dàng.

Các Chứng Nhân Bị Giết [Khải Huyền 11:7-10] chỉ khi nào họ hoàn tất việc làm chứng. Các tôi tớ vâng lời của Đức Chúa Trời sẽ tồn tại cho đến khi làm xong công việc. “Con thú” [Kẻ chống lại Đấng Christ] hiện nay đang nắm quyền trong tay và muốn chiếm hữu đền thờ nhưng nó không thành công được cho đến khi hai chứng nhân bị cất khỏi. Đức Chúa Trời sẽ cho phép nó giết họ, vì không ai có thể gây chiến chống lại “con thú” và thắng được nó [Khải Huyền 13:4].

Người ta không được phép chôn xác hai chứng nhân [Thi Thiên 79:1-3]. Nhưng ngay cả sự việc không hay này cũng được Đức Chúa Trời dùng để làm chứng cho loài người. Rất có thể các máy quay truyền hình trên thế giới và các nhà phân tích tin tức sẽ bàn luận ý nghĩa của nó. Cư dân trên đất sẽ reo mừng khi kẻ thù của họ bị chết và tổ chức một “lễ hội ma quỉ” bằng cách gởi quà tặng cho nhau. Do đó dường như sức mạnh của hai chứng nhân không bị giới hạn tại Giê-ru-sa-lem, nhưng họ có thể làm nhiều việc khác xảy ra tại các nơi khác trên thế giới.

Hai đấng tiên tri này chắc chắn có mối liên hệ đến dân Y-sơ-ra-ên và phần lớn thế giới không thừa nhận nước Y-sơ-ra-ên. Giữa Kỳ Đại nạn, “con thú” sẽ quay trở lại chống nghịch dân Y-sơ-ra-ên và tiến hành bắt bớ dân Do Thái. Hai chứng nhân sẽ không có mặt bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên và phong trào bài Do-Thái đáng sợ xảy ra.

Thành Giê-ru-sa-lem được gọi là “thành lớn” [Khải Huyền 11:8] theo quan điểm con người, đây là câu nói đúng. Nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy con người và các nước qua lăng kính thiêng liêng. Đối với Ngài, thành Giê-ru-sa-lem được xem là ô uế và trần tục như Sô-đôm và nổi loạn kiêu ngạo như Ai Cập.

Hai Chứng Nhân Sống Lại [Khải Huyền 11:11-14]. Thật kỳ lạ, hai chứng nhân không những từ kẻ chết sống lại, nhưng họ còn được cất lên trời! Đức Chúa Trời giải cứu họ thoát khỏi tay kẻ thù và cho họ được cả thế giới trông thấy. Sự vui mừng lớn của thế giới bỗng nhiên trở thành nỗi sợ hãi kinh khiếp. [Chú ý chữ lớn trong chương 11, được nhắc đến tám lần].

Chúng ta có phải hiểu thời gian ba ngày rưỡi ở đây theo nghĩa đen hay không? Hoặc nhóm chữ này chỉ có nghĩa “sau một thời gian ngắn ngủi”? Nó có vẻ quá cụ thể đến nỗi không thể có nghĩa như vậy. Thời gian này có biểu tượng cho một giai đoạn dài, như là ba năm rưỡi không? Hai xác chết cứ nằm trên đường phố hơn ba năm rưỡi là điều không chấp nhận được. Có lẽ đây là bức tranh tất cả các thánh đồ được cất lên giữa Cơn Đại Nạn, và ba năm rưỡi bao gồm phần đầu của giai đoạn này. Nếu như vậy, cái chết của hai chứng nhân biểu tượng cho điều gì? Cố gắng giải thích vấn đề này chỉ tạo ra vấn đề khàc thôi

Những ngày này dường như là những ngày thật theo nghĩa đen, giống như bốn mươi hai tháng trong Khải Huyền 11:2 là những tháng đúng nghĩa của nó. Kinh Thánh không giải thích tại sao khoảng thời gian này được chọn và chẳng có ích gì khi chúng ta suy đoán.

Các bạn của Đức Chúa Trời chứng kiến Ngài được cất lên trời [Công vụ 1:9-12], nhưng kẻ thù của các chứng nhân thấy họ sống lại và run rẩy sợ hãi. Nỗi sợ của họ gia tăng khi cơn động đất xảy ra, giết hại 7.000 người và phá huỷ một phần mười thành Giê-ru-sa-lem. Cơn động đất xảy ra khi ấn thứ sáu mở ra [Khải Huyền 6:12], và khi bát thạnh nộ thứ bảy trút xuống, sẽ có cơn động đất lớn hơn [Khải Huyền 16:18-20.

3. Lời chứng của các trưỏng lão [Khải Huyền 11:15-19]

Chúng ta đợi “tai hoạ” thứ ba chép trong Khải Huyền 8:13 xảy ra và bây giờ nó đã đến. Khi thiên sứ thứ bảy thổi kèn, ba biến cố đầy ấn tượng xảy ra.

Lời Loan Báo Chiến Thắng [Khải Huyền 11:15]. “Những tiếng lớn” này có thể là các ban hợp xướng trên trời. Lời loan báo trọng đại cho biết vương quốc [Giăng dùng số ít vì “con thú” bây giờ nắm quyền kiểm soát thế giới trong tay]của thế gian thuộc về Chúa Giê-xu Christ. Dĩ nhiên, Đấng Christ không tuyên bố vương quyền của Ngài cho đến lúc Ngài trở lại nhưng Ngài đã chiến thắng rồi.Quỉ Sa-tan dâng cho Ngài các nước thế gian, nhưng Ngài từ chối không nhận [Ma-thi-ơ 4:8-9]. Thay vào đó, Ngài chịu chết trên thập tự giá, sống lại, và về trời trong chiến thắng và tại đó Cha Ngài ban cơ nghiệp cho Ngài [Thi Thiên 2:4-9].

Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu sai lệch rằng hiện nay Chúa chúng ta không có tể trị, vì thật Ngài đang cầm quyền cai trị. Theo Hê-bơ-rơ 7:1-2 Chúa Giê-xu Christ là “Vua công bình” và “Vua bình an”. Ngài đang ngự trên ngôi cùng với Cha Ngài [Khải Huyền 3:21], và Ngài sẽ trị vì cho đến khi Ngài đánh bại tất cả kẻ thù của Ngài [1Cô-rinh-tô 15:25]. Ngày nay, Ngài cai trị vương quốc thiêng liêng nhưng trong tương lai, Ngài sẽ cai trị các nước thế gian bằng cây gậy sắt.

Cho dù hoàn cảnh có khó khăn ra sao, hoặc con cái Đức Chúa Trời có thể nghĩ rằng họ thất bại như thế nào đi nữa, Chúa Giê-xu Christ vẫn là Vua trên muôn Vua, Chúa trên muôn Chúa, Ngài đang cầm quyền cai trị. Ngày kia, chúng ta sẽ chiến thắng!

Tiếng Reo Hò Ngợi Khen [Khải Huyền 11:16-18]. Các trưởng lão rời khỏi ngai và sấp mình thờ lạy trước ngôi Đức Chúa Trời. Họ dâng lời cảm tạ Ngài vì ba phước hạnh: Đấng Christ đã cầm quyền rất cao trong tay [c.17], Ngài phán xét cách công bình [c.18], và Ngài ban thưởng rộng rãi [c.18].

Trong Khải Huyền 4:10-11, các trưởng lão ngợi khen Đấng tạo Hoá và trong Khải Huyền 5:9-14 họ thờ lạy Đấng Cứu Chuộc. Ở đây họ nhấn mạnh đến Đấng Đắc Thắng và làVua. Hãy nhớ rằng Hội Thánh trên đất dường như có vẻ thất bại, vì đế quốc Rô-ma là người chiến thắng và là vua. Giăng muốn nhắc các thánh đồ nhớ rằng họ là “nước thầy tế lễ”đang trị vì cùng Đấng Cứu Chuộc [Khải Huyền 1:5-6]. Dường như đôi lúc ngôi trên trời bỏ trống, nhưng không phải vậy. Chúa Giê-xu Christ có cả quyền năng và thẩm quyền - thực ra, Ngài có hết thảy thẩm quyền [Ma-thi-ơ 28:18 chữ quyền năng có nghĩa “thẩm quyền”]. “Ngài...đã khởi sự cầm quyền” là cách dịch hay.

Đấng Christ không những cầm quyền cao cả, nhưng Ngài còn phán xét công bình [Khải Huyền 11:18]. Chiên Con cũng là Sư Tử! Trong câu 18, chúng ta có “bản mục lục” phần còn lại của sách Khải Huyền. Các biến cố này không xảy ra ngay khi thiên sứ thổi kèn nhưng thiên sứ chỉ báo hiệu sự bắt đầu, và bây giờ các biến cố này xảy ra như đã định trước.

“Các nước nổi giận”. Các nước nổi giận về điều gì? Chắc chắn Chúa đã đối đãi tốt và nhân từ với họ. Ngài chu cấp cho họ mọi nhu cầu [Công vụ 14:15-17 Công vụ 17:24-31], phân định lãnh thổ cho họ, và thương xót trì hoãn cơn đoán phạt của Ngài để con người có cơ hội được cứu. Hơn nữa, Ngài sai Con Ngài làm Đấng Cứu Chuộc cả thế gian. Ngày nay, Đức Chúa Trời ban ơn tha thứ cho các nước! Ngài còn có thể làm gì cho họ nữa?

Vậy thì, tại sao các nước lại nổi giận? Vì họ muốn đi theo đường riêng. “Tại sao các ngoại bang [các nước] náo loạn, và những dân tộc toan mưu chước hư không?Các vua thế gian nổi dậy, các quan trưởng bàn nghị cùng nhau, nghịch Đức Giê-Hô-Va và nghịch Đấng chịu xức dầu của Ngài [Đấng Christ], mà rằng, “Chúng ta hãy bẻ lòi tói của hai Người và quăng xa ta xiềng xích của Họ” [Thi Thiên 2:1-3]. Họ muốn thờ lạy và hầu việc tạo vật thay cho Đấng dựng nên [Rô-ma 1:25]. Giống như trẻ vị thành niên, các nước muốn loại bỏ tất cả sự ràng buộc và Đức Chúa Trời sẽ cho phép họ làm như vậy. Kết quả là một “Ba-by-lôn” khác [Khải Huyền 17:1-18:24], nổ lực cuối cùng của con người muốn xây dựng Thời Đại Hoàn Hảo, “thiên đường trên đất”.

Hãy lưu ý sự thay đổi trong thái độ của các nước thế gian. Trong Khải Huyền 11:2 các nước giày đạp thành Giê-ru-sa-lem. Trong Khải Huyền 11:9 họ reo mừng khi hai chứng nhân chết.Nhưng bây giờ, họ lại giận dữ sự kiêu hãnh và vui vẻ của họ sẽ không kéo dài lâu. Thái độ hiếu chiến này cuối cùng là động lực khiến các nước liên minh lại chống Đức Chúa Trời trong trận đại chiến Hạt-ma-ghê-đôn.

“Cơn thạnh nộ Ngài đã đến”. Chữ nổi giận trong câu 18 là dạng động từ của chữ cơn thạnh nộ. Nhưng sự giận dữ của con người không thể nào sánh được với cơn thạnh nộ của Chiên Con [Khải Huyền 6:16-7]. Ngay cả cơn giận dữ của quỉ Sa-tan, có độc ác đến đâu, cũng không thể ngang bằng với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời [Khải Huyền 12:17]. Trong thời kỳ đầu Đại nạn đau khổ có gia tăng, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời chỉ bày tỏ trong thời kỳ sau của Cơn Đại nạn mà thôi [Khải Huyền 11:18 Khải Huyền 14:10 Khải Huyền 16:19 Khải Huyền 19:15]. Trong tiếng Hy Lạp có hai chữ nói về cơn giận: thumos, có nghĩa “sự giận dữ, giận điên người”, và orgé được dùng ở đây có nghĩa “sự căm phẫn, sự giận với một thái độ ổn định”. Cơn giận của Đức Chúa Trời không phải là sự nóng nảy bộc phát nhưng đó là cơn phẫn nộ chống lại tội lỗi. Cả hai từ ngữ Hy Lạp này được dùng trong Khải huyền để mô tả cơn giận của Đức Chúa Trời: orgé được dùng bốn lần thumos được dùng bảy lần [Khải Huyền 14:10,Khải Huyền 14:19 Khải Huyền 15:1,Khải Huyền 15:7 Khải Huyền 16:1,Khải Huyền 16:19 Khải Huyền 19:15]. Cơn giận của Đức Chúa Trời không vô tư, vì Ngài ghét tội lỗi và yêu sự công bình và chính trực nhưng cả hai đều chắc chắn và có thể biết trước được.

“Giờ đã tới là giờ phán xét kẻ chết” đưa chúng ta đến chính đoạn cuối trong chương trình đã báo trước của Đức Chúa Trời. Về một phương diện, mỗi ngày đều là “ngày của Chúa” vì Đức Chúa Trời luôn xét đoán cách công bình. Đức Chúa Trời nhịn nhục đối với tội nhân hư mất và thường chậm trễ cơn đoán phạt của Ngài, nhưng sẽ có sự đoán xét sau cùng dành cho tội nhân và chẳng ai thoát khỏi được. Cơn đoán phạt này được mô tả trong Khải Huyền 20:11-15.

Cũng sẽ có sự phán xét con cái Đức Chúa Trời, có tên gọi là “Toà Phán Xét của Đấng Christ” [Rô-ma 14:10-13 1Cô-rinh-tô 3:8-15 2Cô-rinh-tô 5:9-11]. Đức Chúa Trời sẽ thưởng cho các tôi tớ trung tín của Ngài [Ma-thi-ơ 25:21] và những đau đớn họ chịu trên thế gian sẽ biến mất trong sự hiện diện vinh hiển của Ngài. Mặc dầu con cái Đức Chúa Trời sẽ không bị phán xét vì tội lỗi của họ [sự phán xét ấy đã xảy ra trên thập tự giá], nhưng họ sẽ bị phán xét về công việc của họ và được Chủ của họ ban thưởng cách rời rộng.

Toà Phán Xét của Đấng Christ sẽ diễn ra trên trời sau khi Ngài gọi con cái Ngài về trong nước Ngài. Khi trở lại trần gian lập nước Ngài, các thánh đồ sẵn sàng đồng trị vì cùng Ngài, với một Hội Thánh không vết không nhăn [Ê-phê-sô 5:25-27 Khải Huyền 19:7-8]. Ngày nay, chúng ta than thở khi hầu việc Đức Chúa Trời, vì chúng ta biết quá nhiều khuyết điểm và tì vít nhưng ngày kia, chúng ta sẽ dự phần hầu việc Ngài cách toàn vẹn!

“Những kẻ đã huỷ phá thế gian” nói đến những cư dân trên đất không chịu vâng phục Đức Chúa Trời. Thật mỉa mai, những người này sống nhờ vào trái đất và tận hưởng những gì đất đem lại, nhưng đồng thời lại đang phá huỷ chính trái đất mà họ tôn sùng. Khi con người quên rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo Hoá và mình là loài thọ tạo, lúc ấy họ bắt đầu lợi dụng các nguồn tài nguyên Đức Chúa Trời ban cho, điều này dẫn đến sự phá hoại. Con người là quản gia tạo vật chớ không phải là chủ của tạo vật.

Như đã đề cập từ trước, câu 18 là lời tóm tắt các biến cố chưa xảy ra. Đó là bài hát ngợi khen về sự thành tín của Đức Chúa Trời đã hoàn tất chương trình của Ngài trên thế gian. Hơn nữa, dường như có vẻ xa lạ với chúng ta khi các thánh trên trời lại có thể hát về sự phán xét. Có lẽ nếu chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn về ngôi, chắc chắn chúng ta có thể tham gia vào sự ngợi khen của họ.

Bảo Đảm Về Sự Thành Tín Của Đức Chúa Trời [Khải Huyền 11:19]. Chương này bắt đầu với đền thờ trên đất, nhưng bây giờ chúng ta thấy đền thờ trên trời. Trọng tâm chú ý đặt nơi hòm giao ước của Đức Chúa Trời, đó là biểu tượng nói về sự hiện diện của Ngài với dân sự.

Nơi đền tạm và đền thờ trong Cựu Ước, hòm giao ước đặt phía sau bức màn trong nơi chí thánh. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ngự trên hòm, bảng Luật pháp của Ngài đặt bên trong hòm, cho thấy rằng hai điều này không bao giờ được tách rời. Ngài là Đức Chúa Trời thánh và Ngài xử công bình với tội lỗi. Nhưng Ngài cũng là Đức Chúa trời thành tín giữ lời hứa với dân sự Ngài. Chính hòm giao ước của Đức Chúa Trời đã dẫn dân sự qua sông Giô-đanh vào nhận sản nghiệp [Giô-suê 3:11-17]. Sự hiện thấy về hòm giao ước sẽ an ủi con cái Đức Chúa Trời nhiều đang trải qua đau đớn khi đọc sách Giăng gởi. “Giăng nói với họ, “Đức Chúa Trời sẽ làm trọn lời hứa của Ngài! Ngài sẽ bày tỏ vinh quang của Ngài! Hãy tin cậy Ngài! ”

Một lần nữa, Giăng thấy và nghe những điềm báo hiệu cơn bão sắp xảy ra [Khải Huyền 4:5 Khải Huyền 8:5]. Cơn đoán phạt nặng nề hơn sắp trút xuống những người nổi loạn trên thế gian! Nhưng con cái Đức Chúa Trời không cần phải sợ hãi các cơn bão vì Ngài đang cầm quyền cai trị. Hòm giao ước nhắc họ nhớ lại sự hiện diện của Ngài và sự thành tín giữ các lời hứa của Ngài. Và trên hòm giao ước là ngôi thi ân được rưới huyết trong ngày Đại lễ Chuộc Tội [Lê-vi Ký 16:15-17]. Ngay cả trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời cũng nhớ lại lòng nhân từ Ngài [Ha-ba-cúc 3:2].

Trên sân khấu bây giờ xuất hiện “con thú”, đó là tác phẩm tuyệt hảo của quỉ Sa-tan, Christ giả sẽ cai trị thế giới.

8. BỘ BA KHỦNG KHIẾP [Khải Huyền 12:1-13:18]

Khải Huyền 12:1-13:18 cho chúng ta ba nhân vật chủ chốt trong vở kịch của thời kỳ cuối Cơn Đại Nạn: Con rồng, Christ giả, và tiên tri giả. Về một phương diện, ba nhân vật này là bộ ba độc ác, chống lại Đức Chúa Trời chân thần và con cái Ngài trên thế gian. Trong khi những biến cố này có ý nghĩa đặc biệt đối với con cái Đức Chúa Trời vào thời gian ấy, sứ điệp của hai chương này có thể an ủi các thánh đồ đang chịu đau đớn ở bất cứ thời đại nào.

Sa-tan là kẻ thù lớn của Hội Thánh, nó kiện cáo các thánh đồ trên trời và tấn công họ trên đất để chống lại Đức Chúa Trời và con cái Ngài. Tuy nhiên, Đấng Christ đã thắng con rắn xưa, và Ngài ban chiến thắng cho con cái Ngài.

Kẻ thù luôn hành động qua con người, trong trường hợp này, “con thú” [Christ giả hoặc Kẻ chống lại Đấng Christ] và tiên tri giả. Sa-tan là kẻ bắt chước, kẻ mạo danh nó tìm cách lừa dối con người để kiểm soát họ. “Con thú” là kẻ độc tài trong tương lai của thế giới hứa giải quyết những áp lực đè nặng trên các nước tiên tri giả là “chuyên gia tuyên truyền”. Có một lúc, dường như bộ ba ma quỉ này thành công nhưng sau đó thế giới của chúng sẽ bị sụp đổ, các nước sẽ họp lại trong trận chiến cuối cùng, Chúa Giê-xu Christ xuất hiện, lúc ấy trận chiến kết thúc.

Đây không phải là kiểu mẫu về cuộc chiến giữa Hội Thánh với tội ác trải qua nhiều thế kỷ sao? Dù người cai trị có là Sê-sa, Hít-le, hoặc một người theo thuyết bất khả tri, thì Sa-tan cũng tiếp sức và thúc đẩy người. Kẻ cai trị hứa ban cho tất cả những gì mọi người mong muốn và cần đến, điều này chỉ đưa họ vào trong chỗ nô lệ. Nó thường có đội ngũ quảng bá chương trình của nó đến cho người dân và dụ dỗ họ làm theo, nếu không muốn nói là bắt buộc họ. Thường họ vâng phục bằng cách thờ lạy.

Đức Chúa Trời cho phép con cái Ngài chịu đau đớn dưới bàn tay bạo tàn của những nhà cai trị này, nhưng Ngài cũng giúp cho con cái Ngài kinh nghiệm được những chiến thắng lớn lao, ngay cả trong lúc tuận đạo. Họ thật sự là những người đắc thắng! Lúc ấy Ngài đã đem đến sự giải cứu, và chu kỳ lặp lại với những nhà độc tài kế tiếp càng tệ hại hơn kẻ tiền nhiệm. Điểm đỉnh sẽ đạt đến khi kẻ chống lại Đấng Christ xuất hiện đúng thời điểm của nó [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-17].

1. Con rồng [Khải Huyền 12:1-18]

Giăng thấy hai dấu lạ hiện ra trên trời [Khải Huyền 12:1-6]. Dấu thứ nhất là người đàn bà sinh con trai. Vì đứa trẻ này là hiện thân của Chúa Giê-xu Christ [so sánh c.5 với Khải Huyền 19:15 và Thi Thiên 2:9], nên biểu tượng người đàn bà ở đây có thể không ai khác hơn là dân tộc Y-sơ-ra-ên. Chúa Giê-xu Christ đã đến thế gian qua dân tộc Y-sơ-ra-ên [Rô-ma 1:3 Rô-ma 9:4-5]. Sự nhận dạng này có thể chắc chắn hơn khi so sánh lời mô tả trong Khải Huyền 12:1 với Sáng Thế Ký 37:9-10.

Trong Cựu Ước, dân Y-sơ-ra-ên thường được ví sánh với người đàn bà, và ngay cả người đàn bà trong cơn thai nghén [Ê-sai 54:5 Ê-sai 66:7 Giê-rê-mi 3:6-10 Mi-chê 4:10 Mi-chê 5:2-3]. Thế giới bội đạo được sánh với con đại dâm phụ [Khải Huyền 17:1], Hội Thánh được ví như cô dâu trinh trắng [Khải Huyền 19:7].

Con trai sinh ra và được đưa đến ngai Đức Chúa Trời [Khải Huyền 12:5]. Ở đây chúng ta có biểu tượng về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu Christ và sự thăng thiên vinh hiển của Ngài, nhưng không thấy nói gì đến cuộc đời hoặc sự chết của Ngài. Dấu hai chấm ở giữa câu tiêu biểu cho ba mươi ba năm trong lịch sử!

Người đàn bà với đứa con là dấu lạ thứ nhất con rồng lớn và đỏ là dấu lạ thứ hai. Câu 9 cho biết rõ đây là quỉ Sa-tan. Màu đỏ đi đôi với chết chóc [Khải Huyền 6:4] và Sa-tan là kẻ giết người [Giăng 8:44]. Những đầu, sừng và mão miện sẽ xuất hiện trở lại trong Khải Huyền 13:1 và Khải Huyền 17:3. Những đầu tiêu biểu cho núi non [Khải Huyền 17:9], những sừng tiêu biểu cho vua chúa [Khải Huyền 17:12]. Chúng ta sẽ nghiên cứu ý nghĩa của những biểu tượng này cách chi tiết hơn.

Con rồng bị quăng xuống [Khải Huyền 12:9], nó dẫn theo một phần ba thiên sứ [c.7,9]. Chúng được nói đến như “các ngôi sao” trong c.4 [Đa-ni-ên 8:10]. Điều này là bằng chứng nói đến sự sa ngã của Sa-tan [Ê-sai 14:12-15] khi nó và kẻ theo nó nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, việc Sa-tan bị quăng xuống đất mô tả trong Khải Huyền 12:7-10 vẫn còn trong tương lai.

Ngay sau khi đứa trẻ sinh ra, Sa-tan tìm cách giết hại. Cuộc chiến giữa Sa-tan và “người đàn bà” bắt đầu ngay sau khi con người sa ngã [Sáng Thế Ký 3:15]. Trải suốt lịch sử Cựu Ước, Sa-tan luôn tìm cách ngăn trở Đấng Cứu Chuộc sinh ra. Lúc nào cũng có “con rồng” đứng chờ sẵn, đợi cơ hội phá hại dân Y-sơ-ra-ên hoặc tổ phụ của Đấng Mê-si-a. Pha-ra-ôn được gọi là “con rồng” [Ê-xê-chiên 29:3], vua Nê-bu-cát-nết-sa cũng được gọi như vậy [Giê-rê-mi 51:34]. Vào thời điểm nguy cấp, dòng dõi hoàng tộc chỉ còn giới hạn vào một bé trai! [2Các vua 11:1-3]. Khi Chúa Giê-xu Christ sinh ra, Sa-tan dùng vua Hê-rốt tìm cách hãm hại Ngài [Ma-thi-ơ 2:1-18]. Sa-tan nghĩ rằng nó đã thành công khi dùng Giu-đa phản bội và giao nộp Ngài để kẻ thù đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng Thập Tự Giá quả là thất bại thật sự của Sa-tan! “Chúng đã thắng nó [Sa-tan] bởi huyết Chiên Con” [Khải Huyền 12:11].

Thậm chí ngày nay Sa-tan có thể lên trời để kiện cáo con cái Đức Chúa Trời nhưng nó không thể đánh đổ ngôi cao của Đấng Cứu Chuộc được. Sách lược của nó nhằm bắt bớ con cái Đức Chúa Trời và cắn nuốt họ nếu có thể làm được [1Phi-e-rơ 5:8]. Nó căm thù dân Do Thái và nó là sức mạnh hậu thuẫn chủ nghĩa bài Do Thái từ thời Pha-ra-ôn và Ha-man [xem sách Ê-xơ-tê] cho đến Hít-le, Stalin. Cuối cùng, vào giữa Kỳ Đại Nạn, sẽ xảy ra làn sóng chống dân tộc Do Thái chưa từng có từ trước đến giờ [Khải Huyền 12:6]. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ con cái Ngài trong ba năm rưỡi ấy [1.260 ngày - Khải Huyền 11:2 Khải Huyền 13:5].

Ngoài số 144.000 người [được đóng ấn và được bảo vệ], có một số người Giu-đa tin Chúa còn sót lại sẽ sống sót trong chính thời điểm rối ren này. Kinh Thánh không cho chúng ta biết Đức Chúa Trời sẽ che chở họ nơi nào hoặc ai sẽ chăm sóc họ. Ma-thi-ơ 24:15-21 sẽ cho thấy ý nghĩa đặc biệt đối với những người Giu-đa tin kính sống trong thời cuối cùng này. Hãy lưu ý đặc biệt phần ghi trong ngoặc đơn của câu 15.

Bạn và tôi ngày nay đều có can dự vào cuộc đối địch tương tự [Ê-phê-sô 6:10]. Sa-tan đang ra sức phá hại Hội Thánh, sự chiến thắng của chúng ta chỉ có thể có được qua Chúa Giê-xu Christ mà thôi.

Bối cảnh kế tiếp của vở kịch trong vũ trụ này đó là cuộc chiến đấu trên trời [Khải Huyền 12:7-12]. Kinh thánh cho biết rõ ngay cả ngày nay Sa-tan cũng có thể vào trong trời [Gióp 1:1-2:13]. Có lần nó là thiên sứ trưởng trong hàng ngũ thiên sứ của Đức Chúa Trời, nhưng nó nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời và bị quăng xuống [Ê-sai 14:12-15]. Đáng chú ý, khi Hội Thánh của Đức Chúa Trời trung tín hầu việc Đấng Christ và chinh phục linh hồn hư mất, ấy là lúc quỉ Sa-tan bị Đức Chúa Trời quăng xuống và bị Ngài đánh bại [Lu-ca 10:1-2,Lu-ca 10:17-20 Ma-thi-ơ 16:18 Ma-thi-ơ 12:29].

Dĩ nhiên, lúc Chúa Giê-xu Christ chết trên thập tự giá, Sa-tan chủ yếu đã bị thất bại [Giăng 12:31-33]. Ngày kia Sa-tan sẽ bị quăng khỏi thiên đàng [Khải Huyền 12:7-10], cuối cùng bị quăng vào địa ngục [Khải Huyền 20:10].

Cuộc chiến trên trời nói lên điều gì? Sự kiện thiên sứ Mi-chên lãnh đạo các thiên sứ Đức Chúa Trời đến thắng lợi thật có ý nghĩa, vì Mi-chên tiêu biểu cho dân Y-sơ-ra-ên [Đa-ni-ên 10:10-21 Đa-ni-ên 12:1 cũng xem chú thích Giu-đe 1:9]. Danh xưng Mi-chên có nghĩa “ai giống như Đức Chúa Trời” và chắc chắn điều này tương ứng với cuộc tấn công vị kỷ của Sa-tan nhắm vào Đức Chúa Giê-Hô-Va - “Ta sẽ làm ra mình bằng Đấng Rất Cao” [Ê-sai 14:14]. Rõ ràng, việc ma quỉ căm ghét dân tộc Y-sơ-ra-ên sẽ thúc đẩy nó tiến hành cuộc chiến cuối cùng chống lại ngôi Đức Chúa Trời, nhưng nó sẽ bị thiên sứ Mi-chên và thiên sứ trên trời đánh bại.

Có lẽ còn bao gồm một yếu tố khác trong cuộc chiến này. Sau khi Hội Thánh được cất lên trời, con cái Chúa sẽ đứng trước Toà Phán Xét của Đấng Christ và Ngài đoán xét công việc của họ. Trên cơ sở cuộc phán xét này, Ngài sẽ trao phần thưởng cho họ [Rô-ma 14:10-12 1Cô-rinh-tô 3:10-15 2Cô-rinh-tô 5:10-11]. Rất có thể Sa-tan sẽ hiện diện vào lúc ấy để buộc tội các thánh đồ, chỉ ra tất cả “những tì vết” trong Hội Thánh [Ê-phê-sô 5:24-27].

Danh xưng ma-quỉ có nghĩa “kẻ kiện cáo”, Sa-tan có nghĩa là “kẻ thù”. Sa-tan đứng trước ngôi Đức Chúa Trời buộc tội các thánh đồ để chống lại họ [Gióp 1:1-2:13 Xa-cha-ri 3:1-10]. Nhưng Chúa Giê-xu Christ, “Đấng Trung Bảo trên trời”, đại diện cho Hội Thánh trước ngôi thánh của Đức Chúa Trời [1Giăng 2:1-2]. Vì Chúa Giê-xu Christ đã chết thay tội lỗi chúng ta, nên chúng ta có thể “nhờ huyết Chiên Con” thắng hơn những lời buộc tội của Sa-tan. Sự cứu rỗi chúng ta có được là chắc chắn không do công đức chúng ta làm nhưng vì Ngài đã làm xong tại Gô-gô-tha.

Quỉ Sa-tan sẽ giận dữ biết bao khi Hội Thánh đến trước ngôi Đức Chúa Trời trong sự vinh hiển “không vết không nhăn, không chi giống như vậy”. Khi kẻ kiện cáo thấy mưu kế của nó thất bại, nó sẽ nổi giận và đe doạ sự bình an của thiên đàng.

Cuộc chiến trong tương lai ứng dụng cho Hội Thánh ngày nay như thế nào? Con rắn xưa kiện cáo các thánh đồ trên trời cũng lừa dối các nước trên thế gian [Khải Huyền 12:9]một trong những sách lược của nó là làm chứng dối về Hội Thánh. Nó đánh lừa các nước nghĩ rằng con cái Đức Chúa Trời là những người nguy hiểm, lừa gạt thậm chí còn phá hoại nữa. Chính qua sự lừa dối của Sa-tan mà các nhà lãnh đạo các nước tập trung chống lại Đấng Christ và con cái Ngài [Thi Thiên 2:1-12 Công vụ 4:23-30]. Con cái Đức Chúa Trời ở mọi thời đại phải sẵn sàng đón chờ sự chống đối của thế gian, nhưng Hội Thánh luôn đánh bại được mưu toan của kẻ thù bởi lòng trung thành với Chúa Giê-xu Christ.

Huyết Đấng Christ đã đổ ra cho chúng ta được trọn vẹn đứng trước mặt Đức Chúa Trời [1Giăng 1:5-2:2]. Nhưng việc làm chứng của chúng ta về lời Đức Chúa Trời và sẵn lòng bỏ mình vì Đấng Christ cũng làm cho Sa-tan thất bại. Sa-tan không ngang bằng Đức Chúa Trời nó không có quyền tuyệt đối, không có mặt khắp nơi, hoặc không thông suốt mọi sự. Khi con dân Đức Chúa Trời tin cậy vào quyền năng huyết báu của Đấng Christ và Lời của Ngài thì quyền năng của Sa-tan sẽ bị giới hạn và mưu toan của nó phải thất bại. Sa-tan không thể làm gì để cướp đi “sự cứu rỗi, năng lực, và nước Đức Chúa Trời cùng quyền phép của Đấng Christ” [Khải Huyền 12:10], nếu chúng ta đầu phục Ngài. Chương trình lớn lao của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành!

Con cái Chúa ở bất kỳ thời đại nào hoặc trong hoàn cảnh nào cũng có thể vui mừng trong chiến thắng này, cho dù có trải qua những khó khăn như thế nào đi nữa.Cuộc chiến chúng ta không chống lại với thịt và huyết, nhưng địch lại với các thần dữ và các thế lực này đã bị Đấng Cứu Chuộc chúng ta đánh bại [Ê-phê-sô 6:10 Ê-phê-sô 1:15-23].

Trên trời sẽ vui mừng khi Sa-tan bị quăng xuống, nhưng cư dân trên đất lại không vì thời kỳ sau cùng của Cơn Đại Nạn sẽ gia tăng khổ nạn cho thế giới. “Khổ nạn”trong Khải Huyền 12:12 nhắc chúng ta nhớ đến “ba khổ nạn” đề cập trong Khải Huyền 8:13. “Khổ nạn” đầu tiên được mô tả trong Khải Huyền 9:1-12, “khổ nạn” thứ hai chép trong Khải Huyền 9:13-21.“Khổ nạn” thứ ba đề cập trong Khải Huyền 11:14, nhưng phân đoạn này chỉ tóm tắt các biến cố đưa chương trình của Đức Chúa Trời dành cho thế gian lên đến cao điểm. Có lẽ một phần trong “khổ nạn” thứ ba này là việc quăng Sa-tan xuống đất và cho phép nó thực hiện cơn giận dữ trên thế gian.

Sau việc này là màn ba trong vở kịch: Cơn nổi giận của Sa-tan trên thế gian [Khải Huyền 12:13-16]. Biết thời giờ của nó không còn bao lâu, và không còn quyền lên trời, kẻ thù trút đổ tất cả giận dữ lên thế gian. Nó bắt đầu gây chiến với dân Y-sơ-ra-ên [người đàn bà], và tạo ra làn sóng bài Do Thái. Sa-tan lúc nào cũng ghét dân Do Thái vì họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời và là phương tiện đem ơn cứu rỗi đến thế gian. Sa-tan muốn tiêu diệt dân tộc Y-sơ-ra-ên, nhất là lúc gần kề thời điểm Đấng Mê-si-a trở lại trần gian lập nước Ngài như đã hứa. Số người Giu-đa còn sót lại phải chuẩn bị sẵn sàng tiếp đón Ngài và làm hạt nhân cho nước của Ngài [Khải Huyền 1:7 Xa-cha-ri 12:9-14:21].

Đức Chúa Trời sắm sẵn chỗ đặc biệt để bảo vệ và chăm sóc số người Giu-đa còn sót lại. Thật thú vị khi Kinh Thánh mô tả số người còn sót lại trốn thoát khỏi Sa-tan dưới dạng cánh chim phụng hoàng, vì đây là hình ảnh miêu tả trong Cựu Ước liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập “trên cánh chim ưng” [Ê-xê-chiên 19:4], Ngài chăm sóc dân sự trong đồng vắng như chim ưng chăm chút con mình [Phục truyền 32:11-12]. Cuộc trở về từ cảnh lưu đày Ba-by-lôn giống như “chim ưng cất cánh bay cao” [Ê-sai 40:31].

Hãy lưu ý số người còn sót lại sẽ có nơi trú ẩn trong thời gian xảy ra thời kỳ cuối cùng của Cơn Đại Nạn. Chúng ta không biết nơi ẩn náu này ở đâu, và chúng ta cũng không cần nên biết. Nhưng bài học dành cho tất cả chúng ta thật rõ ràng:Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc những người Ngài muốn để dùng họ làm thành chương trình của Ngài trên thế gian. Thật vậy, một số người sẽ mất mạng sống mình [Khải Huyền 12:11], nhưng số khác sẽ được miễn trừ [Công vụ 12:1-25 để làm ví dụ cho nguyên tắc này].

Cụm từ “nước như sông” không được giải thích, nhưng có điểm tương ứng với Thi Thiên 124:1-8. [Cũng lưu ý cụm từ “thoát khỏi như chim” ở câu 7 trong Thi-thiên này]. “Con sông” này có lẽ là sự trút đổ căm giận và sự rêu rao chống Do Thái hoặc có thể biểu tượng cho các đội quân xâm chiếm nước Y-sơ-ra-ên và tìm cách đánh hạ số người còn trung tín với Chúa. Nếu ý nghĩa đúng như vậy, việc đất hả miệng có thể là cơn động đất Đức Chúa Trời dùng để tiêu diệt kẻ xâm lăng. Khi Sa-tan khám phá ra những người nó tìm cách giết hại được che chở, nó quay lại hãm hại những người không được mang đến nơi ẩn náu an toàn. Nó sẽ tuyên bố chiến tranh, và Đức Chúa Trời cho phép nó thắng trận một thời gian [Khải Huyền 13:7] nhưng đến cuối cùng, con rắn xưa sẽ bị đánh bại.

2. Con thú từ biển lên [Khải Huyền 13:1-10]

Một số nội dung viết, “Và con rồng [Sa-tan] đứng trên bãi cát của biển”. Biển biểu tượng cho các nước ngoại bang [Khải Huyền 17:15]. Sa-tan sẽ sản sinh ra “Nhà Lãnh Đạo Siêu Đẳng” từ một trong những nước ấy, một con người chúng ta gọi là “Kẻ Chống Lại Đấng Christ”. Cho đến thời điểm này, Kẻ Chống Lại Đấng Christ đã đứng đầu liên hiệp mười quốc gia Châu Âu nhưng hiện nay nó sắp sửa bắt tay vào sự nghiệp mới làm nhà độc tài trong thế giới Sa-tan.

Bạn nhớ rằng Kẻ Chống Lại Đấng Christ bắt đầu công việc của nó trong vai trò nhà kiến tạo hoà bình [Khải Huyền 6:2] và thậm chí còn giải quyết vấn đề Ả-rập và Y-sơ-ra-ên bằng việc ký kết thỏa ước bảo vệ dân Do Thái trong bảy năm [Đa-ni-ên 9:27]. Sự che chở này cho phép dân sự xây lại đền thờ và tái lập các nghi thức tôn giáo [Khải Huyền 11:1 Đa-ni-ên 9:27]. Nhưng giữa thời gian bảy năm [thời gian chúng ta đang nghiên cứu trong Khải Huyền 10:1-14:20], nó huỷ bỏ hiệp ước, chấm dứt các lễ nghi và tự lập nó làm thần trong đền thờ [Đa-ni-ên 9:27 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12].

Biểu tượng miêu tả về “con thú” giúp chúng ta học biết được một ít về nguồn gốc và bản chất của nó. Đức Chúa Trời không thấy nó như con người được tạo nên theo ảnh tượng Đức Chúa Trời, nhưng Ngài nhìn thấy nó là một thú rừng, dưới quyền cai trị của Sa-tan. Nó là môt người [Khải Huyền 13:18] nhưng được quyền phép từ địa ngục, vì nó xuất thân từ vực sâu [Khải Huyền 11:7 Khải Huyền 17:8]. Giống như Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời trong xác thịt, do đó “con thú” sẽ là Sa-tan trong thân xác con người [Giăng 13:2,Giăng 13:27].

Bảy đầu tiêu biểu cho bảy ngọn núi [Khải Huyền 17:9] và vì thành phố Rô-ma xây trên bảy ngọn đồi, chắc chắn điều này nói đến thành phố quyền thế ấy [Khải Huyền 17:18]. Quả là một lời nói bóng gió có ý nghĩa nhất trong thời của Giăng!

Mười sừng tiêu biểu cho mười vương quốc [Đa-ni-ên 7:24 Khải Huyền 17:12]. Dường như “con thú” sẽ đứng đầu “Hiệp Chủng Quốc Châu Âu” [đế quốc Rô-ma hồi sinh] trước khi làm nhà độc tài thống lĩnh thế giới. Tất cả các nước chắc chắc sẽ khâm phục và biết ơn nó vì “nền hoà bình” nó đạt được, chớ ít ai nhận ra nỗi phiền muộn và tàn hại nó sẽ gây ra cho thế giới.

Ba con thú được nêu tên trong Khải Huyền 13:2 nhắc chúng ta nhớ bốn con thú Đa-ni-ên nhìn thấy trong giấc chiêm bao của ông [Đa-ni-ên 7:1-28]: con sư tử [thành Ba-by-lôn], con gấu [nước Mê-đi Ba-tư], con báo [nước Hy Lạp], và “con thú hung tợn” [Kẻ Chống Lại Đấng Christ]. Giăng nhìn thấy các con thú hoặc các vương quốc theo thứ tự đảo ngược vì ông nhìn ngược lại, trong khi tiên tri Đa-ni-ên nhìn tới. Đế quốc cuối cùng của thế giới sẽ đặt nền tảng trên tất cả các đế quốc trước đây và liên hiệp sức mạnh và sự gian ác của chúng lại làm một. Quyền lực, ngôi nước và uy quyền của Sa-tan sẽ gia thêm vào cho sự hung tợn của những con thú này!

Một khi Sa-tan đưa ra cho thế giới “kiệt tác” lớn của nó, là Christ giả, sau đó sẽ xảy ra điều gì?

Trước hết, sẽ có dấu lạ [Khải Huyền 13:3]. Chắc chắn thế giới hoảng loạn sẽ lấy làm kinh ngạc về quyền phép Kẻ Chống Lại Đấng Christ và sự sống lại thình lình của nó gây tiếng vang và uy quyền trên trường quốc tế. Nhưng loài người cũng sẽ ngạc nhiên về việc nó được chữa lành “vết thương”. “Vết thương” này là gì? Giăng không giải thích điều đó, nhưng có lẽ những gì ông viết sau này có thể giúp chúng ta hiểu được biểu tượng này [Khải Huyền 17:9-13]. “Vết thương” này thật quan trọng, vì Giăng đề cập đến ba lần [c.3,12,14], kể cả lần nó bị gươm làm cho bị thương.

Bảy cái đầu tiêu biểu cho bảy ngọn núi, nhưng còn là bảy vua hoặc bảy vương quốc [Khải Huyền 17:10]. Kẻ chống lại Đấng Christ hoặc “con thú” là một trong bảy vua này [Khải Huyền 17:11], nhưng nó còn là vua thứ tám. Hẳn nhiên, nó trị vì hai lần nhưng điều này có thể như thế nào? Người ta gợi ý rằng “con thú” là người lãnh đạo Châu Âu sẽ hình thành liên bang mười nước [Khải Huyền 17:12], nhưng sẽ bị giết chết trong quá trình cầm quyền. Khải Huyền 11:7 và Khải Huyền 17:8 cho biết rằng “con thú” sẽ lên khỏi vực sâu.Có khả năng Sa-tan sẽ làm cho một người từ kẻ chết sống lại [theo sự cho phép của Đức Chúa Trời] chăng? Nếu Sa-tan có quyền ban sự sống cho một thần tượng chết [Khải Huyền 13:15], há nó không thể ban sự sống cho một xác chết sao?

Nếu “con thú” là một trong bảy vua bị giết và sống lại sau đó, nó có thể cai trị như vì vua thứ tám. Mặt khác, nếu người ta thấy hình ảnh này tiêu biểu cho các vương quốc hơn là các cá nhân, chắc chắn chúng ta sẽ thấy một “vương quốc chết”tái xuất hiện trong bối cảnh thế giới. Tuy nhiên, chúng ta thấy khó hiểu làm cách nào một nước có thể bị gươm giết chết . Tôi cho rằng tốt nhất nên ứng dụng lời tiên tri này vào cá nhân con người.

Không những có dấu lạ, nhưng còn có sự thờ phượng nữa [Khải Huyền 13:4]. Thờ lạy là việc Sa-tan luôn mong muốn [Ma-thi-ơ 4:8-10], và nó sẽ nhận được điều đó qua “con thú”. “Con thú” thứ hai mô tả trong phần cuối chương này sẽ tổ chức và thúc đẩy việc thờ lạy Kẻ Chống Lại Đấng Christ, lập sự thờ lạy ấy làm tôn giáo chính thức cho cả thế giới!

Cũng có những lời nói [Khải Huyền 13:5-6]. Hầu hết các nhà độc tài dùng lời nói để nắm quyền cai trị con người. Một số trong chúng ta có thể nhớ lại khi Adolf Hitler nổi lên nắm quyền lực và cách nào ông ta đã mê hoặc nhiều đám đông khổng lồ qua các bài diễn thuyết của ông. Sa-tan sẽ khiến “con thú” trở nên nhà hùng biện kiệt xuất với những bài diễn thuyết nói phạm đến Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng các thánh đồ Ngài trên trời. Vì Sa-tan vừa bị quăng xuống đất, nên sự nói phạm này là điều chắc chắn.

Sa-tan không thể làm gì nếu Đức Chúa Trời không cho phép [Gióp 1:1-2:13 Lu-ca 22:31-32], vì vậy “con thú” được giao cho thẩm quyền, chớ không phải nó vốn có. Quyền hành này kéo dài ba năm rưỡi, thời kỳ cuối của Cơn Đại Nạn.

Trong sự hiện thấy ban đêm, tiên tri Đa-ni-ên thấy “con thú” là đế quốc thứ tư và cuối cùng [Đa-ni-ên 7:19-28]. Như trong sự hiện thấy của Giăng, có hình ảnh mười sừng với mạc khải thêm rằng “con thú” phải thắng ba vua để nắm quyền cai trị.Đa-ni-ên cũng nghe những lời phạm thượng của “con thú” [Đa-ni-ên 7:25].

Cuối cùng, sẽ có chiến tranh [Khải Huyền 13:7-10]. Đức Chúa Trời sẽ cho phép Kẻ Chống Lại Đấng Christ gây chiến chống lại con cái Ngài [“làm hao mòn các thánh”, Đa-ni-ên 7:25]và thậm chí còn thắng hơn một số người trong vòng các thánh. Giăng nói tiên tri rằng một số thánh đồ sẽ bị giam cầm và số khác bị giết. Nhưng vì đức tin, họ sẽ nhịn nhục chịu đựng [Hê-bơ-rơ 6:12 Khải Huyền 1:9], họ sẽ không chối bỏ Chúa cho dù có bị bắt bớ hay giết chết.

Dân số thế giới sẽ bị chia ra: số người được cứu có tên trong sách của Đức Chúa Trời sẽ không thừa nhận “con thú” những người hư mất - những cư dân trên đất -sẽ thờ lạy”con thú” và vâng theo mệnh lệnh của nó. Hãy lưu ý rằng Khải Huyền 13:9 ứng dụng lẽ thật này cho “bất kỳ người nào”, cho dù người đó có sống ở thời đại nào mặc dầu. Chắc chắn trong thời của Giăng, điều này thật có ý nghĩa vì mọi công dân Rô-ma đều phải nhận biết “Sê-sa là Chúa”. Cũng vậy, trong mọi thời đại Hội Thánh, người tin Chúa thật phải đứng về phía Đấng Christ, cho dù có thể xảy ra điều gì.

Hãy nhớ rằng “con thú” là Christ giả. Thế gian sẽ không nhận Đấng Christ, nhưng sẽ nhận lấy Christ giả [Giăng 5:43]. Thế gian sẽ không tin lẽ thật, nhưng tin vào lời dối trá [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:8-12]. Chúa Giê-xu phán [và vẫn còn đang phán] lời cứu ân , nhưng con người bịt tai lại nhưng họ sẽ lắng nghe lời phạm thượng của “con thú”. Thế gian sẽ không thờ lạy Đấng Christ, nhưng họ sẽ quì lạy Kẻ Chống Lại Đấng Christ.

Trong Khải Huyền 17:1-18 chúng ta sẽ biết rằng “con thú” nổi lên nắm quyền hành qua phương tiện “con dâm phụ”, biểu tượng về thế giới bội đạo. Đây không phải là một giáo phái hay đức tin nào, nhưng là hệ thống tôn giáo thế giới đã phủ nhận Con Đức Chúa Trời và chân lý của Ngài. Tuy nhiên, khi “con thú” nắm quyền trên toàn vũ trụ, nó sẽ không còn cần đến “con dâm phụ” và cuối cùng sẽ giết hại dâm phụ và lập tôn giáo sa-tan riêng của nó.

3. Con thú ở dưới đất lên [Khải Huyền 13:11-18]

Trong Khải Huyền 16:13 Khải Huyền 19:20 và Khải Huyền 20:10 con thú ở dưới đất lên được gọi là “tiên tri giả”. Con rồng hoặc Sa-tan là Cha của sự giả dối [“Ta sẽ làm ra mình bằng Đấng Rất Cao”], nên “con thú” là Christ giả, và tiên tri giả là Đức Thánh Linh giả.Điều này hoàn thành bộ ba sa-tan.

Một trong những chức vụ của Đức Thánh Linh là ngợi khen Đấng Christ và dẫn dắt con người tin cậy và thờ phượng Ngài [Giăng 16:7-15]. Tiên tri giả sẽ tập trung vào Kẻ Chống Lại Đấng Christ cùng hình tượng của nó và bắt buộc con người thờ lạy Sa-tan qua “con thú”.

Hình ảnh các chiếc sừng [Khải Huyền 13:11] cho thấy tiên tri giả có quyền phép, nhưng sự thiếu vắng đi mão miện cho biết rằng quyền phép của nó không có liên quan đến chính trị. Chúa chúng ta phán bảo trước rằng sẽ có tiên tri giả [Ma-thi-ơ 24:11,Ma-thi-ơ 24:24], và đây là tiên tri giả lớn nhất. Nó có “đặc tính” của chiên con nhưng có tiếng nói của con rồng. Nó quả là một kẻ lừa dối - cả thế giới sẽ nghe theo nó!

Khi Chúa chúng ta thi hành chức vụ trên đất, các nhà lãnh đạo Do Thái thường yêu cầu Ngài thi thố dấu lạ để chứng tỏ rằng Ngài quả thật là Đấng Mê-si-a nhưng Chúa Giê-xu không làm theo lời yêu cầu của họ. Ngược lại tiên tri giả sẽ làm những phép lạ lừa dối để dẫn thế giới con người đi vào sự thờ lạy ma quỉ [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:9]. Dấu hiệu lớn nhất của nó là “sự giận dữ đổ trên nơi hoang vu” được Đa-ni-ên, Chúa Giê-xu và sứ đồ Phao-lô đề cập đến [Đa-ni-ên 9:27 Đa-ni-ên 11:36 Ma-thi-ơ 24:15 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:4].

“Sự giận dữ đổ ra trên nơi hoang vu” là gì? Đó là hình tượng “con thú” lập lên trong đền thờ Giê-ru-sa-lem. Một hình tượng đã là xấu đủ rồi nhưng dựng nó trong đền thờ cao điểm của là sự phạm thượng. Vì Sa-tan không thể đòi hỏi được thờ lạy trên trời, nên nó đến nơi kế cận tốt nhất - đó là đền thờ dân Do Thái trong Thành Thánh [Đa-ni-ên 8:9-14].

Được Sa-tan tiếp sức, tiên tri giả sẽ làm ra “những dấu lạ dối trá” và thậm chí còn nhái theo một số dấu lạ hai chứng nhân đã làm [Khải Huyền 13:13 Khải Huyền 11:5]. Cho đến lúc này, hai chứng nhân đang hầu việc Chúa tại đền thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng “con thú” sẽ giết họ và cai quản đền thờ. Khi Đức Chúa Trời khiến hai chứng nhân từ kẻ chết sống lại và đưa họ về trời, tiên tri giả sẽ thách thức bằng cách ban sự sống cho hình tượng “con thú”. Hình tượng ấy không chỉ cử động, nhưng còn nói được!

Không chỉ dừng lại trong việc cai trị con người qua tôn giáo giả, tiên tri giả còn thiết lập các biện pháp về kinh tế nữa. Mọi người [trừ những người tin Chúa Khải Huyền 20:4] sẽ nhận một dấu đặc biệt để mua bán nhưng cách duy nhất để có được dấu ấy là phải đầu phục “con thú” và thờ lạy nó. Chắc chắn đây là lời ám chỉ đến việc thờ lạy Sê-sa trong đế quốc Rô-ma, nhưng các nhà lãnh đạo chính trị trong suốt lịch sử cũng sử dụng cùng một sách lược này.

Dấu đặc biệt này là tên gọi hoặc số của con thú” - số 666 kỳ bí. Trong thế giới cổ xưa, các mẫu tự trong bảng chữ cái được dùng thay cho các con số, cả trong ngôn ngữ Hy Lạp và Hê-bơ-rơ các nhà nghiên cứu Kinh Thánh trong nhiều năm liền ra sức làm sáng tỏ tên gọi và con số bí ẩn này. Nếu bạn đủ sức nghiên cứu, hầu như bất kỳ danh xưng nào cũng thích hợp!

Vì con người được dựng nên vào ngày thứ sáu, nên số sáu là con số của loài người.Tạo vật được dựng nên vì loài người nên cũng được gán cho con số sáu: hai mươi bốn giờ trong một ngày [4x6], mười hai tháng cho một năm [2x6]. Số bảy là số trọn vẹn và đầy đủ, nhưng số sáu là “số của con người”, con số không trọn vẹn.

Cho dù con người có tưởng tượng ra nhiều cách tính, nhưng chúng ta phải thú nhận rằng không ai biết được ý nghĩa của con số và tên gọi này. Chắc chắn con cái Chúa còn sống trên thế gian vào lúc ấy sẽ hiểu được rõ ràng con số này. “Bộ ba sa-tan” không thể đòi con số bảy được nó phải chấp nhận ba con số sáu [666].

Điều này là chắc chắn: trong những năm gần đây, chúng ta nhìn thấy thế giới ngày càng dùng các con số để nhận dạng. Tại Hoa Kỳ, một người không thể thiếu con số trong sổ Bảo Hiểm Xã Hội. Thực ra, đối với máy tính con số còn quan trọng hơn cả các tên gọi! Có lẽ đây là lời báo trước về những gì sẽ xảy ra trên thế gian khi “con thú” cầm quyền.

Chúng ta đã nghiên cứu đến thời kỳ giữa của Cơn Đại Nạn, nhưng chưa sửa soạn sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa. Trước khi Giăng đưa vở kịch lạ lùng này lên đến cao điểm, ông muốn dừng lại để nhìn khắp các biến cố sẽ xảy đến và đó là chủ đề kế tiếp của chúng ta.

Hệ thống nghịch lại Đấng Christ lan tràn khắp thế giới chúng ta, nhưng tín hữu thật của Chúa phải không có phần trong đó [1Giăng 2:15-17]. Chúng ta phải tránh xa sự thờ phượng sai lệch [1Cô-rinh-tô 10:14-22], để có thể trung tín với Chúa trong những ngày cuối cùng! [2Ti-mô-thê 3:1-17].

9. TIẾNG REO MỪNG CHIẾN THẮNG [Khải Huyền 14:1-16:21]

Tiếng là một trong những chủ đề nối Khải Huyền 14:1-16:21 lại với nhau, được diễn đạt đến mười một lần. Trong các biến cố được ghi lại, cho thấy Đức Chúa Trời phán với con cái Ngài hoặc với thế gian hư mất, hoặc các sanh vật nói ra lời ngợi khen Chúa hay cảnh cáo thế giới. Khi thế gian bước vào thời kỳ cuối của Cơn Đại Nạn, trên trời sẽ không yên lặng.

1. Tiếng của 144.000 người [Khải Huyền 14:1-5]

Nhóm người Do Thái đặc biệt này được Đức Chúa Trời đóng ấn trước khi ấn thứ bảy mở ra [Khải Huyền 7:1-17], và bây giờ chúng ta nhìn thấy họ trên Núi Si-ôn cùng với Chúa Giê-xu Christ. Trái ngược với bức tranh này là hình ảnh mô tả trong Kh Khải Huyền 13:1-18 những kẻ theo “con thú” có dấu in trên trán [c.16]. Đức Chúa Trời luôn có con cái trung tín của Ngài, cho dù thế gian có gian ác đến đâu.

Số 144.000 người đang đứng với Đấng Christ trên Núi Si-ôn, nhưng núi Si-ôn nào vậy: Si-ôn trên trời [Hê-bơ-rơ 12:22-24] hay Si-ôn dưới đất? Cá nhân tôi tin rằng đó là Si-ôn trên trời, và tôi cho rằng đây là quang cảnh dự báo cho lễ đăng quang của Đấng Christ và việc thiết lập vương quốc khi Ngài trở lại thế gian [Xa-cha-ri 14:4]. Ngày nay Đấng Christ đang ngự trên núi Si-ôn trên trời [Thi Thiên 2:6], chúng ta cùng ngồi trên ngôi với Ngài [Ê-phê-sô 2:6]. Quang cảnh trong Khải Huyền 14:20 là sự bảo đảm cho dân Ngài biết rằng Ngài chăm sóc kẻ thuộc riêng về Ngài và cuối cùng sẽ cất họ lên trong sự vinh hiển.

Số 144.000 người không những đang đứng nhưng họ còn đang hát nữa [Khải Huyền 14:2-3]. Vì những kinh nghiệm họ trải qua trong Cơn Đại Nạn, nên họ có bài hát mới ca ngợi Chúa mà người khác không thể dự phần được. [Thi Thiên 33:3 Thi Thiên 40:3 Thi Thiên 96:1 Thi Thiên 98:1 Thi Thiên 144:9 Thi Thiên 149:1]. Họ cùng hoà giọng với các đờn cầm và các thứ tiếng khác trên trời. Thật được an ủi khi biết rằng ngày kia mọi nỗi phiền muộn của chúng ta sẽ biến thành những bài ca!

Giăng cũng chỉ cho thấy họ biệt mình riêng ra [Khải Huyền 14:4-5]. Số 144.000 người không thuộc về thế gian vì họ đã được chuộc mua ra khỏi thế gian. Họ không còn là cư dân trên đất, nhưng là công dân trên trời. Người tin Chúa ngày nay không thuộc về chính nhóm người đặc biệt này, nhưng cũng giống như họ, chúng ta đã được chuộc mua và không có phần gì với thế gian tội lỗi này. [Giăng 17:14-19 Phi-líp 3:17-21].

Cụm từ “bị ô uế với đàn bà” không có ý nói rằng tình dục trong hôn nhân là tội lỗi, vì Kinh Thánh không dạy như vậy [Hê-bơ-rơ 13:4]. Kinh Thánh chỉ cho biết số 144.000 người Do Thái này không có lập gia đình. Trong Kinh Thánh, dâm dục và tà dâm là hình ảnh của sự thờ hình tượng [Xuất Ê-díp-tô 34:15 Gia-cơ 4:4]. Trong khi hầu hết thế gian đều thờ lạy hình tượng “con thú”, số 144.000 người này vẫn trung tín với Đức Chúa Trời chân thần. Trong khi những người khác nói dối để có được điều họ cần, số 144.000 người cứ sống trong sạch.

Thuật ngữ trái đầu mùa có nghĩa “vật tốt nhất” , Nhưng nó còn nói đến một mùa gặt mong đợi. Vào Ngày lễ Hội Hoa quả Đầu Mùa, thầy tế lễ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-Hô-Va làm dấu cho biết rằng toàn bộ mùa màng thuộc về Ngài [Lê-vi Ký 23:9-14]. Số 144.000 người có thể là những trái đầu mùa của vụ mùa chưa đến họ có thể là hạt nhân trong vương quốc sắp đến. Tuy nhiên, thành lập vương quốc trên đất đối với một đoàn người trên trời như thế này dường như là một việc khó khăn.

2. Tiếng của Thiên sứ [Khải Huyền 14:6-20]

Có ít nhất sáu thiên sứ khác nhau có can dự vào trong quang cảnh này, mỗi vị đều có sứ điệp riêng.

“Sự Phán Xét Đã Đến! ” [Khải Huyền 14:6-7]. Trong thời hiện tại, các thiên sứ không có đặc quyền rao giảng Phúc Âm. Khả năng đó được giao cho con dân Đức Chúa Trời. Trong khi các nước sợ hãi “con thú” và tôn sùng nó, vị sứ trời này sẽ kêu gọi họ kính sợ và tôn vinh một mình Đức Chúa Trời. Đó là người nhắc nhở cho con người nhớ lại Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá và một mình Ngài đáng cho chúng ta thờ lạy. Đây không phải là sứ điệp Phúc Âm như chúng ta biết [1Cô-rinh-tô 15:1-4] hơn nữa, đó là lời nhắc lại sứ điệp trong Rô-ma 1:18 đều mà các nhà thần học gọi là “thần học tự nhiên”.

Mọi tạo vật đều làm chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời cũng như quyền năng và khôn ngoan của Ngài. Tuy nhiên, “con thú” sẽ thuyết phục con người tin rằng nó đang cầm quyền thế gian, và vận mệnh của mọi người đều nằm trong tay nó. Sứ điệp của thiên sứ kêu gọi con người quay trở lại nền tảng căn bản: Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá - hãy thờ phượng và hầu việc Ngài. Kính sợ Đức Chúa Trời, chớ không phải sợ “con thú”, là khởi đầu sự khôn ngoan [Châm Ngôn 9:10].

“Ba-By-Lôn Đã Sụp Đổ! ” [Khải Huyền 14:8]. Lời tuyên bố này báo trước các biến cố trong Khải Huyền 18:1-24 [Khải Huyền 16:18-19]. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết lời tuyên bố này. “Ba-by-lôn” là danh xưng Đức Chúa Trời dành cho thế giới tội ác của “con thú”, toàn bộ tổ chức kinh tế chính trị dưới quyền cai trị của nó. “Dâm phụ” [Khải Huyền 17:1-18] là hệ thống tôn giáo được “con thú” dùng xây nên tổ chức của nó. Khi Kẻ Chống Lại Đấng Christ thiết lập tôn giáo riêng [Khải Huyền 13:11-15], nó sẽ giết “dâm phụ” nhưng chính Đức Chúa Trời sẽ huỷ diệt Ba-by-lôn.

“Thoát Khỏi Cơn Thạnh Nộ Của Đức Chúa Trời! ” [Khải Huyền 14:9-13]. Sứ điệp thứ ba đặc biệt gởi ngay đến những người sắp quyết định theo “con thú”. Đó là lời khuyến cáo cho con người biết rằng “phương cách dễ dãi” thực sự là khó khăn nặng nề, “thỏa hiệp với thế gian” có nghĩa cách xa khỏi Đức Chúa Trời.Trong bản Hy Lạp viết là, “Nếu người nào tiếp tục thờ lạy con thú” cho thấy vẫn còn có cơ hội ăn năn và nhận được sự cứu rỗi.

“Uống chén” thỉnh thoảng được dùng làm hình ảnh về sự phán xét [Giê-rê-mi 25:15 Giê-rê-mi 51:7 Khải Huyền 14:8]. Những phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời trên loài người sẽ là “những bát thạnh nộ” từ trời trút đổ xuống [Khải Huyền 16:1-21]. Đức Chúa Trời sẽ không bày tỏ lòng thương xót trong cơn đoán phạt này [Thi Thiên 75:8 Ha-ba-cúc 3:2], nhưng Ngài sẽ trút đổ trọn vẹn cơn thạnh nộ của Ngài trên thế giới chống nghịch.

Những hình ảnh như “lửa và diêm sinh” [Khải Huyền 14:10] và “khói” [Khải Huyền 14:11] làm bối rối một số người. Họ hỏi, “Làm thế nào một Đức Chúa Trời yêu thương lại có thể thực sự để cho tạo vật của Ngài phải chịu đau đớn đời đời như vậy?” . Nhưng chúng ta phải nhớ rằng tình yêu của Đức Chúa Trời là thánh, chớ không dựa trên cảm tính, và vì vậy Ngài phải xử phạt tội lỗi cách công bình. Có lẽ chúng ta không thích chữ đau đớn, nhưng ở đây thật đúng như thế [c.10 Khải Huyền 9:5 Khải Huyền 11:10 Khải Huyền 20:10].

Chúng ta còn phải nhớ rằng Đức Chúa Trời liên tục cảnh cáo tội nhân và cho họ cơ hội ăn năn. Vị thiên sứ đầu tiên trong chuỗi sự kiện này mời tội nhân quay trở về cùng Đức Chúa Trời, vị thứ hai báo trước rằng toàn bộ hệ thống “Ba-by-lôn” sẽ bị phá huỷ. Nếu con người cứ say sưa trong tội lỗi sau khi Đức Chúa Trời sai các cơn đoán phạt và sự cảnh cáo, lúc ấy họ chỉ tự trách mình mà thôi.

Giăng có ý định muốn cho độc giả của ông thấy sự trái ngược giữa các câu 11 và Khải Huyền 13: kẻ gian ác không có lúc nào được yên nghỉ, nhưng các thánh đồ được yên nghỉ đời đời [2Tê-sa-lô-ni-ca 1:3-12]. Trị vì cùng Đấng Christ mãi mãi thật tốt hơn là thuộc về Kẻ Địch Lại Đấng Christ chỉ một vài năm ngắn ngủí! Nhịn nhục chịu cơn bắt bớ hiện nay hơn là trốn thoát nó để chịu đau khổ đời đờí!

“Mùa Màng Đã Chín! ” [Khải Huyền 14:14-20]. Con người ngồi trên đám mây trắng mô tả ở đây chắc chắn là Chúa Giê-xu Christ [Đa-ni-ên 7:13-14 Khải Huyền 1:13]. Chúng ta đã có hình ảnh cái chén, và bây giờ có hình ảnh mùa gặt, cả lúa [c.14-16] lẫn nho [c.17-20]. Hơn nữa, điều này báo trước cơn đoán phạt thế gian sau cùng.

Trong khi việc chinh phục linh hồn hư mất về với Đấng Christ thỉnh thoảng được mô tả bằng hình ảnh mùa gặt [Giăng 4:34-38], hình ảnh này còn được dùng nói đến sự đoán phạt của Đức Chúa Trời [Lu-ca 3:8-17 Ma-thi-ơ 13:24-30,Ma-thi-ơ 13:36-43]. Đức Chúa Trời cho phép mầm mống gian ác lớn lên cho đến khi chúng chín vàng, sau đó Ngài sẽ đoán phạt [Sáng Thế Ký 15:16].

Mùa hái nho thường là hình ảnh nói về sự đoán phạt [Giô-suê 3:13 báo trước Ngày của Đức Giê-Hô-va]. Thực ra, Kinh Thánh vẽ lên ba “cây nho” khác nhau. Dân Y-sơ-ra-ên là cây nho của Đức Chúa Trời, được trồng vào đất để sanh bông trái làm vinh hiển Đức Chúa Trời nhưng dân sự làm Đức Chúa Trời thất vọng và Ngài đã chặt bỏ [Thi Thiên 80:8-16 Ê-sai 5:1-7 Ma-thi-ơ 21:33-46]. Ngày nay, Đấng Christ là Cây Nho và người tin Ngài là nhánh gắn vào Ngài [Giăng 15:1-17]. Nhưng hệ thống trần gian cũng là cây nho, “cây nho ở dưới đất” trái ngược với Đấng Christ, Cây Nho trên trời cây nho dưới đất đang chín để dành cho sự phán xét. Hệ thống tội ác -Ba-by-lôn - làm băng hoại và chế ngự con người, ngày kia sẽ bị đốn và bị huỷ diệt trong “thùng lớn thạnh nộ của Đức Chúa Trời”.

Một số người nhìn thấy trong hình ảnh này điềm báo trước về “trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn”, khi nhiều đội quân trên thế giới tập trung chống lại Giê-ru-sa-lem [Xa-cha-ri 14:1-4 Khải Huyền 16:16]. Chắc chắn, Giăng có ý dùng lời cường điệu khi ông mô tả con sông huyết sâu bốn bộ [1,2 mét] và dài 200 dặm [320 km]. [Ê-sai 63:1-6] Ngày nay, Đức Chúa Trời đang phán dạy với thế giới trong ân điển, nhưng con người không chịu lắng nghe. Ngày kia, Ngài chắn chắn phán trong cơn thạnh nộ. Loài người sẽ uống chén cay đắng, vụ mùa tội lỗi sẽ được gặt và cây nho dưới đất sẽ bị chặt và quăng vào thùng thạnh nộ.

3. Tiếng reo mừng của những người chiến thắng [Khải Huyền 15:1-4]

Vào lúc này, Giăng thấy bảy thiên sứ cầm bảy bát thạnh nộ của Đức Chúa Trời, chuẩn bị hành động. Thế giới tội ác sắp sửa “uống chén rượu thạnh nộ của Đức Chúa Trời” [Khải Huyền 14:10] nhưng trước khi các thiên sứ trút các bát thạnh nộ, có một “khoảng thời gian” phước hạnh. Trước khi gởi “khổ nạn thứ ba” [Khải Huyền 11:14] , một lần nữa Đức Chúa Trời lại bảo đảm cho con dân trung kiên của Ngài.

Giăng thấy nhiều người tin trong Cơn Đại Nạn đã thắng được “con thú” và hệ thống của nó. Đây là những người “chẳng tiếc sự sống mình cho đến chết” [Khải Huyền 12:11]. Vì họ không cộng tác với hệ thống của ma quỉ và nhận lấy dấu “con thú”, họ không thể mua hoặc bán [Khải Huyền 13:17]. Họ hoàn toàn tuỳ thuộc vào Chúa chu cấp vật thực mỗi ngày. Một số trong họ bị giam trong ngục và số khác bị giết [Khải Huyền 13:10] nhưng tất cả họ đều bày tỏ đức tin và lòng nhịn nhục.

Toàn cảnh này gợi lại hình ảnh dân Y-sơ-ra-ên sau khi ra khỏi Ai Cập. Dân Y-sơ-ra-ên đã được giải thoát ra khỏi Ai Cập bởi huyết chiên con, và đội quân Ai Cập bị Biển Đỏ vùi lấp. Để biết ơn Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên đứng cạnh biển hát vang “bài ca Môi-se”.

Các thánh đồ trong Cơn Đại Nạn Giăng đã nghe và thấy hiện đang đứng bên “biển pha lê” trên trời [Khải Huyền 4:6], giống như dân Y-sơ-ra-ên đứng cạnh biển Đỏ. Họ vừa hát “bài ca Môi-se” vừa hát “bài ca Chiên Con”. “Bài ca Môi-se” được ghi lại trong Xuất Ê-díp-tô 15:1-27, bài hát có điệp khúc: “Đức Giê-Hô-Va là sức mạnh và sự ca tụng của tôi, Ngài đã trở nên Đấng Cứu tôi” [c.2]. Số 144.000 người hát bài ca không ai khác có thể hát được nhưng đây là bài ca tất cả các thánh đồ có thể hát.

Khi Y-sơ-ra-ên từ chốn lưu đày Ba-by-lôn trở về lập lại chính quyền và tái lập sự thờ phượng trong đền thờ, họ dùng điệp khúc này trong các lễ dâng hiến cảm tạ [Thi Thiên 118:1-29 nhất là c 14].

Trong tương lai, khi Đức Chúa Trời kêu gọi dân Ngài trở về trong xứ mình, Ê-sai nói tiên tri rằng họ sẽ lại hát bài ca này! [Ê-sai 11:15-12:16]. “Bài ca Môi-se” quả thật là bài hát quan trọng trong thánh ca của dân tộc Do Thái.

Quang cảnh này sẽ đem lại sự bảo đảm và sức chịu đựng lớn lao cho các thánh đồ trải qua đau đớn ở bất kỳ giai đoạn nào của Hội Thánh. Chiến thắng hệ thống thế gian này là điều chúng ta có khả năng làm được! Chúng ta không phải chịu nhận dấu “con thú”. Chúng ta có sự giải cứu bởi huyết Chiên Con. Công tác cứu chuộc của Chúa trên thập tự giá là “chuyến xuất Ai Cập thiêng liêng” được thực hiện bởi huyết của Ngài. [Lưu ý Lu-ca 9:31 trong đó chữ qua đời là cuộc ra đi trong tiếng Hy Lạp].

Trong bài ca của họ, các thánh đồ trong Cơn Đại Nạn ca ngợi công việc của Đức Chúa Trời cũng như đường lối của Ngài. Chắc chắn cư dân trên đất sẽ không ngợi khen Đức Chúa Trời về những công việc Ngài đã làm, và họ chẳng bao giờ hiểu được đường lối của Ngài. Công việc của Đức Chúa Trời là lớn lao và lạ lùng, đường lối Ngài là công bình và chân thật. Ở đây không có lời phàn nàn nào về đường lối Đức Chúa Trời cho phép những người này chịu khổ! Ngày nay chúng ta sẽ bớt đi nhiều nỗi phiền muộn nếu nhận biết Đức Chúa Trời tể trị cũng giống như vậy! “Đức Giê-Hô-Va là công bình trong mọi đường Ngài, hay làm ơn trong mọi công việc Ngài” [Thi Thiên 145:17].

Cụm từ “Vua của các thánh” còn có thể đọc là “vua của các đời”. Đức Chúa Trời là Vua đời đời, nhưng Ngài còn làm chủ lịch sử. Chẳng có điều gì xảy ra do tình cờ cả. Ca đoàn tìm cách làm vinh hiển Đức Chúa Trời và tôn cao danh Ngài, bằng chính lời ngợi ca thiên sứ đầu tiên rao báo trong Khải Huyền 14:7. Lai lịch của bài ca này có thể tìm thấy trong Thi Thiên 86:9 Thi Thiên 90:1-2 Thi Thiên 92:5 Thi Thiên 98:2 Thi Thiên 111:9 Thi Thiên 145:17.

Khải Huyền 15:4 là lời báo trước khác về vương quốc, cho biết thời gian tất cả các nước thờ lạy Chiên Con và vâng theo Ngài. Câu Kinh Thánh này còn thông báo rằng Đức Chúa Trời sắp giáng cơn đoán phạt.

4. Tiếng ứng nghiệm lời Kinh Thánh [Khải Huyền 15:5-16:21]

[Khải Huyền 15:1-21] “Tiếng Lớn” ra từ đền thờ truyền lệnh bảy thiên sứ trút các bát thạnh nộ [Khải Huyền 16:1], sau đó người thông báo “Xong rồi! ” [Khải Huyền 16:17]. “Sự mầu nhiệm Đức Chúa Trời” sẽ nên trọn! [Khải Huyền 10:7]. Các thánh được vinh hiển đã hỏi, “Cho đến chừng nào?” [Khải Huyền 6:9-11], và bây giờ tiếng kêu khóc của họ được trả lời.

Bảy thiên sứ ra từ đền thờ trên trời [Khải Huyền 11:19], vì công việc của họ là thánh. Y phục của các thiên sứ nhắc chúng ta nhớ đến áo xống của thầy tế lễ, vì họ đang thi hành chức vụ thiên thượng. Khi làm lễ cung hiến đền tạm và đền thờ trong Cựu Ước, các toà nhà được xây dựng trên đất này đầy dẫy vinh quang của Đức Chúa Trời [Xuất Ê-díp-tô 40:34-35 2Sử Ký 7:1-4] nhưng giờ đây đền thờ trên trời đầy khói [Ê-sai 6:4 Ê-xê-chiên 10:4] Khói này cũng là bằng chứng về sự vinh hiển và quyền năng của Đức Chúa Trời.

Mỗi thiên sứ đều có “mục tiêu” cụ thể để trút bát thạnh nộ. Cư dân trên đất đã chịu đau đớn qua các ấn và tiếng kèn đoán phạt, nhưng chuỗi đoán phạt này là cao điểm trong chương trình của Đức Chúa Trời, dẫn đến sự sụp đổ của Ba-by-lôn và sự tái lâm của Chúa Giê-xu Christ.

Ung Nhọt đau đớn [Khải Huyền 16:2]. Bát thạnh nộ này nhắc chúng ta nhớ đến tai vạ thứ sáu tại Ai Cập [Xuất Ê-díp-tô 9:8-12 Phục truyền 28:27,Phục truyền 28:35]. Chỉ những người thừa nhận “con thú” và những ai từ chối không nghe lời khuyến cáo của thiên sứ thứ nhất mới trải qua cơn đoán phạt này [Khải Huyền 14:6-7].

Các câu 10-11 cho thấy những ung nhọt này không biến mất vì đến thời điểm trút bát thạnh nộ thứ năm, con người vẫn còn ở trong sự đau đớn của bát thạnh nộ thứ nhất. Tuy nhiên sự đau đớn không làm cho họ ăn năn [Khải Huyền 9:20-21]. William R.Newell đã từng nói, “Nếu con người không được ân điển chinh phục, họ sẽ chẳng bao giờ được chinh phục.”

Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi thấy hầu như toàn bộ dân số thế giới đang chịu cơn bệnh hành hạ mà không có thuốc gì chữa khỏi. Cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến tâm tính con người khiến họ thấy khó lòng tử tế với người khác. Quan hệ giữa người và người suốt thời gian ấy chắc chắn sẽ tồi tệ không cùng.

Biển Biến Ra Huyết [Khải Huyền 16:3-6]. Bát thạnh nộ thứ hai và thứ ba tương ứng với tai vạ thứ nhất tại Ai Cập [Xuất Ê-díp-tô 7:14-25]. Bát thạnh nộ thứ nhì tập trung trên biển, và bát thạnh nộ thứ ba biến các nguồn nước trong đất liền [các sông suối] ra huyết. Lúc tiếng kèn đoán phạt thứ hai xảy ra, một phần ba biển biến ra huyết nhưng trong cơn đoán phạt này, toàn bộ hệ thống các biển cả và đại dương đều bị ô nhiễm. Tiếng kèn đoán phạt thứ ba khiến một phần ba các nguồn nước trong đất liền đắng như ngải cứu nhưng bát thạnh nộ thứ ba sẽ biến toàn bộ những nguồn nước đắng ấy ra huyết.

Trên trời thừa nhận cơn đoán phạt khủng khiếp này là đúng: cư dân trên đất đã làm đổ huyết con dân Đức Chúa Trời, do đó quả là điều xứng đáng khi họ phải uống huyết. Trong sự cai trị của Đức Chúa Trời, hình phạt phù hợp với tội ác.Pha-ra-ôn tìm cách giết chết các bé trai Do Thái, nhưng rồi đội quân của vua bị dìm chết trong Biển Đỏ. Ha-man lập mưu kế treo Mạc-đô-chê trên cây mộc hình và diệt chủng dân Do Thái nhưng chính người lại bị treo trên cây mộc hình và toàn gia đình người bị tru di [E-xơ-ra 7:10 E-xơ-ra 9:10]. Vua Sau-lơ không chịu nghe theo lời dạy Đức Chúa Trời giết hết người A-ma-léc, vì vậy vua bị một người A-ma-léc giết hại [2Sa-mu-ên 1:1-16].

Mặt Trời Nóng Lên Gấp Bội Lần [Khải Huyền 16:8-9]. Tất cả sự sống trên đất tuỳ thuộc vào ánh sáng của mặt trời. Trong các cơn đoán phạt trước, một phần mặt trời bị tối đi [Khải Huyền 8:12], nhưng bây giờ sức nóng của mặt trời gia tăng bội phần. Bất kỳ ai đã từng đến sa mạc đều biết sức nóng của mặt trời khủng khiếp như thế nào. Cũng hãy nhớ rằng các nguồn nước bây giờ không còn dùng được, bạn có thể tưởng tượng ra con người bị đau đớn vì khát như thế nào. Than ôi, ngay cả cơn đoán phạt như thế này cũng không làm cho con người quì gối ăn năn! [Ma-thi-ơ 4:1].

Sự Tối Tăm [Khải Huyền 16:10-11]. Đây không phải là sự tối tăm toàn cầu chỉ có “con thú”, ngôi và nước của nó chịu ảnh hưởng mà thôi. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến tiếng kèn đoán phạt thứ năm [Khải Huyền 9:2] và tai vạ thứ chín [Xuất Ê-díp-tô 10:21-23]. Ngôi “con thú” ở đâu? Hình tượng của nó ở trong đền thờ Giê-ru-sa-lem, vì vậy đó có thể là trung tâm hoạt động của nó. Hoạc có thể nó đang cai trị từ Rô-ma, cộng tác với giáo hội bội đạo đặt trụ sở tại đó.

Khi Đức Chúa Trời sai tai vạ thứ chín đến trên xứ Ai Cập, toàn bộ đất đều tối tăm, trừ khu vực Gô-sen nơi dân Y-sơ-ra-ên cư ngụ. Bát thạnh nộ thứ năm hoàn toàn ngược lại: cả thế gian có ánh sáng nhưng tối tăm ngự trị tại tổng hành dinh của “con thú”! Chắc chắn đây là một đòn nặng nề giáng trên “hình tượng” của nó khắp đất.

Sông Ơ-Phơ-Rát Bị Cạn Khô [Khải Huyền 16:12-16]. Con sông nổi tiếng này được đề cập trước đây trong sách Khải huyền, khi tiếng kèn đoán phạt thứ năm vang lên [Khải Huyền 9:13] và các thiên sứ bị xiềng tại đó được thả ra. Vào lúc ấy, một đội kỵ binh thuộc về ma quỉ cũng được thả ra. Bây giờ, đội quân từ các nước trên thế giới tập trung lại để tham chiến trận đánh lớn tại Hạt-ma-ghê-đôn. Con sông khô cạn làm cho đội quân “các vua phuơng Đông” có thể tiến vào xứ Palestine đánh chiếm Xứ Thánh.

Chúng ta thường nói về “trận đánh Hạt-ma-ghê-đôn”, nhưng trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói đến cụm từ này. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Đại Tướng Douglas MacArthur giám sát việc ký kết hiệp ước hoà bình với Nhật Bản, ông nói, “Chúng ta có cơ hội cuối cùng. Nếu chúng ta không nghĩ ra điều gì đó lớn lao và công bằng hơn chiến tranh, trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn sẽ chờ chúng ta ở trước cửa.”

Tên gọi Hạt-ma-ghê-đôn xuất xứ từ hai chữ Hê-bơ-rơ, har Megiddo, đồi Megiddo. Chữ Megiddo có nghĩa “nơi đóng quân” hoặc “nơi giết chóc”. Nó còn được gọi là Đồng Bằng Esdraelon và Thung Lũng Jezreel. Khu vực này rộng khoảng mười bốn dặm [22,4 km] và dài hai mươi dặm [32 km], nó có hình dạng được Napoleon gọi là “bãi chiến trường tự nhiên nhất trên toàn thế giới”. Đứng trên Núi Cạt-mên nhìn bao quát đồng bằng rộng lớn ấy, bạn có thể hiểu rõ tại sao nơi đây được dùng để tập kết quân đội các nước.

Ba-rác đã đánh bại các đội quân Ca-na-an trên đồng bằng này [Các Quan Xét 5:19]. Ghê-đê-ôn đối đầu với quân Ma-đi-an tại đó [Các Quan Xét 7:1-25] và vua Sau-lơ đã mất mạng sống tại nơi này [1Sa-mu-ên 31:1-13]. Titus và quân đội La Mã đã dùng hành lang tự nhiên này, đội quân Thập Tự Chinh thời Trung cổ cũng vậy. Đại Tướng Anh Quốc Allenby dùng đồng bằng này khi ông đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ năm 1917.

Theo quan điểm con người, dường như đạo quân các nước tập trung tại đây theo ý của họ nhưng Giăng cho biết rõ việc di chuyển quân là do chương trình của Đức Chúa Trời. Bộ ba sa-tan, nhờ quyền lực của quỉ vương sẽ ảnh hưởng đến các nước và khiến các nhà lãnh đạo tập hợp quân đội của mình. Thậm chí chúng sẽ làm những dấu lạ tác động đến các nhà lãnh đạo khiến họ cộng tác với chúng. Nhưng tất cả những điều này chỉ làm ứng nghiệm ý chỉ của Đức Chúa Trời và hoàn tất chương trình của Ngài [Khải Huyền 17:17]. Các nước ngoại bang sẽ cho rằng Hạt-ma-ghê-đôn là trận chiến, nhưng đối với Đức Chúa Trời, đó chỉ là “bữa ăn” cho chim trời [Khải Huyền 19:17-21].

Xa-cha-ri 12:1-14 và Xa-cha-ri 14:1-21 mô tả biến cố này theo quan điểm của dân Y-sơ-ra-ên. Vì “con thú” đã lập hình tượng của nó trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, và vì có nhiều người Do Thái không quì lạy nó, cho nên đương nhiên Thành Thánh là mục tiêu tấn công. Tuy nhiên, không chỉ người Do Thái có liên can vì Đức Chúa Trời cũng có chương trình cho các nước ngoại bang nữa. Giô-suê 3:9-21 tương ứng với đều tiên tri Xa-cha-ri đề cập, câu 19 cho biết rõ Đức Chúa Trời sẽ hình phạt dân ngoại bang như cách họ đã đối đãi dân Do Thái. [Sô-phô-ni 3:8 Ê-sai 24:1-23].

Kết cuộc của “trận chiến” được ghi lại trong Khải Huyền 19:1-21 Chúa sẽ trở lại và đánh bại mọi kẻ thù của Ngài. Hẳn nhiên, việc các đội quân tập trung lại và hành quân không gây rắc rối gì cho Đức Chúa Trời Toàn Năng. Khi các nước nổi giận và chống nghịch Ngài, “Đấng ngự trên trời sẽ cười, Chúa sẽ nhạo báng chúng nó. Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó” [Thi Thiên 2:4-5].

“Xong Rồi! ” [Khải Huyền 16:17-21]. Ma quỉ là “vua cầm quyền chốn không trung”, vì vậy có thể bát thạnh nộ thứ bảy này có ảnh hưởng đặc biệt trên nơi ở của nó [Ê-phê-sô 2:2]. Nhưng hậu quả gần nhất là cơn động đất dữ dội ảnh hưởng đến thành phố của các nước. Đức Chúa Trời sắp sửa phán xét toàn bộ hệ thống thống trị của Sa-tan: hệ thống tôn giáo [dâm phụ, Khải Huyền 17:1-18], hệ thống kinh tế chính trị [Ba-by-lôn, Khải Huyền 18:1-24], và hệ thống quân đội [các đạo quân, Khải Huyền 19:1-21].

“Thành phố lớn” [Khải Huyền 16:19] có thể là Giê-ru-sa-lem [Khải Huyền 11:8]. Tiên tri Xa-cha-ri báo trước cơn động đất sẽ làm thay đổi địa hình của thành Giê-ru-sa-lem [Xa-cha-ri 14:4]. Nhưng ý tưởng quan trọng ở đây đó là Ba-by-lôn sẽ bị sụp đổ [Giê-rê-mi 50:1-51:64]. Hệ thống kinh tế khổng lồ của “con thú” chinh phục con người trên thế giới sẽ hoàn toàn bị Đức Chúa Trời phá huỷ.

Thêm vào cơn động đất là mưa đá với những khối đá lớn [Một ta-lâng bạc cân nặng khoảng 125 cân Anh! ]. Cơn đoán phạt này gợi lại tai vạ thứ bảy tại Ai Cập [Xuất Ê-díp-tô 9:22-26]. Giống như Pha-ra-ôn và quần thần tại Ai Cập không ăn năn, cư dân trên đất cũng sẽ không hối cải kỳ thực, họ còn nói phạm đến Đức Chúa Trời nữa! Chẳng có gì lạ khi mưa đá xảy đến, vì những người nói phạm thượng đều bị ném đá cho đến chết [Lê-vi Ký 24:16].

Ôn lại ba chương này, chúng ta thấy được lời Chúa an ủi các con cái Ngài trải qua đau đớn khổ nạn. Số người 144.000 được đóng ấn sẽ đứng trên núi Si-ôn ngợi khen Đức Chúa Trời [Khải Huyền 14:1-5]. Các thánh tử đạo cũng ngợi khen Đức Chúa Trời trong sự vinh hiển [Khải Huyền 15:1-4]. Sứ điệp của Giăng thật rõ ràng: Chiến thắng “con thú” và trở thành người chiến thắng là điều có thể làm được!

Các hoạt động chuyển quân, các liên minh quốc gia, và sự chống đối Đức Chúa Trời trên toàn thế giới không thể nào ngăn trở Ngài làm ứng nghiệm Lời Ngài và thực hiện chương trình của Ngài. Loài người nghĩ rằng họ tự do làm điều mình thích, nhưng trong thực tế, họ đang hoàn tất chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời!

Mọi thế hệ Cơ Đốc nhân đều có thể nhận ra các biến cố trong Khải Huyền 14:1-16:21. Lúc nào cũng có “con thú” hà hiếp con dân Đức Chúa Trời và tiên tri giả tìm cách dẫn họ đi sai lạc. Chúng ta luôn ở kề trận chiến “Hạt-ma-ghê-đôn” khi các nước tiến hành chiến tranh.

Nhưng trong ngày cuối cùng, các biến cố này sẽ tăng nhanh và các lời tiên tri trong Kinh Thánh cuối cùng sẽ ứng nghiệm. Tôi tin rằng Hội Thánh sẽ không có mặt vào lúc ấy, nhưng cả tín hữu Do Thái và ngoại bang sẽ sống trong thời gian ấy, họ sẽ chịu ách cai trị của Kẻ Chống Lại Đấng Christ.

Lời khuyên trong Khải Huyền 16:15 áp dụng cho tất cả chúng ta: “Kìa, Ta [Chúa Giê-xu] đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ tỉnh thức và giữ gìn áo xống mình, đặng khỏi đi lõa lồ, và người ta không thấy sự xấu hổ mình! ”. Chúa Giê-xu Christ có thể tái lâm bất cứ lúc nào, và chúng ta có bổn phận phải giữ đời sống cho thánh sạch, chúng ta phải tỉnh thức và trung tín với Chúa.

10. CẢNH HOANG TÀN VÀ SỰ HỦY DIỆT [Khải Huyền 17:1-18:24]

Khởi đầu Khải Huyền 17:1-18, sứ đồ Giăng mô tả chiến thắng từng bước của Chiên Con trên “con thú” và vương quốc của nó. Trong chương 17, Đức Chúa Trời đoán xét hệ thống tôn giáo qua chương 18, hệ thống kinh tế chính trị bị chinh phục. Cuối cùng, Chính Chúa trở lại thế gian phán xét Sa-tan, “con thú”, và tiên tri giả [Khải Huyền 19:19-20]và sau đó lập Nước của Ngài.

Một lý do sứ đồ Giăng dùng biểu tượng là để sứ điệp có thể an ủi tín hữu ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử Hội Thánh. Hội Thánh thật là một trinh nữ trong trắng [Khải Huyền 19:7-8 2Cô-rinh-tô 11:2], nhưng hệ thống tà giáo là “dâm phụ” đã chối bỏ lẽ thật và bán mình vì lợi cá nhân. Trong mọi thời đại, đều có “dâm phụ” bắt bớ con dân Đức Chúa Trời điều này cuối cùng dẫn đến hệ thống tà giáo trong ngày sau rốt.

Cũng vậy, mọi thời đại đều có hình ảnh “Ba-by-lôn”, hệ thống kinh tế chính trị luôn tìm cách kiểm soát tâm tư và vận mệnh con người. Đối nghịch với “dâm phụ” là người vợ trinh nguyên, cũng vậy ngược lại với “Ba-by-lôn” là Thành phố của Đức Chúa Trời, Giê-ru-sa-lem mới, nhà đời đời được sắm sẵn cho vợ Chiên Con [Khải Huyền 21:9]. Mỗi thế hệ con cái Chúa phải tự giữ mình thánh sạch không bị ô nhiễm bởi “dâm phụ” và “Ba-by-lôn”.

Trong hai chương này, Giăng cho biết trước hai cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời.

1. Con dâm phụ bị huỷ diệt [Khải Huyền 17:1-18]

Quang cảnh bắt đầu bằng một lời mời [Khải Huyền 17:1-2]. Một trong những thiên sứ yêu cầu Giăng đến xem những gì Đức Chúa Trời sẽ làm trên hệ thống tôn giáo toàn cầu của “con thú”. Trong chương này, bốn lần người đàn bà được gọi là “dâm phụ” [c.1,5,15-16] tội của nó được gọi là “tà dâm” [c.2,4]. Ảnh hưởng tội lỗi của nó lan tràn khắp thế giới, thậm chí còn với đến những nơi cao [“các vua trong thiên hạ”].

Theo sau lời mời, Giăng được “Thánh Linh cảm động”, thiên sứ đưa ông vào đồng vắng.Tại đó, ông thấy “dâm phụ” và viết xuống lời mô tả những gì ông chứng kiến [c.3-6]. Sáng Thế Ký 2:18-25 nói về người nữ trinh nguyên trong vườn phước hựu nhưng cuối Kinh Thánh, nền văn minh suy đồi đến mức chỉ còn dâm phụ ô uế trong đồng vắng! Đó là những gì tôi lỗi làm ra cho thế giới.

Lời mô tả thật đầy đủ. Người đàn bà mặc áo đắt tiền, trang sức bằng vàng và đá quí.Nó cầm trong tay chén bằng vàng và say huyết các thánh. Trên trán nó có ghi một tên đặc biệt [Khải Huyền 13:16 Khải Huyền 14:1].

Bộ dạng của nó thật quan trọng. Nó ngồi trên “các dòng nước lớn kia” [Khải Huyền 17:1], và ngồi trên một con thú đỏ tươi có bảy đầu mười sừng. Giăng “vô cùng kinh ngạc”là điều chẳng có gì lạ khi ông nhìn thấy người đàn bà và “con thú”.

Nhưng tất cả những điều này có nghĩa gì? Thật cảm tạ Chúa, thiên sứ cho Giăng [và tất cả con cái Chúa] lời giải thích về các biểu tượng này [c.7,18].

Chúng ta hãy bắt đầu với người đàn bà. C.18 cho biết rõ nó giống hệt thành phố hiện hữu trong thời của Giăng [“hành quyền” ở thì hiện tại đơn]. Thành phố này giàu có và đầy quyền lực, nhưng còn thờ hình tượng [“nói phạm thượng”] và nguy hiểm nữa. Đầu tiên, nó làm cho các nước nhiễm những đồ gớm ghiếc và dâm uế [được minh hoạ bằng hình ảnh chén rượu bằng vàng] thứ đến, nó bắt bớ những người thuộc về Chúa [c.6]. Quyền lực, giàu có, ô uế, bắt bớ: những chữ này tóm tắt các bản chất của “con đại dâm phụ” trên phạm vi toàn thế giới.

Tên gọi của người đàn bà cũng bao hàm “sự mầu nhiệm” [c.5]. Trong Tân Ước, “sự mầu nhiệm” là chân lý giấu kín chỉ có những người được Thánh Linh soi sáng mới có thể hiểu được. Để hiểu một trong những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời cần phải có sự khôn ngoan và nhận biết thiêng liêng. Trong trường hợp này, sự mầu nhiệm có liên quan đến Ba-by-lôn.

Thành Ba-by-lôn được Nim-rốt thành lập [Sáng Thế Ký 10:8-11]. Tên Ba-bên có nghĩa “cổng của Đức Chúa Trời”. Mỉa mai thay, tháp Ba-bên nổi tiếng [Sáng Thế Ký 11:1-9] là một mưu toan con người làm ra nhằm chối bỏ Đức Chúa Trời. Khi Chúa sai cơn đoán phạt giáng trên những người xây dựng tháp bằng cách làm lộn xộn tiếng nói của họ, lúc ấy chữ ba-bên có nghĩa là “sự lộn xộn”. Lịch sử những năm về sau, Ba-by-lôn trở thành đế quốc lớn trước khi bị mất vào tay nước Mê-đi Ba-tư. Nhưng từ khi bắt đầu thành phố Nim-rốt trong Sáng Thế Ký 10:1-32, người ta cảm thấy “một ảnh hưởng Ba-by-lôn” ngấm ngầm chống lại Đức Chúa Trời trong suốt lịch sử.

Ngươi đàn bà là “con đại dâm phụ”, nhưng nó còn là “mẹ kẻ tà dâm”. Về cách này hay cách khác, hệ thống Ba-by-lôn đã sản sinh ra tất cả các tà giáo. Nó cũng dụ dỗ con người chống nghịch lại Đức Chúa Trời và bắt bớ tôi tớ Ngài.

Bảy ngọn núi [Khải Huyền 17:9] có thể biểu tượng cho thành phố Rô-ma dược xây trên bảy ngọn đồi. Chắc chắn trong thời của Giăng, đế quốc Rô-ma đang sống trong xa hoa phù phiếm, tà giáo lan tràn, làm ô uế các nước bằng hình tượng và tội lỗi, và bắt bớ Hội Thánh.

Độc giả của Giăng sẽ không ngạc nhiên khi ông dùng hình ảnh dâm phụ đáng gớm ghiếc để biểu tượng cho thành phố gian ác hoặc môt hệ thống chính trị. Thậm chí Đức Chúa Trời còn gọi Giê-ru-sa-lem là dâm phụ! [Ê-sai 1:21]. Ê-sai nói rằng Ty-rơ là người đàn bà tà dâm [Ê-sai 23:16-17], và Na-hum dùng cùng tên gọi như vậy để mô tả thành Ni-ni-ve [Na-hum 3:4]. [Giê-rê-mi 50:1-51:64 để có thêm những điểm tương ứng trong lịch sử với sứ điệp tiên tri của Giăng].

Như chúng ta biết từ trước, màu đỏ là màu của Sa-tan [Khải Huyền 12:3] và của tội lỗi [Ê-sai 1:18]. Màu đỏ là màu phổ biến tại Rô-ma, cả màu đỏ tươi lẫn đỏ tía đều có liên quan đến giai cấp và sự giàu có.

Nhưng người đàn bà không được phân rẽ khỏi “con thú” chở nó. “Con thú” có bảy đầu và mười sừng. Bảy đầu biểu tượng cho bảy núi [Khải Huyền 17:9] và cũng là bảy vua hoặc bảy nước [Khải Huyền 17:10], phù hợp với ảnh tượng trong Cựu Ước [Thi Thiên 30:7 Đa-ni-ên 2:35]. Tôi đã gợi ý bảy ngọn núi có thể hiểu là bảy ngọn đồi của thành phố Rô-ma về địa lý, nhưng chúng còn có thể hiểu là bảy nước về lịch sử.

Theo Khải Huyền 17:10 năm trong số những vị vua này [hoặc các nước] đã biến mất, một đã hiện diện trong thời của Giăng và một chưa đến. Nếu đúng vậy, năm nước đã qua sẽ là Ai Cập, A-si-ri, Ba-by-lôn, Ba-tư, và Hy Lạp. Nước hiện tại là Rô-ma, và nước trong tương lai là nước của “con thú”. Để hiểu được cc. 10 -11, chúng ta nên nghiên cứu câu 12.

“Con thú” không những có bảy đầu, nó còn có mười sừng, tiêu biểu cho mười vua. Nhưng đây là những vua rất đặc biệt: chúng giúp “con thú” có thể nắm quyền và sẵn lòng thuận phục quyền cai trị của con thú. Hãy nhớ lại lúc mở ấn thứ nhất [Khải Huyền 6:1-2], Kẻ chống lại Đấng Christ bắt đầu chinh phục các nước “trong hoà bình”.Nó lập ra “Hiệp chủng quốc Châu Âu”, mang hoà bình lại cho vùng Trung Đông, và tỏ ra là nhà lãnh đạo đại tài mà thế giới đầy biến động đang tìm kiếm.

Nhưng vào giữa thời gian bảy năm, nhà cai trị này phá bỏ giao ước với Y-sơ-ra-ên [Đa-ni-ên 9:27] và bắt đầu bắt bớ con dân Đức Chúa Trời cũng như dân tộc Y-sơ-ra-ên. Được Sa-tan tiếp sức mạnh và tiên tri giả trợ giúp, “con thú” trở thành nhà độc tài và thần tượng của thế giới. Về phương diện này, “con thú” vừa là “một trong bảy [vua, nước]” nhưng nó còn là “vua thứ tám”. Vương quốc của nó không gì khác hơn là đế quốc Rô-ma hồi sinh [“một trong bảy”], nhưng đó là nước mới [“thứ tám”].

Nhưng tất cả những điều này có liên hệ đến Ba-by-lôn như thế nào? “Hệ thống Ba-by-lôn” về tà giáo là một bộ phận trong lịch sử từ khi Nim-rốt lập lên đế quốc của mình. Các học giả khám phá ra rằng nó giống đức tin thật trong Cơ Đốc giáo cách kỳ lạ! Than ôi, đó là điều Sa-tan giả mạo lẽ thật của Đức Chúa Trời.Người dân thành Ba-by-lôn tiến hành thờ lạy người mẹ và đứa con, thậm chí họ còn tin vào sự chết và sống lại của đứa con.

Độc giả thời của Giăng coi “dâm phụ” giống như Đế quốc Rô-ma. Bạn đọc thời Trung Cổ có thể xem nó ngang bằng với hàng ngũ giáo phẩm tại Rô-ma. Ngày nay, một số tín hữu thấy “dâm phụ” và hệ thống Ba-by-lôn trong “giáo hội trần tục” bội đạo coi thường giáo lý, chối bỏ uy quyền của Thánh Kinh, và ra sức tập hợp những người tự xưng là tín hữu dựa trên nền tảng nào đó chớ không phải đức tin vào Chúa Giê-xu Christ.

Tuy nhiên, trong thời gian lời tiên tri Giăng viết ứng nghiệm, một điều kỳ lạ xảy ra: “dâm phụ” sẽ bị chính hệ thống đã chở nàng giết chết! Thật quan trọng khi biết rằng “con thú” chở “dâm phụ”. Sa-tan [và Kẻ chống lại Đấng Christ] sẽ dùng hệ thống bội đạo để hoàn thành mục đích của nó [tức là giành quyền thống lĩnh thế giới] nhưng vào lúc ấy nó sẽ bỏ “dâm phụ” và lập hệ thống tôn giáo riêng của nó. Tất cả điều này sẽ ứng nghiệm Lời Đức Chúa Trời phán! [Khải Huyền 17:17].

Vì “con thú” đã lập hình tượng nó trong đền thờ khoảng giữa thời kỳ Đại Nạn, nên chúng ta có thể thừa nhận rằng “dâm phụ” và “con thú” bắt tay với nhau trong ba năm rưỡi đầu tiên của Kỳ Đại Nạn. Điều này được khẳng định bởi sự kiện mười vua giúp nó giết “dâm phụ” [Khải Huyền 17:16]. Đây là mười vua đã cộng tác với “con thú” khi nó thành lập “Hợp Chủng Quốc Châu Âu” trong thời gian đầu của kỳ Đại Nạn.

Suốt lịch sử, các hệ thống chính trị đã “dùng” tôn giáo để mở rộng sự nghiệp chính trị của mình. Đồng thời, lịch sử Hội Thánh cho thấy các nhóm tôn giáo đã cậy chính trị để đạt mục đích cho mình. Hôn nhân giữa giáo hội và nhà nước là cuộc chung sống không hạnh phúc, và thường sản sinh ra những đứa con gây nên nhiều rắc rối nghiêm trọng. Lúc các nhà độc tài tỏ ra thân thiện với tôn giáo, thường thường là dấu hiệu chúng muốn lợi dụng ảnh hưởng của tôn giáo và rồi phá diệt đi. Hội Thánh của Chúa Giê-xu Christ có ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới khi còn biệt riêng ra với thế giới này.

Hãy so sánh lời mô tả về sự tàn hại của “dâm phụ” với cái chết của Giê-sa-bên [2Các vua 9:30-37].

Cuối cùng, hãy lưu ý rằng những ai tin cậy Chúa sẽ không bị “dâm phụ” ảnh hưởng hoặc bị các vua đánh bại [Khải Huyền 17:14]. Một lần nữa, Giăng chỉ ra rằng con cái trung tín với Chúa là những người “chiến thắng”.

Tôn giáo giả mạo của Sa-tan thật tinh vi, đòi hỏi chúng ta có sự hiểu biết thuộc linh mới nhận ra. Đó là nỗi lo lắng lớn của Phao-lô cho các Hội Thánh địa phương ông đã thành lập không bị cám dỗ từ bỏ lòng kính sợ Đấng Christ [2Cô-rinh-tô 11:1-4]. Trong mọi thời đại con người thường bị áp lực thích nghi với “tôn giáo phổ biến” và bỏ các nền tảng của đức tin. Trong những ngày cuối cùng, tất cả chúng ta cần phải lắng nghe lời chỉ dạy trong 1Ti-mô-thê 4:1-16 và 2Ti-mô-thê 3:1-17 để giữ lòng trung tín với Chúa.

2. Ba-by-lôn bị phá hủy [Khải Huyền 18:1-24]

Ba-by-lôn không những là thành phố cổ và đế quốc hùng mạnh, nhưng còn là biểu tượng nói đến sự nổi loạn của con người chống lại Đức Chúa Trời. Trong Khải Huyền 18:1-24, Ba-by-lôn tiêu biểu cho hệ thống thế giới của “con thú”, nhất là về các lãnh vực kinh tế chính trị. Đồng thời, Giăng gọi Ba-by-lôn là “thành phố” ít nhất tám lần [Khải Huyền 14:8 Khải Huyền 17:18 Khải Huyền 18:10,Khải Huyền 18:16,Khải Huyền 18:18-21]. Lời tiên tri trong Cựu Ước dường như nói rõ rằng bản thân thành phố không được xây dựng lại [Ê-sai 13:19-22 Giê-rê-mi 51:24-26,Giê-rê-mi 51:61-64]. Một số người xem Ba-by-lôn tương đương với Rô-ma, nhất là từ khi “dâm phụ” và con thú” cộng tác với nhau suốt thời kỳ đầu của Cơn Đại Nạn. Có lẽ sứ đồ Phi-e-rơ dùng Ba-by-lôn làm “mật mã” cho thành phố Rô-ma khi người viết thơ tín thứ nhất [1Phi-e-rơ 5:13]. Chắc chắn, độc giả của Giăng sẽ nghĩ về Đế quốc Rô-ma khi họ đọc những lời này viết về Ba-by-lôn.

Giăng nghe bốn tiếng loan báo bốn tin quan trọng.

Tiếng Kêu Lên Án [Khải Huyền 18:1-3]. Lời thông báo này được báo trước trong Khải Huyền 14:8 [một số nhà giải kinh cũng bao gồm Khải Huyền 16:19, nhưng tôi đã hiểu “thành phố lớn” trong văn mạch ấy là Giê-ru-sa-lem]. Ở đây có sự ám chỉ chắc chắn đến Giê-rê-mi 51:1-52:34, trong đó tiên tri thấy Ba-by-lôn lịch sử sụp đổ. Nhưng ở đây Giăng thấy Ba-by-lôn thiêng liêng, hệ thống thế giới do “con thú” tổ chức, sụp đổ. Đó không phải là vị thiên sứ bình thường loan tin này, vì người có uy quyền mạnh mẽ và vinh hiển của người chiếu sáng khắp đất. Mặc dầu các mưu kế của Sa-tan và sự phản nghịch của con người gian ác, nhưng “sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất” [Ha-ba-cúc 2:14].

Cụm từ “đã đổ rồi! đã đổ rồi! ” không chỉ gia thêm tác dụng cho lời thông báo, nhưng còn cho thấy cơn đoán phạt gấp đôi: trên giới tăng lữ Ba-by-lôn, “dâm phụ”trong Khải Huyền 17:1-18 và nền chính trị Ba-by-lôn trong Khải Huyền 18:1-24. Ý tưởng này được phóng đại trong câu 6 khi Đức Chúa Trời phán rằng Ba-by-lôn sẽ chịu hình phạt “gấp đôi” vì vô số tội lỗi của mình.

Hội Thánh, vợ Chiên Con, là nơi Đức Chúa Trời ngự [Ê-phê-sô 2:22] mặt khác, Ba-by-lôn là nơi ở của quỉ Sa-tan [Khải Huyền 18:2]. Điều này tương ứng với sự đoán phạt trên Ba-by-lôn cổ [Ê-sai 13:21 Giê-rê-mi 51:37]. Hơn nữa, Giăng gọi thành phố là “hang hố của mọi giống chim dơ dáy” [Khải Huyền 18:2]. Trong thí dụ về Người Gieo Giống của Đấng Christ, Ngài cũng dùng loài chim làm hình ảnh nói về Sa-tan [Ma-thi-ơ 13:31-32].

Cơn đoán phạt này đã xảy ra vì “hệ thống” Ba-by-lôn đã làm băng hoại toàn thế giới.Như trong cơn đoán phạt “dâm phụ”, tội lỗi Đức Chúa Trời đoán phạt là “tà dâm”hoặc thờ hình tượng. Hệ thống này đã đầu độc con người trên thế giới bằng mọi thứ giàu sang phú quí và thú vui mà con người thèm muốn.

Cơ Đốc nhân ở mọi thời đại phải lắng nghe lời khuyên bảo trong 1Giăng 2:15-17. Chúng ta dễ dàng bị lôi cuốn bởi những điều thế gian cung phụng. Giống như một người nhắp một hớp rượu, chẳng bao lâu chúng ta thấy mình uống nhiều và rồi cứ muốn uống nhiều hơn. Hệ thống thế giới chống lại Đấng Christ luôn luôn ở bên chúng ta, và chúng ta phải cảnh giác với ảnh hưởng tinh vi của nó.

Hệ thống thế giới thỏa mãn những thèm khát của cư dân trên đất theo “con thú” và chối bỏ Chiên Con. Những đều thuộc về thế gian không bao giờ thỏa mãn và kéo dài mãi. Sự yêu thích vui chơi và sở hữu của cải chỉ là hình thức thờ hình tượng không thấy được, có gốc rễ từ ma quỉ và kết quả là sự tàn hại.

Tiếng Kêu Gọi Phân Rẽ [Khải Huyền 18:4-8]. Lời khuyên này tương ứng với Giê-rê-mi 50:8 Giê-rê-mi 51:6,Giê-rê-mi 51:45. Ở mọi thời đại, con cái trung tín của Đức Chúa Trời phải tự biệt riêng mình ra khỏi những gì thuộc về thế gian và nghịch lại với Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham, Ngài ra lệnh ông từ giã quê hương mình [Sáng Thế Ký 12:1]. Đức Chúa Trời biệt riêng dân Do Thái ra khỏi Ai Cập và khuyến cáo dân Do Thái không được quay trở lại. Hội Thánh ngày nay được Đức Chúa Trời truyền lệnh phải phân rẽ khỏi những điều không tin kính [Rô-ma 16:17-18 2Cô-rinh-tô 6:14-7:1].

Giăng đưa ra hai lý do khiến con dân Đức Chúa Trời tự biệt mình riêng ra khỏi thế giới gian ác. Đầu tiên họ có thể tránh khỏi ô uế, không trở nên “kẻ dự phần tội lỗi với nó” [Khải Huyền 18:4]. “Cũng không nhúng vào tội lỗi kẻ khác” [1Ti-mô-thê 5:22]. Chữ này có nghĩa “tham gia làm thành viên hoặc cộng sự”. Trong Chúa có sự dự phần thiện lành vào công việc của anh em [Phi-líp 4:14], nhưng cũng có sự cộng tác gian ác chúng ta phải tránh xa [Ê-phê-sô 5:11]. Sự hiệp một thật sự trong Thánh Linh vẫn hiện diện giữa vòng con cái Chúa, nhưng chúng ta không được thỏa hiệp tham gia vào các lực lượng chống lại Đấng Christ.

Lý do thứ hai, con dân Đức Chúa Trời có thể thoát khỏi những tai vạ khủng khiếp Ngài sẽ giáng xuống Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời đã nhịn nhục chịu đựng sự gia tăng tội lỗi của hệ thống thế giới, nhưng bây giờ thì giờ giáng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến. Ngài sẽ đối đãi Ba-by-lôn giống như nó đã đối xử con dân của Ngài.

Đức Chúa Trời sẽ đoán xét những tội lỗi cụ thể nào? Chúng ta đã biết ảnh hưởng tội lỗi của Ba-by-lôn trên các nước thế gian, nó dụ dỗ con người thờ hình tượng.Một tội khác sẽ bị đoán phạt đó là tội kiêu ngạo: “Nó càng khoe mình! ” [Khải Huyền 18:7]. Nó tự thấy mình là nữ vương ngự trên ngôi cao và Đức Chúa Trời không bao giờ chấp nhận cho sự tin tưởng sai lầm và kiêu ngạo này. [Ê-sai 47:1-15 để xem sự tương ứng, nhất là c.7-9].

Tội lỗi thứ ba là sự chìm đắm xa hoa của Ba-by-lôn. “Sống thỏa thích” là sống cao ngạo trong xa hoa trong khi những người khác không có gì [Khải Huyền 18:7]. Điều đó có nghĩa lấy việc sở hữu vật chất và thú vui làm những điều quan trọng nhất trong đời sống, và không đoái hoài đến nhu cầu của người khác. Giăng tóm tắt thái độ này là “sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt và sự kiêu ngạo của đời” [1Giăng 2:16].

Con dân Đức Chúa Trời không được trễ nải biệt riêng mình ra khỏi thế giới tội ác này, vì sự đoán phạt của Đức Chúa Trời sẽ đến thình lình và Ba-by-lôn sẽ bị tiêu diệt trong một ngày. Thỉnh thoảng các cơn đoán phạt diễn ra cách yên lặng “như con mối mọt” [Ô-sê 5:12], nhưng vào những thời gian khác các cơn đoán phạt ấy “như là sư tử” [Ô-sê 5:14] đổ xuống thình lình, chẳng có ai thoát khỏi được.Trong một ngày, toàn bộ đế quốc kinh tế sẽ bị sụp đổ! Nhưng những ai là công dân trên trời sẽ vui mừng nhảy nhót lúc cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời xảy ra.

Tiếng Thở Than [Khải Huyền 18:9-19]. Phân đoạn dài này mô tả tiếng than khóc của các nhà buôn khi họ thấy khói bay lên từ Ba-by-lôn và tất cả tài sản của họ bị phá huỷ. Hình ảnh ở đây là hình ảnh của thành phố phồn thịnh cổ xưa mà nhiều tàu bè ra vào. Của cải của thành phố đã chu cấp cho nhiều nước và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Thật đáng chú ý không những các nhà buôn than khóc khi Ba-by-lôn sụp đổ [c.11], nhưng còn có các vua trên thế gian cũng than khóc nữa [c.9]. Kinh doanh và chính quyền gắn bó với nhau đến nỗi điều gì ảnh hưởng trên cái này cũng ảnh hưởng trên cái kia.

Chắc chắn, thành phố Rô-ma là trung tâm mua bán và cai trị của thế giới trong thời của Giăng, và nó nổi tiếng vì sự phung phí và xa hoa. Về mặt chính trị và kinh tế, người dân trong Đế Quốc tuỳ thuộc vào thành phố Rô-ma. Ngày nay, với những mối liên kết phức tạp tồn tại giữa các chính phủ và các tập đoàn kinh doanh, với hệ thống mạng điện toán, việc “Ba-by-lôn” bị sụp đổ và hệ thống thế giới bị huỷ diệt thật chẳng tốn nhiều thời gian.

Chữ đã dịch là khóc lóc thở than [c.9] có nghĩa “khóc than lớn tiếng” trái với sụt sùi khóc thầm. Thực ra, cùng chữ này được dịch là khóc lóc trong câu 11. Hãy lưu ý các nhà buôn không cảm thấy xót xa vì thành phố, nhưng đau đớn vì chính mình: họ mất đi những bạn hàng quí! Đức Chúa Trời đã chấm dứt lối sống xa hoa và giàu có của họ. Ngay cả những người làm công cho họ cũng than khóc [c.17-18].

Giăng đưa ra một bản liệt kê các món hàng đem lại sự giàu có cho các vua, các nhà buôn cùng những chủ tàu thuyền này. Vàng, bạc, và đá quí dẫn đầu bản liệt kê.Sau đó ông mô tả những áo xống đắt tiền [c.16] và những món hàng làm bằng các nguyên liệu khác nhau. “Gỗ thơm” [c.12] được người dân Rô-ma đánh giá cao, họ dùng nó để trang trí tủ bàn và các tiện nghi nội thất cao cấp.

Vào thời đó người ta tìm mọi cách nhập khẩu đồ gia vị, cả để nêm thức ăn lẫn dùng làm thuốc thơm cho cá nhân. Thành phố Rô-ma phải lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu, giống như nhiều quốc gia ngày nay. Thực ra, các thành phố lớn của chúng ta sẽ chết đói nếu như không có xe tải và tàu hoả mang sản phẩm và thịt tươi sống mỗi ngày.

Cuối bản liệt kê và khó chịu hơn hết là “tôi mọi và linh hồn người ta”, [c.13]. Người ta đã ước tính rằng một phần ba dân số thành phố Rô-ma bị bắt làm nô lệ vì vậy chẳng có gì lạ trong một ngày có 10.000 người bị bán đấu giá tại các chợ nô lệ khổng lồ trong toàn Đế quốc. Có lẽ trong khắp đế quốc có trên năm mươi triệu nô lệ, những con người bị đối xử như những đồ dùng, người ta mua bán, sử dụng hoặc bỏ đi.

Vào ngày cuối cùng, Giăng có ý muốn nói sẽ có cảnh nô lệ trở lại chăng? Có thể không có như trong bối cảnh xưa cũ, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thấy thế giới ngày nay ngày càng mất tự do. Con người được các đội điền kinh “mua bán” [thậm chí còn đổi chác! ] và các tập đoàn lớn ngày càng tìm cách kiểm soát cuộc sống của công nhân viên làm cho họ. Khi con người càng trở thành nô lệ cho sự xa hoa, phải thanh toán nhiều hoá đơn hơn, họ tự thấy mình không thể thoát ra khỏi “hệ thống”.

Chỉ cần một chút tưởng tượng cũng thấy được cảnh nô lệ phổ quát dưới ách cai trị của “con thú”. Chúng ta đã thấy nó yêu cầu mọi người phải có dấu của nó mới mua bán được [Khải Huyền 13:16-17], và nó cũng đòi hỏi tất cả mọi người thờ lạy hình tượng “con thú”. Nó hứa sẽ có “tự do”, nhưng trói buộc con người vào ách nô lệ [2Phi-e-rơ 2:19]. Nó sẽ lợi dụng lòng tham muốn của con người [Khải Huyền 18:14] và dùng điều đó để trói chặt họ.

Có thể Giăng cũng nhớ trong trí mình Ê-xê-chi-ên chương 27, bài ca khóc than về thành Ty-rơ sụp đổ Khi đọc chương ấy, bạn sẽ tìm thấy nhiều điểm tương ứng.

Tiếng Reo Mừng [Khải Huyền 18:20-24]. Trái với tiếng khóc than của các vua và các thương gia là tiếng reo mừng của các cư dân trên trời về việc Ba-by-lôn đã sụp đổ. Thật quan trọng làm sao khi con cái Đức Chúa Trời nhìn thấy các biến cố này theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Thật ra, chúng ta được yêu cầu cất tiếng reo mừng khi Ba-by-lôn sụp đổ, vì trong cơn đoán phạt này Đức Chúa Trời sẽ bênh vực cho tôi tớ của Ngài những người bị giết hại [xem Khải Huyền 6:9-11].

Hãy lưu ý điệp khúc được lặp lại, “không còn nữa! ”. Giê-rêmi dùng cách tương tự khi ông báo trước cho dân Giu-đa về cơn đoán phạt bởi tay người Ba-by-lôn sắp xảy đến cho đất nước [Giê-rê-mi 25:8-10]. Bây giờ cơn đoán phạt ấy lại xảy đến cho chính thành Ba-by-lôn! Lời mô tả về sự mất mát của Ba-by-lôn cho thấy những xa hoa lẫn những thứ cần thiết đều biến mất. Người ta sẽ không còn nghe thấy âm nhạc lẫn những người tấu nhạc, công việc lẫn những tiệc cưới sẽ chấm dứt cách hung bạo.

Chúng ta nên so sánh Khải Huyền 18:24 với Khải Huyền 17:6 và Ma-thi-ơ 23:35. Sa-tan đã dùng tôn giáo và kinh doanh để bắt bớ và giết hại con dân Đức Chúa Trời. Suốt thời kỳ đầu của Cơn Đại Nạn, khi “con thú” nổi lên nắm quyền, giáo hội và kinh tế chính trị của Ba-by-lôn sẽ kết hiệp với nhau chống lại Chúa và con dân Ngài. Dường như Đức Chúa Trời không quan tâm nhưng đúng thời điểm, Chúa sẽ bênh vực con dân Ngài và phá diệt cả “dâm phụ” lẫn thành phố lớn. Đức Chúa Trời nhịn nhục với các kẻ thù của Ngài nhưng khi Ngài bắt đầu hành động, Ngài sẽ thi hành cách thình lình và triệt để.

Chúng ta không nên nghĩ rằng tiếng reo mừng này kêu gọi chúng ta vui mừng vì tội nhân bị đoán phạt. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên loài người vô tín luôn làm cho lòng chúng ta tan vỡ đau đớn, vì biết rằng tội nhân hư mất bị hình phạt đời đời trong hỏa ngục. Nỗi vui mừng trong phần này tập trung vào sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, sự phán xét Ngài đã thi hành. Thật dễ dàng cho các nhà nghiên cứu Kinh Thánh thanh thản bàn thảo những điều này tại nhà của mình. Nếu bạn và tôi có mặt với Giăng trên đảo Bát-mô, hoặc cùng ở với các thánh chịu đau khổ mà Giăng viết cho họ, có thể chúng ta có cái nhìn khác nhau. Chúng ta đừng bao giờ nên ấp ủ lòng căm thù cá nhân [Rô-ma 12:17-21], nhưng chúng ta phải reo mừng về sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.

Vào thời điểm trong bài nghiên cứu của chúng ta, hệ thống kinh tế chính trị của “con thú” cuối cùng đã bị phá huỷ. Tất cả những gì còn lại dành cho Chúa Giê-xu Christ từ trời trở lại đối mặt và đánh bại “con thú” và quân đội của nó. Ngài sẽ làm điều này, sau đó Ngài sẽ lập nước công bình của Ngài trên đất.

Nhưng câu hỏi quan trọng dành cho tôi và bạn là: “Chúng ta là công dân của ‘Ba-by-lôn hay là công dân của thiên đàng?”

Bạn có thể reo mừng vì tên của bạn được ghi trên trời không? Nếu không, đây là thời gian dành cho bạn để tin nhận Chúa Giê-xu Christ và ‘ra khỏi Ba-by-lôn’ để vào trong gia đình của Đức Chúa Trời.

11. VUA VÀ VƯƠNG QUỐC CỦA NGÀI [Khải Huyền 19:1-20:15]

“Mọi sự sẽ chung kết như thế nào?” là câu hỏi chính yếu loài người thắc mắc trải qua nhiều thế kỷ. Các sử gia đã nghiên cứu quá khứ, mong tìm ra một cách nào đó để hiểu được tương lai. Các triết gia đã ra sức tìm tòi ý nghĩa của sự vật, nhưng họ chưa tìm ra được chìa khoá. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi con người ở trong cảnh khủng hoảng đã tuyệt vọng quay sang đồng bóng và bói toán!

Lời tiên tri của Đức Chúa Trời chiếu sáng như “Ánh sáng trong nơi tối tăm “ [2Phi-e-rơ 1:19], chúng ta có thể nương dựa vào lời ấy. Trong Khải Huyền 19:1-20:15, sứ đồ Giăng ghi lại năm biến cố quan trọng xảy ra trước khi Đức Chúa Trời “kết thúc” lịch sử con người và mở ra trời mới đất mới của Ngài.

1. Trên trời sẽ reo mừng [Khải Huyền 19:1-10]

Khi Ba-by-lôn sụp đổ, trên trời được lệnh, “Hãy vui mừng về việc nó đi! ” [Khải Huyền 18:20]và những gì chúng ta đọc trong phần này là sự hưởng ứng trên trời đối với mệnh lệnh ấy. Chữ alleuia là cách viết theo tiếng Hi lạp của chữ hallelujah theo tiếng Hê-bơ-rơ, có nghĩa “ngợi khen Đức Chúa Trời”. Đây là “điệp khúc Hallelujah” trên thiên đàng và nó được hát lên vì ba lý do. Thứ nhất...

Đức Chúa Trời Đã Đoán Phạt Kẻ Thù Của Ngài [Khải Huyền 19:1-4]. Vì “con đại dâm phụ” trong Khải Huyền 17:1-18 đã bị “con thú” và những kẻ đồng cai trị với nó giết hại [Khải Huyền 17:16] vào giữa Cơn Đại Nạn, nên “người đàn bà tà dâm” đề cập ở đây phải là Ba-by-lôn Lớn. Đối chiếu Khải Huyền 17:2 với Khải Huyền 18:3,Khải Huyền 18:9 chúng ta thấy mối liên hệ thật rõ ràng. Cả hệ thống bội đạo và hệ thống kinh tế chính trị của ma quỉ đã đưa thế giới vào con đường sai lạc và làm ô uế loài người. Cả hai đều phạm tội bắt bớ con dân Đức Chúa Trời và giết hại nhiều người.

Bài hát nhấn mạnh đến các thuộc tính của Đức Chúa Trời, đây là cách tôn cao Ngài đúng đắn. Chúng ta không vui mừng vì tội lỗi của Ba-by-ôn, hoặc ngay cả sự cao trọng của Ba-by-lôn sụp đổ. Chúng ta vui mừng vì Đức Chúa Trời là “công bình và chân thật” [Khải Huyền 15:3 Khải Huyền 16:7 Khải Huyền 17:6] và Ngài được vinh hiển bởi các cơn đoán phạt thánh của Ngài. Như chúng ta khám phá trong Khải Huyền 8:1-6 Ngôi và bàn thờ Đức Chúa Trời có liên quan đến các cơn đoán phạt của Ngài. Chúng ta nên so sánh câu 3 với Khải Huyền 14:10-11 và đối chiếu câu 4 với Khải Huyền 5:6-10.Thứ hai,

Đức Chuá Trời Đang Cầm Quyền Cai Trị [Khải Huyền 19:5-6]. Bản dịch nguyên văn là, “Đức Giê-Hô-Va Toàn Năng đã bắt đầu cai trị”. Điều này không nói rằng ngôi trên trời đã bỏ trống hoặc không hoạt động, vì đó không phải là trường hợp nói đến. Sách Khải huyền là “sách nói về ngôi”, Đức Chúa Trời quyền năng quả thật đang hoàn thành chương trình của Ngài trên đất. Bài ca dâng lên cho Chúa ở đây là tiếng vọng của Thi Thiên 97:1 - “Đức Giê-Hô-Va cai trị: đất hãy mừng rỡ! ”

Đức Chúa Trời đang ngồi trên ngôi cai trị tại trên trời, nhưng Ngài sắp chinh phục các ngôi vua trên thế gian và ngôi Sa-tan cùng ngôi “con thú”. Trong quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời, Ngài cho phép con người và thiên sứ gian ác làm điều tệ hại nhất nhưng bây giờ thì giờ đã đến để ý chỉ của Đức Chúa Trời được trên đất như tại trời. Domitian là hoàng đế La mã khi Giăng ở tại đảo Bát-mô, “và ông này đã tự gán cho mình những danh xưng “Chúa và Đức Chúa Trời”. Lúc ấy chắc chắn thật có ý nghĩa đối với các độc giả của Giăng khi ông dùng chữ alleluia bốn lần trong sáu câu đầu tiên của chương này - quả thật, chỉ có Đức Giê-Hô-Va mới đáng cho chúng ta thờ lạy và ngợi khen. Thứ ba...

Người Vợ Đã Sửa Soạn [Khải Huyền 19:7-10]. Dĩ nhiên, người vợ ở đây là Hội Thánh [Ê-phê-sô 5:22-33 2Cô-rinh-tô 11:2] và Chúa Giê-xu Christ, Chiên Con, là chàng rể [Giăng 3:29]. Tại tiệc cưới, người ta có thói quen tập trung chú ý cô dâu nhưng trong trường hợp này, chính chàng rể được mọi người tôn vinh! ”. “Chúng ta hãy vui mừng hớn hở, tôn vinh Ngài.”

“Cô dâu mặc áo gì?” là câu hỏi thường nêu lên sau tiệc cưới. Vợ Chiên Con được mặc “công việc công bình của các thánh đồ” [dịch nghĩa đen]. Khi cô dâu vào đến trời tại Toà Án của Đấng Christ, nàng không đẹp đẽ chút nào [thực ra, nàng mang đầy vết tích khuyết tật theo như lời Phao-lô mô tả trong Ê-phê-sô 5:27] nhưng bây giờ nàng sáng láng trong vinh hiển. Nàng đã “tự sửa soạn mình” cho lễ cưới.

Các lễ cưới Do Thái vào thời ấy hoàn toàn khác xa với lễ cưới tại phương Tây. Trước tiên, có lễ đính hôn, thường được cha mẹ hai bên thực hiện khi cô dâu chú rể tương lai vẫn còn nhỏ. Lời đính ước này tiếp tục ràng buộc và chỉ có thể phá vỡ bằng hình thức li dị. Bất cứ hành động không chung thuỷ nào trong thời gian đính ước đều được coi là ngoại tình.

Khi lễ cưới chính thức được thông qua, chàng rể sẽ đến nhà cô dâu và xin hỏi cưới nàng cho mình. Chàng rể sẽ đưa nàng về nhà tổ chức tiệc cưới, tất cả khách mời sẽ chung vui với đôi vợ chồng mới. Tiệc cưới này sẽ kéo dài gần một tuần lễ.

Ngày nay, Hội Thánh “được hứa gả” cho Chúa Giê-xu Christ chúng ta yêu Ngài mặc dù chúng ta không thấy Ngài [1Phi-e-rơ 1:8]. Ngày kia, Ngài sẽ trở lại tiếp rước Hội Thánh Ngài về trời [Giăng 14:1-6 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18]. Tại Toà Án của Đấng Christ, Ngài sẽ phán xét các công việc của Hội Thánh và sẽ cất đi mọi khuyết điểm mọi tì vết của Hội Thánh. Sau khi điều này được hoàn tất, Hội Thánh sẽ sửa soạn để trở lại thế gian cùng với Chàng Rể vào lúc kết thúc Cơn Đại Nạn để cùng trị vì với Ngài trong vinh hiển [Lu-ca 13:29 Ma-thi-ơ 8:11]. Một số nhà nghiên cứu Kinh Thánh tin rằng toàn bộ Kỷ Nguyên Vương Quốc sẽ là “tiệc cưới”.

Khải Huyền 19:9 chứa đựng phước lành thứ tư trong bảy “phước lành” tìm thấy trong sách [Khải Huyền 1:3]. Chắc chắn nàng dâu không được mời đến dự tiệc cưới của mình! Lời mời này dành cho khách, là những con cái Chúa từ thời Cựu Ước và trong Cơn Đại Nạn.Trong cõi đời đời, giữa vòng con dân Đức Chúa Trời không có sự khác biệt nào cả nhưng trong Kỷ Nguyên Vương Quốc, nhiều khác biệt vẫn tồn tại khi Hội Thánh cùng trị vì với Đấng Christ và khi dân Y-sơ-ra-ên vui hưởng các phước hạnh của lời hứa về Đấng Mê-si-a.

Giăng quá kinh ngạc bởi tất cả những điều ông đã thấy đến nỗi ông gieo mình xuống thờ lạy thiên sứ đang hướng dẫn mình, hành động này được nhắc lại sau này! [Khải Huyền 22:8-9]. Dĩ nhiên, thờ lạy thiên sứ là sai [Cô-lô-se 2:18 và Giăng biết điều này.Chúng ta phải xem xét cảm xúc lạ lùng mà Giăng đã trải qua. Thiên sứ chỉ là tôi tớ của Đức Chúa Trời giống như chính mình Giăng vậy [Hê-bơ-rơ 1:14] cho nên chúng ta không thờ lạy tôi tớ [Công vụ 10:25-26].

2. Đấng Christ sẽ trở lại [Khải Huyền 19:11-21]

Trước tiên, Giăng mô tả Đấng Chinh Phục [Khải Huyền 19:11-16] và sau đó mô tả công việc chinh phục của Ngài [Khải Huyền 19:17-20:3]. Người cỡi trên ngựa trắng [Khải Huyền 6:2] là Chuá Cứu Thế giả, nhưng người cỡi ngựa này là Đấng Christ thật.Ngài sẽ không ngự đến nơi không trung để tiếp rước con dân Ngài về nhà Ngài [1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18], nhưng Ngài đến thế gian với con dân Ngài, để đánh bại kẻ thù và lập nước của Ngài.

Hãy chú ý việc nhấn mạnh các danh xưng của Chúa Giê-xu [Khải Huyền 19:11-13,Khải Huyền 19:16]. Ngài là “Đấng Thành Tín Chơn Thật” [Khải Huyền 3:14], ngược lại với “con thú” bất trung [nó huỷ bỏ giao ước với dân Y-sơ-ra ên] và giả dối [nó cai trị bằng sự lừa dối và thờ hình tượng]. Các thánh đồ đang trải qua đau đớn cần phải được nhắc nhớ rằng Đức Chúa Trời là thành tín và không lìa bỏ họ, vì lời hứa của Ngài là chân thật.

Có lẽ “danh không ai biết được” [c.12] giống với “danh mới” [Khải Huyền 3:12]. Không biết danh này có nghĩa là gì, nên chúng ta không thể nhận xét về danh ấy được nhưng thật thú vị khi biết rằng ngay khi ở trên trời chúng ta sẽ học biết nhiều điều mới mẻ về Đức Chúa Giê-xu chúng ta!

“Lời Đức Chúa Trời” là một trong những danh xưng quen thuộc của Chúa trong Kinh Thánh [Giăng 1:1-14]. Giống như chúng ta bày tỏ nỗi lòng và ý nghĩ chúng ta cho người khác bằng lời nói, Đức Chúa Cha cũng bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua Con Ngài, Ngôi Lời trở thành xác thịt [Giăng 14:7-11]. Một chữ được hình thành bởi nhiều mẫu tự, và Chúa Giê-xu Christ là “Anpha và Ômêga” [Khải Huyền 21:6 Khải Huyền 22:13]. Ngài là “bảng mẫu tự thiêng thượng” Đức Chúa Trời dùng để bày tỏ Ngài cho chúng ta.

Lời Đức Chúa Trời là “lời sống và linh nghiệm” [Hê-bơ-rơ 4:12] hơn nữa, lời Ngài làm ứng nghiệm các chương trình của Ngài trên thế gian [Khải Huyền 17:17 Khải Huyền 6:11 Khải Huyền 10:7 Khải Huyền 15:1]. Chính Đức Giê-Hô-Va phán, “Ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán Ta đặng làm trọn“ [Giê-rê-mi 1:12]. Giống như Lời là đại diện của Đức Chúa Cha trong sự sáng tạo [Giê-rê-mi 1:1-3], Lời cũng là đại diện của Ngài trong sự đoán phạt và hoàn tất của Ngài.

Danh xưng quan trọng nhất của Đấng Christ là “Vua các vua, Chúa các Chúa” [Khải Huyền 19:16]. Đây là danh chiến thắng của Ngài [Khải Huyền 17:14], nhắc chúng ta nhớ lại những lời nói về Ngài chép trong Đa-ni-ên 2:47 và Phục truyền 10:17. Phao-lô dùng danh xưng tương tự như vầy để gọi Chúa Giê-xu Christ trong 1Ti-mô-thê 6:15. Danh xưng này nói đến quyền tể trị của Đấng Christ, vì tất cả vua chúa đều phải vâng phục Ngài. Cho dù ai đang ngự trên ngôi Đế Quốc Rô-ma, Chúa Giê-xu Christ vẫn là Vua và Chúa của vua ấy!

Chúng ta không những thấy sự cao trọng của Đấng Christ qua các danh xưng của Ngài, nhưng còn thấy qua lời Giăng mô tả Ngài là Vua Chiến Thắng [Khải Huyền 19:12-16]. Mắt “như ngọn lửa” biểu tượng sự đoán xét của Ngài thấu suốt tất cả [Khải Huyền 1:14]. Nhiều mão triều thiên [mão miện] cho thấy quyền cai trị oai nghi cả thể của Ngài. Áo nhúng trong huyết nói về sự phán xét và có thể liên quan đến Ê-sai 63:1-6 và Khải Huyền 14:20, Ngài giày đạp các kẻ thù của Ngài. Không phải huyết của Chúa đã vấy trên áo Ngài, nhưng chính huyết của kẻ thù.

Gươm nhọn là biểu tượng về lời Đức Chúa Trời [Khải Huyền 19:21 Hê-bơ-rơ 4:12 Ê-phê-sô 6:17 Khải Huyền 1:16]. Điều này phù hợp với sự kiện Đấng Christ sẽ tiêu diệt kẻ thù của Ngài “bằng hơi thở của miệng Ngài” [2Tê-sa-lô-ni-ca 2:8 Ê-sai 11:4]. Chúng ta đã gặp “cây gậy sắt” trước đây [Khải Huyền 2:27 Khải Huyền 12:5], biểu tượng của sự chính trực khi Ngài cai trị thế gian.Hình ảnh thùng ép rượu chắc chắc có liên quan đến sự đoán phạt tại Hạt-ma-ghê-đôn [Khải Huyền 14:14-20 Ê-sai 63:1-6].

Chúa Giê-xu không chinh phục một mình, vì có nhiều đội quân trên trời sẽ theo Ngài.Họ là ai? Chắc chắn các thiên sứ là một bộ phận trong đội quân này [Ma-thi-ơ 25:31 2Tê-sa-lô-ni-ca 1:7] nhưng còn có các thánh đồ nữa [1Tê-sa-lô-ni-ca 3:13 2Tê-sa-lô-ni-ca 1:10]. Giu-đe mô tả quang cảnh tương tự như vậy [Giu-đe 1:14-15]. Chữ các thánh có nghĩa “những người thánh” và có thể nói đến các tín hữu hoặc thiên sứ.

Đội quân này không cần thiết phải chiến đấu, vì chính Đấng Christ sẽ đánh bại kẻ thù qua ba chiến thắng vĩ đại.

Ngài Sẽ Chiến Thắng Đội Quân Các Vua Đời Nầy [Giu-đe 19:17-19,Giu-đe 19:21]. Những chiến binh này đã tập trung để “nghịch lại Đức Giê-Hô-Va và nghịch lại Đấng chịu xức dầu của Ngài” [Thi Thiên 2:1-3], nhưng vũ khí của chúng tỏ ra vô dụng.Trận chiến sẽ trở nên một cuộc giết chóc - “Một bữa ăn” cho chim trờí! Phần đầu của Khải Huyền 19:1-21 mô tả tiệc cưới Chiên Con phần sau mô tả “bữa tiệc của Đức Chúa Trời cao cả.” [Lu-ca 17:37 Ma-thi-ơ 24:28].

Chữ xác thịt xuất hiện sáu lần trong chương này. Trong khi Giăng đề cập trực tiếp đến thân xác con người bị chim chóc ăn thịt, chắc chắn ở đây vẫn có một ý nghĩa sâu xa: con người thất bại vì họ là xác thịt và tuỳ thuộc vào xác thịt. Thánh Kinh không làm chứng tốt về bản chất sa ngã của con người. Hãy nhớ lại lời phán của Đức Giê-Hô-va trước Cơn Nước Lụt: “Thần Ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn trong đều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt” [Sáng Thế Ký 6:3]. [Giăng 3:6 Giăng 6:63 Phi-líp 3:3 Rô-ma 7:18]. “Mọi xác thịt như hoa cỏ” [1Phi-e-rơ 1:24] và chắc chắn bị Đức Chúa Trời đoán phạt.

Đây là câu chuyện kể về trận chiến nổi tiếng “Hạt-ma-ghê-đôn”, đã được báo tin từ trước [Khải Huyền 14:14-20 Khải Huyền 16:13-16]. Tất cả mọi đều Chúa chúng ta phải làm đó là phán ra Lời và, “thanh gươm nơi miệng Ngài”sẽ cắn nuốt kẻ thù.

Ngài Sẽ Chiến Thắng “Con Thú” Và Tiên Tri Giả [Khải Huyền 19:20]. Vì “tay chân” của quỉ Sa-tan là các nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy, cho nên chúng phải bị bắt và nhốt là điều đúng đắn. Chúng bị quăng vào lò lửa [Khải Huyền 20:10,Khải Huyền 20:14-15], nơi hình phạt cuối cùng đời đời dành cho mọi kẻ không tin nhận Chúa Giê-xu Christ.“Con thú” và tiên tri giả bị ném vào trong địa ngục đầu tiên. Sau đó 1.000 năm, Sa-tan sẽ bị quăng vào [Khải Huyền 20:10], cùng với những người không có tên trong sách sự sống [Khải Huyền 20:15].

Ngày nay, khi người không tin Chúa chết, linh hồn về nơi gọi là âm phủ, có nghĩa là “thế giới không thấy được” - tức là, vương quốc của sự chết. Khi người tin Chúa chết, họ đi thẳng vào trong sự hiện diện của Chúa [Phi-líp 1:19-23 2Cô-rinh-tô 5:6-8]. Ngày kia Âm phủ sẽ không còn chứa người chết nữa [Khải Huyền 20:13], lúc ấy mọi người sẽ bị quăng vào địa ngục cùng với Sa-tan, “con thú” và tiên tri giả.

3. Sa-Tan Sẽ Bị Đánh Bại [Khải Huyền 20:1-3]

“Vực sâu không đáy” được nói đến trong câu 1 không giống với địa ngục nhưng đó là “vực sâu” chúng ta đã nói đến trong các bài nghiên cứu trước đây [Khải Huyền 9:1-2,Khải Huyền 9:11 Khải Huyền 11:7 Khải Huyền 17:8]. Quỉ Sa-tan không bị quăng vào địa ngục ngay tức khắc, vì Đức Chúa Trời vẫn còn dành cho nó một nhiệm vụ phải thi hành. Hơn nữa, Sa-tan bị xiềng trong vực sâu 1.000 năm. Đầu tiên, Sa-tan bị quăng khỏi trời [Khải Huyền 12:9], và bây giờ nó bị quăng khỏi đất!

Một số nhà nghiên cứu Kinh Thánh cảm thấy rằng “việc xiềng” Sa-tan xảy ra khi Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự giá, sống lại từ trong kẻ chết và thăng thiên về trời. Trong khi thật đúng là Chúa Giê-xu đã hoàn toàn chiến thắng Sa-tan tại Thập Tự Giá, nhưng bản án dành cho ma quỉ vẫn chưa có hiệu lực. Nó là kẻ thù đã bị đánh bại, nhưng vẫn còn tự do tấn công con dân Đức Chúa Trời và chống phá công việc của Đức Chúa Trời [1Phi-e-rơ 5:8]. Tôi nghĩ chính Tiến sĩ James M. Gray đã gợi ý rằng, nếu ngày nay Sa-tan bị xiềng, ắt cái xiềng ấy phải dài kinh khủng! Phao-lô bảo đảm với chúng ta rằng Sa-tan được thả lỏng [Ê-phê-sô 6:10], và Giăng đồng ý với Phao-lô [Khải Huyền 2:13 Khải Huyền 3:9].

Đã giải quyết xong kẻ thù của Ngài, bây giờ Chúa hoàn toàn dành thời gian xây dựng vương quốc công bình của Ngài trên thế gian.

4. Các thánh sẽ trị vì [Khải Huyền 20:4-6]

Cụm từ “ngàn năm” xuất hiện sáu lần trong các câu 1-7. Trong lịch sử, giai đoạn này gọi là “Ngàn Năm Bình An” xuất phát từ hai chữ trong tiếng La-tinh , mille [“ngàn”] và annum [“năm”] - nước ngàn năm của Đấng Christ trên thế gian. Cuối cùng, Đấng Christ và Hội Thánh Ngài sẽ trị vì trên các nước thế gian, và dân Y-sơ-ra-ên sẽ vui hưởng các phước hạnh đã hứa bởi các đấng tiên tri. [Ê-sai 2:1-5 Ê-sai 4:1-6 Ê-sai 11:1-9 Ê-sai 12:1-6 Ê-sai 30:18-26 Ê-sai 35:1-10].

Đây có phải là vương quốc trên đất theo nghĩa đen hay không, hoặc những câu này nên hiểu “theo nghĩa thiêng liêng” và ứng dụng cho Hội Thánh ngày nay không?Một số nhà giải nghĩa cho rằng thuật ngữ “ngàn năm” chỉ là con số “trọn vẹn” [10x10x10 = 1.000]. Họ xác nhận rằng đó chỉ là biểu tượng nói về sự đắc thắng của Đấng Christ và những phước hạnh lạ lùng của Hội Thánh ngày nay khi Sa-tan bị đánh bại và bị xiềng lại. Quan niệm này được gọi là thuyết không tin vào ngàn năm bình an, có nghĩa “không có ngàn năm bình an” - tức là không có vương quốc theo nghĩa đen.

Vấn đề với quan niệm này là không giải thích được tại sao Giăng giới thiệu giai đoạn này bằng sự sống lại của người chết. Chắc chắn ông không viết về sự sống lại “thuộc linh”, vì ông còn cho biết những người này chết cách nào nữa! Trong Khải Huyền 20:5 Giăng viết về sự sống lại khác theo nghĩa đen. Nếu bây giờ chúng ta sống trong 1.000 năm của vương quốc chiến thắng, vậy thì sự sống lại này sẽ xảy ra khi nào? Dường như có lý để hiểu rằng Giăng viết sự sống lại của người chết về mặt thể xác, và về vương quốc trên thế gian theo nghĩa đen của nó.

Mục đích của nước ngàn năm bình an là gì? Trước tiên, đó là sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên và với Đấng Christ [Thi Thiên 2:1-12 Lu-ca 1:30-33]. Chúa chúng ta khẳng định điều đó với các sứ đồ của Ngài [Lu-ca 22:29-30]. Vương quốc này sẽ là dịp phô bày vinh hiển của Đấng Christ trên toàn thế giới, khi muôn vật được thoát khỏi mọi xiềng xích của tội lỗi [Rô-ma 8:19-22]. Đó là câu trả lời cho lời cầu xin của các thánh đồ, “Nước Ngài được đến! ”. Và còn là sự bày tỏ sau cùng của Đức Chúa Trời về tình trạng tội lỗi và gian ác của lòng loài người ở ngoài ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng về sau điều này còn rõ ràng hơn.

Các thánh đồ bị giết trong Cơn Đại Nạn sẽ từ kẻ chết sống lại và được ban cho ngôi vinh hiển cùng phần thưởng. Hội Thánh sẽ dự phần trong sự trị vì này, như đã được biểu tượng hoá bởi hai mươi bốn tưởng lão [Khải Huyền 5:10 Khải Huyền 2:26-28 Khải Huyền 3:12,Khải Huyền 3:21 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 2Ti-mô-thê 2:12]. Một số nhà nghiên cứu Kinh Thánh tin rằng các thánh trong Cựu Ước cũng là một bộ phận trong “sự sống lại trước nhất” này [Đa-ni-ên 12:1-4].

Cụm từ “sự sống lại tổng quát” không có ghi trong Kinh Thánh. Trái lại, Kinh Thánh dạy hai sự sống lại: sự sống lại thứ nhất thuộc về người được cứu hưởng hạnh phước sự sống lại thứ hai thuộc về tất cả những người hư mất dẫn đến sự đoán phạt [chú ý Giăng 5:28-29 Đa-ni-ên 12:2]. Hai sự sống lại này được tách biệt bởi 1.000 năm bình an.

Khải Huyền 20:6 mô tả các ơn phước đặc biệt của những người có phần trong sự sống lại thứ nhất. Họ không tìm kiếm ơn phước này nhưng ơn phước đó là một phần cơ nghiệp của kẻ tin trong danh Chúa Giê-xu Christ. Đây là điều thứ sáu trong bảy “phước hạnh” chép trong Khải huyền điều cuối cùng chép trong Khải Huyền 22:7. Các con cái Chúa đã sống lại ở đây sẽ hưởng sự sống vinh hiển của Đấng Christ, trị vì cùng Ngài như các vua và thầy tế lễ, và chẳng bao giờ trải qua “sự chết thứ hai”, là hồ lửa [Địa ngục, Khải Huyền 20:14].

Trong suốt Ngàn Năm Bình An, các cư dân trên đất sẽ bao gồm các thánh đồ đã được vinh hiển, và cả công dân các nước đầu phục Chúa Giê-xu Christ [Ma-thi-ơ 25:31-40 Ma-thi-ơ 8:11]. Vì những điều kiện sống thuận lợi trên thế gian, con người sẽ sống lâu hơn [Ê-sai 65:17-25 nhất là c.20]. Họ sẽ lập gia đình và sinh con cái những người mà bề ngoài tỏ ra vâng theo luật công bình của Chúa. Nhưng không phải tất cả họ đều thật sự được sanh lại trong quá trình Ngàn Năm Bình An và điều này giải thích tại sao Sa-tan sẽ có thể tập trung một đội quân nổi loạn lớn vào lúc kết thúc Kỷ Nguyên Bình An. [Khải Huyền 20:8].

Qua nhiều thế kỷ, con người đã mơ ước một “thời đại hoàng kim”, một “thời đại hoàn hảo” trong đó con người sẽ thoát khỏi chiến tranh, bệnh tật, và cả sự chết.Loài người đã cố gắng để đạt được mục tiêu này cho riêng mình nhưng họ đã thất bại. Chỉ khi Chúa Giê-xu Christ trị vì trên ngôi Đa-vít thì vương quốc ấy sẽ đến và thế gian sẽ thoát khỏi áp lực của Sa-tan và tội lỗi.

5. Sa-tan sẽ dấy loạn [Khải Huyền 20:7-10]

Lúc kết thúc Ngàn Năm Bình An, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi vực sâu và được phép cầm đầu cơn dấy loạn cuối cùng chống lại Chúa. Tại sao như vậy? Vì đó là bằng chứng cuối cùng cho thấy lòng con người vô cùng gian ác và chỉ có hồng ân của Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi được mà thôi. Hãy tưởng tượng bi kịch của cơn dấy loạn này: con người đang sống trong môi trường thiện lành, dưới nền cai trị trọn vẹn của Con Đức Chúa Trời, cuối cùng sẽ chấp nhận lẽ thật và rồi nổi lên chống lại Vua! Người ta thấy sự vâng lời của họ chỉ là sự vâng phục giả vờ, chớ không có lòng tin thật vào Đấng Christ chút nào cả.

Các danh xưng “Gót và Ma-gót” [c.8] không làm cho chiến trận này tương đương với cuộc chiến mô tả trong Ê-xê-chiên 38:1-39:29 vì đội quân ấy xâm chiếm từ phương bắc, trong khi đội quân này đến từ bốn góc đất. Tuy nhiên, hai sự kiện có liên hệ với nhau, lý do là trong cả hai cuộc chiến, dân Y-sơ-ra-ên đều là trung tâm điểm. Trong trường hợp này, thành Giê-ru-sa-lem sẽ là mục tiêu [“thành phố được yêu mến”, Thi Thiên 78:68 Thi Thiên 87:2]. Đức Chúa Trời sẽ giải quyết cơn dấy loạn này cách nhanh chóng và hiệu quả, Sa-tan sẽ bị quăng xuống địa ngục. Hãy lưu ý rằng “con thú” và tiên tri giả vẫn chịu đau khổ trong hồ lửa sau 1.000 năm! [Ma-thi-ơ 25:41].

Về một phương diện, Vương quốc ngàn năm sẽ “tổng kết” tất cả những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy về lòng con người vào các giai đoạn khác nhau trong lịch sử.Đó sẽ là triều đại luật pháp, tuy nhiên luật pháp sẽ không thay đổi lòng tội lỗi của con người. Loài người vẫn nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Ngàn Năm Bình An sẽ là giai đoạn bình an và môi trường toàn hảo, là thời gian sẽ nhanh chóng phán xét cách ngay thẳng sự bất tuân của con người tuy nhiên cuối cùng các thần dân của Nhà Vua sẽ chạy theo Sa-tan và nổi loạn chống lại Chúa. Một môi trường toàn vẹn vẫn không thể sinh ra một tấm lòng trọn vẹn được.

Bây giờ Đức Chúa Trời sắp sửa “cuốn lại” lịch sử loài người. Vẫn còn một biến cố lớn.

6. Tội nhân bị báo ứng [Khải Huyền 20:11-15]

Sẽ có sự sống lại thứ hai, người không được cứu sẽ được sống lại và ứng hầu trước toà phán xét của Đức Chúa Trời. Đừng lẫn lộn sự phán xét tại Toà án trắng với phán xét tại Toà Phán Xét của Đấng Christ, tại đó con cái Chúa sẽ khai trình công việc của mình và nhận phần thưởng. Tại toà án này, chỉ có mặt những kẻ không tin và sẽ không có phần thưởng nào. Ở đây Giăng mô tả một quang cảnh đáng sợ. Trời đất đều trốn hết và không còn chỗ nào cho tội nhân trốn cả! Tất cả đều phải đối mặt với Quan Toà!

Quan Án là Chúa Giê-xu Christ, vì Đức Chúa Cha đã giao tất cả quyền xử đoán cho Ngài [Giăng 5:22-30 Ma-thi-ơ 19:28 Công vụ 17:31]. Những tội nhân hư mất này đã chối bỏ Đấng Christ trong cuộc sống của họ bây giờ ắt hẳn họ bị Ngài phán xét và gánh chịu sự chết đời đời.

Những “người chết” này từ đâu đến? Sự chết sẽ lìa khỏi thân xác, và âm phủ [vương quốc của hồn linh của những kẻ chết] sẽ lià khỏi các hồn linh. Sẽ còn có sự sống lại của các xác chết trong biển cả. Không có tội nhân nào thoát khỏi được.

Chúa Giê-xu Christ sẽ phán xét những người không được cứu ở đây trên cở sở những gì viết “trong sách”. Những sách nào vậy? Trước tiên, Lời của Đức Chúa Trời sẽ có ở đó. “Lời Ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng” [Giăng 12:48]. Mọi tội nhân sẽ chịu trách nhiệm về chân lý họ đã nghe trong cuộc đời này.

Còn có sách ghi mọi công việc của tội nhân bị phán xét, mặc dầu điều này không nói rằng con người có thể làm điều thiện đủ để vào nước thiên đàng [Ê-phê-sô 2:8-9 Tit 3:5]. Vậy tại sao Chúa Giê-xu Christ sẽ xem xét việc làm, cả tốt lẫn xấu, của con người trước Toà Án trắng? Để Ngài quyết định mức án phạt họ phải chịu trong địa ngục. Tất cả những người này sẽ bị bỏ vào trong địa ngục. Việc cá nhân họ chối bỏ Chúa Giê-xu Christ đã quyết định số phận của họ rồi. Nhưng Chúa Giê-xu Christ là Quan Án Công Bình, Ngài sẽ định chỗ cho mỗi tội nhân xứng đáng với việc họ làm.

Có nhiều mức án phạt trong địa ngục [Ma-thi-ơ 11:20-24]. Mỗi tội nhân hư mất sẽ nhận đúng phần đáng nhận, không ai có thể cãi lẽ với Chúa hoặc thắc mắc về quyết định của Ngài. Đức Chúa Trời biết điều tội nhân đang làm, và các sách của Ngài sẽ phô bày sự thật.

“Sách sự sống” sẽ có ở đó, ghi tên của những người được Đức Chúa Trời chuộc mua [Phi-líp 4:3 Khải Huyền 21:27 Khải Huyền 13:8 Khải Huyền 17:8]. Chẳng có người chưa được cứu nào có tên ghi vào trong Sách Sự Sống của Chiên Con chỉ có những tín hữu trung tín với Chúa mới được ghi tên vào đó [Lu-ca 10:20].

Khi sự xét đoán hoàn tất, tất cả những người hư mất sẽ bị quăng vào địa ngục, hồ lửa, đó là sự chết thứ hai. Nhiều người chối bỏ lời dạy trong Kinh Thánh về địa ngục cho là “phi Cơ Đốc”, tuy nhiên Chúa Giê-xu dạy rõ thật có địa ngục [Ma-thi-ơ 18:8 Ma-thi-ơ 23:15,Ma-thi-ơ 23:33 Ma-thi-ơ 25:46 Mác 9:46]. Kiểu tình cảm mềm yếu trong tôn giáo nhân đạo sẽ tránh né sự thật về sự phán xét, nhưng dạy cho người khác biết rằng có một Đức Chúa Trời yêu thương hết thảy mọi người và Ngài không bỏ bất cứ ai vào địa ngục cả.

Địa ngục là bằng chứng cho đức công bình của Đức Chúa Trời. Ngài phải phán xét tội lỗi. Địa ngục còn làm chứng cho trách nhiệm của con người, sự kiện cho thấy con người không phải là người máy hoặc là một nạn nhân không ai cứu giúp, nhưng họ là tạo vật có quyền chọn lựa. Đức Chúa Trời không “bỏ con người vào địa ngục”họ tự đi vào đó bằng cách chối bỏ Đấng Cứu Chuộc linh hồn mình [Giăng 3:16-21 Ma-thi-ơ 25:41]. Địa ngục còn chứng tỏ sự gớm ghiếc của tội lỗi. Nếu có lần chúng ta nhìn thấy được tội lỗi như Đức Chúa Trời thấy, chúng ta sẽ hiểu tại sao có một nơi hiện hữu như địa ngục.

Xét đến ý nghĩa đồi Gô-gô-tha, không một tội nhân hư mất nào có thể oán trách Đức Chúa Trời vì đã bỏ họ vào trong địa ngục. Đức Chúa Trời đã ban cho một phương cách cứu rỗi, Ngài nhịn nhục chờ đợi tội nhân ăn năn. Ngài sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn và thay đổi các đòi hỏi của Ngài. Ngài đã định rằng đức tin nơi Con Ngài là phương cách duy nhất để nhận ơn cứu rỗi.

Toà Án Trắng sẽ không giống các phiên toà trong thời đại chúng ta ngày nay. Tại Toà Án Trắng, có Quan Toà, nhưng không có bồi thẩm đoàn, có công tố viên nhưng không có bào chữa, có án phạt nhưng không có chống án. Không ai có thể tự bào chữa cho mình hoặc lên án Đức Chúa Trời là không công bình. Thật là một quang cảnh đáng sợ!

Trước khi Đức Chúa Trời có thể mở ra trời mới đất mới, Ngài phải giải quyết xong tội lỗi và Ngài sẽ làm điều này tại Toà Án Lớn và Trắng.

Bạn có thể thoát khỏi cơn đoán phạt kinh khiếp này bằng cách tin nhận Chúa Giê-xu Christ làm Cứu Chúa đời bạn. Làm như vậy, bạn sẽ không bao giờ thuộc về sự sống lại thứ hai hoặc trải qua đau đớn của sự chết thứ hai, đó là hồ lửa.

Chúa Giê-xu phán, “Ai nghe lời Ta và tin Đấng đã sai ta thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, nhưng vượt khỏi sự chết mà đến sự sống.” [Giăng 5:24].

Bạn đã tin nhận Ngài và vượt khỏi sự chết mà đến sự sống chưa?

12. MỌI SỰ ĐỀU MỚI [Khải Huyền 21:1-22:21]

Lịch sử loài người bắt đầu tại Vườn Ê-đen và kết thúc nơi Thành Phố giống như vườn địa đàng. Trong thời của sứ đồ Giăng, Rô-ma là thành phố được nhiều người ngưỡng mộ tuy nhiên Đức Chúa Trời ví thành phố ấy là con dâm phụ. “Vì sự người ta tôn trọng là sự gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời” [Lu-ca 16:15]. Thành phố đời đời của Đức Chúa Trời được sánh như cô dâu xinh đẹp [Khải Huyền 21:9], vì đó là nhà đời đời dành cho con dân yêu dấu của Đức Chúa Trời.

Các lời Đức Chúa Trời phán ghi trong Khải Huyền 21:5-6 tóm tắt cách hợp lý hai chương cuối này: “Nầy, Ta làm mới lại hết thảy muôn vật....Xong rồi! ” . Những gì bắt đầu trong Sáng-thế-ký được hoàn tất trong Khải huyền, như bảng tóm tắt sau đây cho thấy:

Sáng-Thế-Ký Khải huyền

Trời đất được dựng nên, Sáng Thế Ký 1:1

Mặt trời dựng nên, Sáng Thế Ký 1:16

Ban đêm được dựng nên, Sáng Thế Ký 1:5

Biển được dựng nên, Sáng Thế Ký 1:10

Sự rủa sả được loan báo, Sáng Thế Ký 3:14-17

Sự chết bước vào lịch sử loài người, Sáng Thế Ký 3:19

Loài người bị cách xa cây sự sống, Sáng Thế Ký 3:24

Buồn phiền đau đớn bắt đầu, Sáng Thế Ký 3:17

Trời mới đất mới, Khải Huyền 21:1

Không cần mặt trời, Khải Huyền 21:23

Không còn có đêm nữa, Khải Huyền 22:5

Không còn có biển nữa, Khải Huyền 21:1

Không còn sự rủa sả, Khải Huyền 22:3

Không còn sự chết nữa, Khải Huyền 21:4

Loài người được về lại thiên đàng, Khải Huyền 22:14

Không còn nước mắt và sự khổ đau, Khải Huyền 21:4

1. Công dân trên trời [Khải Huyền 21:1-8]

Giăng cung cấp cho chúng ta lời mô tả ba khía cạnh về các công dân trên trời. Thứ nhất...

Họ Là Con Dân Đức Chúa Trời [Khải Huyền 21:1-5]. Trời đất thứ nhất được sắm sẵn cho người nam người nữ đầu tiên và con cháu của họ. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị mọi thứ cho họ khi Ngài đặt để họ vào khu vườn. Chẳng may, tổ phụ đầu tiên của chúng ta phạm tội, đem sự chết và hư hoại vào trong thế giới đẹp đẽ của Đức Chúa Trời. Muôn vật ở trong xiềng xích và lao khổ [Rô-ma 8:18-23], ngay cả các tầng trời “cũng không trong sạch trước mặt Ngài” [Gióp 15:15].

Đức Chúa Trời đã hứa với con dân Ngài trời mới đất mới [Ê-sai 65:17 Ê-sai 66:22]. Tạo vật cũ phải nhường chỗ cho tạo vật mới để Đức Chúa Trời được vinh hiển. Chúa Giê-xu gọi biến cố này là “kỳ muôn vật đổi mới” [Ma-thi-ơ 19:28], và Phi-e-rơ giải thích đó là sự tẩy sạch và làm mới lại bởi lửa [2Phi-e-rơ 3:10-13]. Các nhà giải kinh không nhất trí trong việc hiểu các yếu tố cũ sẽ được làm mới lại hoặc tạo vật cũ sẽ bị phá huỷ và sẽ tạo nên mọi sự đều mới. Chữ mới trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “mới về tính chất” [Khải Huyền 21:1,Khải Huyền 21:5] làm cho lời giải thích trước kia đáng tin hơn.

“Không còn có biển nữa” không có nghĩa là “không còn có nước nữa”. Nó chỉ cho thấy đất mới sẽ có sự sắp xếp khác về phần nước. Ba phần tư địa cầu chúng ta là nước, nhưng trong cõi đời đời không phải như vậy. Trong thời của Giăng, biển có nghĩa là hiểm nguy, giông bão và phân ly [Chính Giăng ở trên đảo vào lúc ấy! ] vì vậy có lẽ Giăng muốn cung cấp cho chúng ta nhiều điều hơn là một bài học địa lý.

Dù cho lời mô tả trong Kinh Thánh, chúng ta cũng thấy khó tưởng tượng thành phố đời đời sẽ giống như thế nào. Giăng mô tả đó là một thành thánh [Khải Huyền 21:27], thành phố sắm sẵn [Giăng 14:1-6], và một thành phố xinh đẹp, đẹp như cô dâu trong ngày cưới. Ông mô tả nhiều hơn về những đăc tính này trong Khải Huyền 21:1-22:21.

Nhưng điểm quan trọng nhất về thành phố này là Đức Chúa Trời hiện diện với con dân Ngài tại đó. Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một bản tường thuật thú vị về những nơi Đức Chúa Trời ngự. Trước tiên, Đức Chúa Trời đi lại với con người trong Vườn Ê-đen. Sau đó Ngài ngự giữa dân Y-sơ-ra-ên trong đền tạm và về sau là đền thờ. Khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, Đức Chúa Trời phải rời khỏi những nơi ngự ấy. Về sau, Chúa Giê-xu Christ đến thế gian và “ngự” giữa chúng ta [Giăng 1:14]. Ngày nay, Đức Chúa Trời không sống trong những đền thờ do con người dựng nên [Công vụ 7:48-50], nhưng Ngài sống trong thân thể của con dân Ngài [1Cô-rinh-tô 6:19-20] và Hội Thánh Ngài [Ê-phê-sô 2:21-22].

Cả trong đền tạm và đền thờ, bức màn ngăn chia con người và Đức Chúa Trời. Bức màn bị xé ra làm đôi khi Chúa Giê-xu chết, mở ra “con đường mới và sống” cho con dân Đức Chúa Trời [Hê-bơ-rơ 10:19]. Cho dù ngày nay Đức Chúa Trời ngự trong lòng con cái Ngài bởi Thánh Linh, nhưng chúng ta vẫn không hiểu Đức Chúa Trời hoặc tương giao với Ngài như chúng ta muốn nhưng ngày kia, chúng ta sẽ ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và vui hưởng cùng Ngài mãi mãi.

Thành phố đời đời lạ lùng đến nỗi Giăng chỉ thấy dùng lối tương phản là cách tốt nhất để mô tả - “không còn nữa”. Con cái Chúa lần đầu đọc sách được Thánh Linh mạc khải này chắc chắn phải vui mừng biết rằng tại trên trời không còn có đau đớn, nước mắt, buồn phiền hoặc sự chết nữa vì nhiều người trong số họ đã trải qua đau đớn và bị giết hại. Ở mọi thời đại, sự trông cậy về thiên đàng đã an ủi con dân Đức Chúa Trời trong mọi lúc hoạn nạn bắt bớ. Thứ hai,

Công Dân Trên Trời Là Những Người Thỏa Mãn [Khải Huyền 21:6]. Con người sống trong các thành phố hiện đại không lo nghĩ nhiều về nước, nhưng đây là điều quan tâm chính trong thời của Giăng. Rất có thể chính Giăng làm việc trong các hầm mỏ đã biết cơn khát hành hạ thế nào. Các thánh đồ chịu đau đớn trải qua mọi thời đại chắc chắn nhận ra lời hứa kỳ diệu này của Đức Chúa Trời.Nước suối sự sống ban cho mọi người cách nhưng không! Thứ ba...

Những Công Dân Trên Trời Nầy Là Những Người Chiến Thắng [Khải Huyền 21:8]. “Ai thắng” là chữ chìa khoá trong sách này [Khải Huyền 2:7,Khải Huyền 2:11,Khải Huyền 2:17,Khải Huyền 2:26 Khải Huyền 3:5,Khải Huyền 3:12,Khải Huyền 3:21 Khải Huyền 12:11]. Như Giăng đã nêu ra trong thư tín thứ nhất của ông, tất cả các tín hữu trung tín đều là người chiến thắng [1Giăng 5:4-5], vì vậy lời hứa này không chỉ dành cho [những người có trình độ thuộc linh]. Vì chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thừa kế tất cả mọi thứ.

Sau cơn hỏa hoạn lớn tại thành phố Chicago năm 1871, nhà truyền giảng Tin Lành Dwight L. Moody trở lại chứng kiến căn nhà của ông đã bị thiêu rụi. Một người bạn đến bên và nói với Moody, “Tôi nghe ông mất hết cả.”

Moody nói, “Ồ, bạn hiểu sai rồi. Tôi còn lại nhiều hơn những gì tôi đã mất.”

Người bạn tò mò hỏi, “Ý ông muốn nói như thế nào? Tôi đâu có biết ông giàu như vậy.”

Lúc ấy Moody mở Kinh Thánh và đọc cho anh ta nghe Khải Huyền 21:7 - Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người”.

Ngược lại với những người chiến thắng, câu 8 mô tả những người bị tội lỗi thắng hơn và không tin cậy Chúa. Số phận của họ ra sao? Số phận của họ ở trong hồ lửa! Thế gian xem Cơ Đốc nhân là những “người thất bại“, nhưng chính những kẻ vô tín mới là người thua cuộc!

Những người sợ hãi là hèn nhát, đó là người không có lòng can đảm đứng về phía Đấng Christ. [Ma-thi-ơ 10:32-33]. Chữ gớm ghiếc có nghĩa “ô uế”, nói đến những người say sưa trong tội lỗi và do đó tâm trí, linh hồn và thân thể bị dơ dáy [2Cô-rinh-tô 7:1]. Các tính chất khác được đề cập trong Khải Huyền 21:8 không cần phải giải thích, ngoại trừ phải lưu ý rằng tất cả họ là những người trung thành theo “con thú” [lưu ý Khải Huyền 17:4,Khải Huyền 17:6 Khải Huyền 18:3,Khải Huyền 18:9 Khải Huyền 19:2].

2. Tính chất của thành phố [Khải Huyền 21:9-22:5]

[Khải Huyền 21:10-27]. Thành đời đời không những là nhà của cô dâu nhưng nó chính là cô dâu! Một thành phố không có dinh thự nhưng chỉ có con người. Thành phố Giăng nhìn thấy là thánh và ở trên trời kỳ thực, thành ấy từ trời xuống, nơi Đức Chúa Trời đã sắm sẵn. Lời mô tả của Giăng gây sửng sốt cho trí tưởng tượng của con người, ngay cả đã chấp nhận sự kiện nó có liên quan đến nhiều biểu tượng. Trời thực sự là nơi vinh hiển và đẹp đẽ, nơi ở trọn vẹn dành cho Vợ Chiên Con.

Chúng ta biết “vinh quang Đức Chúa Trời” đã hiện ra ở nhiều nơi khác nhau suốt lịch sử. Vinh quang Đức Chúa Trời ngự nơi đền tạm và trong đền thờ. Ngày nay, vinh quang của Ngài ngự trong người tin Ngài và Hội Thánh Ngài. Trong cõi đời đời, người ta sẽ thấy vinh quang của Đức Chúa Trời trong thành thánh Ngài. Đó chính là ánh sáng duy nhất thành phố cần để soi sáng.

Lời mô tả về thành phố dựa theo kiểu mẫu của các thành phố quen thuộc với độc giả của Giăng: nền, tường thành, và cổng. Nền nói về sự lâu dài, trái ngược với lều tạm mà “những người hành hương và khách lạ” cư ngụ [Hê-bơ-rơ 1:8-10] Tường thành và cổng nói về sự che chở. Con dân Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ còn phải sợ bất kỳ kẻ thù nào. Các thiên sứ nơi cổng thành sẽ là những lính gác!

Trong thành này, các thánh đồ trong Giao Ứơc Cũ và Giao Ước Mới sẽ hiệp lại làm một.Mười hai cổng thành tương đương với mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên, và mười hai nền tương đương với mười hai sứ đồ [Ê-phê-sô 2:20]. Kể cả chi phái Lê-vi, thật sự có đến mười ba chi phái và có đến mười ba sứ đồ tính luôn sứ đồ Phao-lô. Khi Giăng liệt kê các chi phái Y-sơ-ra-ên trong Khải Huyền 7:1-17 hai chi phái Đan và Ép-ra-im bị lược bỏ, có lẽ điều này cho thấy rằng chúng ta không nên coi trọng quá về nghĩa đen. Giăng chỉ muốn bảo đảm rằng tất cả người tin Đức Chúa Trời sẽ có mặt trong thành [Hê-bơ-rơ 11:39-40].

Giăng đã đo thành Giê-ru-sa-lem trên đất [Khải Huyền 11:1-3], nhưng bây giờ ông được mời đo thành trên trời. Hình vuông có nghĩa “các cạnh đều bằng nhau”, vì vậy thành phố có thể là một khối vuông hoặc một kim tự tháp.Quan trọng hơn, việc thành có các cạnh bằng nhau cho thấy sự trọn vẹn của thành đời đời của Đức Chúa Trời: chẳng có gì lộn xộn và không cân bằng.

Số đo của thành cũng gây cho chúng ta sửng sốt! Nếu chúng ta lấy một cubit có độ dài là mười tám inch [25,4 mm], lúc ấy các tường thành của thành phố sẽ cao 216 bộ [67 mét]! Nếu một furlong tính bằng 600 bộ [số đo khác vào thời cổ xưa], thành phố sẽ có diện tích 1.500 dặm vuông! [2.400 km vuông]. Thành phố này bằng khoảng ba phần tư diện tích của Hoa Kỳ. Do đó sẽ có nhiều chỗ cho mọi người!

Kiến trúc của thành phố không thể không cuốn hút chúng ta. Tường thành làm bằng bích ngọc, như thuỷ tinh trong suốt nhưng thành được xây bằng vàng ròng trong vắt như pha lê. Sự sáng của vinh quang Đức Chúa Trời sẽ chiếu sáng khắp thành, giống như một viên bửu thạch khổng lồ.

Việc xây dựng nền móng thường ở dưới đất, nhưng các nền móng ở đây không những thấy được nhưng còn được chạm trổ bằng nhiều đá quí. Mỗi nền riêng biệt sẽ được trang sức bằng một loại đá, màu sắc pha trộn sẽ rực rỡ khi ánh sáng Đức Chúa Trời chiếu xuyên qua.

Không ai có thể giáo lý hoá về các màu sắc của những loại đá quí này, và điều đó thật chẳng có gì quan trọng. Bích ngọc [Jasper] như chúng ta đã thấy là loại thuỷ tinh trong vắt. Ngọc Lam [Sapphire] có màu xanh lục, mã não có thể có màu xanh.Dĩ nhiên đá lục cẩm [emerald] có màu lục đậm và đá hồng mã não [sardonyx]giống như đá cẩm thạch có nhiều màu, một loại đá trắng có vân màu nâu, dầu một số học giả mô tả nó màu đỏ và trắng.

Hoàng Ngọc là đá màu đỏ [đôi khi được mô tả có màu đỏ như “máu”], Ngọc hoàng bích màu vàng lục, Thuỷ thương là ngọc thạch xanh lục và hồng bích là ngọc thu ba vàng.Chúng ta không chắc về ngọc phỉ tuý một số người cho rằng nó là đá có sắc như vàng, số khác cho rằng nó có màu trái táo xanh. Ngọc hồng bửu có lẽ là màu xanh biển, mặc dầu một số người cho rằng nó màu vàng và ngọc tử bửu là ngọc thạch anh tím.

Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng của sự tươi đẹp, Ngài sẽ tô điểm vẻ đẹp của Ngài cho thành phố Ngài đang sắm sẵn cho con dan Ngài. Có thể Giăng đã nghĩ đến thành thánh khi ông viết về “các thứ ơn của Đức Chúa Trời” [1Phi-e-rơ 4:10], vì chữ đã dịch là “các thứ” có nghĩa là “có nhiều màu, có nhiều đốm”

Vào thời cổ xưa, ngọc trai được xem là “ngọc hoàng gia”, được tạo nên do một con vật thân mềm bao phủ một hạt cát cấy vào bên trong vỏ của nó. Nhưng các cổng thiên đàng làm bằng ngọc trai sẽ không bao giờ đóng lại [Khải Huyền 21:25] vì sẽ không có hiểm nguy nào xâm nhập làm quấy rầy hoặc gây ô uế các công dân trong thành.

Giăng lưu ý rằng trong thành phố sẽ khuyết thiếu một số điều mục, nhưng sự vắng mặt của chúng chỉ làm gia tăng sự vinh hiển của thành. Sẽ không có đền thờ, vì Đức Chúa Trời sẽ hiện diện khắp thành phố. Thật vậy, trên trời người ta có thể phân biệt được giữa “thế tục” và “thánh khiết”. Sẽ không có mặt trời mặt trăng vì Chúa là đèn của của thành, và sẽ không bao giờ có đêm nữa [Ê-sai 60:19].

Việc đề cập các nước trong Khải Huyền 21:24,Khải Huyền 21:26 cho thấy rằng sẽ có nhiều dân tộc [số nhiều]sống trên trái đất mới. Vì trong cõi đời đời sẽ chỉ có người được vinh hiển, nên chúng ta không nên nghĩ rằng trái đất sẽ có nhiều dân tộc khác nhau định cư như ngày nay. Thay vào đó, những câu này phản ánhtập tục thời cổ khi các vua và các nước mang của cải và sự vinh hiển đến thành phố của vị vua lớn nhất. Tại thành phố trên trời, mọi người sẽ tôn vinh “Vua các vua” [Thi Thiên 68:29 Thi Thiên 72:10-11 Ê-sai 60]

[Khải Huyền 22:1-5]. Trong Khải Huyền 22:1-5 chúng ta đi vào trong thành phố và khám phá nó giống như một khu vườn xinh đẹp, gợi cho chúng ta nhớ lại hình ảnh Khu Vườn Ê-đen.Vườn Ê-đen có bốn con sông [Sáng Thế Ký 2:10-14], nhưng trong thành phố trên trời chỉ có một con sông. Tiên tri Ê-xê-chi-ên thấy một con sông tinh khiết lưu xuất từ đền thờ, chắc chắn đó là khung cảnh ngàn năm bình an [Ê-xê-chiên 47:1-23] nhưng con sông này sẽ phát xuất trực tiếp từ ngôi Đức Chúa Trời, chính là nguồn của mọi sự tinh khiết. Con người bị cấm ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, và bị ngăn không cho ăn trái cây sự sống [Sáng Thế Ký 2:15-17 Sáng Thế Ký 3:22-24]. Nhưng trong nhà đời đời, loài người sẽ được phép đến gần cây sự sống. Con sông và cây sự sống biểu tượng cho sự sống dư dật trong thành vinh hiển.

Cụm từ “chẳng còn có sự nguyền rủa nữa” dẫn chúng ta đi ngược lại Sáng Thế Ký 3:14-19 lúc bắt đầu có sự nguyền rủa. Thật thú vị, ngay cả Cựu Ước cũng kết thúc bằng lời phán, “Kẻo Ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất này” [Ma-thi-ơ 4:6]. Nhưng Tân Ước dạy, “Và sẽ không còn có sự rủa sả nữa! ” . Quỉ Sa-tan sẽ bị giao nộp cho địa ngục mọi tạo vật sẽ được làm nên mới và sự rủa sả của tội lỗi sẽ biến mất đời đời.

Chúng ta sẽ làm gì trong cõi đời đời? Chắc chắn, chúng ta sẽ ngợi khen Chúa, nhưng chúng ta còn phục vụ Ngài nữa. “Tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài” [Khải Huyền 22:3] là sự yên ủi lớn lao cho chúng ta, vì trên trời chúng ta sẽ hầu việc Ngài cách trọn vẹn.Khi tìm cách hầu việc Chúa tại trần gian này, chúng ta vẫn thường bị khuyết thiếu vì cớ tội lỗi và sự yếu đuối nhưng mọi ngăn trở sẽ tiêu biến khi chúng ta vào trong sự vinh hiển. Hầu việc trọn lành trong môi trường trọn vẹn!

Sự hầu việc này là gì? Kinh Thánh không cho chúng ta biết, và bây giờ chúng ta cũng không cần nên biết. Chúng ta biết điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm ngày nay là đủ rồi. Nếp sống trung tín chuẩn bị cho chúng ta sự hầu việc tốt đẹp hơn trên trời. Thực ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta sẽ có quyền vào trong vũ trụ bao la và có thể được sai đi làm sứ mạng đặc biệt đến nhiều nơi khác. Nhưng suy đoán chẳng có ích lợi gì, vì Đức Chúa Trời không thấy việc dành thời gian đi vào chi tiết là đúng.

Chúng ta không những là tôi tớ trên trời, nhưng còn là vua nữa. Chúng ta sẽ trị vì mãi mãi! Điều này nói đến sự dự phần quyền năng của Đấng Christ trong vinh hiển. Là con cái Chúa, ngày nay chúng ta được ngồi với Đấng Christ tại các nơi trên trời [Ê-phê-sô 2:1-10] nhưng trong cõi đời đời, chúng ta sẽ trị vì như các vua trên trời và dưới đất. Thật đáng tôn quí! Ôi lạ lùng thay ân điển Chúa!

Chắc chắn, chúng ta có thể hỏi nhiều câu hỏi thú vị về tương lai chúng ta trên trời, nhưng hầu hết các câu hỏi không được trả lời cho đến khi chúng ta vào đến nhà vinh hiển. Thực ra, Giăng kết thúc sách bằng cách nhắc chúng ta nhớ rằng ngày nay chúng ta có trách nhiệm vì chúng ta đang trên đường về nhà trên trời.

3. Sự thách thức của thành phố [Khải Huyền 22:6-21]

Trời không chỉ là nơi đến nhưng đó còn là sự thúc đẩy hành động. Việc biết rằng sẽ ở trong thành phố trên trời ắt phải có tác động đến nếp sống của chúng ta ngay trong hiện tại. Nhìn thấy thành phố trên trời đã thúc giục các tổ phụ khi họ đồng đi với Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài [Hê-bơ-rơ 11:10,Hê-bơ-rơ 11:13-16]. Biết rằng Ngài sắp trở về cùng Cha Ngài trên trời cũng nâng đỡ Chúa Giê-xu Christ khi đối diện với Thập Tự Giá [Hê-bơ-rơ 12:2]. Chúng ta không được để sự bảo đảm về nước trời làm chúng ta tự mãn hoặc bất cẩn, nhưng phải là điều thúc giục chúng ta làm trọn các bổn phận thuộc linh của mình. Trước hết...

Chúng Ta Phải Giữ Lời Đức Chúa Trời [Khải Huyền 22:6-11,Khải Huyền 22:18-19]. Vì những gì Giăng viết là Lời Đức Chúa Trời, lời Ngài là thành tín và chân thật [Khải Huyền 19:11]. Cùng một Đức Chúa Trời đã phán dạy qua các đấng tiên tri, cũng phán dạy qua Sứ đồ Giăng. Là “nền móng” về sự mạc khải của Đức Chúa Trời, sách Giăng viết không thể tách rời ra khỏi các phần khác trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta phủ nhận rằng Giăng không viết sự thật, vậy chúng ta phải phủ nhận luôn các đấng tiên tri nữa.

“Giữ những lời tiên tri trong sách này” có nghĩa gì? [Khải Huyền 22:7]. Về cơ bản, có nghĩa là bảo vệ, chăm nom, bảo toàn nguyên vẹn. Chúng ta không được thêm hoặc bớt một điều nào trong Lời của Đức Chúa Trời [Phục truyền 4:2 Châm Ngôn 30:5-6]. Và trách nhiệm này là đặc biệt lớn lao vì cớ sự tái lâm của Đấng Christ. Chữ mau chóng trong Khải Huyền 22:6 có nghĩa “đến nhanh chóng”. Từ thời các sứ đồ Hội Thánh đã trông đợi Đấng Christ trở lại, và Ngài chưa đến nhưng khi lời tiên tri Giăng viết bắt đầu ứng nghiệm, các lời ấy sẽ xảy ra nhanh chóng. Không chút chậm trễ.

Những lời khuyên bảo trong các câu 18-19 không nói rằng người xâm phạm vào Lời Kinh Thánh sẽ bị trả về lại trái đất để chịu đau đớn qua các tai vạ trong Cơn Đại Nạn, hoặc họ sẽ mất sự cứu rỗi. Không ai có thể hiểu trọn vẹn Kinh Thánh hoặc có thể giải nghĩa mọi điều trong Kinh Thánh và nhiều người trong chúng ta dạy Kinh Thánh thỉnh thoảng cũng phải thay đổi cách giải thích khi chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết. Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng, và Ngài có thể phân biệt sự dốt nát với sự vô lễ và sự ấu trĩ với loạn nghịch.

Vào thời cổ xưa các nhà viết sách thường có thói quen để lời nhắc nhở vào cuối sách, vì người sao chép sách cho nhiều người đọc có thể bị cám dỗ thêm bớt trong nguyên bản. Tuy nhiên, lời nhắc nhở của Giăng không nhằm vào người viết, nhưng cho người nghe, đó là những người tin Chúa nhóm lại trong nhà hội nơi sách này được đọc lớn tiếng. Tuy nhiên, theo phép loại suy thì lời nhắc nhở này ngày nay áp dụng cho bất kỳ ai đọc và nghiên cứu sách này. Có thể chúng ta không thể giải thích được các án phạt ghi trong sách, nhưng chúng ta biết rõ điều này: Xâm phạm đến Lời Đức Chúa Trời là một việc làm nguy hiểm. Người nào giữ và vâng theo Lời Đức Chúa Trời sẽ được phước nhưng ai thay đổi lời ấy sẽ bị đoán phạt.

Lần thứ hai Giăng kinh ngạc về những gì ông thấy và nghe và ông quì xuống thờ lạy nơi chân vị thiên sứ đang nói với ông [Khải Huyền 19:10]. Vị thiên sứ cho Giăng ba lời khuyên: đừng thờ lạy thiên sứ hãy thờ lạy Đức Chúa Trời và đừng niêm phong sách Khải huyền. Tiên tri Đa-ni-ên được lệnh niêm phong sách [Đa-ni-ên 12:4], vì thì giờ chưa sẵn sàng. Sách Giăng viết là “sự mạc khải”, sự vén mở bức màn bí ẩn [Khải Huyền 1:1], và do đó, không được niêm phong sách.

Một lần nữa, Đức Thánh Linh muốn nhắc nhở chúng ta về sự hiệp nhất sống động trong Lời Đức Chúa Trời. Trong bài nghiên cứu, chúng ta đã thấy Đức Thánh Linh dẫn dắt Giăng như thế nào, ông trở lại với Cựu Ước và dùng nhiều hình ảnh ghi trong Cựu Ước, kể cả lời tiên tri của Đa-ni-ên. Kinh Thánh là nhà giải kinh tốt nhất của Kinh Thánh.

Khải Huyền 22:11 có cho thấy Đức Chúa Trời không muốn con người ăn năn và thay đổi đường của họ không? Không, vì điều đó sẽ mâu thuẫn với sứ điệp của sách Khải huyền và của chính Tin Lành Phúc Âm. Lời phán của thiên sứ phải được hiểu trong ánh sáng của lời được lặp lại ở đây, “Nầy, Ta đến mau chóng” [c7,12], cũng như lời người nói, “Vì thì giờ đã gần rồi” [c.10]. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu Christ sẽ xảy ra nhanh đến nỗi con người không có thời gian để thay đổi cá tính của họ.

Vì vậy, câu 11 là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho biết sự quyết định sẽ quyết định bản tính và bản tính sẽ quyết định số phận. Các tín hữu trải qua đau khổ có thể hỏi, “Sống nếp sống tin kính có giá trị chăng?” Giăng trả lời, “Vâng! Chúa Giê-xu sắp trở lại, và Ngài sẽ ban thưởng cho bạn! ”. Tiếp đến là lời khuyên thứ hai của Giăng.

Chúng Ta Có Trách Nhiệm Hầu Việc Chúa [Khải Huyền 22:12-15]. “Ta sẽ đem phần thưởng theo với Ta” ngụ ý rằng Đức Chúa Trời ghi nhớ mọi nỗi khổ và sự hầu việc của chúng ta, chẳng có việc làm nào là vô ích nếu chúng ta làm vì Ngài. Tại Toà Án của Chúa Giê-xu Christ, con cái Chúa sẽ được phán xét tuỳ theo công việc của mỗi người và phần thưởng sẽ được trao cho người nào trung tín với Ngài.

Suốt lịch sử Hội Thánh, lúc nào cũng có những người đã “để tâm trí trên trời quá đến nỗi họ không còn để tâm vào thế gian nữa” [theo lời của Dwight L. Moody]. Họ bỏ việc làm của mình, bán tài sản, và ngồi chờ đợi Chúa Gê-xu tái lâm. Dĩ nhiên tất cả họ đều xấu hổ, vì Kinh Thánh không ấn định ngày Chúa đến. Cũng không đúng với Kinh Thánh khi trở nên bất cẩn và biếng nhác chỉ vì chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu chẳng bao lâu nữa sẽ đến. Phao lô đối diện với vấn đề này với một số tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca [2Tê-sa-lô-ni-ca 3:1-18].

Chẳng lạ gì khi Giăng thêm vào, “Phước thay cho những kẻ giặt áo mình đặng có phép đến nơi cây sự sống và bởi các cửa mà vào trong thành! ” [Khải Huyền 22:14]. Nếu thật tin rằng Chúa Giê-xu sắp đến, chúng ta sẽ tỉnh thức và trung tín [Lu-ca 12:35].

Khải Huyền 22:13 là lời an ủi lớn lao cho bất cứ ai tìm cách hầu việc Chúa. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời bắt đầu, Ngài sẽ hoàn tất vì Ngài là An-pha và Ô-mê-ga, bắt đầu và kết thúc, đầu tiên và cuối cùng [Phi-líp 1:6 Phi-líp 2:12-13]. Trách nhiệm thứ ba của chúng ta...

Chúng Ta Phải Giữ Nếp Sống Chúng Ta Trong Sạch [Khải Huyền 22:14-16]. Đây là điểm tương phản giữa những người làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời được vào trong thành phố và những người chối bỏ Lời Ngài và bị loại ra khỏi thành phố [Khải Huyền 21:8,Khải Huyền 21:27]. Không hẳn những người “làm theo điều răn của Đức Chúa Trời” là nhóm người xuất sắc đặc biệt trong vòng các thánh đồ. Cụm từ này tương đương với “những người đã chiến thắng” và tiêu biểu cho tất cả con dân của Đức Chúa Trời. Vâng theo Lời Đức Chúa Trời là dấu hiệu của sự cứu rỗi thật.

Các danh xưng của Chúa chúng ta trong câu 16 vô cùng kỳ diệu. “Rễ” nằm trong đất không ai thấy được, nhưng “ngôi sao” ở trên các tầng trời mọi người đều có thể thấy được . “Chồi và hậu tự của Đa-vít “ chúng ta có danh xưng Do Thái của Chúa Giê-xu, nhưng về “ngôi sao mai sáng chói” chúng ta có danh xưng vũ trụ của Ngài. Danh xưng này nói về sự khiêm nhường của Ngài, danh xưng kia nói về sự oai nghi và vinh hiển.

Là “rễ...của Đa-vít”, Chúa Giê-xu Christ hiện hữu qua Đa-vít. Là “hậu tự của Đa-vít”, Chúa Giê-xu đến thế giới này trong hình hài một người Do Thái theo dòng dõi Đa-vít. Cả thần tính và nhân tính của Chúa Giê-xu ở đây thật rõ ràng.Để có điểm tương ứng, xem Ma-thi-ơ 22:41-46.

“Ngôi sao mai” báo hiệu bình minh sắp lộ ra. Chúa Giê-xu Christ sẽ đến vì Hội Thánh Ngài như “ngôi sao mai”. Nhưng khi Ngài trở lại để xét đoán, sẽ là “Mặt trời công bình” đang thiêu đốt [Ma-thi-ơ 4:1-3]. Vì con dân Đức Chúa Trời trông đợi sự tái lâm của Chúa, nên họ giữ gìn nếp sống thanh sạch và tận trung với Ngài [1Giăng 2:28-3:3]. Do đó...

Chúng Ta Phải Trông Đợi Chúa Giê-xu Christ Trở Lại [Khải Huyền 22:17,Khải Huyền 22:20-21]. Trong chương kết thúc này Giăng viết ba lần, “Ta [Đấng Christ ] đến mau chóng” [c.7,12,20]. Nhưng Ngài đã “chậm trễ” sự tái lâm của Ngài gần 2.000 năm! Vâng đúng vậy, Ngài đã hoãn lại sứ đồ Phi-e-rơ cho chúng ta biết lý do tại sao: Đức Chúa Trời muốn cho thế giới tội lỗi có cơ hội ăn năn và được cứu [2Phi-e-rơ 3:1]. Trong khi chờ đợi Thánh Linh Đức Chúa Trời, thông qua Hội Thánh [cô dâu], kêu gọi Chúa Giê-xu đến vì cô dâu mong muốn gặp Tân Lang của nàng và bước vào nhà của nàng. “Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin hãy đến” [Khải Huyền 22:20].

Nhưng con cái Chúa còn phải mời gọi tội nhân hư mất đến tin nhận Đấng Christ và uống nước hằng sống. Thật vậy, khi Hội Thánh sống trong sự trông đợi Đấng Christ tái lâm, thái độ ấy kích thích sự hầu việc Chúa và truyền rao Phúc Âm cứu tội nhân cùng giữ lòng thánh khiết cho Chúa. Chúng ta muốn rao ra hồng ân của Đức Chúa Trời cho nhiều người khác. Hiểu đúng đắn lời tiên tri trong Kinh Thánh vừa thúc giục chúng ta làm theo lời Đức Chúa Trời vừa cùng với Đức Chúa Trời mời gọi thế giới lạc mất trở về cùng Ngài.

Nếu việc nghiên cứu sách Khải huyền của chúng ta thật sự được Đức Thánh Linh hướng dẫn, chúng ta sẽ hiệp lòng với Giăng trong lời cầu nguyện cuối cùng:

“A-men, Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin hãy đến! ”

Bạn sẵn sàng chưa?

Apocalypse is a Greek word referring to the end of the world. Apocalypticism is the religious belief that there will be an apocalypse, a term which originally referred to a revelation of God's will, but now usually refers to belief that the world will come to an end very soon, even within one's own lifetime.[1]

Apocalyptic fiction does not portray catastrophes, or disasters, or near-disasters that do not result in apocalypse. A threat of an apocalypse does not make a piece of fiction apocalyptic. For example, Armageddon and Deep Impact are considered disaster films and not apocalyptic fiction because, although Earth or humankind are terribly threatened, in the end they manage to avoid destruction. Apocalyptic fiction is not the same as fiction that provides visions of a dystopian future. George Orwell's Nineteen Eighty-Four, for example, is dystopian fiction, not apocalyptic fiction.

Format Year Cause Title Author Notes Novel 13th century Impact event Theologus Autodidactus Ibn al-Nafis Novel 1805 Human decline Le Dernier Homme Jean-Baptiste Cousin de Grainville Regarded as the first story of modern speculative fiction to depict the end of the world[2] Poem 1816 Sun "Darkness" Lord Byron Describes the end of life on Earth after the Sun's extinction Novel 1826 Disease The Last Man[3] Mary Shelley Novel 1872 Technology "The Book of Machines" The novel Erewhon's section "The Book of Machines" Novel 1885 War After London[4] Richard Jefferies The nature of the catastrophe is never stated, except that apparently most of the human race quickly dies out, leaving England to revert to nature Novel 1895 Sun The Time Machine H. G. Wells Towards the end of the book the Time Traveler witnesses the Sun's expansion, causing the death of all life on Earth. Novel 1898 Aliens The War of the Worlds H. G. Wells Novel 1901 Eco The Purple Cloud M. P. Shiel A volcanic eruption floods the world with cyanide gas. Story 1906 Sun "Finis" Frank Lillie Pollock Where a second Sun's light incinerates Earth Novel 1908 Supernatural Lord of the World Robert Hugh Benson Story 1909 Technology The Machine Stops E. M. Forster A short story emphasizing machinery instead of computers Novel 1912 Disease The Scarlet Plague Jack London Sixty years after an uncontrollable epidemic named the Red Death has depopulated the planet, James Howard Smith tries to impart the value of knowledge and wisdom to his grandsons Novel 1912 Sun The Night Land William Hope Hodgson The Sun burns out and the last of humanity is sheltered in an arcology from the hostile environment and the creatures adapted for it Novel 1913 Disease Goslings: A World of Women[5] J. D. Beresford A global plague has decimated England's male population and the once-predictable Gosling family is now free to fulfill its long-frustrated desires Novel 1914 Unspecified Darkness and Dawn George Allan England Two characters wake from suspended animation and find that some great disaster has torn an enormous chasm in Earth and created a second Moon Novel 1916 War The Lost Continent Edgar Rice Burroughs Play 1921 Technology R.U.R. Karel Čapek Notable for coining the term "robot" Novel 1926 Aliens The Moon Men Edgar Rice Burroughs The series comprising The Moon Maid, with the action set on the Moon; The Moon Men, set in 2120 after the Kalkars have invaded Earth; and The Red Hawk, which jumps to 2430 and in which the Great Feud reaches its climax. Novel 1922 War Theodore Savage [vt. Lest Ye Die] E. F. Bleiler, Richard Bleiler, Cicely Hamilton. Science-Fiction: The Early Years. Kent State University Press, 1990. [p.331]. ISBN 9780873384162. Film 1924 Disease The Last Man on Earth A disease kills all men over 14 years old, but 10 years later, one is found still alive and hilarity ensues. Based on the 1923 novelette of the same name by John D. Swain. Was remade in 1933 as the musical It's Great to Be Alive. Novel 1926 Technology The Metal Giants Edmond Hamilton Novel 1928, 1929 Eco Deluge and Dawn S. Fowler Wright A huge flood devastates the world; only the English Midlands survive Novel 1929 Technology Automata S. Fowler Wright Novel 1931 Technology The War of the Giants Fletcher Pratt Novel 1932 War Tomorrow's Yesterday John Gloag[6] Film 1933 Eco Deluge Deluge is a 1933 American apocalyptic science fiction film, directed by Felix E. Feist and released by RKO Radio Pictures. Novel 1933 War The Shape of Things to Come Wells, H. G. Predicting an extended world war fought with modern scientific weapons, societal upheaval, and the beginning of space travel. Filmed as Things to Come in 1936. Novel 1934 War Quinzinzinzili Régis Messac Predicting a great world war that ends with the vanishing of humanity. Only a group of children survives and forms a strange new humanity. Novel 1934 War The Black Flame Stanley G. Weinbaum Comprises two novellas, Dawn of Flame and The Black Flame, with a common character, Black Margot, a.k.a. Margaret of Urbs, a.k.a. the Black Flame Story 1934 Technology "Rex" Harl Vincent Novel 1935 Technology Nightmare Number Three Stephen Vincent Benet Film 1936 War Things to Come[7] A future Second World War leads to a breakdown of civilization in most of the world, with technology returning to medieval levels by 1970. Novel 1936 War Wild Harbour Ian MacPherson A war much worse than World War I leads to complete social collapse in Great Britain Story 1937 War By the Waters of Babylon Stephen Vincent Benét Radio 1938, 1943 Eco "Oxychloride X" Arch Oboler An episode of Oboler's popular 1930s and 1940s radio horror and mystery anthology serial Lights Out. A deranged university chemistry student creates what turns out to be a "super-dissolving substance", with the potential, among other uses, to become "a doomsday chemical superweapon". Radio 1938, 1968–1973 Aliens "The War of the Worlds" Orson Welles The radio play, originally directed and narrated by Welles and premiered on The Mercury Theater on the Air, later remade for local broadcast by, and over, station WKBW [now WWKB]-AM, in Buffalo, New York. Novel 1939 War The Death Guard Philip George Chadwick When a near-invincible army of artificially created soldiers – the Flesh Guard – falls into the hands of an untrustworthy power, continental Europe forms an alliance and invades Great Britain. The resulting carnage, involving poisonous electric gas, "humanite" [atomic] bombs, and the unfeeling march of the Flesh Guard, reduces whole cities and towns in Europe to smoking rubble. Film 1939 War Peace on Earth Hugh Harman A cartoon short where animals rebuild a post-apocalyptic world after humanity has fought war to the point of extinction Story 1941 War "Magic City" Nelson S. Bond Story 1941 War "Nightfall" Isaac Asimov Play 1942 War [also ice age and flood] The Skin of Our Teeth Thornton Wilder Novel 1943 War Gather, Darkness Fritz Leiber[8] Story 1944 Eco "The Great Fog" Gerald Heard A mildew-generated fog appears to undermine civilization.[9] Novel 1945 Sun Rescue Party Arthur C. Clarke Radio 1946 War The Fifth Horseman [radio play] Early [post-World War II] radio docudrama series originally aired over the now-defunct NBC Radio network. This "rare and unusual" series of shows [featuring many top Hollywood film performers of that era] was written, produced, and directed by Arnold Marquis, as part of a special postwar campaign aimed at convincing the public to place the then-newly developed technologies of nuclear energy and weaponry under United Nations control.[10] Novel 1946 Eco Mr. Adam Pat Frank Depicts a world in which a nuclear power plant explosion renders the entire male population infertile Novel 1947 Technology With Folded Hands Jack Williamson Novel, Screenplay 1948 War Ape and Essence Aldous Huxley Story 1949 War "Let the Ants Try" Frederik Pohl [under the pseudonym James MacCreigh] Novel 1949 Disease Earth Abides[3] George R. Stewart Story 1949 War "Not with a Bang" Damon Knight Story 1949 Impact Event "The Big Eye" Max Simon Ehrlich Story 1949 War "Time to Rest" John Wyndham Short story sequel "No Place Like Earth" Novel 1950 War Shadow on the Hearth Judith Merril Later adapted for television in 1954 Novel 1950 War Pebble in the Sky Isaac Asimov A later book, Robots and Empire, gave a different explanation Story 1950 War "Dear Devil" Eric Frank Russell Story 1950 War "There Will Come Soft Rains" Ray Bradbury Short story in The Martian Chronicles. Story 1950 Disease "The City" Ray Bradbury Radio 1951 War "The Last Objective" Paul Carter Adapted by Ernest Kinoy for NBC Radio's 1950–1951 sci-fi anthology series, Dimension X. A military android questions its continued existence, after the last of its human comrade-counterparts dies out from the effects of a mysterious doomsday super-weapon that was unleashed at the end of a generations-long global atomic war. Film 1951 War Five[11] Arch Oboler The film shows the aftermath of a nuclear war, centered on a group of five survivors[12][13] Story 1951 Disease "The Visitor" Ray Bradbury Short story in The Illustrated Man Film 1951 Impact Event When Worlds Collide Scientists discover that a star named Bellus is on a collision course with Earth. Novel 1951 Impact Event, Monsters, Disease The Day of the Triffids John Wyndham Initially thought to be a blinding meteor shower, but later suggested to be a man-made satellite based weapon accidentally discharged, allowing the bio-engineered Triffids [a type of plant] to dominate Novel 1951 Aliens The Puppet Masters Robert A. Heinlein Story 1951 Technology "The Last Revolution" Lord Dunsany Novel 1951 Social Collapse Foundation Asimov, Isaac Mathematician Hari Seldon foresees the fall of the Galactic Empire, which encompasses the entire Milky Way Film 1952 War Captive Women[14] A new primitive society emerges long after a nuclear war. The film portrays tribes called the "Norms", the "Upriver People", and the "Mutates" fighting in the remains of New York City.[15] Film 1952 War Invasion USA[citation needed] Novel 1952 War Star Man's Son[3] Andre Norton Also published as Daybreak: 2250 A.D. and Star Man's Son: 2250 A.D. Story 1952 Eco "The Birds" Daphne du Maurier Made into the 1963 film The Birds by Alfred Hitchcock, in which birds begin launching spontaneous mass attacks against humanity Novel 1952 Human decline City Clifford D. Simak Story 1953 War "Second Variety" Philip K. Dick Film 1953 Aliens The War of the Worlds Based on the H. G. Wells novel of the same name Novel 1953 Aliens The Kraken Wakes John Wyndham Novel 1953 Future collapse Against the Fall of Night Arthur C. Clarke An early version of The City and the Stars Story 1953 Supernatural "The Nine Billion Names of God" Arthur C. Clarke A short story taken from the short story collection of the same name Novel 1953 Human decline Childhood's End Arthur C. Clarke Novel 1954 War Tomorrow! Philip Wylie Cautionary [for its time] civil defense-themed "tale of two cities": one [fictional] American city is ready for nuclear World War III, while the other is not Play 1954 War The Offshore Island Marghanita Laski Novel 1954 Disease I Am Legend Richard Matheson A vampire apocalypse novel, adapted to film as The Last Man on Earth [1964], The Omega Man [1971], I Am Legend [2007], and I Am Omega [2007] Novel 1954 Disease Some Will Not Die Algis Budrys Story 1954 Technology "Slaves To The Metal Horde" Milton Lesser Story 1954 Technology "Answer" Fredric Brown Story 1954 Social Collapse "The Last of the Masters" Philip K. Dick Short story [novelette] taking place 200 years after a global anarchist revolution, where society has stagnated due to the loss of scientific knowledge during the revolt. Elsewhere, the last government, a highly centralized and efficient society, is in hiding from the Anarchist League, a global militia preventing the recreation of any government. Film 1955 War Day the World Ended[11] Danel Wojick [16][17] Novel 1955 War The Chrysalids John Wyndham U.S. title: Re-Birth - the aftermath of a nuclear war in a rural Canadian community Novel 1955 War The Long Tomorrow[18] Leigh Brackett In the aftermath of a nuclear war scientific knowledge is feared and restricted. Film 1956 War World Without End[14] Edward Bernd Starring Hugh Marlowe, Rod Taylor – robust 20th Century men — narrowly escaping the ubiquitous "time warp" — kill giant spiders, help pale nerds and their beautiful women emerge from underground, and retake the post-World War III surface from troglodyte mutants Novel 1956 War The World Jones Made Philip K. Dick Story 1956 Human decline To Serve The Master Philip K. Dick[19] Story 1956 War "The Last Word" Damon Knight Story 1956 Impact Event "A Pail of Air" Fritz Leiber A small family struggles to survive at temperatures near absolute zero after Earth is ripped from its solar orbit Film 1956 Aliens Invasion of the Body Snatchers Based on the novel The Body Snatchers by Jack Finney Novel 1956 Future collapse The City and the Stars Arthur C. Clarke After the loss of a galactic empire, humanity is restricted to the single city of Diaspar, but lives a life of eternal comfort and safety. Alvin escapes and finds the truth – forcing his city to face the universe again. Novel 1956 Eco The Death of Grass John Christopher A virus that destroys plants causes massive famine and the breakdown of society. Made into the film No Blade of Grass Poem 1956 War "The Horses" Edwin Muir Deals with society's regression to pre-Industrial Revolution conditions in the wake of a nuclear war Novel 1957 War On the Beach Nevil Shute Also the films based on the book Novel 1957 Social Collapse Atlas Shrugged Ayn Rand American society slowly collapses after the country's leading industrialists mysteriously disappear Film 1958 War Teenage Caveman[11] Novel 1958 Eco The Year When Stardust Fell Raymond F. Jones The world's machinery grinds to a halt after comet dust arrives Film 1958 War Terror from the Year 5000 [20][21][22] Television 1958 War "Doomsday For Dyson" J. B. Priestley A made-for-television play.[23] Tom Dyson is suddenly caught up in the chaos of a nuclear war. Several of the issues brought up in the programme were discussed in an hour-long debate following its conclusion. Television 1958 War "Underground" A group of survivors from an atomic war become trapped in an underground station; during the play, broadcast live on Armchair Theatre, one of the actors [Gareth Jones] actually died while the show was on the air. Novel 1958 War Red Alert Peter George Filmed as Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb by Stanley Kubrick Poem 1958–1970 Human decline "Bedtime Story" George MacBeth A poem from Collected Poems 1958–1970 Film 1959 War On the Beach[24] Stanley Kramer Starring Gregory Peck, Fred Astaire, Anthony Perkins and Ava Gardner – the crew of an American submarine finds temporary safety from the fallout in Australia after the nuclear holocaust [from the 1957 novel by Nevil Shute] Film 1959 War The World, the Flesh and the Devil[11] Adapted from M.P. Shiel's The Purple Cloud. Story 1959 Future collapse "Transfusion" Chad Oliver Television 1959 War The Offshore Island Marghanita Laski A TV adaptation of a play by Laski.[25] Film 1959 Eco, monsters The Giant Behemoth [26] Novel 1959 War Alas, Babylon Pat Frank The aftermath of a nuclear war in a rural Florida community Novel 1959 War A Canticle for Leibowitz Walter M. Miller, Jr. Plus a sequel called Saint Leibowitz and the Wild Horse Woman [1997] Novel 1959 War Level 7 Mordecai Roshwald Television 1959–1987 War The Twilight Zone – numerous episodes and its revivals "Time Enough at Last" [1959]; "Two" [1961]; "The Old Man in the Cave" [1963]; "A Little Peace and Quiet" [1985]; "Quarantine" [1986]; "Shelter Skelter" [1987]; and "Voices in the Earth" [1987] Film 1960 War Atomic War Bride[citation needed] A Yugoslavian science fiction drama film directed by Veljko Bulajic.[27][28] Film 1960 War The Final War Shigeaki Hidaka A Japanese film about a third world war that is started when the U.S. accidentally drops a nuclear bomb on South Korea [Japanese title: Dai-sanji sekai taisen: Yonju-ichi jikan no kyofu][29][30] Film 1960 War The Time Machine[14] had an atomic war explain the downfall of civilization Film 1960 Eco The Last Woman on Earth The Earth's oxygen levels drop suddenly, suffocating most life–survivors in an oxygen-producing jungle. It is speculated that this happened because of "a bigger and better bomb", but the reasons are not made clear. Film 1960 Eco Beyond the Time Barrier X-plane arrives in future after solar radiation catastrophe Film 1961 War The Last War Shūe Matsubayashi A Japanese film about World War III [Japanese title: Sekai daisenso][31][32] Novel 1961 War Dark Universe Daniel F Galouye Film 1961 Eco Voyage to the Bottom of the Sea The Van Allen belt catches on fire. Poem 1961 War "Your Attention Please" Peter Porter Written in the style of a radio broadcast warning of an impending nuclear attack Novel 1961 Eco The Wind from Nowhere J. G. Ballard Ballard's first published novel. The world is destroyed by increasingly powerful winds. Film 1962 War La jetée[33] Chris Marker Film 1962 War Panic in Year Zero![34] A 1962 movie about a family that escapes Los Angeles after the city is devastated by a nuclear attack. Film 1962 War This Is Not a Test [27][35] Film 1962 Impact Event, Monsters The Day of the Triffids Loosely based on the John Wyndham novel of the same name. The film version of the Triffids are poisonous space-borne plants, and arrive on Earth via meteorites. Novel 1962 Eco Hothouse Brian Aldiss Presents a dying Earth where vegetation dominates and animal life is all but extinct. Originally published in the United States in abridged form as The Long, Hot Afternoon of Earth. Novel 1962 Eco The Drowned World J. G. Ballard Climate change causes flooding Novel 1962 Eco The Wanting Seed Anthony Burgess Global overpopulation and famine leads to mass chaos Novel 1962 Eco The World in Winter [U.K.]/The Long Winter[U.S.] John Christopher A decrease in radiation from the sun causes a new ice age Novel 1963 War Triumph Philip Wylie Novel 1963 Future collapse Space Viking H. Beam Piper Novel 1963 Eco Cat's Cradle[36] Kurt Vonnegut All the water on Earth [including that within living people] is exposed to and becomes Ice-Nine, a fictional alternative structure of water that is solid at room temperature Novel 1963 Future collapse The Dragon Masters Jack Vance Comic 1963 Technology Magnus, Robot Fighter Comic book series by Gold Key Comics Novel 1963 Human decline Planet of the Apes Pierre Boulle Novel 1963 Unspecified The Wall Marlen Haushofer Adapted to film in 2012 under the same name. A 40-something woman, while vacationing in a hunting lodge in the Austrian mountains, discovers that a transparent wall has been placed that closes her off from the outside world; all life outside the wall appears to have died, possibly in a nuclear event. Film 1963 Eco The Birds Loosely based on the 1952 story of the same name by Daphne du Maurier, it focuses on a series of sudden and unexplained violent bird attacks on the people of Bodega Bay, California, over the course of a few days. Film 1964 War Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb[36] Stanley Kubrick Adaptation of the novel Red Alert by Peter George Film 1964 Disease The Last Man on Earth The first film adaptation based on Richard Matheson's 1954 novel I Am Legend. Film 1964 War The Time Travelers[citation needed] [37][38] Novel 1964 Disease Virus Sakyo Komatsu Novel about a lethal super-germ that kills humanity in months; later adapted into a 1980 movie Film 1964 Eco Crack in the World Deep-drilling project goes wrong Novel 1964 War Davy Edgar Pangborn Novel 1964 War Farnham's Freehold Robert A. Heinlein Novel 1964 War The Penultimate Truth Philip K. Dick Television 1964 Aliens "The Dalek Invasion of Earth" A Doctor Who serial; as well as other alien invasions in the 1963–1989 run, including in 1966 "The Tenth Planet", 1968 "The Web of Fear" and in the same year "The Invasion", in 1970 "Spearhead from Space", and in 1971 "Terror of the Autons"; this list is not complete but can be said to represent milestone episodes. Some notable examples from the relaunch are in 2006 "Army of Ghosts"/"Doomsday", and in 2007 "The Sound of Drums"/"Last of the Time Lords" [though it could be argued that only the Master is an alien]. Film 1964 Eco The Day the Earth Caught Fire Earth starts hurtling toward the Sun as a result of man's nuclear testing Novel 1964 Eco The Drought J. G. Ballard A super-drought evaporates all water on Earth Novel 1964 Eco Greybeard Brian Aldiss The human race becomes sterile Novel 1964 Eco Time of the Great Freeze Robert Silverberg Another ice age has engulfed Earth. A group from New York travels over the ice to London in the year 2650. Television 1964–2002 War The Outer Limits "Soldier" [cited as an influence on the movie The Terminator]; "Bits of Love"; "The Human Factor"; "The Vaccine" Television 1965 War The War Game Peter Watkins Novel 1965 War Dr. Bloodmoney, or How We Got Along After the Bomb Philip K. Dick Game 1965 War Nuclear War Card Game Game by Flying Buffalo. A comical cataclysmic card game for 2–6 players of all ages. Novel 1965 Aliens The Genocides Thomas M. Disch Alien flora is seeded on Earth, and quickly comes to dominate all landmasses, threatening humanity with extinction Novel 1965 Eco A Wrinkle in the Skin [The Ragged Edge [U.S.]] John Christopher Civilization destroyed by massive worldwide earthquakes Film 1965 Technology Alphaville, une étrange aventure de Lemmy Caution Story 1965 Technology The Cyberiad Stanisław Lem A collection of humorous short stories Television 1966 War Ape and Essence Television adaptation of the novel of the same name Film 1966 Aliens Daleks - Invasion Earth 2150 AD Based loosely on "The Dalek Invasion of Earth', an early serial of the BBC television series Doctor Who, but not part of the official canon Novel 1966 Eco The Crystal World J. G. Ballard The jungle in Africa starts to crystallize all life and expands outward Novel 1966 Eco Make Room! Make Room! Harry Harrison Made into the 1973 film Soylent Green directed by Richard Fleischer – showing a world where humanity has become massively overpopulated, a vague ecological disaster is creating a growing dust bowl, and the entire economy is collapsing Novel 1966, 1974, 1977 Technology Colossus Dennis Feltham Jones Plus two sequels called The Fall of Colossus [1974] and Colossus and the Crab [1977] Novel series 1967–1988 Aliens The Tripods John Christopher Made into a TV series in the 1980s Film 1967 War Late August at the Hotel Ozone
Cz. Konec srpna v Hotelu Ozon [39][40] Film 1967 War In the Year 2889[citation needed] A remake of the 1955 Roger Corman film Day the World Ended that is set in the year 1977, despite the title. Film 1967 War Journey to the Center of Time[citation needed] [41][42] Novel 1967 War Ice Anna Kavan Earth threatened by a nuclear winter Story 1967 Technology "I Have No Mouth, and I Must Scream" Harlan Ellison The result of an American supercomputer made for war becoming sentient and going rogue, driving humanity to extinction and leaving only five humans alive to be tortured for eternity by the now-omnipotent supercomputer, christening itself AM [both after its original designation of Allied Mastercomputer and the quote "Cogito, ergo sum"]. This was later turned into a point-and-click computer game, where AM was voiced by Harlan Ellison himself. Novel series 1967–2005 Technology The Berserker series Fred Saberhagen Novel 1968 Technology Rite of Passage Alexei Panshin Earth, after building a dozen or so Ships and seeding a number of colony planets, is destroyed. The Ships are technologically advanced, but the colony planets have all to some extent regressed technologically. The Ships' populations are managed on strictly eugenic lines: as part of this, they deliberately strand their young on colony planets for a month in the Trial, both to weed out bad genes and as a rite of passage. Nebula Award winner, Hugo Award nominee. Film 1968 War Planet of the Apes[14] Adapted from the novel La planète des singes by Pierre Boulle Novel 1968 War Do Androids Dream of Electric Sheep? Philip K. Dick Basis for the film Blade Runner Novel 1968 Technology The God Machine Martin Caidin Comic 1968– War Cobalt 60 Vaughn Bodé First published in 1968, the series was revived from 1984-1985 and in 1993. Novel 1968 Social Collapse Stand on Zanzibar John Brunner Set in a future of extreme over-population. Winner of the Hugo Award, the British Science Fiction award, and the French Prix Apollo. Novel 1968, 1970 Supernatural Black Easter James Blish A black magician brings about the end of the world by releasing all of the demons from Hell. Followed by a sequel called The Day After Judgment [1970]. Film 1969 War The Bed Sitting Room[43] Absurdist comedy film set in a post-war London destroyed by a nuclear bomb in World War III. Originally based on a play by Spike Milligan and John Antrobus.[44][45] Television 1969 War Salve Regina Four people seek refuge in the basement of a department store following a nuclear explosion Novel 1969 War Damnation Alley Roger Zelazny Made into a movie and a Hawkwind song in 1977 Novel 1969 War Heroes and Villains Angela Carter Film 1969 Disease The Seed of Man
ITA: Il Seme dell'uomo Marco Ferreri [46] Novel 1969 Eco The Ice Schooner Michael Moorcock Set in a new ice age on Earth Story 1969 War "A Boy and His Dog" Harlan Ellison Film 1970 War Beneath the Planet of the Apes[47] The second film in the Planet of the Apes feature film series. Novel 1970 War The Incredible Tide Alexander Key Novel 1970 War The Last War Kir Bulychev In the Russian language Novel 1970 War The Year Of The Quiet Sun Wilson Tucker Film 1970 Eco No Blade of Grass[48] Based on the novel The Death of Grass Novel 1970 Future collapse Ringworld Larry Niven An expedition from earth to find a futuristic planet, a ring surrounding a star, results in the members finding that a meteor puncture in the ring's floor and power failure caused the cities to break apart and civilization to collapse Novel 1970 Supernatural, war, eco, human decline The Late, Great Planet Earth Carole C. Carlson, Hal Lindsey Bestselling blockbuster Bible prophecy-based "mockumentary" novel, adapted into a 1979 feature-length theatrical motion picture narrated by Orson Welles Television 1970 Eco "Inferno" A Doctor Who serial in which attempts to tap Earth's core for power leads to a volcanic apocalypse. Film 1971 War Glen and Randa[14] [49][50] Film 1971 War The Omega Man[51] An immune survivor of a biological/nuclear war battles plague-altered quasi-vampires bent on erasing all vestiges of science and technology. The second film version of Richard Matheson's 1954 novel I Am Legend Novel 1971 War Love in the Ruins Walker Percy Novel 1971 War The Overman Culture Edmund Cooper Television 1971 Eco Timeslip 1971 TV series Timeslip: The Year of the Burn-Up – terraforming causes global warming Novel 1971 Eco Mutant 59: The Plastic Eater Gerry Davis, Kit Pedler A microbe designed to eat waste plastic gets loose Novel series 1971 Technology The Moderan series David R. Bunch Novel 1971 Sun Inconstant Moon Larry Niven Radio 1972 Aliens, disease, zombies The Peoria Plague Originally recorded and aired by station WUHN [now WSWT], in Peoria, Illinois[52][53] Novel 1972 War Malevil Robert Merle Novel 1972 War There Will Be Time Poul Anderson Film 1972 Eco Silent Running Directorial debut for Douglas Trumbull. An ecologically minded astronaut struggles to save the last bio-dome preserving what is left of Earth's plant life. Adventures with uncooperative droids and the rings of Saturn ensue. Novel 1972 Eco The Sheep Look Up John Brunner The United States is overwhelmed by environmental irresponsibility and authoritarianism Novel 1972 Eco The End of the Dream Philip Wylie Film 1972 Supernatural A Thief in the Night The evangelical Christian film series, sometimes referred to as the Mark IV films. Film 1972 War Doomsday Machine In 1975, a crew of space travelers tries to colonize Venus after Earth is destroyed by a "doomsday device". Originally filmed in 1967, but [due to money problems] not finished and/or released until five years later. Directed by Herbert J. Leder, Lee Sholem, and producer Harry Hope. Comic 1972– War Kamandi, the Last Boy on Earth Jack Kirby Film 1973 War Battle for the Planet of the Apes[citation needed] The fifth movie in the Planet of the Apes feature film series. Film 1973 War Genesis II[54] Gene Roddenberry Later remade as the unsuccessful TV pilot Planet Earth Film 1973 War Refuge of Fear
SPA: El refugio del miedo[citation needed][55] Film 1973 Eco Idaho Transfer Directed by Peter Fonda. A research team discover a way to travel into the future, and in doing so discover that a worldwide ecological catastrophe is imminent. They send a group of earnest teenagers forward in time to repopulate the Earth after the disaster – but it does not end well. Novel 1973, 1976 Eco Children of Morrow and Treasures of Morrow H. M. Hoover Set in California several centuries after pollution has all but wiped out the human race; published in 1973 and 1976, respectively Story 1973 Eco Flight of the Horse Larry Niven Collection of short stories Comic 1973 Eco Violence Jack Go Nagai A manga series that tells the tale of a Japan devastated by a massive earthquake and mass volcanic eruption and isolated from the rest of the world, with the remnants of humanity divided between the strong and the weak. A sequel to Nagai's Devilman manga series. Story 1973 Technology "Trucks" Stephen King An unknown phenomenon makes Earth's machines turn against humanity. It was later made into the movie Maximum Overdrive, which added an alien invasion subplot. Novel 1973 Human decline The Camp of the Saints Jean Raspail Television 1973 Unspecified The Starlost Harlan Ellison A Canadian-produced science fiction television series broadcast on CTV in Canada and on NBC in the United States. Television 1973–1974 Technology Casshan Film 1974 War The Third Cry
Fr. Le Troisième Cri Swiss film.[56][57] Novel 1974 Future collapse The Mote in God's Eye Larry Niven, Jerry Pournelle Mankind's growing interstellar empire discovers an old and sophisticated alien society restricted for millions of years to a single planet. Their hopes for a peaceful coexistence are shattered when they discover how the aliens control their population. Television 1974 War Planet Earth Unsuccessful TV pilot remake of Genesis II Television 1974 War Planet of the Apes TV series Film 1974 Disease Where Have All The People Gone? Made for TV movie. A mutated virus created by a solar flare destroys virtually all of the human population. One family has survived, and endeavors to travel across America to their family home. Film 1974 Eco Prophecies of Nostradamus Film 1974 Human decline Zardoz John Boorman Novel 1974 Disease The Last Canadian William C. Heine The planet is decimated by a virus, as told through the eyes of one survivor Film 1974 Zombies Dawn of the Dead Survivors barricade themselves in a suburban mall amid a zombie apocalypse Novel 1974, 1979, 1984, 1993 Monsters The Rats series - The Rats [1974], Lair [1979], Domain [1984] and The City [1993; a graphic novel] James Herbert – Domain [1984] and The City [1993], the last two books of the series, show how, after a nuclear war, humanity is overthrown by mutated giant black rats. Film 1975 War A Boy and His Dog[14] A young man [Don Johnson] and his dog [Tiger, the dog actor] struggle for survival and encounter strife in a harsh, post-apocalyptic wasteland where food, water, and women are scarce. Based on the writings of Harlan Ellison.[58][59] Film 1975 War Black Moon[citation needed] Surreal French production. Film 1975 War La città dell'ultima paura [60] Film 1975 War The Noah[citation needed] Daniel Bourla An American soldier becomes the sole survivor of a nuclear war Television 1975 War "Day of the Daleks" A Doctor Who serial that also features alien invasion. Guerrillas from the future explain that they are attempting to kill someone because he caused an explosion at a peace conference, starting a series of wars that left humanity vulnerable to conquest by the Daleks.[61] Television 1975 War Return to the Planet of the Apes Animated TV series Television 1975 War Strange New World Another unsuccessful TV pilot remake of Genesis II and Planet Earth Television 1975–1977 Eco [nuclear waste explosion on the Moon, followed by earthquakes, tsunamis, floods, etc. on Earth, caused by the loss of the Moon] Space: 1999 Gerry Anderson, Sylvia Anderson Novel 1975 War Caravan Stephen Goldin Novel series 1975 War The Horseclans series Robert Adams Seventeen-book series. First book The Coming of the Horseclans [1975] Novel 1975 War Z for Zachariah Robert C. O'Brien Film 1975 Disease The Ultimate Warrior [62] Novel 1975 Disease The Girl Who Owned a City O.T. Nelson Film 1975 Eco Logan's Run Society is chased into domes by an ecological disaster, and holds a ceremonial death ritual for all citizens who reach the age of 30 to control the population. A man who formerly helped control the population flees the domed city to avoid his own ceremony. Novel 1975 Unspecified Dhalgren Samuel R. Delany Television 1975–1977 Disease Survivors BBC series about the daily struggles of British survivors of a plague which kills most of the world population Film 1976 War The People Who Own the Dark
Sp. Último deseo[citation needed][63][64] Amando de Ossorio Novel 1976 War Deus Irae Philip K. Dick, Roger Zelazny Collaboration. Novel 1976 Eco The HAB Theory Allan W. Eckert The stability of Earth comes into question Novel 1976 Eco The Winter of the World Poul Anderson Civilization and a new species has emerged from a deadly ice age that has destroyed all previous life Novel 1976 Sun A World Out of Time Larry Niven Television series 1976–1979 Eco Ark II Pollution devastates humanity Novel 1977 Unspecified Eumeswil Ernst Jünger The story is set in an undatable post-apocalyptic world, somewhere in present-day Morocco Film 1977 War Damnation Alley[65] A surviving American ICBM crew sets out across the U.S. in an armored vehicle in search of survivors in Albany, New York – based on the novel by Roger Zelazny Film 1977 War Wizards Ralph Bakshi A good wizard and his evil brother battle some two millennia after Armageddon Novel 1977 Impact Event Lucifer's Hammer Larry Niven, Jerry Pournelle A comet impact Novel series 1977– War The Shannara series Terry Brooks Film 1977 Eco, supernatural Holocaust 2000 Directed by Alberto De Martino. Comic 1977 War Judge Dredd Carlos Ezquerra, Pat Mills, John Wagner Novel 1977 Disease Empty World John Christopher A virus wipes out the weak and the old, until the planet is populated by young teenagers only Story 1977 Disease "Night Surf" Stephen King Collected in the book Night Shift. Story 1977 Eco "The Screwfly Solution" Short story; tells the tale of a virus which turns males into female-hating psychopaths when sexually aroused Television 1977 Eco Logan's Run [TV series] Logan's Run is an American science fiction television series, a spin-off from the 1976 film of the same name. Comic 1977–1996 Technology Galaxy Express 999 Manga series Television 1978–1980, 2003, 2004-2009 Aliens, Technology Battlestar Galactica A race of [alien-built [1978–80]/man-made [2003–09]] machine beings launch a devastating final assault upon the humans' original homeworlds, and chase a ragtag fleet of survivors, who are in search of a mythical planet called Earth. Film 1978 War Deathsport[citation needed] Television 1978 War Future Boy Conan Hayao Miyazaki An anime series where supermagnetic WMDs devastate Earth and cause virtually all land to be submerged underwater. Novel 1978 Disease The Stand Stephen King Film 1978 Aliens Invasion of the Body Snatchers Another film based on the novel The Body Snatchers by Jack Finney Novel 1978 Unspecified False Dawn Chelsea Quinn Yarbro Two humans search for a way to survive in a toxic wasteland. Republished in 2001. Game 1978–2010 War Gamma World Game from TSR, Inc., the makers of Dungeons & Dragons Film 1979 War Ravagers[66] [67] Film 1979 Disease Plague Also known as Induced Syndrome [U.K.], M-3: The Gemini Strain [U.S.], or Mutation. Television 1979 War Buck Rogers In The 25th Century Mostly futuristic in appearance, but outside of the gleaming Utopian city lies apocalyptic ruins swarming with mutants. Novel 1979 War Down to a Sunless Sea David Graham Novel series 1979–1982 Future collapse Last Legionary Douglas Hill A lone soldier fights to bring down the organization which unleashed a deadly radiation against his planet, killing all his people and rendering the planet uninhabitable Film 1979 Impact Event Meteor Song 1979 War "Your Attention Please" Scars Post-punk song adaptation of the 1961 Porter poem of the same name Film 1979 Eco Quintet Film 1979 Human decline Mad Max Australian movie; depicts a declining civilization through the eyes of the titular character who seeks revenge. Starring Mel Gibson. Novel 1979 Unspecified Engine Summer John Crowley Civilization transformed several millennia past an unspecified collapse of civilization Novel 1979–1992 Aliens The Hitchhiker's Guide to the Galaxy Douglas Adams Game book series 1979–1998 Technology Choose Your Own Adventure Edward Packard Novel 1980 War The Fifth Horseman Larry Collins, Dominique Lapierre Novel 1980 War Riddley Walker Russell Hoban Novel 1980 War This Time of Darkness[68] H.M. Hoover Song 1980 Technology "The Eighth Day" Hazel O'Connor Hit single Film 1980 Disease Fukkatsu no hi Japanese film also known as Virus, directed by Kinji Fukasaku. Based on the 1964 book. Novel 1980 Aliens Battlefield Earth L. Ron Hubbard Game 1980 War NukeWar Published by gaming company Avalon Hill. A turn-based strategy game for many early home computing platforms, such as the Apple II, the Commodore 64, and the Atari 400/800 model home computers. Novella 1980 Aliens "The Mist" Stephen King Novel 1980 Aliens The Visitors Clifford D. Simak Game 1980 War+ Missile Command Dave Theurer Arcade video game designed by Theurer and developed by Atari, Inc. Later ported to many different home computing and gaming platforms for many years afterward. Considered one of the most notable classic video games of all time. Novel series 1980–1983 Human decline The Book of the New Sun Gene Wolfe Novel 1980 Sun The Shadow of the Torturer Gene Wolfe Followed by The Claw of the Conciliator [1981], The Sword of the Lictor [1981], The Citadel of the Autarch [1982], and The Urth of the New Sun [1987]. Television 1980–1982 Impact Event Thundarr the Barbarian Events 2,000 years after the disaster of 1994 Game 1980–1983 War The Morrow Project Game from Timeline Ltd. Film 1981 War Mad Max 2[11] The second installment in the Mad Max series, known as The Road Warrior in the U.S. This movie follows the titular character as he interacts with a community based around a small oil refinery and a group of marauding bandits. Starring Mel Gibson. Film 1981 War Malevil Film version directed by Christian de Chalonge. Starring Michel Serrault, Jacques Dutronc and Jean-Louis Trintignant Novel series 1981 War The Survivalist series Jerry Ahern First book 1981, Total War Game 1981 War Aftermath! Game from Fantasy Games Unlimited Novel series 1981 War The Pelbar Cycle Paul O. Williams Seven-book series. First book The Breaking of Northwall [1981]; a thousand years after a series of nuclear exchanges. Re-published in 2005. Novel 1981 Eco The Quiet Earth Craig Harrison Adapted into the 1985 movie of the same name. Television 1981 Impact Event, Monsters, Disease The Day of the Triffids 1981 TV adaptation of The Day of the Triffids by John Wyndham Novel 1981 Technology Robot Revolt Nicholas Fisk Comic 1981 Technology Uncanny X-Men John Byrne, Chris Claremont "Days of Future Past" story arc Film 1982 War Battletruck Set in New Zealand, survivors of nuclear war [known as the Oil Wars] attempt to rebuild society while fending off the ambitions of a militaristic despot who has based himself in a mobile armored vehicle. Film 1982 War 2020 Texas Gladiators[14] Post-apocalyptic Italian film[69] Film 1982 War The Aftermath[14] Returning astronauts encounter bikers and mutants in a post-nuclear setting. Released as Zombie Aftermath in the U.K.[70] Novel 1982 Human decline Friday Robert A. Heinlein Human society on a future Earth is slipping into a gradual, but inevitable, collapse Novel 1982– Human decline The Dark Tower series Stephen King First book published in 1982 Comic 1982–1990 War Akira Katsuhiro Otomo Cyberpunk manga series published by Dark Horse Comics – about a group of young bikers in a post-apocalyptic Tokyo who clash with the government and psychics with incredible power. Adapted into a 1988 animated movie Film 1982 War Human Highway[citation needed] Television 1982 War World War III Originally broadcast on the NBC television network. The film's original director, Boris Sagal, died in a freak mishap during filming, and was replaced by his successor, David Greene. The teleplay was written by Robert L. Joseph. Film 1982 War She[71] A low-budget B-movie and an extremely loose adaptation of the novel She by H. Rider Haggard, starring Sandahl Bergman as a post-civilization warrior. Film 1982 War Warriors of the Wasteland[14] After a nuclear war, humanity is reduced to starving tribes with roving gangs seeking to take what they can by force. Television 1982 War Whoops Apocalypse Novel 1982 Disease The White Plague Frank Herbert Game 1982 Technology Robotron: 2084 Created by Williams Television 1982–1983 Aliens The Super Dimension Fortress Macross The anime series and its sequels [rewritten and combined with The Super Dimension Cavalry Southern Cross and Genesis Climber Mospeada to create Robotech', which dealt similarly with post-apocalyptic themes]. Film 1983 War 2019, After the Fall of New York[14] An Italian film set in 2019 featuring a mercenary out to rescue the last fertile woman on Earth. Film 1983 War Endgame[14] Film 1983 War Exterminators of the Year 3000[citation needed] [72][73] Film 1983 War Le Dernier Combat[74] Luc Besson Film 1983 War Stryker[14] [75][76] Film 1983 War Testament[24] Film 1983 War Warrior of the Lost World[14] A wanderer on a super-sonic motorcycle becomes the savior of a society of misfits. Film 1983 War Yor, the Hunter from the Future [77] Television 1983 War The Day After The effects of nuclear war on a Kansas town Novel 1983 War The Amtrak Wars Patrick Tilley Series, set at the end of the 3rd millennium Novel series 1983 War The Ashes series[78] William W. Johnstone First book 1983, Out of the Ashes Comic 1983–1988 War Fist of the North Star Buronson, Tetsuo Hara Influential shonen manga series featuring a warrior trained in a powerful martial arts style rights wrongs and battles evil warlords in a post-apocalyptic world. Inspired the landmark anime series, a live-action film, and many games. Novel 1983 War Hiero's Journey Sterling E. Lanier Plus a sequel calledThe Unforsaken Hiero [1985]; a "metis" priest/killman quests across post-apocalyptic northeastern North America, 7,000 years in the future Novel 1983 War The Last Children of Schewenborn
Die Letzten Kinder Von Schewenborn [de] Gudrun Pausewang Novel 1983 War Pulling Through Dean Ing Novel 1983 War Trinity's Child William Prochnau Novel series 1983 War Vampire Hunter D Hideyuki Kikuchi First book 1983, novels [and later anime movies], set 10,000 years after a nuclear war occurs in 1999 Television 1983–1984 Aliens Genesis Climber Mospeada Anime series [see also Robotech] Television series 1983–1985 Aliens V Film 1984 War Dark Enemy [79] Comic 1984–1995 Technology Dragon Ball In the Cell saga of Dragon Ball Z, a time traveler arrives from a post-apocalyptic future where two powerful killer androids have destroyed much of the world, and attempts to stop the same thing from happening in the main timeline. Story 1984 War "Extinction is Forever" Louise Lawrence A scientist uses a time machine to travel to the future and film the results of a nuclear war in a bid to prevent it from happening. However, his actions could have serious repercussions for the mutated descendants of the human race. Film 1984 War Radioactive Dreams[80] After an atomic war, Phillip Hammer and Marlowe Chandler have spent 15 years on their own in a bunker, then they find the keys to the last MX missile.[81] Film 1984 War Sexmission A Polish comedy. All men, except two who were hibernating, die after a war with the use of an M-bomb that kills only males. Television 1984 War Threads BBC television docudrama Television 1984 War Z for Zachariah BBC made-for-TV film adaptation of the 1975 novel of the same name Novel 1984 War The Beast of Heaven Victor Kelleher A group of wanderers is scavenging a deserted landscape while two AI wardens are rowing about the last bomb. Novel 1984 War Brother in the Land Robert Swindells Novel 1984 War Doomsday Plus Twelve James D. Forman Novel 1984 War Emergence David R. Palmer Novel series 1984 War The Traveler series D. B. Drumm First book First, You Fight [1984] Novel 1984 War Warday James Kunetka, Whitley Strieber Novel 1984 Disease Clay's Ark Octavia Butler Film 1984 Impact Event Night of the Comet When a comet passes too close to earth, two girls are left amid mutants. Television 1984 War Countdown to Looking Glass Canadian-produced TV movie, directed by producer Fred Barzyk, and originally premiering in the United States, on the HBO pay-cable TV network Film 1984 Eco Nausicaä of the Valley of the Wind[82] Hayao Miyazaki Based on the manga of the same name Novel 1984 Eco In the Drift Michael Swanwick Also an alternate history story – the 1979 Three Mile Island reactor incident resulted in a very large release of radioactivity, devastating the northeastern U.S. Television 1984–1985 Aliens The Tripods An adaptation of the first two books in the trilogy by John Christopher Television 1984–1987 War Fist of the North Star Landmark post-apocalyptic anime series based on the manga of the same name. Game 1984–1993 War Twilight: 2000 Game from Game Designer's Workshop – set in a world where a Sino-Russian war degenerates into a limited nuclear conflict that eventually drags in Europe and America Film 1984–2009 Technology The Terminator franchise Series of films dealing with a future devastated by a war between humans and machines, the attempt of the machines to kill the hero of the human resistance in the past, and the attempt of the hero and others to prevent this future from ever coming to pass Film 1985 Zombies Day of the Dead A handful of soldiers and scientists holed up in an underground bunker try to survive and understand the zombies outside the gates. Final chapter of Romero's trilogy. Film 1985 War Def-Con 4[14] Film 1985 War Mad Max Beyond Thunderdome[14] The third installment in the Mad Max series. This film follows the titular character as he interacts with the post-apocalyptic community of Bartertown. Starring Mel Gibson. Film 1985 War Warriors of the Apocalypse[14] After civilization is wiped out by nuclear war, an adventurer leads a group of wanderers on a search for the fabled Mountain of Life. Novel 1985 War Children of the Dust Louise Lawrence Novel 1985 War Fiskadoro Denis Johnson Novel 1985 War Freeway Fighter Ian Livingstone Part of the "Fighting Fantasy" Gamebook series [like the Choose Your Own Adventure series] Novel 1985 Human decline Galápagos Kurt Vonnegut After an ambiguous eradication of the human species, several people on a cruise to the Galápagos Islands get stranded there. Much to the dismay of the only male left, the women of the island continue the human species for thousands of years, where they evolve into seal-like creatures. Comic 1985–1989 War Appleseed Masamune Shirow Japanese manga [and subsequent anime adaptations] Novel 1985 War The Postman David Brin A novel set in Oregon after the apocalypse. Serves as a basis for the 1997 movie of the same name. Novel 1985 War The Steel, the Mist and the Blazing Sun Christopher Anvil Novel 1985 War This Is the Way the World Ends James Morrow Film 1985 Disease City Limits [83] Novel 1985 Disease Blood Music Greg Bear Novel 1985 Disease The Fourth Horseman Alan E. Nourse Follows the progression of a new outbreak of the Black Death and the struggle to survive as society collapses Novel 1985 Aliens Footfall Larry Niven, Jerry Pournelle Baby elephant-like invaders hurl asteroids at Earth; the humans revolt Novel 1985 Eco The Handmaid's Tale Margaret Atwood Dystopia is fueled by rampant infertility caused by pollution Film 1985 Technology Starchaser: The Legend of Orin Novel 1985 Technology The Adolescence of P-1 Thomas J. Ryan Game 1985 Technology The Mechanoid Invasion Gamebook and its source books, supplements and sequels; was the first role-playing game from Palladium Books, conceived and written by Kevin Siembieda Film 1985 Sun The Quiet Earth Based on the 1981 novel The Quiet Earth by Craig Harrison Film 1986 War America 3000[84] In Colorado, 900 years after a nuclear war in the U.S., humanity is sent back to the Stone Age.[85] Film 1986 War Fist of the North Star[citation needed] Animated Japanese film based on the manga of the same name. Film 1986 War Robot Holocaust[14] Film 1986 War The Sacrifice[86] Film 1986 War When the Wind Blows Jimmy Murakami Adapting the graphic novel by Raymond Briggs Film 1986 War Whoops Apocalypse Novel series 1986– War The Deathlands series James Axler Novel series 1986 War The Endworld series David L. Robbins First book 1986 Film 1986 Disease Dead Man's Letters Konstantin Lopushanskij Story 1986 Aliens Maximum Overdrive Stephen King Aliens remotely control machines [trucks, cars and even vending machines] to kill the human population before invading. Based on the Stephen King short story "Trucks". Novel 1986 Sun Songs of Distant Earth Arthur C. Clarke In which the last survivors of Earth arrive at a distant colony unexpectedly Comic 1986–1993 War Ex-Mutants Set in a post-nuclear world Film 1986 Eco Solarbabies Also known as Solarwarriors Novel 1986 Eco Nature's End James Kunetka, Whitley Strieber Story 1986 Eco "The End of the Whole Mess" Stephen King A distillate of a Texas aquifer, originally harvested and distributed worldwide to reduce human propensity for violence, curses humanity with premature Alzheimer's disease and senility Manga 1986–1989 Aliens Outlanders Johji Manabe Game 1986–2003 Future collapse, aliens Might and Magic series original universe Jon van Caneghem The games are set in colonies of the Ancients, an advanced space-faring race, several thousand years after all contact with the Ancients was lost due to them being engaged in interstellar war with an alien race called the Kreegan. This event, called the Silence, caused the colonies to regress into a medieval state and consider Ancients and their technology as mythical in nature. Film 1987 War Cherry 2000[citation needed] Film 1987 War Creepozoids[87] Film 1987 War Death Run[citation needed] Film 1987 War Hell Comes to Frogtown[citation needed] Film 1987 War Interzone [88] Film 1987 War Steel Dawn[89] [90] Film 1987 War The Survivalist The Soviet Union blames the U.S. for a nuclear explosion, and in the ensuing chaos, the protagonist must defend his family. Based on the Jerry Ahern pulp novel series.[91] Film 1987 War Survivor [92] Film 1987 War Urban Warriors Three technicians working in an underground laboratory discover that a nuclear war has destroyed most of the aboveground world. Television 1987 War Knights of God Novel 1987 War Fire Brats Scott Siegel First book 1987, co-authored with Barbera Siegel, grades 8–10 Novel series 1987 War Obernewtyn Chronicles Isobelle Carmody First book 1987 Novel 1987 War Swan Song Robert R. McCammon Game 1987 War Crystalis Game from SNK Game 1987– War [interstellar], Aliens [ancient civilizations], Disease [Mutations], Technology [Use of Artificial Intelligence], Supernatural [Daemons and Sorcery], Future collapse [Isolation of colonized planets], Social collapse [Return of medieval superstitions], Human decline [Negligence of fundamental human rights] Warhammer 40,000 The Eldar, a technologically advanced race who dominated the galaxy until the 29th millennium and was superior to the nascent human race, fell into moral decadence, causing the disfigurement of reality to numerous star systems colonized by the people of Earth fueled by the negative emotions of countless sentiment species brought into instability and unending conflict merely for survival, while at the same time the majority of humanity's population had degraded to a pre-industrial society because of the loss of technology due to a massive confrontation with artificially intelligent machines over thousands of years, until an Empire forcefully united most humans under a fascist totalitarian theocratic regime that conducted an unending war for the genocide of every other advanced lifeform, including some affected by supernatural factors. Novel 1987 Aliens The Forge of God Greg Bear Novel 1987 Eco Wolf In Shadow David Gemmell The world is devastated by huge tsunamis. Most of the technology left in the world is on par with the mid- to late 1800s, but there are some newer weapons around. Novel 1987– Unspecified Wraeththu Storm Constantine A series of novels set in a world where humanity is replaced as the planet's dominant species by a race of mystic hermaphrodites. War and plague ravage the human population, but no single cause is specified. Song 1987 Technology "Twilight of The Gods" Helloween Novel 1987 Unspecified In the Country of Last Things Paul Auster Television 1987–1988 Technology Captain Power and the Soldiers of the Future After a war against the machines in which the humans lost, a small group of resistance fighters must keep humanity alive against the evil forces of Lord Dread. Film 1988 War Akira Groundbreaking anime movie based on the manga of the same name Film 1988 War Miracle Mile[citation needed] Film 1988 War She-Wolves of the Wasteland[citation needed] Television 1988–1999; 2009– Future collapse Red Dwarf British science-fiction sitcom; first ran between 1988 and 1999 and was restarted in 2009 Film 1988 War World Gone Wild [93][94] Novel series 1988 War Freeway Warrior Joe Dever First book 1988 Novel 1988 War The Gate to Women's Country Sheri S. Tepper Novel 1988 War The Last Ship William Brinkley Novel 1988 War Time Capsule[95] Mitch Berman Film 1988 Aliens They Live Part science fiction thriller and part black comedy Game 1988 Aliens Manhunter A computer game set in an alternate timeline where Earth's population is enslaved by an alien species known as the Orbs Game 1988 Technology Wasteland Post-apocalyptic RPG, main story features a rogue AI that not only caused a nuclear war between the United States and Soviet Union, but also is attempting to eradicate any humans that survived Novel 1988 Human decline At Winter's End Robert Silverberg Game 1988 Social Collapse Dark Future Miniature wargame by Games Workshop – a role-playing game franchise composed of the game and associated novels and short-story anthologies set within the Dark Future universe Novel 1988 Unspecified Tea from an Empty Cup Pat Cadigan A novel set in a cyberpunk world following a vaguely described natural cataclysm Television 1988–1990 Aliens War of the Worlds: The Second Invasion The second season of this television spin-off from the 1953 movie was set after a successful alien invasion. Film 1989 War The Blood of Heroes[14] David Webb Peoples Australian film written and directed by Peoples Film 1989 Zombies The Dead Next Door Low-budget, Sam Raimi produced, zombie apocalypse film. Film 1989 War Cyborg[96] Film 1989 War Empire of Ash II[citation needed] Film 1989 War Empire of Ash III[citation needed] Novella 1989 Zombies On the Far Side of the Cadillac Desert With Dead Folks Joe R. Lansdale Novella 1989 War Folk of the Fringe Orson Scott Card Novella "West", plus several short stories Game 1989 War Badlands A racing game by Atari Games set in the aftermath of nuclear war with races taking place in the wastelands left over from the war. Novel 1989 Disease Plague 99 Jean Ure Sequels Come Lucky April and Watchers at the Shrine Film 1989 Eco Millennium Film 1989 Eco Slipstream Novel 1989 Eco Stark Ben Elton Film 1989 Technology Gunhed Film 1989 Technology Moontrap Novel 1989 Monsters Moonbane Al Sarrantonio About a worldwide uprising of werewolves Novel 1989 Supernatural The Dead Mark E. Rogers Combines themes of the Rapture and zombies Story 1989 Disease "On the Far Side of the Cadillac Desert with Dead Folks" Joe R. Lansdale Bacteria causes the dead to rise. A bounty hunter chases his quarry and encounters an evil cult. Film 1989 Eco A Visitor to a Museum Konstantin Lopushansky In a post-apocalyptic world, the population is divided and decimated. In the depths of the sea exists "the Museum", which can only be reached during occasional periods of low tide when the sea becomes a barren desert. Film 1990 War The Handmaid's Tale[97] Novel 1990–1994 Fantasy The Death Gate Cycle Series of books which take place after the world has been unmade and remade by magic Novel 1990–2013 Supernatural, war The Wheel of Time series Robert Jordan An attempt by Aes Sedai researchers to tap into a newly discovered source of magic more advanced than the One Power leads to an experiment to bore a hole in the Pattern. It goes awry when it is discovered that the Bore leads to the Dark One's prison, allowing the Dark One to influence the world. This causes the male half of the One Power to be tainted, driving all male Aes Sedai mad and causing the Breaking of the World. The society regresses from futuristic to Renaissance-era, with only a few artifacts of the Age of Legends remaining. Film 1990 War Hardware[14] Film 1990 War Robot Jox Television 1990 War The Girl from Tomorrow Australian children's drama in which a girl from the 31st century [after the Northern Hemisphere has been destroyed in the Great Disaster, later revealed to be a nuclear holocaust] becomes stranded in the 20th century. In the sequel, The Girl from Tomorrow Part II: Tomorrow's End [1993], she and her friends fight to prevent history from being changed in such a way that the Southern Hemisphere is destroyed as well. Comic 1990–1991 War The Last American Series originally from Marvel in 1990/1991, re-released by Com.X Novel 1990 War Nightfall Isaac Asimov, Robert Silverberg Extension written by Silverberg of the Asimov story of the same name Game 1990 War Mad Max A single-player NES game based on the movie Mad Max 2. Manga 1990–1995 War Battle Angel Alita Yukito Kishiro Manga series containing post-apocalyptic elements and taking place in a highly futuristic dystopian world Game 1990 War Rifts A nuclear exchange triggers the return of Ley Lines and Interdimensional Rifts or portals. These Ley Lines and Portals subsequently cause several natural and supernatural disasters. Film 1990 Disease A Wind Named Amnesia A mysterious plague has swept over the entire world, causing everyone to suffer from amnesia, leading to the collapse of civilization. Based on a novel by Hideyuki Kikuchi. Television 1990 Disease Not with a Bang ITV show, about three people who lived after everyone else in England was turned to dust by a chemical that was accidentally released by a television presenter Novel 1990 Disease The City, Not Long After Pat Murphy In the wake of a devastating worldwide plague, a handful of artists transform the city of San Francisco, and fend off marauders with a touch of magic Novel 1990 Disease A Gift Upon the Shore M. K. Wren Novel 1990 Divine prophecy Good Omens Neil Gaiman, Terry Pratchett Film 1990 Aliens I Come in Peace Also known as Dark Angel, directed by Craig R. Baxley Novel 1990 Aliens The Madness Season Celia S. Friedman Film 1990 Eco Mindwarp Taking place in the year 2037, the loss of the ozone layer has left most of the planet a desolate wasteland scattered with highly radioactive Death Zones. Film 1990 Eco Omega Cop After an environmental holocaust, a lone cop battles a gang of rampaging marauders. Novel 1990 Social Collapse Wolf and Iron Gordon R. Dickson A man and a wolf band together to survive in an America devastated by financial collapse Television 1990–1991 Technology Bucky O'Hare and the Toad Wars Television 1990–1992 Eco Captain Planet The Captain Planet two-part episode "Two Futures", in which the character Wheeler gets a glimpse of what could happen if damage to the environment was allowed to continue unchecked Novel 1990–1994 War Gan Moondark Donald E. McQuinn Trilogy Warrior, Wanderer, and Witch, set in the Pacific Northwest, generations after World War III Film 1991 War Delicatessen[98] Marc Caro, Jean-Pierre Jeunet Novel 1991 War Yellow Peril Wang Lixiong [pseudonym Bao Mi] Tn the Chinese. About a nuclear civil war in the People's Republic of China Game 1991 War Armour-Geddon Game from Psygnosis Novel 1991 Eco Fallen Angels Michael Flynn, Larry Niven, Jerry Pournelle Space-based civilization exists despite the government's wishes during an ice age Game 1991 Eco "Dark Sun" A Dungeons and Dragons campaign setting by TSR, Inc. – focusing on a world that has been turned into an inhospitable desert by overuse of magic that destroyed the surrounding vegetation Novel 1991–1995 Future collapse The General series David Drake, S. M. Stirling Film 1991 Supernatural The Rapture Television 1992 War woops! Short-lived sitcom about the survivors of a nuclear war Game 1992 War Outlander A Mad Max-inspired driving game from 1992/93 for Snes and Genesis Novel 1992 Disease The Children of Men P. D. James Film 1992 Technology American Cyborg: Steel Warrior A film following the one woman who is able to conceive life after a third world war leaves the world's population sterile. Novel 1992 Monsters Skeletons Al Sarrantonio The galaxy passes through a 'cloud' in space, which causes all previously expired creatures on Earth to return to life as bloodthirsty skeletons shrouded in ghostly mirages of their former selves Game 1992 Aliens Galactix Backstory [featuring a satirical fake TV news story regarding the final depletion of the Amazon rain forest] and game play take place in [a fictional version of] the year 2019, in which a powerful alien attack force threatens to obliterate the Earth. Developed by Scott Host, for Cygnus Games [now Mountain King Studios].[99] Manga 1992– War X/1999 Clamp Game 1992 Sun, aliens Epic and its 1994 sequel Inferno Published by Ocean Software [now Atari]. A Battlestar Galactica-esque 3-D space shooter video game for MS-DOS and other contemporary [at that time] personal computing platforms. Song 1992 War "April 2031" Song by the band Warrant on their album Dog Eat Dog; depicts an Earth devastated by war where life lives on only by artificial means Film 1993 War Cyborg 2[citation needed] Film 1993 Eco Demolition Man Film 1993 War Robot Wars[citation needed] Sequel to Robot Jox Novel 1993 Disease Doomsday Book Connie Willis Film 1993 Aliens Body Snatchers Another film based on the novel The Body Snatchers by Jack Finney Game 1993 Aliens X-COM: UFO Defense and subsequent follow-ups The computer game. Novel 1993 Eco, Social Collapse Parable of the Sower Octavia E. Butler Film 1993 Eco The Last Border – Viimeisellä Rajalla One man's quest for revenge in a world where toxic waste has driven the remains of civilization into the Arctic Circle. Novel 1993 Eco The Fifth Sacred Thing Starhawk Novel 1993 Eco Deus X Norman Spinrad The results of global warming Novel 1993 Eco This Other Eden Ben Elton The Earth's population is forced to live in Biodomes for 50 years while the environment recovers from humanity's actions Game 1993 Eco Secret of Mana Takes place long after a time of environmental collapse that destroyed the world's older advanced civilizations Novel 1993 Technology Computer One Warwick Collins Novel 1993 Technology The Metamorphosis of Prime Intellect Roger Williams Game 1993 Technology RayForce Multia Japanese scrolling shooter arcade game Television 1993 Monsters Cadillacs and Dinosaurs Animated TV series in which dinosaurs reclaim Earth. Based on the comic book series Xenozoic Tales. Game 1993–present Technology The Mega Man X series A video game series created by Capcom Game 1993–present Supernatural The Doom series A computer game series created by id Software – about a demonic invasion of human colonies on the moons of Mars. The sequel to the original game, Doom II: Hell on Earth, sees the demons invading Earth itself. Television 1994 War Knight Rider 2010 Made for TV movie that was designed to be a pilot for a post-apocalyptic spin-off from the original Knight Rider TV series Novel series 1994–2001 Eco The Greatwinter trilogy Sean McMullen Trilogy comprising Souls in the Great Machine, The Miocene Arrow, and Eyes of the Calculator. The first book was originally published as two books, starting in 1994. An ancient whale species recreated through a genetic experiment turns out to have been telepathic, and the whales issue a telepathic call which cause most of humanity and other large land mammals to walk into the oceans and drown. Television 1994 Disease Stephen King's The Stand TV miniseries Television 1994 Impact Event Highlander: The Animated Series Game 1994 Impact Event Illusion of Gaia A Super NES game where a comet passes next to Earth, which is a malicious being whose light turns humans into monsters. The story takes place in an altered reality, where the approaching comet already changed the timeline and reality. Game 1994 Supernatural Final Fantasy VI Titled Final Fantasy III in its initial American launch, this RPG features a plot twist in where villain Kefka moves magical statues out of their intended alignment, which in turn causes the balanced fictional world to fall into ruin, and Kefka to become its new god while protected by the powers of the same statues. Game 1994 Technology Metaltech: Earthsiege

Chủ Đề