Hàng hóa cấm đưa vào kho ngoại quan năm 2024

Kho ngoại quan là loại hình kho khá phổ biển trong cộng đồng các cá nhân/doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Có rất nhiều mặt hàng có thể lưu trữ tại kho ngoại quan, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng đủ tiêu chuẩn và phù hợp đưa vào bảo quản, xử lý tại kho này.

Vậy hàng gửi kho ngoại quan có yêu cầu gì?

Những loại hàng nào thì không được gửi trong kho ngoại quan?

Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thế nào là kho ngoại quan

Trước khi tìm hiểu về những hàng hóa gửi kho ngoại quan, chúng ta cần nắm rõ kho ngoại quan là gì? thế nào là kho ngoại quan?

Theo định nghĩa, kho ngoại quan là hệ thống kho bãi tách rời, được hải quan quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục cho các hàng hóa chờ xuất khẩu hoặc những loại hàng hóa từ nước ngoài đưa vào để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc nhập khẩu vào nước ta.

2. Hàng hóa gửi kho ngoại quan cần đảm bảo điều kiện gì?

Theo điều 85 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định rất rõ về các loại hàng hóa gửi kho ngoại quan cụ thể như sau.

  1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
  1. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm:

- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;

- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;

- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.

Hàng hóa như thế nào thì không được gửi tại kho ngoại quan?

Trong khoản 4, điều 85 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cũng quy định rất rõ về danh mục hàng hóa không được gửi về kho ngoại quan bao gồm:

- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;

- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;

- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Ngoài những loại hàng hóa được quy định nói trên, căn cứ vào tình hình xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong từng thời ký, Thủ tướng chính phủ có quyết định về những loại hàng hóa nhập khẩu không được phép gửi vào kho ngoại quan nói riêng.

4. Địa điểm kho ngoại quan cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ?

Để phục vụ nhu cầu tập kết hàng hóa, đóng ghép Cont/ULD chuyên dụng cũng như xử lý các thủ tục hải quan hàng nhập xuất, ALS cung cấp các địa điểm kho ngoại quan tại Hà Nội và Bắc Ninh để hỗ trợ đảm bảo luồng hàng vận chuyển thông suốt.

Kho ngoại quan tại Bắc Ninh (tập trung tại 2 khu công nghiệp lớn nhất ở Yên Phong và VSIP)

- Lô CN05, đường YP6, KCN Yên Phong, Xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

- Số 10, Đường 5, KCN VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Kho ngoại quan tại Hà Nội:

- ICD, Số 17 đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Nếu bạn có thêm những thắc mắc cần tư vấn về hàng hóa gửi kho ngoại quan, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Cũng theo bộ luật trên, tại Điều 62, những địa bàn có khu vực sau đây sẽ được thành lập thành kho ngoại quan:

Kho ngoại quan thực hiện những dịch vụ nào?

Theo Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, đối với hàng hóa gửi vào kho ngoại quan, chủ hàng hóa có thể gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau:

  1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
  2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
  3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
  4. Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

Quy định của pháp luật trong việc cho thuê kho ngoại quan

Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan

Để được phép thuê kho ngoại quan, người thuê phải thuộc những đối tượng sau:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế.
    Hàng hóa cấm đưa vào kho ngoại quan năm 2024
    Quy định của pháp luật về kho ngoại quan

Những loại hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan

Hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài đang chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa đang chờ xuất khẩu đến nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan để bảo quan và lưu trữ.

– Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào lưu giữ tại kho ngoại quan:

  • Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu
  • Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất

– Hàng hóa gửi từ nước ngoài nhập kho ngoại quan:

  • Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam
  • Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba
  • Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba

– Ngoài ra, Nhatviet Logistics lưu ý đến bạn những loại hàng hóa sau đây tuyệt đối không được gửi kho ngoại quan:

  • Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.
  • Hàng hoá gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường.
  • Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014, thời gian hàng hóa được lưu giữ tại kho ngoại quan là không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho.

Tuy nhiên, trong trường hợp có lý do chính đáng được Cục trưởng Cục Hải quan chấp thuận thì có thể gia hạn thêm một lần nhưng không quá 12 tháng.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Nhập kho ngoại quan:

Chủ hàng hoặc người được ủy thác quyền phải thực hiện thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan đối với những hàng hóa:

  • Hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan
  • Hàng hóa được đưa từ khu phi thuế quan vào kho ngoại quan
  • Hàng hóa được đưa từ nội địa vào kho ngoại quan

2. Xuất kho ngoại quan:

Chủ hàng hoặc người được ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan trong các trường hợp:

  • Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài
  • Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan vào nội địa
  • Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan vô các khu phi thuế quan
    Hàng hóa cấm đưa vào kho ngoại quan năm 2024
    Thủ tục với hải quan về hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan

3. Thủ tục nhập khẩu:

Hàng hóa nếu muốn nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cần phải làm thủ tục hải quan tương tự như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng. Thời điểm nhập khẩu thực tế là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan.

4. Tái xuất hàng hóa:

Hàng hóa gửi vào kho ngoại quan thuộc trường hợp buộc phải tái xuất theo quyết định từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

5. Vận chuyển giữa cửa khẩu và kho ngoại quan:

Đối với hàng hóa được vận chuyển từ cửa khẩu nhập vào kho ngoại quan hoặc từ kho ngoại quan chuyển đến cửa khẩu xuất thì phải thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. Riêng trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp thì không phải làm thủ tục này.

Tất cả các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập vào kho ngoại quan cũng như xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn.

Qua bài viết trên, Nhatviet Logistics đã gửi đến bạn đọc những thông tin về kho ngoại quan là gì, các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan, quy định của pháp luật trong việc thuê kho ngoại quan và thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đưa hàng hóa ra vào kho ngoại quan.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến kho ngoại quan hoặc đang cần tìm một đơn vị cho thuê kho xưởng uy tín, lâu dài, hãy liên hệ ngay với Nhatviet Logistics qua hotline 0971 21 22 23.